Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Kỷ năng xử lý tình huốngcháy, trộm, cướp, đình công, gây rối...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.97 KB, 19 trang )

Kỹ NĂNG Xử LÝ TÌNH HUốNG
1/ Gây rối trật tự là gì? Cách giải quyết đánh lộn trong khuôn viên mục tiêu?
- Các hành vi trái với trật tự gây bất ổn tại mục tiêu gọi là gây rối
- Trường hợp đánh lộn cần phải thuyết phục để làm giảm cơn nóng giận và giải thích để
họ nhận ra cách giải quyết tốt nhất là bằng thiện chí và lẽ phải , tôn trọng pháp luật và
kỷ cương.
2/ Cách giải quyết vụ gây rối của đám đông ngoài cổng chính?
- Phía ngoài cổng không thuộc phạm vi trách nhiệm theo hợp đồng dịch vụ bảo vệ,
nhưng khi có vấn đề gây rối tại khu vực này sẽ ảnh hưởng tới an ninh khu vực mặt tiền
của cty chủ quản, do đó lực lượng bảo vệ buộc phải có biện pháp giải tán đám đông
này mọi biện pháp cho phép như:
- Yêu cầu đám đông giải tán không tụ tập tại khu vực này
- Không cho họ bao vây chắn lối vào công ty chủ quản
Nếu các biện pháp đề nghị không được sẽ phải báo chính quyền địa phương hoặc
công an hỗ trợ giải tán.
3/ Nếu xảy ra đình công lực lượng bảo vệ làm gì?
- Nắm rõ thành phần tham gia, người đứng đầu, nội dung yêu sách
- Tăng cường tuần tra canh gác
- Ngăn chặn các hành vi quá khích gây mất trật tự
- Xin ý kiến lãnh đạo của chũ quản để giải quyết yêu sách của họ
- Tùy tình hình có thể đề nghị địa phương hỗ trợ giải quyết
4/ Cách giải quyết vụ tai nạn chết người?
- Báo ngay cho cơ quan công an gần nhất
- Bảo vệ hiện trường
- Tuần tra canh gác chặt chẽ
1
- Lập biên bản, báo cáo vụ việc
5/ Khi có người bị tai nạn phải làm gì?
- Sơ cứu người bị nạn
- Báo cho bệnh viện gần nhất yêu cầu gíúp đỡ
- Báo cáo sự việc với chủ quản


- Giữ nguyên hiện trường để phục vụ công tác điều tra
6/ Đe dọa đặt bom mìn là gì? Hãy mô tả tình huống
- Tức có kẻ thông báo tin: “mục tiêu đã được cài bom mìn” và đưa ra yêu sách.
- Kẻ khủng bố đặt bom mìn trong mục tiêu đưa ra yêu sách như sau: đề nghị người bị
trao cho chúng một lượng tiền lớn nếu không chúng sẽ cho nổ tung mục tiêu. Thông tin
được báo qua điện thoại và cho biết địa điểm và thời gian giao tiền….
7/ Khi phát hiện hai kẻ lạ mặt vượt tường rào vào mục tiêu phải làm gì?
- Tìm mọi cách để bắt giữ và giao cho cơ quan chức năng xử lý
- Đề phòng chúng có vũ khí và đồng bọn
- Bắt được sẽ lập biên bản và giao cho cơ quan công an
- Không được phép đánh đập, trói, nhốt…
8/ Nếu nghi ngờ có người đột nhập mục tiêu ta phải giải quyết ra sao?
- Làm rõ nơi đột nhập, hướng đột nhập
- Xác định số lượng người qua dấu vết
- Nơi chúng đang lẩn trốn
- Phối hợp với các vị trí để tổ chức bắt giữ, cảnh giác tăng cường tuần tra
9/ Khi nào cần xử dụng vũ lực đối với kẻ đột nhập mục tiêu?
- Khi kẻ đột nhập kháng cự và chúng có vũ khí
- Chúng chủ động tấn công trước để tẩu thoát hoặc để thực hiện đến cùng ý đồ trộm
cắp.
Kỷ năng xử lý tình huống - Xử lý vụ cháy tại mục tiêu
2

Những việc cần làm trước khi tổ chức chữa cháy:
Nhận tin:
Thông thường bộ phận trực tại mục tiêu bảo vệ hoặc trưởng ca nhận được tin báo cháy qua
các nguồn như:
Từ nhân viên bảo vệ khi đang tuần tra, hoặc canh gác mà phát hiện ra đám cháy.
Từ công nhân (qua máy điện thoại hoặc trực tiếp).
Từ lãnh đạo của chủ quản.

Từ thiết bị báo cháy (nếu mục tiêu bảo vệ có lắp đặt trang bị).
Nếu thông tin nhận qua điện thoại hoặc trên cơ sở tín hiệu của thiết bị báo cháy thì phải nhanh
chóng xác minh có đúng là cháy thật hay báo cháy giả (do người có ý đồ xấu, do máy móc,
thiết bị bị trục trặc, nhầm lẫn). Còn những thông tin nhận từ các nguồn đáng tin cậy khác như từ
lãnh đạo của chủ quản hoặc nhân viên bảo vệ thì người nhận tin phải làm rõ:
Nơi vụ cháy xảy ra (vị trí và những vấn đề có liên quan đến cháy của không gian nơi xảy ra
cháy như sự hiện diện của người và tài sản, cách bố trí, che chắn, đường đi, lối vào .v.v…).
Tính chất vụ cháy: nguyên nhân, độ cao của ngọn lửa, tốc độ lan rộng của đám cháy, diện tích
đám cháy đã có, cháy thường, cháy hóa chất, cháy điện.v.v…

Những việc cần làm sau khi xác định chính xác về vụ cháy:
Báo ngay cho 114 nếu vụ cháy lớn, có nguy cơ lan rộng;
Báo ngay cho cơ quan công an cơ sở (phường công an, công an xã nơi mục tiêu bảo vệ tọa
lạc) nếu có người bị thương, bị chết do cháy.
3
Báo động cháy cho toàn mục tiêu (bằng tín hiệu đã được quy định trong phương án PCCC như
hô lớn, đánh kẻng, kéo còi, bấm chuông.v.v…).
Báo cho toàn bộ lực lượng bảo vệ đang làm việc tại mục tiêu về vụ cháy.
Báo cho trưởng ca, tổ trưởng (nếu họ không có mặt) để xin ý kiến chỉ đạo.
Thông báo cho lãnh đạo chủ quản và trưởng ban phòng chống cháy của chủ quản, nếu họ
chưa biết hoặc thông tin cháy không phải do họ báo.
Bố trí lực lượng canh gác vòng ngoài (đề phòng hôi của và giải tán các đám đông hiếu kỳ để
tạo điều kiện cho việc chữa cháy của lực lượng và xe chữa cháy)
Cách ly những vật liệu dễ cháy bằng mọi biện pháp.

Tổ chức chữa cháy:
Cúp cầu dao tổng khu vực có cháy;
Cấp cứu người bị thương do đám cháy gây ra, nếu có;
2.3 Hướng dẫn những người không thuộc lực lượng chữa cháy thoát hiểm theo phương án
phòng cháy đã có;

2.4 Tổ chức vận chuyển tài sản quý (nếu có thể) ra khỏi nơi đe dọa của ngọn lửa hoặc nổ do
cháy, sập nhà v.v…, do khả năng lan rộng của đám cháy;
2.5 Đồng thời tổ chức chữa cháy theo thực tế trang bị và phương tiện chữa cháy có sẵn như
nước, bình chữa cháy trên nguyên tắc kịp thời, hiệu quả theo đúng chiến thuật chữa cháy và
kiến thức đã học về sử dụng các phương tiện chữa cháy như bình bọt, bình khí, cát, nước
v.v…
2.6 Phối hợp giúp đỡ đơn vị chữa cháy, nếu có.

Các biện pháp tiếp theo sau khi chữa cháy:
Bảo vệ hiện trường cháy (theo bài bảo vệ hiện trường cháy).
Sơ cấp cứu, đưa đi bệnh viện những người bị nạn trong khi cháy hoặc chữa cháy.
Lập biên bản báo cáo chủ quản, báo cáo Công ty BẢO VIỆT, Công an địa phương (theo quy
định về báo cáo sự việc)
Phối hợp và tạo điều kiện cho công tác điều tra của ngành chức năng (công an, bảo hiểm) để
làm rõ vụ việc và thiệt hại đã xảy ra.

Những điều cần lưu ý:
Các vụ cháy thường gây lúng túng cho người trong cuộc, vì vậy phải có người chỉ huy bình tĩnh
và dũng cảm để việc chữa cháy có khoa học và đem lại hiệu quả.
Khi chữa cháy phải coi trọng việc cứu người bị kẹt trong khói hoặc lửa.
4
Chữa cháy phải đúng chiến thuật, không tùy tiện, coi trọng sự giúp đỡ của cơ quan PCCC của
công an và địa phương.
Kỷ năng xử lý tình huống - Trường hợp mất tài sản

Một trong những nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ khi làm nhiệm vụ tại mục tiêu là bảo vệ tài sản
cho chủ quản. Vì vậy khi mất tài sản hay khi phát hiện tài sản của chủ quản bị đưa ra ngoài trái
phép, nhân viên bảo vệ phải xử lý theo đúng các quy trình và quy định (phạm vi và trách nhiệm
của bảo vệ)
Mất tài sản:

Khi phòng chức năng của chủ quản phát hiện số hàng hóa hoặc vật tư chứa trong kho không
còn tồn tại như quy định và thông báo là mất thì nhân viên bảo vệ (chịu trách nhiệm chính) hoặc
trưởng ca, trưởng mục tiêu phải làm rõ:
+ Tài sản đó là gì? Tên gọi của nó qua các chứng từ
+ Số lượng và chất lượng theo mô tả của chủ quản hoặc đại diện chủ quản.
+ Làm rõ bằng cách nào tài sản trên hiện diện trong kho (nhập kho thời điểm nào, phiếu nhập
số bao nhiêu, nó là thật hay giả.v…v.)
+ Tài sản đó dùng vào mục đích gì (chức năng của nó).
5
+ Việc nhập tài sản đó có sự kiểm soát của công ty bảo vệ BẢO VIỆT hay không? Ai ký tên theo
dõi?
+ Vẽ “đường đi” của tài sản từ ngoài vào và từ kho đi để phát hiện có đoạn nào sơ hở trong
“đường đi đó”
Nếu có sự đồng ý của chủ quản thì trình báo công an để họ điều tra. Nếu chủ quản chỉ đồng ý
để xử lý nội bộ thì nhân viên bảo vệ phải báo cho các chức danh của Công ty BẢO VIỆT để có
chỉ đạo giải quyết vụ việc.
Lập biên bản và làm báo cáo gửi chủ quản và BẢO VIỆT. Trường hợp vụ mất tài sản được cơ
quan công an điều tra thì biên bản cũng gửi cho cơ quan công an và hỗ trợ tích cực cho cuộc
điều tra làm rõ thủ phạm và thu hồi tài sản cho chủ quản.
Rút kinh nghiệm về kiểm soát xuất nhập kho của lực lượng bảo vệ
Kiến nghị những bổ sung cần thiết về thủ tục theo dõi tài sản và những vấn đề có liên quan.

Đưa tài sản ra ngoài trái phép.
Những trường hợp thường gặp
Tài sản bị “để lẫn” với rác ở nơi gom rác hoặc trong rác nhưng bị nhân viên bảo vệ, khi tuần tra
đã phát hiện ra.
Tài sản được ai đó cất dấu vào phương tiện giao thông như ô tô hoặc các phương tiện khác từ
trong khuôn viên của mục tiêu đi ra qua cổng chính hoặc cổng dành riêng cho hàng hóa, nhưng
bị phát hiện khi nhân viên bảo vệ kiểm tra.
Tài sản được công nhân, nhân viên hành chính hay thầu phụ dấu trong người khi ra khỏi nơi

sản xuất hoặc kho hàng, bị nhân viên bảo vệ phát hiện khi xét người.
Tài sản của chủ quản bị ném ra ngoài hàng rào bằng thủ thuật gói tài sản cùng với một trọng
lượng để ném được qua hàng rào, nhưng bị nhân viên bảo vệ đi tuần tra hoặc canh gác phát
hiện.
Tài sản của chủ quản được thu nhỏ kích thước rồi cất dấu vào những nơi như nhà vệ sinh, ống
thông hơi v.v… để khi có điều kiện thì lấy mang đi, nhưng bị nhân viên bảo vệ tìm được khi
tuần tra mà không bắt được “tác giả” của gói đồ vật đó.

Cách xử lý các trường hợp trên.
Đối với những trường hợp b và c thì nhân viên bảo vệ lập biên bản, thu giữ tài sản và đề nghị
người lái xe, chủ phương tiện, hoặc người chiếm dụng tài sản tới gặp phòng bảo vệ hoặc
phòng hành chính nhân sự của chủ quản để làm việc với đại diện của các phòng này cùng với
biên bản, sự việc được ký nhận bởi người đem tài sản theo xe, theo người, (nếu người đó
không chịu ký nhận thì lấy chữ ký của người biết việc đó khi phát hiện tài sản trong xe hoặc
trong người của họ).
6
Đối với những trườmg hợp: a,d, và e có hai cách giải quyết:
+ Khi phát hiện tài sản của chủ quản ở những vị trí như mô tả thì nhân viên bảo vệ báo cho đại
diện chủ quản đến nơi phát hiện tài sản để ký vào biên bản sự việc với vai trò người làm
chứng.
+ Nếu chủ quản đồng ý thì thu ngay tài sản mà không cần biết người có âm mưu chiếm dụng
tài sản là ai thì thu giữ tài sản giao cho phòng chức năng cùng với biên bản có ký nhận của vị
đại diện và công việc được kết thúc.
Lưu ý: trong biên bản phải ghi rõ loại tài sản cùng với mã số, số hiệu cũng như số và chất
lượng của nó; mô tả rõ nơi phát hiện và hoàn cảnh mà nhân viên bảo vệ phát hiện ra tài sản
“bỏ quên” đó.
Trường hợp chủ quản yêu cầu cần phải bắt người có ý đồ chiếm dụng trái phép tài sản đó thì
lực lượng bảo vệ phải bố trí người theo dõi để bắt giữ quả tang kẻ đến tìm hoặc nhận lấy tài
sản (ở những nơi theo lôgic tài sản đó phải đến).
+ Khi bắt quả tang người lượm tài sản “bị bỏ rơi” này, nhân viên bảo vệ cũng lập biên bản sự

việc có ký nhận của người làm chứng và bản thân người bị bắt. Nếu người bị bắt là nhân viên
hoặc công nhân của chủ quản thì giao cho phòng hành chính - nhân sự. Trường hợp người bị
bắt quả tang không thuộc biên chế của chủ quản hay công nhân thầu phụ thì giao cho công an
để làm rõ cùng với biên bản sự việc. Việc báo cho công an phải được cân nhắc trên cơ sở ý
kiến của chủ quản và sự nghiêm trọng của vụ việc. Nếu tài sản bị chiếm dụng có giá trị nhỏ mà
lần đầu thì không cần đến sự can thiệp của công an cơ sở. Trường hợp, vụ việc mất tài sản (do
đưa trái phép ra ngoài) đã lặp đi lặp lại nhiều lần, có nhiều tình tiết phức tạp, ảnh hưởng đến uy
tín của lực lượng bảo vệ thì nên có sự can thiệp của công an để làm sáng tỏ những nghi ngờ,
hiểu lầm.
Sau khi giải quyết xong vụ việc cần làm báo cáo theo quy định gửi chủ quản và BẢO VIỆT. Tổ
chức rút kinh nghiệm về bảo vệ tài sản của chủ quản trong nội bộ mục tiêu.
Kỷ năng xử lý tình huống - Giải quyết gây rối trật tự
7

Khái niệm: Những gì trái với trật tự và yên ổn của mục tiêu bảo vệ đều có thể đưa vào danh
mục “gây rối”: thực tế có ba cấp độ khác nhau của các sự việc gọi là “gây rối trật tự”.
+ Thứ nhất, những người làm việc trong mục tiêu (cán bộ-công nhân viên, công nhân thầu phụ,
khách đến tham quan, khách đến làm việc, quan hệ công tác với các đơn vị chức năng của chủ
quản tại mục tiêu) gây mất trật tự: cãi lộn, đánh nhau.
+ Thứ hai, đình công của cán bộ công nhân viên trong mục tiêu, đòi quyền lợi, hoặc yêu sách
đối với ban lãnh đạo của chủ quản.
+ Thứ ba, gây rối trật tự bên ngoài nhà máy, xí nghiệp như biểu tình phản đối ban lãnh đạo của
chủ quản, gây đánh lộn của một vài phần tử quá khích với công nhân hoặc cán bộ của chủ
quản
Trong cả ba cấp độ đó đều ẩn chứa những nguyên nhân cụ thể làm phát sinh mâu thuẫn mà
dẫn đến xung đột: xung đột giữa cá nhân với cá nhân (CN-CN), giữa cá nhân với nhóm (CN-N),
giữa nhóm này với nhóm khác (N-N). Nhiệm vụ đặt ra cho lực lượng bảo vệ tại chỗ là vãn hồi
trật tự bằng cách làm giảm trạng thái cảm xúc, tăng cường khả năng kiềm chế hành vi, khả
năng phân biệt đúng sai, ý thức pháp luật và đạo lý của các bên gây mất trật tự; loại bỏ những
yếu tố gây sốc cho đám đông hoặc những gì đám đông lấy làm nguyên cớ để gây mất trật tự.


Cách giải quyết các trường hợp gây rối:
Giải quyết trường hợp thứ nhất:
Trong sự ẩu đả của hai người với nhau theo công thức (CN-CN) yếu tố cảm xúc giữ vai trò chủ
đạo điều khiển hành vi của cả hai con người. Bởi vậy muốn dẹp yên cuộc ẩu đả phải loại bỏ
yếu tố cảm xúc. Khi cảm xúc giữ thế thượng phong thì ý thức của con người trở nên thụ động,
8
không giữ vai trò điều khiển hành vi của họ nữa. Cuộc ẩu đả thực chất là cuộc hỗn chiến của
hai cơ thể không được điều khiển bằng ý thức. Vì vậy, trước hết phải làm cho hai người đang
đánh lộn thấy được sự hiện diện của nhân viên bảo vệ - những người có trách nhiệm giữ gìn
trật tự tại mục tiêu.
Bằng lời nói buộc họ dừng cuộc ẩu đả, hoặc cãi lộn.
Can thiệp trực tiếp bằng cách đẩy họ ra xa nhau, tước vũ khí, nếu có.
Nói cho họ biết đây là nơi làm việc, mọi người phải tuân thủ các quy định chung về trật tự và
đối xử với nhau theo đạo lý, pháp luật và lẽ phải; các cuộc ẩu đả và cãi lộn không những làm
ảnh hưởng đến người khác mà ảnh hưởng đến quyền lợi của chính họ.
Khi cảm xúc của cả hai bên giảm xuống rõ rệt, họ bắt đầu nhận thức được phải, trái thì nhân
viên bảo vệ làm trung gian hòa giải. Nếu họ thể hiện thiện chí và có động thái hòa giải với nhau
thì coi như vụ việc được giải quyết.
Nhân viên bảo vệ vẫn phải lập biên bản sự việc có sự ký nhận của cả hai bên với lời hứa không
tái phạm.
Tùy vụ việc cụ thể mà nhân viên bảo vệ đề xuất ý kiến của mình khi báo cáo lại sự việc với
phòng chức năng của chủ quản và BẢO VIỆT cùng biên bản đã lập.
Trường hợp đánh lộn, ẩu đả giữa một cá nhân với bên kia là nhóm người (từ hai người trở lên)
cũng được giải quyết theo phương pháp đã nêu trên: Thuyết phục để làm giảm cơn nóng giận
(cảm xúc) và giải thích để họ nhận ra cách giải quyết tốt nhất là bằng thiện chí và lẽ phải, tôn
trọng pháp luật và kỷ cương. Sau khi chấm dứt xung đột, nhân viên bảo vệ phải thể hiện cho họ
thấy vai trò trung gian của mình và coi sự việc xảy ra là đáng tiếc, thông cảm với cả hai bên.
Nhưng cũng cho họ thấy họ phải ghi nhận sự đáng tiếc đó và hứa không tái diễn. Chúng ta phải
hành động sao cho sau mỗi lần giải quyết xung đột, hình ảnh của nhân viên bảo vệ được tôn

vinh như là người đem lại sự yên ổn cho mọi người, vì nghĩa cử cao đẹp chứ khơng phải là
người cố chấp, nhỏ mọn.

Giải quyết trường hợp thứ hai:
Mâu thuẫn dẫn đến xung đột giữa nhóm người này với nhóm người kia theo công thức (N-N)
đòi quyền lợi, yêu sách một cách hợp pháp. Trong trường hợp này, hành vi của những người
đình công biểu tình là hợp hiến. Nhân viên bảo vệ và các lãnh đạo, chỉ huy thuộc mục tiêu phải
nắm rõ về thành phần của những người tham gia; người đứng đầu, nội dung của yêu sách, đối
tượng mà nhóm biểu tình cần gặp.v.v….
Đồng thời với việc nắm thông tin, lực lượng bảo vệ nhanh chóng thông báo cho nhau biết rõ có
sự việc đó xảy ra về vị trí, tính chất để tăng cường tuần tra, canh gác, điều thêm lực lượng đến
để giữ cho đám đông trong trạng thái có tổ chức, không có những hành vi quá khích gây mất
trật tự. Tuyên bố với đám đông sẽ xin ý kiến lãnh đạo chủ quản để giải quyết yêu sách của họ.
9
Báo cáo với chủ quản để họ cử người đại diện làm việc với đám đông, lắng nghe ý kiến và trả
lời các câu hỏi của họ.
Đề xuất với ban lãnh đạo chủ quản gặp gỡ và làm việc với đại diện “người quan trọng” của số
người biểu tình, theo nhận diện của lực lượng bảo vệ.
Khi họ cử đại diện gặp ban giám đốc thì yêu cầu giải tán đám đông trong ôn hòa, ai về vị trí làm
việc của người ấy, chờ kết quả đàm phán.
Tùy tình hình cụ thể mà trưởng ca hoặc tổ trưởng quyết định có báo cáo cho cơ quan công an
địa phương hay không. Nếu là vấn đề nội bộ đơn giản mà ban lãnh đạo của chủ quản có thể
giải quyết được, không cần làm lớn chuyện thì không nên báo. Trường hợp, thấy cần báo cho
công an thì tốt nhất là để đại diện của chủ quản trực tiếp báo với công an. Tuy nhiên, trong bất
kỳ trường hợp nào, giám đốc kinh doanh dịch vụ và phòng nghiệp vụ cũng được thông tin kịp
thời bằng cách nhanh nhất để có sự chỉ đạo. Sau khi giải quyết sự việc xong, báo cáo bằng văn
bản theo đúng quy định cho các địa chỉ như chủ quản và BẢO VIỆT.
Chú ý: - Cần phải làm mọi cách để cuộc đình công diễn ra trong ôn hòa và trật tự, tránh những
việc làm gây kinh động đến đám đông, kích thích sự phẫn nộ của họ.
Chú ý tìm người thực sự “đứng sau” đám đông để làm việc với ho, đặng đạt được mục đích giải

tán đám đông, giúp chủ quản bớt thiệt hại do công nhân bỏ việc để đình công.
Khi vãn hồi trật tự, cần tham mưu cho chủ quản quan tâm hơn đến quyền lợi của người lao
động rút kinh nghiệm về chỉ đạo và sự phối hợp trong giải quyết vụ việc của lực lượng bảo vệ
tại mục tiêu.

Giải quyết trường hợp thứ ba:
Các vụ gây rối trật tự thuộc trường hợp thứ ba có những yếu tố phức tạp hơn hai trường trên vì
đông người lại có ẩu đả, gây hấn. Chủ thể ở đây là đám đông đang trong trạng thái cảm xúc
cao bởi vậy hành vi của họ thật khó lường. Việc cần làm là:
Chia cắt đám đông thành những nhóm nhỏ bằng việc cho những nhân viên bảo vệ tiếp cận và
đi vào đám đông để giải thích, kêu gọi họ bình tĩnh nói rõ yêu cầu của mình. Trên cơ sở giải
thích, từng nhân viên bảo vệ lôi kéo những người tham gia đám đông cụm lại từng nhóm, nhóm
này xa cách nhóm kia làm cho sự “cộng hưởng về cảm xúc” bị triệt tiêu, yếu tố nhận thức và ý
thức được tăng lên. Các nhóm bắt đầu có ý kiến riêng của mình về điều mà họ yêu sách, về
phương pháp đạt những yêu sách đó. Từ sự nhận thức và ý thức của đám đông giúp lực lượng
bảo vệ vãn hồi trật tự, kiềm chế những hành vi quá khích.
Đồng thời với việc giải thích chia cắt đám đông thành các nhóm nhỏ, tổ trưởng hoặc trưởng ca
phải thông báo ngay cho lực lượng công an địa phương để tìm kiếm sự hỗ trợ của họ. Khi lực
lượng công an xuất hiện sẽ giúp làm lạnh những cái đầu nóng của một vài cá nhân quá khích,
10
làm cho đám đông trở nên yên hòa hơn. Nếu thấy những kẻ cố tình gây căng thẳng thì đề nghị
lực lượng công an trực tiếp giải thích hoặc mời họ tới một địa điểm khác để làm việc.
Tìm cách điều đám đông đến khu vực khác, nơi không có tài sản hoặc không có các yếu tố gây
cháy nổ, chập điện như kho xăng dầu, biến thế điện .v.v…. Đây là việc làm khó, nhưng vẫn có
thể làm được nếu biết kết hợp với hoàn cảnh cụ thể.
Sau khi đã chia cắt đám đông ra thành những nhóm nhỏ, trấn áp những kẻ quá khích, đám
đông sẽ trở lại la một đám đông ít bị kích động bởi cảm xúc. Khi đó lực lượng bảo vệ sẽ nghe
rõ hơn những yêu cầu của họ mà tìm cách đáp ứng bằng trả lời của những người có trách
nhiệm của chủ quản. Sự trao đổi nguyện vọng này làm cho đám đông bình tĩnh tự dẹp bỏ
những hành vi quá khích, tìm cách giải quyết ôn hòa để đạt nguyện vọng của họ.

Lúc này việc giải quyết lại như đối với trường hợp thứ hai trên đây.

Chú ý:
Trong khi giải quyết đám đông thì những lực lượng đang canh gác hoặc tuần tra ở những vị trí
khác phải được duy trì và tăng cường để đề phòng các hành vi trộm cắp và đột nhập từ phía
khác của mục tiêu.
Không để xảy ra xung đột giữa đám đông và lực lượng bảo vệ.
Giữ nguyên hiện trường nếu có đập phá, mất mát tài sản do đám đông gây ra.
Cần có sự hỗ trợ chặt chẽ của các phòng chức năng của chủ quản, sự hỗ trợ của ban lãnh đạo
của họ, những nguyên cớ gây nên sự phẫn nộ của đám đông phải được dẹp bỏ.
Kỹ năng xử lý tình huống - Mục tiêu xảy ra tai nạn
11

Giải quyết việc liên quan đến người bị tai nạn

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh có thể xảy ra tai nạn lao động do không chấp hành các
quy định bảo hộ lao động, cũng có thề xảy ra bị thương do sự cố kỹ thuật gây nên.
Trong những trường hợp này lực lượng bảo vệ phải thực hiện những công việc sau đây:
Cùng với tổ trưởng sản xuất sơ cứu người bị tai nạn (theo kiến thức về sơ cứu thương). Nếu
có y, bác sĩ thì đây là việc của họ.
Thông tin cho trưởng ca hoặc tổ trưởng mục tiêu bảo vệ. Báo cho số máy của bệnh viện gần
nhất yêu cầu họ giúp đỡ. Khi điện thoại phải nói rõ địa chỉ để xe cứu thương tìm đến nhanh
nhất, cho họ số điện thoại của tổ bảo vệ hoặc của nhà máy để giữ liên lạc.
Khi xe cứu thương đến phải giúp bệnh nhân ra xe nhanh chóng.
Sau khi đưa người bị thương đi, trưởng ca, hoặc nhân viên bảo vệ phải làm báo cáo cho chủ
quản và BẢO VIỆT.
Giữ nguyên hiện trường, nếu vụ tai nạn nghiêm trọng cần điều tra của cơ quan công an, hoặc
cơ quan bảo hiểm. Lập biên bản sự việc và hỗ trợ điều tra của cơ quan công an, nếu cần.

Trường hợp có người chết tại mục tiêu.


Bảo vệ hiện trường (theo thứ tự và yêu cầu như bài bảo vệ hiện trường)
Canh gác vòng ngoài để đề phòng đám đông hiếu kỳ gây mất trật tự và làm xáo trộn hiện
trường.
Lập biên bản sự việc;
Giúp đỡ công an trong công tác điều tra;
Giải quyết nạn nhân khi được phép của cơ quan công an và chủ quản.
Kỷ năng xử lý tình huống - Đe dọa bom mìn
12

Cách xử lý khi nhận thông tin đe dọa:
Đe dọa đặt bom mìn hoặc các loại chất nổ thường xảy ra như sau:
Bọn khủng bố (vì động cơ nào đó) hoặc bọn tống tiền thường đặt chất nổ trước rồi báo cho
“người bị hại” sau đó. Chất nổ thường được cài đặt vào những vị trí dễ gây sát thương nếu
nhằm mục đích đe dọa tính mạng của người có liên quan đến đối tượng bị khủng bố, đe dọa.
Chất nổ cũng có thể được cài đặt vào những vị trí có nhiều tài sản quý hoặc khu vực quan
trọng của quá trình sản xuất trong nhà máy, xí nghiệp, công trường, hoặc khu vực đông người
trong siêu thị, bệnh viện, điểm vui chơi du lịch, biểu diễn nghệ thuật.v…v
Cách thông tin uy hiếp:
Bọn khủng bố thường dùng điện thoại (cố định hoặc điện thoại di động) để liên lạc và đe dọa
thân chủ, cũng có thể bằng thư để ở những nơi dễ thấy như phòng ngủ, phòng làm việc, cửa ra
vào nhà của thân chủ, người bọn khủng bố nhắm tới.
Trong thực tế, thường thấy là dùng điện thoại để liên lạc, uy hiếp.
Khi nhận những cú điện thoại như vậy, nhân viên bảo vệ phải hết sức bình tĩnh tìm cách kéo
dài cuộc gọi để khai thác những thông tin như:
+ Nơi đặt chất nổ (vị trí cụ thể)
+ Giờ nổ của “gói đồ” và hình thù của nó (đề nghị mô tả)
Động cơ đặt bom
Những yêu cầu cụ thể (nếu là tống tiền thì số tiền, vị trí phương thức trao đổi, cách thức vô hiệu
hóa quả bom sau khi đã trao tiền hoặc sau khi làm một việc gì đó theo yêu cầu của kẻ đặt

bom);
+ Tên địa chỉ người gọi ….v v…
13
+ Điều quan trọng là ghi nhớ những âm thanh nghe được trong quá trình điện đàm như tiếng xe
chạy, tiếng người nói bên ngoài v v để phục vụ cho việc phán đoán nơi, từ đó kẻ khủng bố gọi
tới. Thông thường các máy điện thoại công cộng dùng thẻ hoặc cũng có thể là máy di động
được dùng để uy hiếp đối tượng.
+ Cần tổ chức ghi chép lại những gì nghe được trong cuộc điện đàm, kể cả thời gian bắt đầu và
kết thúc cuộc truyền tin.

Các công việc cần làm sau khi nhận tin
Sau khi nhận được thông tin cần làm rõ quả bom đã được đặt hay không, ở đâu hay chỉ là lời
đe dọa.
Báo ngay cho lãnh đạo chủ quản , lãnh đạo BẢO VIỆT và cho cơ quan công an gần nhất biết
sự việc.
Tổ chức canh gác vòng ngoài nơi có đặt bom, sao cho nếu quả bom nổ cũng không gây
thương vong cho lực lượng bảo vệ
Hướng dẫn để những người không liên quan đến nhiệm vụ thoát hiểm bằng lối an toàn nhất ra
khỏi vòng canh gác bên ngoài.
Tổ chức di chuyển những tài sản hàng hóa có giá trị, nếu có thể, để đề phòng bom nổ gây thiệt
hại nhưng phải tính đến sự an toàn cho lực lượng làm nhiệm vụ di chuyển.
Chờ đợi các đơn vị chuyên môn (tháo gỡ bom mìn của quân đội hoặc công an)
Thông báo các thông tin nhận được và báo cáo tình hình bố trí lực lượng canh phòng cho các
đơn vị chuyên môn khi họ đến làm nhiệm vụ.

Những việc cần làm sau khi giải quyết xong vụ đặt bom
Làm báo cáo bằng văn bản cho phòng nghiệp vụ BẢO VIỆT và lãnh đạo chủ quản
Đối chiếu giữa phương án phòng chống tình huống đặt bom mìn với thực tế đã xảy ra để có
những bổ sung cho phương án cũ. Đề xuất những vấn đề có liên quan đến đào tạo lực lượng
bảo vệ .

Đánh giá tình huống và hiệu quả của lực lượng bảo vệ tại mục tiêu trong vụ giải quyết bom mìn
đã xảy ra.
Kỹ năng xử lý tình huống - Bom thư và bệnh than
14
Trong các loại mục tiêu bảo vệ có văn phòng như khách sạn, nhà máy, ngân hàng, xí nghiệp
công trườngv v lực lượng bảo vệ có nhiệm vụ nhận các bưu phẩm từ nhân viên bưu chính
viễn thông (bưu tá) với số lượng và vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Sau khi nhận từ
bưu tá, nhân viên bảo vệ trực tại cổng chính phải giao tới các địa chỉ theo quy định hoặc theo
địa chỉ ghi ngoài bì công văn, bưu phẩm thư từ.
Hiện nay bọn khủng bố đã lợi dụng các phương tiện thư tín bưu kiện để gây bệnh hoặc làm sát
thương cho đối phương. Khi gặp các trường hợp này, nhân viên bảo vệ phải làm như thế nào.
Đó là vấn đề chưa xảy ra nhiều ở Việt Nam nhưng việc đề phòng vẫn là cần thiết.

Cách giải quyết
Tại những vị trí có trang bị máy dò kim loại nếu thấy bưu kiện nào đó có những dấu hiệu bất
thường hãy báo cáo bằng điện thoại cho người có trách nhiệm của chủ quản, trưởng ca hoặc
tổ trưởng mục tiêu đồng thời cho kiểm tra xem có kim loại trong bưu phẩm không.
Khi máy không có tín hiệu, tức không có kim loại, nhân viên bảo vệ cũng báo cho người nhận
cần lưu ý khi mở gói bưu phẩm.
Trường hợp gói quà (kể cả lẵng bông) do một người nào đó đưa tới để giao cho người nhận
trong mục tiêu thì nhân viên bảo vệ cần kiểm tra gói quà và ghi lại số chứng minh nhân dân và
địa chỉ thường trú hiện tại của người đó để có thể liên lạc khi cần thiết.
Đề nghị người gửi quà cho biết những thông tin khác về bản thân và về người nhận quà để qua
đó có thể nhận định về gói quà và mục đích của hành vi. Khi làm việc này, nhân viên bảo vệ
phải tỏ ra nhã nhặn lịch thiệp, có thể giải thích cho người đưa quà về mục đích kiểm tra như
trên để họ thông cảm và cộng tác tích cực với nhân viên bảo vệ.
15
Nếu có thể, nhân viên bảo vệ tạo điều kiện để hai người trực tiếp gặp nhau để trao và nhận quà
là tốt nhất. Trong trường hợp này nếu người nhận và người gửi thân quen nhau thì giao nhận
bình thường. Nhưng nếu họ không biết nhau thì việc mở gói quà cũng cần thận trọng để tránh

những đáng tiếc xảy ra.

Thư có dấu hiệu “thư bẩn” hoặc “thư bệnh”
Trong khi nhận các bao thư từ bưu tá hoặc người cụ thể trực tiếp tới văn phòng, nhân viên bảo
vệ cần xem xét về trọng lượng của bì thư (dùng cảm giác trọng lượng để phát hiện). Những bì
thư “nặng” hơn những bì thư thường gặp phải được xem xét thêm như:
Về loại bì thư xem có gì đặc biệt, về cách trình bày về nơi gửi và tên người nhận cách viết trên
bì thư v v Tổng hợp những dữ kiện nói trên có thể cho ta nhận định về sự an toàn của các lá
thư để người nhận và mục tiêu được an toàn.
Nếu thấy có bì thư nào đó khác thường và cho rằng có vấn đề thì xử lý tiếp bằng cách báo cáo
cho trưởng ca hoặc người có trách nhiệm của chủ quản để xin ý kiến giải quyết . Trường hợp
cần thiết phải gửi tới các cơ quan chuyên môn về lĩnh vực này của Bộ Công An hoặc Bộ Quốc
Phòng để giám định phải do cấp có thẩm quyền quyết định.
Chú ý:
Khi có bưu phẩm hoặc thư từ có nghi vấn, nhân viên bảo vệ phải ghi đầy đủ vào sổ trực và sổ
giao nhận công văn .
Trường hợp đã xác định được là thư hoặc bưu kiện có nghi vấn, phải làm báo cáo sự việc gửi
cho chủ quản và BẢO VIỆT để xin ý kiến chỉ đạo.
Kỹ năng xử lý tình huống - Trường hợp trộm đột nhập
16

Trong thực tế có thể có hai trường hợp người ngoài đột nhập vào mục tiêu bảo vệ
Trường hợp 1: Kẻ đột nhập bị nhân viên bảo vệ phát hiện quả tang đang làm các động tác để
đột nhập hoặc đã vào bên trong khuân viên của mục tiêu. Sự phát hiện quả tang diễn ra trong
một không gian rất nhỏ hoặc ở cự ly rất gần có thể nhìn rõ hoặc rất rõ kẻ đột nhập.

Trường hợp 2: phát hiện những dấu hiệu cho thấy có người đột nhập vào mục tiêu nhưng
chưa rõ số lượng người, thời điểm và nơi đột nhập.
Để giải quyết hai trường hợp trên cần có những biện pháp khác nhau nhưng có chung một mục
đích là bắt giữ kẻ đột nhập làm rõ ý đồ và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của họ.


Giải quyết trường hợp 1: Khi bắt gặp quả tang kẻ đột nhập, nhân viên bảo vệ tìm mọi cách để
bắt giữ giao cho phòng chức năng xử lý sau khi đã ghi biên bản sự việc. Trường hợp chưa kịp
bắt giữ, kẻ đột nhập đã bỏ chạy thì cần ghi nhận về số lượng người, độ tuổi, vóc dáng (ốm, gầy
cao, thấp) , loại quần áo, kiểu đầu tóc của họ, các dụng cụ vật dụng đem theo người, kể cả vũ
khí nóng hoặc lạnh. Những thông tin này phục vụ cho các quyết định liên quan đến việc thuyết
phục đầu thú, hoặc tổ chức lực lượng vây bắt kẻ đột nhập một cách hiệu quả.

Những việc cần làm để bắt giữ:
Thông báo ngay cho các nhân viên bảo vệ khác và trưởng ca hoặc tổ trưởng tình hình với các
thông tin cần thiết về kẻ đột nhập và yêu cầu bố trí lực lượng tăng cường.
Dùng lời lẽ thuyết phục kẻ đột nhập đầu thú, rằng chúng tôi đã bao vây đề nghị anh không
chống trả mà đầu thú để nói chuyện. Chúng tôi hứa sẽ giúp anh làm giảm lỗi của hành vi, khi
17
anh trình bày rõ lý do, động cơ đột nhập; dù sao thì anh mới chỉ vượt rào, chưa làm gì có lỗi
hơn thế; Anh còn thời gian để dừng lại. Chúng ta sẽ nói chuyện ôn hòa và sẽ có lợi cho anh và
cả chúng tôi - những người có trách nhiệm bảo vệ cho nơi này.vv Thuyết phục bằng lời lẽ phù
hợp với đối tượng và hoàn cảnh; âm điệu mạnh mẽ, tự tin để có tác động mạnh vào tâm lý của
đối tượng làm đối tượng từ bỏ ý định ban đầu, không tìm cách chạy trốn để ra đầu thú.
Nếu thuyết phục không đem lại kết quả, kẻ đột nhập có biểu hiện ngoan cố định trốn chạy thì
lập tức tổ chức phương án vây bắt.
Trước hết phải lượng định khả năng chống trả của đối phương để có phương án đề phòng.
Đồng thời điều lực lượng chốt chặt những nơi đối tượng có thể thoát ra (đó là việc làm của ca
trưởng, tổ trưởng) nhưng nếu tổ trưởng và trưởng ca chưa có mặt thì nhân viên bảo vệ nào
phát hiện kẻ đột nhập phải giữ vai trò chỉ huy bắt giữ, những nhân viên khác phải theo lệnh của
người chỉ huy mà cộng tác chặt chẽ trong hành động. Mệnh lệnh đưa ra phải ngắn gọn rõ để tổ
chức vòng vây tiếp cận đối tượng.
Khi ở một cự ly ngắn, vòng vây dừng lại để tiếp tục thuyết phục nhằm làm cho đối tượng từ bỏ
ý định chống trả mà quy hàng tránh gây đổ máu hoặc sát thương. Trong khi đối tượng còn
lưỡng lự, chưa dứt khoát từ bỏ ý đồ chống cự thì một mũi tiến công từ vòng vây nhanh chóng

tiếp cận đối tượng, dùng võ thuật trấn áp và bắt giữ đối tượng. Nếu họ là một số người thì phải
xé lẻ, chia cắt để thuận lợi cho việc bắt giữ. Tuy nhiên nếu tình thế làm cho đối tượng không
phản kháng mạnh thì không nhất thiết phải dùng vũ lực nhưng phải tước vũ khí, nếu có.

Những việc cần phải làm sau khi bắt giữ:
Giữ nguyên hiện trường nơi kẻ đột nhập vào mục tiêu.
Lấy lời khai và lập biên bản làm rõ nhân thân, động cơ đột nhập, thời gian và phương thức đột
nhập v v
Giao kẻ đột nhập cho công an địa phương (cùng vũ khí phương tiện nếu có) và biên bản có
chữ ký của người đột nhập và người làm chứng.
Biên bản này cần có bản lưu để báo cáo chủ quản và Công ty BẢO VIỆT.
Làm báo cáo gửi Công ty BẢO VIỆT và chủ quản kèm theo biên bản sự việc.
Rút kinh nghiệm quá trình giải quyết cuộc bắt giữ kẻ đột nhập về khả năng cơ động của lực
lượng bảo vệ những bổ sung mới về canh gác và tuần tra, việc củng cố tường rào của mục
tiêu; sự chỉ định của các cấp chỉ huy, sự phối hợp với cơ quan công an địa phương và cơ quan
chủ quản v…v…

Giải quyết trường hợp thứ 2
Xác minh làm rõ những dấu hiệu nghi vấn có kẻ đột nhập vào bên trong mục tiêu
18
Nếu có dấu hiệu kẻ đột nhập vào bên trong mục tiêu qua tường rào, cống thoát nước, đột nhập
từ trên xuống qua mái lợp, ống thông hơi, cửa thoát hiểm v v thì cần làm rõ những dấu hiệu
tiếp theo để có hướng truy tìm và vây bắt kẻ đột nhập. Cũng qua dấu vết để lại có thể phỏng
đoán số lượng người đột nhập qua dấu chân dấu tay, từ dấu vết cạy phá có thể phán đoán tính
chuyên nghiệp của kẻ đột nhập. Nhưng quan trọng nhất là nơi chúng đang lẩn trốn, vũ khí,
công cụ đem theo. Giải đáp vấn đề này là bài toán khó vì vậy nhân viên bảo vệ phải thực hiện
những vấn đề sau:
Bằng mọi cách thông báo cho các nhân viên khác biết tình hình để họ cảnh giác ngay nơi họ
đang canh gác hoặc tuần tra.
Báo cho trưởng ca hoặc tổ trưởng để xin ý kiến chỉ đạo và tăng cường lực lượng.

Đồng thời điều lực lượng chốt chặt những nơi có khả năng bọn đột nhập thoát ra ngoài.
Khi trưởng ca hoặc tổ trưởng có mặt thì nhiệm vụ thuộc về quyền chỉ huy của họ và công việc
được giải quyết như trường hợp 1 nhưng cần thêm lực lượng vì địa bàn rộng, kẻ đột nhập
chưa bị nhận biết về số lượng và tính chất của chúng.
Chú ý:
Cần thận trọng đề phòng sự chống trả của kẻ đột nhập theo phương châm chứa đựng trong
câu nói mang tính kinh nghiệm của dân gian: “đầu trộm đuôi cướp”. Chúng bí mật đột nhập để
trộm cắp hoặc phá hoại, nhưng khi bị phát hiện có thể dùng vũ khí, vũ lực để thoát thân một
cách quyết liệt kể cả giết người.
Cần kiểm tra kỹ những ngóc ngách có thể ẩn náu trong mục tiêu, điều này trưởng ca và trưởng
mục tiêu phải rõ hơn ai hết.
Chỉ báo cho cơ quan công an khi vòng vây đã áp sát đối tượng và khẳng định được tương đối
chính xác về số lượng và tích chất của bọn người đột nhập.
19

×