SÁNG KIẾN KINH NHIỆM
“ Quản lý sơ vật chất – kỹ thuật để nâng cao chất lượng dạy học ở
trường tiểu học
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VIẾT SNG KIẾN
1. Lý do khách quan :
“ Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có
đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp trung thành với lý tưởng độc lập dân
tộc dân chủ và chủ nghĩa xã hội , hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng
lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 2 luật giáo dục).
Đại hội VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã nêu:”Cùng với khoa học và công nghệ, giáo
dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài…”
Trong đường lối, chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2002-2015, Đại hội
Đảng lần thứ IX đề ra :”Phát triển giáo dục - đào tạo được coi là một trong những động
lực quan trọng thúc đẩy sự công nghiệp hoá – hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy
nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và
bền vững”. Nếu không có nguồn nhân lực tương xứng thì ngay cả những kĩ thuật hoàn
thiện nhất cũng trở nên vô dụng.
Đảng ta chỉ rõ định hướng, nhiệm vụ, giải pháp cho ngành giáo dục làm tốt nhiệm
vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, nguồn nhân lực này phải được đào tào và giáo
dục từ nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong đó vị trí, vai trò của nhà
trường phổ thông là cơ bản nhất , là yếu tố quyết định đến “ Sự phát triển xã hội,tăng
trưởng về kinh tế …”của đất nước .
Muốn đạt được mục tiêu giáo dục cần phải có nội dung , phương pháp thích hợp và
phương tiện cần thiết , không thể đào tạo con người theo yêu cầu nếu không có cơ sở vật
chất – kỹ thuật vì cơ sở vật chất – kỹ thuật là yếu tố quyết định quá trình dạy học và chất
lượng giáo dục của nhà trường. Vì thế người hiệu trưởng phải là người am hiểu, năng
động, sáng tạo, biết tận dụng thời cơ, có kết hoạch xây dựng và quản lý cơ sở vật chất –
kỹ thuật một cách khoa học để phuc vụ cho việc giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất.
2. Lý do chủ quan:
Trường tiểu học thành lập đến nay mới được 8 năm về đội ngũ giáo
viên, nhân viên chưa đầy đủ . Cơ sơ vật chất – kỹ thuật chưa đảm bảo còn thiếu nhiều.
Xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường là người làm công tác quản lý được phân
công nhiệm vụ phụ trách về cơ sơ vật chất của trường . Bản thân tôi luôn băn khoăn về
1
điều này làm sao để kết hợp với hiệu trưởng , hội cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh và
tham mưu với các cấp lãnh đạo tạo điều kiện để xây dựng cơ sơ vật chất – kỹ thuật đáp
ứng với nhu cầu dạy và học .Với những kiến thức vừa tiếp thu được ở các thầy giáo, cô
giáo trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo II. Cùng tâm huyết của bản thân và từ
thực tế nơi công tác tôi nhận thấy cần thiết phải nghiên cứu đề tài “ Hiệu phĩ quản lý sơ
vật chất – kỹ thuật để nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu hoc huyện
Krông Păc tỉnh Đăk Lăk năm học 2012 – 2013” để biết được những thuận lợi và khó
khăn trong xây dựng cơ sơ vật chất - kỹ thuật của nhà trường để tìm ra những giải pháp
hữu hiệu nhất góp phần cùng nhà trờng làm cho nền giáo dục phát triển của xã nhà nói
riêng và đất nước nói chung.
I. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỂ VIẾT
Nhằm tìm hiểu và phân tích thực trạng cơ sở vật chất – kỹ thuật ở trường tiểu
học huyện Krông Păc tỉnh Đăk Lăk, trên cơ sở lí luận – thực tiễn và
những cơ sở pháp lí để rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý cơ sở vật
chất – kỹ thuật của nhà trường.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU VIẾT SNG KIẾN:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận , cơ sở pháp lý liên quan đến công tác quản lý cơ sở vật chất –
kỹ thuật ở trường tiểu hoc
- Phân tích thực trạng công tác quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ dạy và học ở
trường tiểu hoc
- Rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra những biện pháp khắc phục, đề xuất ý kiến cải
tiến công tác quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật để nâng cao chất lượng dạy học
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỂ VIẾT
-Tôi đã dùng những phương pháp nghiên cứu để nhằm hoàn thành
việc tìm hiểu đề tài này :
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn.
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
+ Phương pháp phân tích tổng kết khảo sát trắc nghiệm
V. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI VIẾT
Quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật ở trường phổ thông gồm nhiều nội dung: Trường sở;
thiết bị giáo dục ; thư viện .Trong đó trường sở là một yếu tố tạo nên cơ sở vật chất – kỹ
thuật là điều kiện để hình thành nên một nhà trường phổ thông. Do điều kiền về thời gian
nghiên cứu chưa nhiều , bản thân lại chưa từng trải trong công tác quản lý và lần đầu tiên
mới được tiếp cận với lý luận quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật nên đề tài này được giới
hạn trong phạm vi quản lý trường sở và nêu lên một số biện pháp quản lý cải tạo trường
sở để nâng cao chất lượng dạy và học ở trường tiểu học huyện Krông Păc
tỉnh Đăk Lăk.
2
PHẦN NỘI DUNG
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Các khái niệm
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học là những hệ thống các phương tiện vật chất và
kỹ thuật khác nhau được sử dụng để phục vụ việc giáo dục và đào tạo toàn diện học sinh
trong nhà trường. Đó là những đồ vật, những của cải vật chất và khung cảnh tự nhiên
xung quanh nhà trường.
- Cơ sở vật chất- kỹ thuật của nhà trường , đó là các khối công trình, nhà cửa, sân chơi,
thư viện, thiết bị giáo dục và các trang thiết bị khác…được trang bị riêng cho nhà trường.
- Trường sở là nơi tiến hành dạy học và giáo dục, đó là những toà nhà, sân chơi vườn
trường …và quang cảnh tự nhiên bao quanh trường.
- Quản lý cơ sở vật chất- kỹ thuât là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây
dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ đắc lực
cho công tác giáo dục và đào tạo.
2.Tầm quan trọng của cơ sở vật chất- kỹ thuật và trường sở.
a. Tầm quan trọng của cơ sở vật chất- kỹ thuật:
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật là một bộ phận, một thành tố không thể thiếu được trong quá
trình giáo dục và dạy học.
Cơ sở vật chất- kỹ thuật là thành phần không thể thiếu được trong việc đào tạo con người
trong nhà trường.
- Cơ sở vật chất -kỹ thuật là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục và góp phần
quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường.
- Cơ sở vât chất - kỹ thuật là điều kiện thiết yếu của quá trình sư phạm, là phương tiện để
tác động đến thế giới , tâm hồn của học sinh và cũng là phương tiện để truyền thụ, lĩnh
hội trí thức, kỹ năng và kỹ xảo trong việc thực hiện mục tiêu bậc học.
b. Tầm quan trọng trường của trường sở .
- Trường sở là trung tâm văn hoá khoa học và kỹ thuật của một địa phương, là nơi tuyên
truyền nếp sống văn hoá mới, phổ biến các thông tin khoa học kỹ thuật ở địa phương.
- Trường sở là hình ảnh đẹp, là niềm tự hào của mọi người , là sự thể hiện cho truyền
thống cần cù, chăm chỉ, hiếu học và thành đạt của bao thế hệ tại địa phương.
- Trường sở là một trong yếu tố cấu thành nên cơ sở vật chất- kỹ thuật, là điều kiện đầu
tiên để hình thành một nhà trường.
- Điều 2 của luật giáo dục đã khẳng định : “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người mới
Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp,
trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và Chủ Nghĩa Xã Hội, hình thành và bồi dưỡng
nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc” .
3. Nguyên tắc chung quản lý cơ sở vật chất- kỹ thuật .
- Trang bị đầy đủ và đồng bộ các phương tiện cơ sở vật chất -kỹ thuật để phục vụ cho
việc giáo dục và đào tạo của nhà trường ( đồng bộ giữa trường sở với phương thức tổ
3
chức dạy học; Giữa chương trình, sách giáo khoa và thiết bị giáo dục ; Giữa trang thiết bị
và điều kiện sử dụng ; giữa trang bị và bảo quản; giữa các thiết bị với nhau …).
- Bố trí hợp lý các yếu tố của cơ sở vật chất- kỹ thuật trong khu vực nhà trường, trong lớp
học, trong các loại phòng chức năng; bố trí hợp lý địa điểm của nhà trường trong khu vực
dân cư, phù hợp với quy hoạch tổng thể của địa phương nhằm làm cho quá trình giảng
dạy giáo dục của giáo viên và học tập của học sinh diễn ra có hiệu quả, tiết kiệm thời gian
và sức người.
- Tạo ra toàn bộ môi trường vật chất mang tính sư phạm, thuận lợi cho các hoạt động giáo
dục và dạy học ; các điều kiện về vệ sinh sức khoẻ, điều kiện an toàn, điều kiện thẩm mỹ,
làm cho nhà trường có bộ mặt sạch đẹp, yên tĩnh, trong sáng, cần thiết cho một cơ sở giáo
dục.
- Khai thác và sử dụng có hiệu quả các cơ sở vật chất kỹ thuật trong việc nâng cao chất
lượng giảng dạy và giáo dục, không để cho các phương tiện vật chất- kỹ thuật nằm chết
trong các kho chứa, mà phải làm cho từng học sinh được hưởng thụ chất lượng nhận thức
do các phương tiện đó mang lại.
- Tổ chức tốt việc bảo vệ, bảo dưỡng và bảo trì cơ sở vật chất- kỹ thuật của nhà trường vì
nó là tài sản quý phục vụ sự nghiệp giáo dục.
4. Yêu cầu của trường sở
a . Yêu cầu về địa điểm.
- Trường học xây dựng ở nơi cao ráo , sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh,
trung tâm của khu dân cư.
- Phù hợp với quy hoạch chung.
- Đảm bảo cho học sinh đi lại an toàn và thuận tiện.
- Trường học xây dựng phải có không gian yên tĩnh tạo thuận lợi cho việc
giảng dạy, học tập và sinh hoạt.
- Phải có tường rào bao quanh, có cổng, biển trường đúng quy định.
- Hướng của trường nhất là hướng cửa sổ chiếu sáng chính của các phòng
học là hướng Nam hoặc Đông Nam.
b. Yêu cầu về cấp công trình.
- Nơi có quy hoạch ổn định được xây dựng công trình cấp I và II.
- Nơi chưa quy hoạch ổn định chỉ xây dựng công trình cấp III hoặc IV.
- Trong cùng một trường học, theo quy định chỉ cho phép xây dựng các hạng mục công
trình có cấp công trình khác nhau, nhưng không vượt quá ba cấp. Cần phải ưu tiên và tập
trung xây dựng cấp công trình cho nhà học và phòng thí nghiệm thực hành.
c. Yêu cầu về diện tích đất đai.
Theo điều lệ trường tiểu học thì tổng diện tích của trường tính theo đầu
học sinh / 1 ca học, ít nhất phải đạt:
- 6m
2
/ học sinh đối với đô thị.
- 10m
2
/ học sinh đối với nông thôn.
Tỉ lệ diện tích các khu so với tổng diện tích trường được tính như sau:
- Diện tích xây dựng các loại công trình kiến trúc: 20 - 30%.
- Diện tích sân chơi , bãi tập : từ 25 % trở lên
4
- Diện tích cây xanh trong mọi trường hợp 20 - 40%
d. Các khối công trình.
- Khối phòng học tương ứng với số lớp học của trường.
- Khối phục vụ học tập.
- Khối phòng hành chính và quản trị .
- Khu sân chơi bãi tập không dưới 30% tổng diện tích mặt bằng của
Trường.
- Khu vệ sinh, khu chứa rác và hệ thống cấp thoát nước.
- Khu để xe cho học sinh, giáo viên và nhân viên.
e. Một số yêu cầu khác.
- Yêu cầu về chiếu sáng tự nhiên.
- Yêu cầu về phòng cháy chứa cháy.
- Yêu cầu về công tác hoàn thiện.
- Yêu cầu về cấp thoát nước.
5. Nội dung quản lý trường sở.
a. Lập kế hoạch quản lý trường sở.
Xây dựng kế hoạch là thời điểm khởi đầu của một chu trình quản lý mà hiệu trưởng
cũng phải thực hiện. Quản lý trường sở cũng phải được bắt đầu từ việc thực hiện kế
hoạch, kế hoạch quản lý trường sở phải được đưa vào kế hoạch chung của nhà
trường,phải được cả tập thể nhà trường trao đổi bàn bạc và thông qua vào đầu năm học.
Để đạt được mục tiêu trên hiệu trưởng có thể lập kế hoạch sau :
- Lập quy hoạch hiện trạng và quy hoạch phát triển trường sở.
- Lập kế hoạch xây dựng các công trình mới trường sở.
- Lập kế hoạch nâng cấp, cải tạo trường sở.
- Lập kế hoạch bảo quản, bảo vệ trường sở.
b. Tổ chức và chỉ đạo việc quản lý trường sở.
- Tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện các kế hoạch đã đề ra.
- Tham mưu với chính quyền địa phương bằng các tờ trình, nghị quyết, văn bản pháp
quy trong việc xây dựng, sửa chữa, nâng cấp và cải tạo trường sở.
- Thường xuyên tuyên truyền, vận động hội cha mẹ học sinh, phụ huynh, nhân dân
và các tổ chức xã hội cùng tham gia đóng góp xây dựng trường sở.
- Bảo quản, chăm lo độ bền, an toàn các khối công trình đang sử dụng một cách tốt
nhất.
- Xây dựng nội quy, quy định chế độ sử dụng , giữ gìn , bảo quản trường sở, thiết
lập các loại hồ sơ sổ sách, ghi chép đầy đủ và theo dõi tình hình sử dụng các loại tài sản
hiện có, buộc mọi người ai cũng có trách nhiệm.
- Phân công trách nhiệm rõ cho từng bộ phận, cá nhân trong việc bảo quản tài sản,
đồng thời kết hợp chặt chẽ với nhân dân, chính quyền địa phương để bảo vệ trường sở.
C.Kiểm tra việc quản lý trường sở.
Nhằm mục đích tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước nói chung, quản lý
nhà trường nói riêng đối với công tác cơ sở vật chất- kỹ thuật cần phải có các hoạt động
5
kiểm tra giám sát. “ quản lý mà không có kiểm tra thì xem như không có quản lý” vì thế
hiệu trưởng phải xem kiểm tra giám sát là một khâu cơ bản, là một nhiệm vụ thường
xuyên của nhà trường,kiểm tra giám sát là yếu tố kích thích,tư vấn và thúc đẩy việc quản
lý cơ sở vật chất –kỹ thuật đạt hiệu quả cao.
- Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất – kỹ thuật
- Thực hiện việc kiểm tra và sửa chữa định kỳ, có hư hỏng thì sửa chữa ngay và
không sử dụng khi đã hư hỏng.
- Thực hiện các chế độ kiểm tra đột xuất, thường xuyên, định kỳ và tự kiểm tra
đối với cơ sở vật chất của nhà trường.
- Có nội quy và chế độ thưởng phạt đối với việc sử dụng và bảo quản.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ :
- Nghị quyết số 14 ngày 11/01/1979 của Bộ Chính Trị về cải cách giáo dục đã chỉ
rõ : “cơ sở vật chất – kỹ thuật của trường học là những điều kiện vật chất cần thiết giúp
học sinh nắm vững kiến thức, tiến hành lao động sản xuất , thực nghiệm và nghiên cứu
khoa học hoạt động văn nghệ và rèn luyện thân thể … bảo đảm thực hiện phương pháp
giáo dục và đào tạo mới”…
- Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN lần 2- khoá VIII đã đề cập và
khẳng định tầm quan trọng của cơ sở vật chất – kỹ thuật các trường học như sau:
“Nâng cao chất lượng giáo dục, phấn đấu sớm có một số trường hoc đạt tiêu chuẩn
quốc tế trên cơ sở xây dựng đội ngũ giáo viên mạnh, tiêu chuẩn và hiện đại hoá các điều
kiện dạy và học”.Những giải pháp chủ yếu để phát triển giáo dục cũng có giai đoạn nêu:
“ … tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất
– kỹ thuật các trường học” .
Ơ giải pháp tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật, nghị quyết đã đề ra các biện pháp:
“xoá ca ba, quy hoạch đất đai cho các trường, ban hành chuẩn quốc gia về các cơ sở vật
chất – kỹ thuật của các trường học, bao gồm: lớp học, bàn ghế, tủ sách, đồ dùng dạy học,
trang thiết bị thí nghiệm, thực hành tối thiểu…”.
- Văn kiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng về giáo dục và đào tạo
tiếp tục khẳng định : “ Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mối nội
dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục: thực
hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá… Thực hiện phương châm: Học đi đôi với hành
giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với đời sống xã hội”.
-Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2002 – 2015 của Đảng đã nêu: Tăng cường cơ
sở vật chất và từng bước hiện đại hoá nhà trường ( lớp học, sân chơi, bãi tập, phòng thí
nghiệm, máy tính nối mạng Interner, thiết bị giảng dạy và học tập hiện đại, thư viện.
-Để tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IV
trong ngành giáo dục, ngày 21/6/2001 Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành kế hoạch số
618/VP xác định 9 nhiệm vụ cơ bản cần phải tập trung từ nay đến năm 2015, trong đó
nhiệm vụ thứ 9 đã nêu.
“ Cải tiến công tác kế hoạch và tài chính , nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn ngân
sách nhà nước, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác; xây dựng các định
6
mức, tiêu chuẩn, chỉ tiêu; nâng cấp trường học, tăng cường trang thiết bị theo hướng
chuẩn hoá và hiện đại hoá …Các cơ sở giáo dục và đào tạo cần chủ động và phối hợp với
các ban, ngành có liên quan, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh uỷ , thành uỷ và uỷ
ban nhân dân , huy động các nguồn vốn để khắc phục tình trạng thiếu chỗ học và đồ dùng
dạy học; để tu tạo, nâng cấp trường học, khu vệ sinh, sân chơi, bãi tập , tăng cường thư
viện, trang thiết bị; đồng thời tích cực chuẩn bị điều kiện để chuyển dần sang giảng dạy
và tổ chức các hoạt động giáo dục 2 buổi/ ngày, từng bước thực hiện chuẩn hoá và hiện
đại hoá cơ sở vật chất của ngành”.
- Tổng Bí thư Đảng CSVN Nông Đức Mạnh, trong phát biểu tại bộ giáo dục và đào
tào ngày 26/4/2002 đã nêu : “ Để giáo dục có chất lượng và có chất lượng cao, phải đảm
bảo đồng bộ các điều kiện về chương trình sách giáo khoa, giáo trình; về giáo viên; về cơ
sở vật chất – kỹ thuật, trường lớp thiết bị , thư viện, phòng thí nghiệm”.
- Thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải , tại hội nghị triển khai chương trình giáo dục
phổ thông mới ngày 17/4/2002/ đã phát biểu: “ … chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến
cơ sở vật chất – kỹ thuật . .Nếu tất cả những vấn đề khác chúng ta lo được nhưng cơ sở
vật chất - kỹ thuật yếu kém thì giáo dục cũng thể nào đạt trình độ cao, chất lượng cao
được”.
- Nghị Quyết số 40/2000 /QĐ 10 ngày 9/12/2000 của quốc hội về đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông.
“ Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải
được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh
giá chuẩn hoá trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục”
- Chỉ thị số 14/2001/ CT/TTg ngày 11/6/2001 của thủ tướng Chính phủ về việc đổi
mới chương trình giáo dục phổ thông :
“ về cơ sở vật chất- kỷ thuật và đồ dùng dạy học : cần xây dựng kế hoạch cụ thể đảm
bảo đủ trang thiết bị , đồ dùng dạy học để thực hiện chương trình và phương pháp dạy –
học mới … đồng thời cần tổ chức huy động nhiều nguồn lực trong xã hội, tham gia đóng
góp xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho nhà trường”.
- Ngày 11/7/2000 bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành điều lệ trường tiểu học quy
định cụ thể về cơ sở vật chất – kỹ thuật trường học:
+ Mục 4 điều 3 nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học quản lý, sử dụng đất đai,
trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của luật pháp.
+ Mục 3 điều 18 nhiệm vụ quyền hạn của hiệu trưởng quản lý tài sản của nhà
trường.
+ Điều 24 việc quản lý tài sản của nhà trường, phải tuân theo các quy định của nhà
nước. Mọi thành viên trong trường, phải có trách nhiệm giữ ginf bảo vệ tài sản nhà
trường.
+ Điều 26 nói về SGK và tài liệu tham khảo.
+ Chương VI điều 44, 45, 46, 47 quy định về cơ sở vật chất, cơ cấu các khối công
trình, phòng học, thư viện và thiết bị của trường tiểu học.
7
- Nghị định số 43/2000/NĐ – CP ngày 30/8/2000 của Chính Phủ : Điều 18 – nói về
điều kiện thành lập trường ; Điều 25 – nói về cơ sở vật chất – kỹ thuật của nhà trường;
Điều 26 – nói về quản lý đất đai, tài sản của nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
- Tiêu chuẩn Việt Nam 3978 – 84.
- Quyết định 159 - 2002/ QĐ – TTg ngày 15/11/2002 của thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt đề án thực hiện chương trình kiên cố hoá trường, lớp.
- Quyết định số 335/ QĐ – BXD ngày 28/3/2003 của bộ trưởng bộ xây dựng về thiết
kế mẫu nhà lớp học, trường học phục vụ chương trình kiên cố hoá trường học của chính
phủ.
B PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRƯỜNG SỞ
I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ HUYỆN KRÔNG
PẮC TỈNH ĐẮK LẮK :
1/ Sơ lược về nhà trường
Trường tiểu học được xây dựng vào tháng 5năm 1995 đến ngày 02 tháng 8
năm 2006 tách ra từ trường tiểu học . Nguyễn trãi II. Trường có hai dãy nhà gồm 7
phòng trệt nhà cấp 4. 2 dãy phòng học mỗi dãy gồm 4 phòng cac phòng bán kiên cố, từ
năm học 2009 – 2010 chuyển về điểm trường thôn 9 làm điểm trường chính
Cho đnăm học 2012 – 2013 đ ngy một hồn thiện hơn.Đ đủ phịng học 1 buổi/ngy
* Năm học 2012 – 2013 tổng số có 54 cán bộ giáo viên, nhân viên:
Trong đó: Hiệu trưởng : 01 người
Phó hiệu trưởng : 02 người
Giáo viên dạy lớp : 38 người
Tổng phu trách đội : 01 người
Giáo viên hợp đồng : 05 người
Nhân viên : 07 người
- Theo sự chỉ đạo của phòng giáo dục Krông Pắc về chuyên môn nhà trường được chia
làm thành 6 tổ. Mỗi tổ có 1 tổ khối trưởng.
+Tổ khối 1 : 5 giáo viên ( Chưa tính giáo viên khác )
+Tổ khối 2 : 5 giáo viên ( Chưa tính GV bộ môn )
+Tổ khối 3 : 5 giáo viên ( x )
+Tổ khối 4 : 5 giáo viên ( x )
+Tổ khối 5 : 4 giáo viên ( x )
+Tổ văn phịng : 06 gio vin
Trình độ sư phạm: Đại học : 17 người
Cao đẳng : 7 người
Hệ 12 + 2 : 7 người ( Cả Chuẩn hóa)
Trung cấpKT : 1 người
Trung cấp văn thư : 1 người
Cịn lại trung cấp khc
Thâm niên công tác : Từ 1 –› 5 năm : 11 người
5 –› 10 năm : 12 người
10 –› 20 năm : 18 người
8
Trên 20 năm : 13 người
* Học sinh năm học 2012 – 2013:
Tổng số: 428 học sinh
Trong đó: - Nữ: 117
Dân tộc: 174
Nữ dân tộc: 129
Tổng số lớp: 29 lớp
CỤ THỂ:
STT
KHỐI
Số lớp
Số học sinh Nữ
Học sinh
dân tộc NỮ DT
1 I 6 105 45 74 32
2 II 6 69 24 50 17
3 III 6 82 41 46 26
4 IV 6 78 33 48 25
5 V 5 94 44 56 29
CỘNG 5 K 29 428 187 27
4
12
9
Chất lượng học sinh cuối kỳ I học 2012 – 2013 Chỉ tiêu .
Về học lực
Khối
lớp
TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu
Khối 1
105
SL % SL % SL % SL %
14 21 21 32,9 35 38,2 11 21
Khối 2 69 15 17,0 14 15,9 40 45,45 19 21,5
Khối 3 82 10 10,9 14 18,9 35 47,3 15 20,2
Khối 4 78 20 21,9 30 32,96 30 32,96 11 12,08
Khối 5 94 25 27,7 30 33,33 25 27,77 10 11
Tổng
cộng
428 84 109 165 76
Về hạnh kiểm
Khối TSHS ĐẠT % CHƯA
ĐẠT
%
1
105
75 92,59 6 7,40
2 69 80 9,09 8 9,09
3 82 70 94,59 4 5,40
4 78 87 95,6 4 4,39
5 94 87 96,66 3 3,33
TỔNG 428 399 25
9
* . Cơ sở vật chất:
Số liệu đầu năm học:
Phòng kiên cố : 0 phòng
Phòng bán kiên cố : 25 phòng
Trong đó :
+ Phòng học 22 phòng
+ Phòng học làm phòng hội họp: 01 phòng
+ Phòng học làm phòng thư viện ,thiết bị 02 phòng
- Nhà trường chưa có phòng chức năng, phòng thực hành thí nghiệm, phòng hiệu bộ,
phòng đội, phòng y tế.Văn phòng, phòng thiết bị lấy phòng học làm tạm thời.
- Bàn ghế học sinh gồm có 195 bộ 2 chỗ ngồi,
- Bàn ghế giáo viên có 22 bộ.
- Bàn ghế văn phòng 6 bàn 35 ghế gỗ .
- Một số tài sản khác : + Tủ hồ sơ 6 cái
+ Tủ thư viện 3 cái
+ Gía thư viện 2 cái
+ Loa máy ghi âm 2 bộ
+ Máy vi tính 5 cái
• Diên tích mặt bằng : 4 phân hiệu
• Phân hiệu thôn : 6 : 2800 m2
• Phân hiệu thôn 9 : 1200.000 m2
• Phân hiệu thôn Enông A : 1800 m2
• Phân hiệu thôn Enông B : 800m2
• Phn hiẹu krơng bc : 2500m2
Diện tích đất sử dụng cả 5 phân hiệu : 19.900.000 m2
2. Thuận lợi
Tình hình địa phương:
- Xã nằm xa nhất huyện Krông Pắc nhưng cũng có nhiều thuận lợi, vì xã là
một xã thuộc một xã vùng ba ,được các cấp các ngành quan tâm về mặt cơ sở vật chất,
yêu tiên học sinh dân tộc tiểu số .
- Hiệu trưởng , phó hiệu trưởng có năng lực chuyên môn vững vàng, tâm huyết với nghề
nghiệp , năng động sáng tạo trong mọi công việc luôn coi trọng chất lượng mũi nhọn và
nâng cao chất lượng đại trà của nhà trường . Quan tâm đến việc bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên , xây dựng và phát triển cơ sở vật chất trường học .
- Cán bộ – giáo viên – công nhân viên của nhà trường đều trẻ , khoẻ nhiệt tình trong công
tác luôn có ý thức tự học,tự rèn ,tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ.
-Lãnh đạo Đảng bộ ,chính quyền địa phương quan tâm tớicơ sở vật chất của nhà trường.
- Phòng Giáo dục chỉ đạo kịp thời, sát thực, cụ thể .
- Các ban ngành đoàn thể , hội cha mẹ học sinh , phụ huynh học sinh cùng phối hợp với
nhà trường để giáo dục đạo đức , học tập chăm lo sức khoẻ cho các em.
10
- Lãnh đạo nhà trường làm tốt công tác tham mưu với phòng giáo dục, chính quyền địa
phương giúp kinh phí cho nhà trường xây dựng và tu sửa cơ sở vật chất .
- Đại đa số học sinh đều ngoan ngoãn, hiền lành, lễ phép.
3. Khó khăn:
- Trường mới tách từ trường tiểu học Nguyễn Trãi II đến nay được 8 năm nên cơ sở vật
chất , giáo viên , nhân viên còn thiếu nên hay có sự điều động luân chuyển giáo viên từ
trường khác về giảng dạy 1 năm , gây ảnh hưởng đến việc xây dựng, bồi dưỡng , chuyên
môn cho đội ngũ .
- Tỉ lệ giáo viên đứng lớp còn thiếu trình độ kiến thức còn bất cập , chuyên môn chưa
đồng đều .
- Còn thiếu giáo thể dục , ngoại ngữ , tin học .
- Học sinh dân tộc tại chỗ đông , một số em chưa qua lớp mẫu giáo . Địa bàn đóng giữa
buôn dân tộc, phong tục tập quán không đồng nhất , tiếng nói của các em chưa thành
thạo, một số gia đình chưa quan tâm đến việc học tập của con em họ.
- Kinh tế địa phương còn nghèo , an ninh chính trị phức tạp – trường đóng trên địa bàn là
điểm nóng của huyện về an ninh chính trị nên ảnh hưởng đến tư tưởng của học sinh, ảnh
hưởng đến kết quả giáo dục của nhà trường.
- Cơ sở vật chất - kỉ thuật, trang thiết bị đồ dùng dạy học còn thiếu nhiều. Phòng thực
hành thí nghiệm , phòng hiệu bộ, phòng đa chức năng, phòng đội , phòng y tế. Sân chơi,
bãi tập, dụng cụ thể dục – thể thao,đ cĩ nhưng chưa đạt tiêu chuẩn.
- Trường tiểu học đóng tại giữa thôn 9. Đại đa số là học sinh dân tộc (chiếm
60%). Dân cư sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp trồng lúa nước . Điều kiện kinh tế
còn gặp nhiều khó khăn , trình độ dân trí thấp , nhận thức về giáo dục chưa cao , ít quan
tâm đến việc học tập của các con em họ. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng
giáo dục của nhà trường. Toàn trường có hơn 100 em là con hộ đói nghèo có sổ của tỉnh
cấp .
II THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRƯỜNG SỞ
1. ĐỊA ĐIỂM
a , Thực trạng :
Trường tiểu học thuộc vùng nông thôn, địa bàn nằm giữa các thôn
buôn xã huyện Krông Pắk tỉnh Đắk Lắk cách thị trấn38 km, cách chợ, Uỷ Ban
nhân dân Xã, trạm y tế xã 15 km. Bốn xung quanh trường toàn là người đồng bào
dân tộc Ê Đê,dân tộc Cao Lan sinh sống . Phòng học cách đường khoảng 50 m nên rất
yên tĩnh . Trường học gần nên rất thuận tiện cho việc đi lại của học sinh. Trường tiểu học
gồm có các em của 4 thôn buôn đang theo học; hai thôn đó là thôn 9 và thôn
6, thôn Enông A và B,tái định cư cách trường 4 đến 7 km bao bọc xung quanh trường.
b , Phân tích :
Theo điều lệ trường tiểu học và tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3978- 84 , trường tiểu
học chưa đáp ứng được các yêu cầu như :
- Ơ xa vị trí trung tâm của xã .
- Không Phù hợp với quy hoạch chung.
11
- Chưa bảo cho học sinh đi lại an tòan.
- Cổng trường xây đúng quy định, có biển tên trường, tường rào 3
mặt cao 1,5m chắc chắn kiên cố.
- Có mặt bằng thoáng mát sạch đẹp, có cây xanh trong sân trường, vệ
sinh sạch sẽ.
- Trường có địa bàn riêng biệt có không gian yên tĩnh, tạo được điều kiện tốt cho học sinh
học tập, giáo viên giảng dạy và các sinh hoạt khác.
Hạn chế
c , Nguyên nhân:
- Diện tích đất của nhà trường chưa có bìa đỏ, quyền sử dụng đất nên vẫn còn
nhà dân phía sau lẫn chiếm.
- Trường có 4 mặt tường rào bao quanh, địa bàn nằm giữa thôn 9, người dân rất có ý
thức bảo vệ của công nên rất an toàn trong việc xây dựng và bảo quản cơ sở vật chất.
- Trường học có nhiều cây bóng mát nên không khí trong lành mát mẻ ở giữa sân trường
có sân trải đá mạt sạch sẽ thuận lợi cho các buổi sinh hoạt chào cờ, hoạt động ngoại khoá.
2. CẤP CÔNG TRÌNH
a , Thực trạng
Trường tiểu học không có một dãy nhà cao tầng chỉ có các phòng cáp
4 dựng bán cố với 8 phòng học còn lại 2 dãy phòng học cấp 4 mỗi dãy với 4 phòng học
dự án mới xây.8 phòng được lắp cửa kính , đèn, quạt, đủ ánh sáng, thoáng mát.
b , Phân tích.
Đối với phòng học có 8 phòng được xây dựng bán kiên cố và 8 phòng học cấp 4
luôn được các em học sinh, giáo viên , công nhân viên, phụ huynh học sinh bảo quản tốt
nên rất ổn định cho việc dạy và học của học sinh, giáo viên.
Dãy hành chính nằm riêng biệt với dãy phòng học gồm 1 phòng họp 1 phòng thiết bị.
c, Nguyên nhân.
Sân trường cao, thoáng, sạch sẽ có hệ thống cống rãnh thoát nước nên không bị
ngập nước khi trồi mưa. Việc đi lại của giáo viên và học sinh rất thuận lợi trong lúc trời
mưa vì các dãy phòng học được xây dựng liền nhau.
3. Diện Tích Đất Đai
a, Thực trạng
- Tổng diện tích đất 12.000 m
2
- Diện tích xây dựng 512 m
2
.
- Diện tích sân chơi 4412 m2
b. Phân tích
Năm học 2012 – 2013 trường tiểu học có 29 lớp với 428 học sinh nên
mỗi học sinh có được 40 m
2
.Theo điều lệ trường tiểu học hiện hành là 10 m
2
/ 1 học sinh
đối với vùng nông thôn thì diện tích cho một học sinh ở đây là hợp lý. (Trường có 4 phân
hiệu )
c , Nguyên nhân.
Từ phân tích thực trạng trên trường đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về đất
đai theo quy định của trường tiểu học.
12
4. Các khối công trình.
4.1 Khối học lý thuyết.
a , Thực trạng
Trường có 8 phòng học bán kiên cố, cấp 4, thoáng mát, sạch sẽ, đủ ánh sáng . Mỗi
phòng có 2 quạt trần, 4 bóng đèn típ dài 1,2 m , có bảng chống loá chiều dài 2,4 m chiều
rộng 1,4 m . Bảng sơn màu xanh lá cây và viết bằng phấn trắng không bụi. Bảng đặt cách
nền 0,8 m .Có 7 phòng học dành cho lớp học 2 buổi / ngày. Phòng học yên tĩnh được
thông gió tự nhiên , đảm bảo mát mẻ về mùa hè , ấm áp về mùa đông, trần quét vôi màu
trắng, tường quét vôi màu xanh nhạt , Phòng học lúc nào cũng sạch sẽ.
b , Phân tích.
Khối phòng học tập được bố trí riêng ở các dãy, phòng học yên tĩnh thoáng mát,
kích thước lớp học đạt theo tiêu chuẩn ( 8m x 7 m = 56 m
2
) quy cách bằng nhau. Trong
phòng học có bàn ghế học sinh với 2 chỗ ngồi dành cho khối lớp 1, 2, 3,4, 5. Đúng quy
cách của từng khối lớp. Trong phòng có đèn có quạt, sạch đẹp, thoáng mát đảm bảo tốt
cho việc giảng dạy và học tập. Đây là thuận lợi cho trường phát triển.
c , Nguyên nhân.
Các phòng học đều được xây mới đảm bảo đúng quy cách, thoáng mát, đầy đủ ánh sáng
thường xuyên được bảo vệ giữ gìn tạo điều kiện thuận lợi tốt cho việc học tập và giảng
dạy.
4.2 Khối thể dục thể thao.
a , Thực trạng .
Trường có sân đá mạt để cho học sinh tập thể dục chơi đá bóng, sinh hoạt
tập thể.
b , Phân tích.
Sân trải đá sạch sẽ, thoáng, có cây bóng mát cho học sinh vui chơi trong
các giờ tập thể dục và vui chơi thể thao,
c , Nguyên nhân.
Trường đã có diện tích sân chơi phù hợp sạch sẽ, mát mẻ nên rất thuận lợi cho
việc rèn luyện vui chơi thể dục thể thao.
4.3. khối phục vụ học tập
a , Thực trạng .
Trường hiện nay đang lấy phòng học làm phòng thư viện và phòng thiết
bị, phòng họp. Có khu nhà vệ sinh cho học sinh.
Chưa có phòng đội , phòng y tế, phòng thí nghiệm, phòng nghệ thuật,
phòng hiệu bộ , phòng hành chính.
b , Phân tích.
Trường chưa có nhân viên thư viện mà văn thư kiêm thư viện . Trong phòng thư viện
chưa được đầu tư nhiều các loại sách, chưa có phòng đọc sách báo cho giáo viên và học
sinh. Trường mới tách ra được 8 nhưng đ xây dựng được khu vệ sinh của giáo
viên.khơng có phòng nghệ thuật có giáo viên dạy âm nhạc, hội hoạ , thể dục.
c , Nguyên nhân.
Do nhà trường mới tách kinh phí chưa có, nhân dân còn nghèo nên chưa
13
đóng góp được để xây dựng.
4.4. Khối hành chính và văn phòng
a , Thực trạng.
Nhà trường lấy phòng học làm văn phòng, phòng họp,
Hiệu trưởng, 2 phó hiệu trưởng , lấy phịng cơng vụ v nghỉ gio vin để
lm việc
b , Phân tích .
Phòng có trang bị điện, 2 quạt, 2 tủ (1 tủ của hiệu trưởng, 1 tủ dành cho 2
Phòng có đủ bàn ghế, nước uống cho giáo viên.
c , Nguyên nhân.
Nhà trường, địa phương, nhân dân chưa có điều kiện và kinh phí để xây
dựng.
4.5. Các yêu cầu khác.
+ Yêu cầu về chiếu sáng.
Phòng học được xây dựng ở vị trí theo thiết kế và tiêu chí nên đầy đủ ánh sáng từ các
cửa sổ. Cửa sổ phòng học được lắp kính, đèn điện trang bị đầy đủ , thoáng mát về mùa
hè, ấm áp về mùa đông. Vậy là đảm bảo đủ ánh sáng và không khí mát mẻ của tự nhiên.
Khi trời mưa thì mới cần đến điện.
+ Yêu cầu về hoàn thiện.
Trường xây dựng cơ sở vật chất đã bảo đảm an toàn với học sinh và giáo viên. Sàn
nhà được lát gạch men, thường xuyên lau chùi sạch sẽ nên không ẩm mốc. Hệ thống điện
an toàn đối với học sinh các cửa ra vào lắp đặt chắc chắn đúng theo quy định , lan can,
cầu thang không trơn trượt , không có góc nhọn và nguy hiểm nên rất an toàn đối với học
sinh.
+ Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy.
- Khi xây dựng trường tầng có lắp đặt các cột thu lôi ở trên nóc dãy nhà cao tầng để đảm
bảo an toàn khi trời sấm sét và mưa giông.
- Nhà trường chưa lắp đặt dụng cụ phòng cháy chữa cháy.
+ Yêu cầu về cấp thoát nước.
- Hệ thống thoát nước mưa đảm bảo và thường xuyên học sinh lao động vét rãnh
cho nước chảy.
- Học sinh và giáo viên sử dụng nước lọc 100% .
-Có giếng nước do bác hội trưởng hội phụ huynh hỗ trợ kinh phí 100%, có bể chứa nước.
Bể nước thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO QUẢN CẢI TẠO TRƯỜNG SỞ .
Hiệu phĩ cần có tầm nhìn, có kế hoạch xây dựng, tham mưa với các cấp lãnh đạo
để xây dựng đầy đủ cơ sở vật chất. Có kế hoạch bảo vệ và giáo dục học sinh có tinh thần
trách nhiệm giữ gìn bảo vệ của công, cải tạo, xây dựng phát triển cảnh quan môi trường
sư phạm ngày một tốt hơn.
Cơ sở vật chất – kỹ thuật của trường tiểu học được khang trang chắc
chắn như ngày hôm nay là nhờ sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà Nước, các cấp
14
lãnh đạo, cơ quan địa phương, nhân dân và toàn thể cán bộ giáo viên công nhân viên, học
sinh trong nhà trường luôn bảo quản, giữ gìn, duy trì, kịp thời sửa chữa.
Để bảo quản trường sở được tốt hiệu trưởng đã phân công trách nhiệm cho từng người
cụ thể và các bộ phận.Theo kế hoạch thường xuyên kiểm tra chặt chẽ và có hướng giải
quyết kịp thời.
1. Nhiệm vụ của hiệu Phó.
- Hiệu Phó cần xác định đúng tầm quan trọng của việc xây dựng và bảo quản cơ sở
vật chất kỹ thuật trường học trong quá trình giáo dục và đào tạo con người có đủ nhân
cách và trí thức. Việc bảo quản và cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật là trách nhiệm thường
xuyên và liên tục của mỗi người trong và ngoài nhà trường.
- Hiệu Phó lập kế hoạch phát triể trình hiệu trưởng duỵet , xây dựng mới cơ sở vật
chất, mua sắm trang thiết bị dạy học để phục vụ cho việc giảng dạy và nâng cao chất
lượng của học sinh đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng .
- Hiệu phó xây dựng kế hoạch quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật cho từng bộ phận, cá nhân
trong trường, phân công công việc cụ thể cho từng thành viên, lập các loại hồ sơ sổ sách ,
cập nhật tài sản, theo dõi việc sử dụng tài sản. Mua sắm theo từng thời điểm trong kỳ học
của năm học để có dự toán chuẩn bị cho việc mua sắm và xây dựng cho năm học tiếp
theo như là: Kiểm tra đèn, điện, quạt, âm thanh, loa máy. Kiểm tra thay mới công tắc
điện, cầu chì bị hư hỏng.
-Kiểm tra lại tất cả các loại bàn ghế giáo viên và học sinh ở lớp học để kịp thời sửa
chữa và mua mới.
-Kiểm tra lại việc cống rãnh thoát nước chuẩn bị cho
mùa mưa có kế hoạch trồng thêm cây xanh, bồn hoa, cây cảnh bằng cách huy
động ở học sinh và phụ huynh học sinh, các cơ quan ban ngành.
- Hiệu phó không tham ô lãng phí nên đầu tư cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất. Khi xây
dựng cần giám sát, kiểm tra cẩn thận tránh sai phạm lơ là thiếu trách nhiệm.
- Nắm vững các văn bản pháp quy để tham mưa với cấp trên tổ chức thực hiện thật tốt
chỉ thị của thủ tướng chính phủ số 14/2001 /CT- TTg ngày 11/6/2001 đã nêu: “ …cần tổ
chức huy động nhiều nguồn lực trong xã hội tham gia đóng góp xây dựng nâng cấp cơ
sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị cho nhà trường” Hiệu phó phối hợp tốt với hội cha
mẹ học sinh, công đoàn cơ sở , đoàn thanh niên, các đoàn thể, cơ quan địa phương ( cấp
xã , huyện, tỉnh) để cùng tham gia xây dựng cơ sở vât chất.
2.Trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh trong trường.
- Tổ chức tốt các buổi lao động vệ sinh toàn trường cho giáo viên và học sinh theo kế
hoạch năm học. Bảo vệ trường lớp, giữ môi trường xanh - sạch - đẹp vào nội dung thi đua
giữa các lớp , giáo viên với nhau có động viên phê bình khen thưởng và xử lý kịp thời
những sai phạm.
Phó hiệu trưởng cơ sở vật chất lên kế hoạch phân công cụ thể các lớp vệ sinh sân
trường hàng ngày, tưới cây chăm sóc cây, bồn hoa cây cảnh nhất là vào mùa nắng. Có ý
thức bảo vệ trường lớp và phòng cháy chữa cháy bằng hình thức nhắc nhở học sinh vào
các buổi chào cờ .Giáo dục học sinh có ý thức tinh thần trách nhiệm giữ gìn bảo vệ
trường lớp và những nơi công cộng.
15
- Phó hiệu trưởng cơ sở vật chất thường xuyên nhắc nhở góp y, động viên, khích lệ để
mọi người chấp hành đúng nội quy, quy chế của nhà trường. Nêu cao ý thức, tinh thần
trách nhiệm làm chủ tập thể của từng người.
- Nhất là đối với giáo viên chủ nhiệm lớp cần nhắc nhở, giáo dục học sinh bảo quản
trường lớp, bàn ghế sạch sẽ, tạo môi trường xanh – sạch – đẹp.
3. Phối hợp với các bộ phận
- Hiệu phó cần tham mưa với các cấp lãnh đạo để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trong
trường.
- Đối với hội cha mẹ học sinh vận động nhân dân hỗ trợ đóng góp kinh phí để xây dựng
cơ sở vật chất.
- Công đoàn cùng nhà trường tổ chức tốt các phong trào thi đua dạy tốt học tốt. Giữ gìn
môi trường sư phạm trong sạch, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
- Đối với đoàn cùng công đoàn xây dựng mối đoàn kết trong trường. Kết hợp , hỗ trợ
chặt chẽ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Tổng phụ trách đội tổ chức các hoạt động ngoại khoá, các buổi sinh hoạt truyền thống
trong các tiết chào cờ thứ 2 hàng tuần. Tổ chức thi đua theo các chủ đề, chủ điểm nhằm
giáo dục học sinh uống nước nhớ nguồn, yêu quê hương đất nước. Nhắc nhở học sinh
phải giữ gìn trường sở sạch đẹp, nêu cao ý thức tự học tự rèn ở mỗi học sinh.
-Với sự nỗ lực phấn đấu cải tạo và giữ gìn cơ sở vật chất của tập thể cán bộ, giáo viên,
công nhân viên, học sinh , hội cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh, các ban ngành, lãnh
đạo địa phương, nhân dân trong địa bàn xã. Trường tiểu học Krông Búk sẽ luôn giữ gìn
và phát triển ngôi trường xanh – sạch – đẹp hơn nữa để không phụ lòng tin cậy của nhân
dân và xây dựng ngồi trường ngày một đi lên
PHẦN KẾT LUẬN.
1. Nhận định chung
Công tác quản lý và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật có tầm quan trọng đặc biệt và có
ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nâng cao chất lượng dạy và học. Chính vì thế trong thời
gian qua ở đơn vị hiệu trưởng đã có nhiều cố gắng trong công tác tổ chức và thực hiện
quản lý cơ sở vật chất đã mang lại một số hiệu quả khả quan trong chỉ đạo và quản lý.
Tuy nhiên do các đồng chí lãnh đạo nhà trường đều đ qua lớp quản lý, cả 3 đồng chí
lãnh đạo đều mới được bổ nhiệm làm công tác quản lý mới đây cho nên chưa có kinh
nghiệm trong quản lý cũng như trong quản lý cơ sở vật chất.
Ơ trường tiểu học vai trò của các nhà quản lý và giáo viên có ý nghĩa hết sức quan
trọng vì họ là người quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường, trong
sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, nguồn nhân lực cho tương lai của
đất nước trong thời kỳ đưa công nghệ thông tin vào nhà trường. Muốn đào tạo được học
sinh phát triển toàn diện có đủ phẩm chất, đạo đức, tri thức, trí tuệ, thẩm mỹ góp phần
xây dựng và phát triển đất nước. Chúng ta phải biết gắn chặt 3 môi trường giáo dục: Gia
đình – nhà trường – xã hội .
16
Để làm được điều đó hiệu trưởng phải biết tổ chức khoa học, phân công lao động hợp
lý. Luôn có sự đổi mới về phương pháp quản lý .Phải biết dùng đúng người đúng việc.
Việc tổ chức phân công công việc cho giáo viên phải hướng đến sự thúc đẩy nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và chất lượng học của học sinh. Có chiến
lược phát triển đội ngũ mạnh về chất lượng , đủ về số lượng. Đồng bộ về cơ cấu. Quan
tâm đến việc xây dựng và bảo quản cơ sở vật chất.
2. Bài học kinh nghiệm.
Từ thực trạng quản lý cơ sở vậ chất – kỹ thuật để nâng cao chất lượng dạy học của
người hiệu trưởng trong thời gian qua bản thân tôi rút ra được những bài học kinh
nghiêm sau .
- Người hiệu phĩ phải có kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ về quản lý. Muốn vậy phải
không ngừng học tập và nghiên cứu lý luận trong giáo dục. Phải cập nhật thường xuyên
những kiến thức mới, những kinh nghiệm trong công tác quản lý. ứng dụng tốt cơng nghệ
thơng tin vo quản lý.
- Phải có tầm nhìn chiến lược, dự báo được sự phát triển trong tương lai , sự đổi mới về
quản lý, quán triệt tuyên truyền đến cán bộ giáo viên , công nhân viên , học sinh trong
toàn trường hiểu và làm đúng theo quan điểm đường lối và chiến lược phát triển giáo dục
của Đảng, của ngành. Từ đó có thể xác định được mục tiêu lâu dài, có chiến lược phát
triển nhà trường trong thời gian 5 năm , mười năm hay nhiều hơn nữa.
- Nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường là hoạt động dạy và học. Quản lý nhà trường là
quản lý quá trình dạy và học. Muốn quản lý tốt hiệu phó phải biết lập kế hoạch trình hiệu
trưởng – tổ chức thực hiện – chỉ đạo hoạt động – kiểm tra đánh giá trong đó khâu quản lý
xây dựng cơ sở vật chất là quan trọng hơn hết vì nó là yếu tố quyết định đến chất lượng
và hiệu quả công việc.
- Hiệu phó là người cán bộ quản lý có nhận thức đầy đủ , có tính quyết đoán, có những
quyết định đúng đắn. Biết dựa vào đội ngũ giáo viên và biết phát huy tính chủ động, tự
giác, sáng tạo của họ thì sẽ đạt được kết quả cao trong công tác giảng dạy.
- Biết phối hợp tốt các lực lượng bên trong và ngoài nhà trường để bảo vệ và xây dựng
cơ sở vật chất.
- Quản lý sử dụng đất đai, tài sản, trang thiết bị có hiệu quả nhất. Xây dựng cơ sở vật
chất phải đúng theo quy định.
- Xây dựng và tạo mối đoàn kết nhất trí cao trong chi bộ Đảng cũng như trong nhà
trường. Bàn bạc đưa ra những biện pháp thực hiện hợp lý và hiệu quả. Phải tôn trọng và
có sự tập trung dân chủ của tập thể. Phát huy được tính tập thể, sự sáng tạo của cá nhân.
Nhờ có sự đoàn kết và dân chủ trong nhà trường nên công tác quản lý cơ sở vật chất của
nhà trường luôn hoàn thành nhiệm vụ và đạt kết quả cao.
3. Đề xuất và kiến nghị
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên .
- Nhà trường cần huy động sự đóng góp của nhân dân. Tham mưu với địa
phương, Uỷ Ban nhân dân huyện, phòng giáo dục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất như:
+ Xây dựng tường rào cc phn hiệu( A + B )
+ Xây phòng đội.
17
+ Phòng hiệu bộ.
+ Phòng hành chính( văn thư – kế toán)
+ Phòng y tế học đường.
+ Lắp đặt dụng cụ phòng cháy chữa cháy.
+ Đầu tư thm thiết bị dạy học.
- Đội ngũ giáo viên.
+ Phân bổ giáo viên đúng theo quy định bộ giáo dục 1,2 giáo viên / lớp.
+ Phân bổ giáo viên loại hình như : giáo viên kỹ , thể dục ,anh văn,tin học .
* Kiến nghị :
- Nhà trường :
+ Đẩy mạnh công tác dân chủ hoá trường học, vận động và tuyên truyền mọi thành viên
trong xã hội quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học để trường có đầy đủ
phòng học . Tăng cường bổ sung các phương tiện dạy học, đồng thời động viên đội ngũ
giáo viên trong hội đồng sư phạm nhà trường làm tốt công tác tự làm đồ dùng dạy học,
cải tiến trang thiết bị dạy học cho phù hợp với điều kiện của đơn vị mình nhằm giúp cho
giáo viên tiến hành giờ dạy tốt hơn theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học.
+ Xây dựng tập thể đoàn kết có tinh thần trách nhiệm tự học tự rèn. Vững về chuyên
môn, đảm bảo về chất lượng, nhiệt tình trong công tác luôn hết lòng vì học sinh thân
yêu.
- Đối với hội cha mẹ học sinh. Phụ huynh học sinh.
+ Quan tâm nhiều hơn nữa đến việc học tập ở nhà của các em, đóng nộp các
khoản tiền cho nhà trường đúng quy định đầy đủ, kịp thời.
+ Thường xuyên giữ mối liên lạc nhà trường – gia đình.
- Đối với chính quyền địa phương
+ Quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường có đủ cơ sở vật chất phục vụ
cho dạy và học như : Xây tường rào các phân hiệu, sân chơi, bãi tập, vườn
trường…vv.
+ Phát động các ban ngành đoàn thể, cha mẹ học sinh và toàn dân cùng phối
hợp với nhà trường để giáo dục đạo đức chăm lo sức khoẻ cho học sinh.
+ Xây dựng câu lạc bộ,trung tâm văn hoá tạo môi trường xã hội lành mạnh
cho học sinh vui chơi .
+ Giúp đỡ kinh phí để nhà trường tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá.
- Đối với phòng giáo dục và Uỷ Ban nhân huyện.
+ Giúp đỡ cho nhà trường có đầy đủ giáo viên ổn định, giáo viên anh văn, .
+ Xây dựng các phòng còn thiếu, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học.
+ Cần có những công văn hướng dẫn chỉ đạo thống nhất từ trên xuống một
cách kịp thời.
+ Có biện pháp phân công điều động giáo viên hợp lý để giáo viên ổn định yên tâm
công tác. Không nên thực hiện việc luân chuyển giáo viên theo từng năm từ trường thừa
đến trường thiếu.
LỜI KẾT .
18
Đất nước ta đang tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xã hội ngày một phát triển đa
dạng theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Giáo dục đào tạo bước vào thế kỉ 21 với nhiều thử thách mới nhằm đào tạo một thế hệ
mới theo mục tiêu của Đảng “ đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo
đức, tri thức, trí tuệ, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập,
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực của
công dân. Đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ( Điều 2 luật giáo dục). Chính
vì vậy việc quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật không thể thiếu được trong nhà trường phổ
thông và cũng góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách cho các em.
Qua việc học tập, tìm hiểu và nghiên cứu viết sng kiến “Đổi mới quản lý cơ sở vật
chất – kỹ thuật” . Tôi thấy rằng nội dung ý nghĩa của việc quản lý cơ sở vật chất này có
tầm quan trọng , đặc biệt là yếu tố không thể thiếu đối với việc hình thành và phát triển
toàn diện về đạo đức tri tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ cũng như công việc hình thành nhân
cách của học sinh .
Do thời gian hạn chế và kinh nghiệm của bản thân chưa có nhiều nên những gì tôi
trình bầy ở trên đây chắc chắn còn nhiều thiếu sót . Rất mong quý vị thầy cô đóng góp ý
kiến ,tạo điều kiện giúp đỡ thêm để bản thân tôi hoàn thiện hơn .
Xin chân thành cảm ơn .
19