Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất tanin tách từ thịt quả điều lộn hột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 54 trang )

Đề tài : Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả điều lộn hột



Sinh viên: Trương Ngọc Hải Uyên Trang 1 PGS.TS Lê Tự Hải
Đề tài : Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả điều lộn hột



Sinh viên: Trương Ngọc Hải Uyên Trang 2 PGS.TS Lê Tự Hải
Đề tài : Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả điều lộn hột



Sinh viên: Trương Ngọc Hải Uyên Trang 3 PGS.TS Lê Tự Hải
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Chống ăn mòn kim loại là một lĩnh vực thu hút sự quan tâm của hầu hết mọi
quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có nền công nghiệp phát triển. Theo
đánh giá hàng năm của cơ quan phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), ăn mòn kim loại
làm tổn thất khá lớn đối với nền kinh tế quốc dân và chiếm tới 3% tổng sản phẩm quốc
gia (GNP). Có nhiều phương pháp để chống ăn mòn kim loại, trong đó việc sử dụng
các chất ức chế như cromat, photphat, nitrit, …cũng đã mang lại hiệu quả đáng kể. Tuy
nhiên, các chất ức chế này thường gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, công nghệ chống
ăn mòn mới hướng đến việc sử dụng các chất ức chế sạch, thân thiện với môi trường
đang được các nhà khoa học chú trọng.
Trên thế giới, người ta biết đến tanin là một hợp chất có nhiều ứng dụng đặc
biệt: làm dược phẩm, dùng trong công nghệ thuộc da, làm bền màu, làm chất ức chế ăn
mòn kim loại
Hiện nay ở nước ta cây điều lộn hột được biết đến như một loại cây trồng quen
thuộc có giá trị kinh tế cao. Từ năm 2002 Việt Nam đã vươn lên đứng thứ nhì thế giới


sau Ấn Độ cả về diện tích trồng điều (350.000 ha), sản lượng công nghiệp (220-250
ngàn tấn) lẫn kim ngạch xuất khẩu (214 triệu USD). Cây điều lộn hột trở thành loài cây
xóa đói giảm nghèo cho người nông dân. Khi nói đến quả điều người ta thường chỉ
nghĩ tới một vài sản phẩm của nó như: hạt điều,dầu điều còn thịt quả điều lộn hột bị
bỏ đi sau thu hoạch lấy hạt, chỉ một số lượng rất ít không đáng kể được sử dụng làm
thức ăn gia súc, nước mắm chay Trung bình cứ 1 tấn hạt điều thô được thu hoạch thì
có đến 8-10 tấn thịt quả điều bị người nông dân bỏ đi gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng. Trong khi đó, trong thịt quả điều lộn hột có một lượng rất lớn tanin bị thải loại
hoang phí. Vì vậy việc khai thác thêm ứng dụng, nhằm nâng cao giá trị của cây điều
lộn hột và giải quyết vấn đề chất ức chế ăn mòn kim loại thân thiện với môi trường có
ý nghĩa thực tiễn cao. Bên cạnh đó góp phần giải quyết được mối lo về ô nhiễm môi
trường và tạo thêm công ăn việc làm cho người nông dân. Vì thế, chúng tôi chọn đề tài
Đề tài : Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả điều lộn hột



Sinh viên: Trương Ngọc Hải Uyên Trang 4 PGS.TS Lê Tự Hải
"Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả
điều lộn hột.”
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tƣợng:
- Thịt quả điều lấy từ cây điều lộn hột ở khu vực thị trấn Phú Hoà, huyện
ChưPăh, tỉnh Gia Lai .
2.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu quy trình chiết tách tanin bằng các dung môi khác nhau; khảo sát
các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết tách và khảo sát khả năng ức chế ăn mòn kim
loại trong môi trường NaCl 3,5%; HCl.
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
3.1. Mục tiêu nghiên cứu :
- Đánh giá khả năng tách tanin từ thịt quả điều lộn hột.

- Thử tác dụng chống ăn mòn kim loại của tanin thu được từ thịt quả điều lộn
hột.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Nghiên cứu chiết tách và ứng dụng tanin từ thịt quả điều lộn hột làm chất ức
chế ăn mòn kim loại.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
- Tìm hiểu về quả đào lộn hột, Tanin thông qua các tài liệu tham khảo.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Phương pháp chiết tách Tanin từ thịt quả điều lộn hột.
- Phương pháp khối lượng, phương pháp phân hủy mẫu phân tích và phương
pháp phổ hấp thụ nguyên tử.
- Phương pháp phổ hồng ngoại và phương pháp sắc lí lỏng cao áp ghép khối
phổ.
- Phương pháp điện hóa để khảo sát khả năng ức chế ăn mòn kim loại của Tanin.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài : Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả điều lộn hột



Sinh viên: Trương Ngọc Hải Uyên Trang 5 PGS.TS Lê Tự Hải
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết tách Tanin từ thịt quả điều
lộn hột để thu được hàm lượng Tanin cao.
- Khảo sát khả năng ức chế ăn mòn kim loại của Tanin.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nâng cao hiệu quả kinh tế của quả điều lộn hột.























Đề tài : Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả điều lộn hột



Sinh viên: Trương Ngọc Hải Uyên Trang 6 PGS.TS Lê Tự Hải
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN VỀ TANIN
1.1.1. Khái niệm
Từ “tanin” được dùng đầu tiên vào năm 1976 để chỉ những chất có mặt trong
dịch chiết thực vật có khả năng kết hợp với protein của da sống động vật làm cho da
biến thành da thuộc không thối và bền. Do đó, tanin được định nghĩa là những hợp chất

polyphenol có trong thực vật, có vị chát được phát hiện với “thí nghiệm thuộc da” và
được định lượng dựa vào mức độ hấp phụ trên bột da sống chuẩn. Định nghĩa này
không bao gồm những phenol đơn giản hay gặp cùng với tanin như acid gallic, các chất
catechin, acid chlorogenic mặc dù những chất này ở những điều kiện nhất định có thể
cho kết tủa với gelatin và một phần nào bị giữ trên bột da sống. Chúng được gọi là
pseudotanin.
Phân tử lượng tanin phần lớn nằm trong khoảng 500 – 5.000 đvc
Khi đun chảy tanin trong môi trường kiềm thường thu được những chất sau:
OH
OH

OH
OH
COOH

OH
OHOH

OH
OHHO
COOH

OH
HO OH

Pyrocatechin Axitpyrocatechic Pyrogallol Acid gallic Phloroglucin
Tanin có trong vỏ, trong gỗ, trong lá và trong quả của những cây như sồi, sú,
vẹt, thông, đước, chè,…Đặc biệt một số tanin lại được tạo thành do bệnh lý khi một vài
loại sâu chích vào cây để đẻ trứng tạo nên “Ngũ bội tử”. Một số loại ngũ bội tử chứa
đến 50% – 70% tanin.

1.1.2 Phân loại
Hóa học của tanin rất phức tạp và không đồng nhất. tanin có thể chia làm 2 loại
chính: tanin thủy phân được hay còn gọi tanin pyrogallic và tanin ngưng tụ hay còn gọi
là tanin pyrocatechic.
Đề tài : Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả điều lộn hột



Sinh viên: Trương Ngọc Hải Uyên Trang 7 PGS.TS Lê Tự Hải
1.1.2.1. Tanin pyrogallic
Tanin pyrogallic là những este của gluxit, thường là glucozơ với một hay nhiều
axit trihiđroxibenzencacboxylic.
Khi thủy phân bằng acid hoặc bằng enzym tanase thì giải phóng ra phần đường
thường là glucose, đôi khi gặp đường đặc biệt, ví dụ đường hamamelose. Phần không
phải đường là các acid. Acid hay gặp là acid gallic. Các acid gallic nối với nhau theo
dây nối depsid để tạo thành acid digallic, trigallic. Ngoài acid gallic người ta còn gặp
các acid khác ví dụ acid ellagic, acid luteolic, dạng mở 2 vòng lacton của acid elagic,
acid chebulic.
Phần đường và phần không phải đường nối với nhau qua dây nối ester nên người
ta coi loại này là những pseudoglycosid.
Đặc điểm chính của loại tanin này:
 Khi cất khô ở 180
0
C – 200
0
C thì thu được pyrogallol là chủ yếu.
 Cho kết tủa bông với chì axetat 10%.
 Cho kết tủa màu xanh đen với muối sắt (III).
 Thường dễ tan trong nước.






Axit galic β-1,2,3,4,6-pentagaloyl-O-D-glucozơ





Galoyl este β- 1,2,2,3,6-pentagaloyl-O-D-glucozơ

Đề tài : Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả điều lộn hột



Sinh viên: Trương Ngọc Hải Uyên Trang 8 PGS.TS Lê Tự Hải





Naringenin Eriodictyol

O
HO
O
O
O
G

O
G
G
G
O
G


Hình 1.1 Một số loại polyphenol thuộc nhóm tanin pyrogallic
1.1.2.2. Tanin pyrocatechic
Tanin nhóm này được tạo thành do sự ngưng tụ từ các đơn vị flavan-3-ol hoặc
flavan 3,4-diol. Dưới tác dụng của axit hoặc enzim thì không bị thủy phân mà tạo thành
chất đỏ tanin hay phlobaphen. Phalobaphen ít tan trong nước là sản phẩm của sự trùng
hợp kèm theo oxi hóa, do đó tanin pyrocatechic còn được gọi là phlobatanin.
Đặc điểm chủ yếu của loại tanin này là:
 Khi cất khô cho pyrocatechin là chủ yếu.
 Cho kết tủa màu xanh đậm với muối sắt ba.
 Cho kết tủa bông với nước brom.
 Khó tan trong nước hơn pyrogallic.




Catechin (C) Epicatechin (EC)
β– 1,2,2,3,6 – pentagaloyl – O – D - glucose

G là este của acid gallic
OH
OH
O

OH

Đề tài : Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả điều lộn hột



Sinh viên: Trương Ngọc Hải Uyên Trang 9 PGS.TS Lê Tự Hải






B-1 Epicatechin-(4β->8)-epicatechin B-2Epicatechin-(4β->8)-catechin
Hình 1.2. Một số loại polyphenol thuộc nhóm tanin pyrocatechic.
1.1.3. Tính chất và định tính tanin
Tanin có vị chát, làm săn da, tan được trong nước, kiềm loãng, cồn, glyxerol và
axeton.
- Thí nghiệm thuộc da của tanin: Lấy một miếng da sống chế sẵn ngâm vào
dung dịch HCl 2% rồi rửa với nước cất, sau đó thả vào dung dịch tanin trong vòng 5
phút. Rửa lại với nước cất rồi nhúng vào dung dịch sắt (III) sunfat 1%. Miếng da sẽ
chuyển sang màu nâu hoặc nâu đen.
- Kết tủa với gelatin: Dung dịch tanin 0,5-1% khi thêm vào dung dịch gelatin 1%
có chứa 10% NaCl thì sẽ có kết tủa.
- Kết tủa với alkaloid: tanin tạo kết tủa với các alkaloid hoặc một số dẫn chất hữu
cơ có chứa nitơ khác như hexamethylen tetramin, dibazol…
- Kết tủa với muối kim loại: tanin cho kết tủa với các muối kim loại nặng như
chì, thủy ngân, kẽm, sắt.
- Phản ứng Stiasny (để phân biệt 2 loại tanin): Lấy 50ml dung dịch tanin, thêm
10ml formol và 5ml HCl đun nóng trong vòng 10 phút. tanin pyrogallic không kết tủa

còn tanin pyrocatechic thì cho kết tủa đỏ gạch. Nếu trong dung dịch có cả 2 loại tanin
thì sau khi lọc kết tủa, cho vào dịch lọc CH
3
COONa rồi thêm muối sắt (III), nếu có mặt
tanin pyrogallic thì sẽ có kết tủa xanh đen.
- Tanin bị oxi hóa hoàn toàn dưới tác dụng của KMnO
4
hoặc hỗn hợp cromic
trong môi trường axit.
1.1.4. Công dụng của tanin
Đề tài : Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả điều lộn hột



Sinh viên: Trương Ngọc Hải Uyên Trang 10 PGS.TS Lê Tự Hải
Ở trong cây, tanin tham gia vào quá trình trao đổi chất, các quá trình oxi hóa
khử, là những chất đa phenol, tanin có khả năng kháng khuẩn nên có vai trò bảo vệ cho
cây.
Tanin là một hợp chất có khá nhiều ứng dụng trong điều trị:
- Do có tính tạo tủa với protein, khi tiếp xúc với niêm mạc, tổ chức da bị tổn
thương hay vết loét,… tanin sẽ tạo một màng mỏng, làm máu đông lại, ngừng chảy nên
ứng dụng làm thuốc đông máu và thuốc săn se da.
- Tanin có tính kháng khuẩn, kháng virus, được dùng trong điều trị các bệnh viêm
ruột, tiêu chảy mà búp Ổi, búp Sim, vỏ Ổi và vỏ Măng cụt là những dược liệu tiêu biểu
đã được dân gian sử dụng.
- Tanin dùng làm thuốc chữa bỏng, làm tiêu độc vì tanin có thể kết hợp với các
độc tố do vi khuẩn tiết ra, cũng như với các chất độc khác như muối bạc, muối thủy
ngân, muối chì, kẽm….Tanin tạo kết tủa với các alcaloid và các muối kim loại nặng
này nên làm giảm sự hấp thu của những chất này trong ruột, vì vậy được ứng dụng để
giải độc trong những trường hợp ngộ độc alcaloid và kim loại nặng. Cũng vì lý do này,

không nên uống thuốc với nước trà.
- Trong bào chế hiện đại, tanin được tinh chế rồi bào chế thành những chế phẩm
như dung dịch có nồng độ 1-2% hoặc thuốt bột, thuốc mỡ dùng ngoài 10-20%.
- Tanin có ứng dụng quan trọng trong công nghệ thuộc da, làm cho da biến thành
da thuộc không thối và bền, làm chất cầm màu trong nhuộm vải bông. Sở dĩ tanin
được dùng thuộc da là do cấu trúc hoá học của tanin có nhiều nhóm OH phenol tạo
được nhiều dây nối hydro với các mạch polypeptid của protein trong da. Phân tử tanin
càng lớn thì sự kết hợp này càng chặt chẽ.
1.1.5. Tình hình nghiên cứu và sử dụng tanin hiện nay
Trên thế giới
Các sản phẩm Tannin riche, Tannin riche Extra, Quer Tannin được sản xuất với
sản lương lớn ở các nước Châu Âu để tăng hương, vị cho rượu và bảo quản rượu nho.
Giá trị của các hợp chất tanin chiết xuất từ thực vật liên tục được nghiên cứu.
Đề tài : Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả điều lộn hột



Sinh viên: Trương Ngọc Hải Uyên Trang 11 PGS.TS Lê Tự Hải
- Gần đây, khi nghiên cứu về dược tính của chè xanh, các nhà khoa học đã tin rằng
các chất chống oxi hóa giữ vai trò chủ đạo. Chất chống oxi hóa trong chè là polyphenol
có hiệu lực gấp 100 lần vitamin C, gấp 25 lần vitamin E (theo kết quả nghiên cứu của
Bác sĩ Weisburger).
- Tanin chiết xuất từ vỏ và hạt lựu có tác dụng làm da mịn màng.
Những nghiên cứu gần đây về các vấn đề ứng dụng khác của tanin được các nhà
khoa học quan tâm:
- Sản xuất keo-formaldehyde cho gỗ dán nội thất từ bột bắp-tanin
- Tanin chất kết dính cho gỗ ép.
- Đánh giá khả năng phản ứng của formaldehyde và tanin tạo chất kết dính bằng
sắc ký khí.
- Chất kết dính sinh học liên kết gỗ từ tanin.

Nhà máy tanin DITECO ở Chile hiện đang sản xuất tanin từ vỏ cây thông. Các
nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng các giải pháp tanin có thể được sử dụng như chất
chống ăn mòn kim loại với chi phí ít hơn nhiều, khối lượng lớn vỏ thông bị thải loại từ
quy trình thai thác gỗ thông (vỏ chứa 15% tanin) có thể được sử dụng để sản xuất tanin
thương mại. Một loạt các sản phẩm sản xuất từ tanin đã được phát triển và cấp bằng
sáng chế tại Chile và Brazil, bao gồm:
 Sản phẩm chống ăn mòn mòn - được bán dưới tên thương hiệu Nox-Primer, sản
phẩm này xử lý gỉ bề mặt thép trước khi sơn. Một polymer trong thành phần của
Nox-Primer tạo ra một lớp bảo vệ mà trên thực tế có thể gấp đôi tuổi thọ của sơn
truyền thống.
 Keo dán gỗ - chiết xuất tanin được thêm vào chất kết dính sử dụng để dán gỗ
trong sản xuất vật liệu đóng tàu.
 Chất ức chế ăn mòn- tanin là dầu khoáng addedto để bảo vệ thép cán nguội khỏi
ăn mòn trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.
Ở Việt Nam
Hiện nay tiềm năng khai thác tanin rất lớn nhưng việc nghiên cứu và hiệu quả sử
dụng vẫn chưa cao. Trong thời gian gần đây, một số nhà khoa học đã bước đầu nghiên
Đề tài : Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả điều lộn hột



Sinh viên: Trương Ngọc Hải Uyên Trang 12 PGS.TS Lê Tự Hải
cứu và thử tác dụng chống oxi hóa của polyphenol từ cây chè. Ngoài việc làm thuốc
chữa bệnh và các chất phụ gia có giá trị cao trong công nghiệp thực phẩm, tanin cũng
cần được nghiên cứu để sử dụng có hiệu quả hơn trong công nghiệp thuộc da và chống
ăn mòn kim loại.
1.1.6. Những thực vật chứa nhiều tanin
Tanin phân bố rộng rãi trong thiên nhiên.
Các loài keo (acacia) khác nhau có hàm lượng tanin khác nhau. Loài có hàm lượng
tanin lớn nhất là keo đen (acacia mearsi) có tới 40 – 43% tanin, loài acacia cepebricta có

hàm lượng tanin từ 15 – 20%. Cây sồi chứa khoảng từ 7 đến 10% tanin. Bạch đàn: vỏ
bạch đàn vùng Biển Đen chứa khoảng 10 – 12%. Cây chè cũng có hàm lượng tanin khá
lớn: lá chè chứa khoảng 20% tanin.
Nhìn chung, tanin có nhiều trong thực vật 2 lá mầm như: Loài thông
(Rubiaceae), sến (Sapotaceae), cỏ roi ngựa (Verbennaceae), họ cúc, hoa mõm chó
(Scrophulariaceae), trúc đào (Apocynaceae), khoai lang (Convolvulaceae), hoa môi
(Labiatea), thầu dầu (Ecephorbiaceae), đậu (Leguminoseae), trôm (Sterculiaceae), đào
lộn hột (Anacardiaceae),chùm ớt (Bignoniaceae) và oro (Acanthaceae); dẻ (Fagaceae),
thông Caribe (pinus caribaea),, ….
Đặc biệt, có một số tanin được tạo thành do thực vật bị một bệnh lý nào đó, như
vị thuốc Ngũ bội tử là những túi được hình thành do nhộng của con sâu ngũ bội tử gây
ra trên cành và cuống lá của cây Muối (Rhus semialata, thuộc họ Anacardiaceae). Hàm
lượng tanin trong dược liệu thường khá cao, chiếm từ 6-35%, đặc biệt trong Ngũ bội tử
có thể lên đến 50-70%. Ở trong cây, tanin tham gia vào quá trình trao đổi chất và oxy
hoá khử, đồng thời nhờ có nhiều nhóm phenol nên tanin có tính kháng khuẩn, bảo vệ
cây trước những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.


1.2. TỔNG QUAN VỀ CÂY ĐIỀU
Đề tài : Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả điều lộn hột



Sinh viên: Trương Ngọc Hải Uyên Trang 13 PGS.TS Lê Tự Hải
Cây điều có tên khoa học Anacardium occidentale L. Một số vùng nước ta còn
gọi là cây đào lộn hột. Tên tiếng Anh thường gọi là “Cashew”, thuộc họ xoài.


Hình 1.1. Cây điều lộn hột
Hạt điều (trái thực của cây điều) là phần có giá trị kinh tế cao nhất. Nhân điều

(hạt điều bóc vỏ) chiếm 25 – 30% trọng lượng hạt, trong đó bột đường (22 – 33 %),
chất béo (44 – 49% ), đạm (15 – 28% ). Ngoài ra còn có sinh tố B1, sinh tố E và nhiều
chất khoáng rất cần cho cơ thể con người. Do vậy nhân điều là thực phẩm bổ dưỡng
cao cấp, được người tiêu dùng ở nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.
Trái điều (trái giả của cây điều) cho dịch ép trong đó chứa đường, nhiều chất
khoáng, sinh tố (C, B1, B2, PP), có thể chế ra nước uống, sirô cô đặc, rượu điều, mứt,
rau xanh; bã trái làm thức ăn cho gia súc, phân bón v.v…
Vỏ hạt điều chứa 18 – 23% dầu vỏ điều (CNSL), là nguyên liệu để chế ra các
loại sản phẩm như: sơn phủ kim loại, sơn cách điện, sơn mỹ nghệ, bột ma sát, thuốc
bảo quản gỗ v.v… Hiện nay, dầu vỏ điều cũng là một mặt hàng xuất khẩu.
Điều không những là cây thực phẩm quý, cho vị thuốc tốt mà còn là cây
phủ xanh đất trồng đồi trọc, cây chắn gió, chắn cát. Điều là cây nhiệt đới, xanh quanh
năm, cao 6 – 14m, thân ngắn cành dài, lá đơn nguyên hình trứng tròn đều, hoa nhỏ mọc
thành chuỳ. Quả thật là một loại quả khô, hình quả thận, nặng 5 – 9g, vỏ mầu xám,
cuống quả phình to bằng quả trứng màu vàng, đỏ hay trắng, làm cho ta có cảm giác
phần cuống quả phình ra là quả và quả thật là hạt do đó có tên là “Đào lộn hột”.
Đề tài : Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả điều lộn hột



Sinh viên: Trương Ngọc Hải Uyên Trang 14 PGS.TS Lê Tự Hải
Điều nguồn gốc ở Braxin nhưng các nước trồng nhiều nhất lại là Ấn Độ, Việt
Nam, Tanzanai, Mozambic. Điều phát triển ở vùng nóng ẩm và nửa khô hạn. Cây
không chịu được giá rét, dưới 7 – 8
0
C cây ngừng sinh trưởng, do đó điều chỉ phát triển
tốt ở miền Nam nước ta nhờ khí hậu phù hợp.
Cây điều phát triển tốt ở những điều kiện:
* Nhiệt độ: trung bình năm từ 24 – 28
0

C , trung bình tối thấp 18
0
C, trung bình tối
cao 38
0
C, không có sương giá.
* Mưa, ẩm: lượng mưa 800 – 1.600 mm/ năm, độ ẩm không khí tương đối 65 – 85
%; có hai mùa mưa và khô rõ rệt kéo dài 5 – 6 tháng.
* Gió: ở những vùng ít bị ảnh hưởng của gió bão và lốc xoáy, tốc độ gió từ 2 – 25
km/ giờ.
* Đất: cây điều có thể mọc được trên nhiều loại đất, nhưng phát triển tốt trên các
loại đất cát, cát pha, thịt nhẹ, đất tơi xốp có tầng đất dầy trên 1m, tầng nước ngầm sâu
từ 1,5 m đến trên 5 m; đất phải thoát nước; độ pH từ 5 – 7,3; độ cao so với mặt nước
biển dưới 700 m.
1.3. LÝ THUYẾT VỀ ĂN MÒN VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI
1.3.1. Ăn mòn kim loại
1.3.1.1. Định nghĩa và phân loại các quá trình ăn mòn kim loại
a. Định nghĩa
Ăn mòn kim loại là quá trình phá hủy kim loại dần từ ngoài vào trong khi kim
loại tiếp xuvs với môi trường xung quanh.
b. Phân loại theo quá trình: gồm 3 loại
- Ăn mòn sinh học: Là sự ăn mòn kim loại gây ra do tác động của một số vi
sinh vật có trong môi trường xâm thực (đất , nước…)
- Ăn mòn hóa học: Là quá trình phá hủy kim loại do tác động của nó với môi
trường xung quanh: khí khô hay chất lỏng không phải là chất điện giải. Ăn mòn khí
khô ở nhiệt độ thường ít gặp, quá trình ăn mòn kim loại khí phổ biến là khi kim loại
tiếp xúc với khí ở nhiệt cao.
xMe
(r)
+

y

2
→ Me
x
O
y

Đề tài : Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả điều lộn hột



Sinh viên: Trương Ngọc Hải Uyên Trang 15 PGS.TS Lê Tự Hải
-Ăn mòn điện hóa: Là sự phá hủy kim loại do tác dụng điện hóa của môi trường
chất điện giải và xảy ra ở hai môi trường khác nhau trên bề mặt kim loại và làm xuất
hiện dòng điện. Ăn mòn điện hóa của kim loại gồm ba quá trình kèm theo nhau sau
đây:
+ Qúa trình anot: Kim loại bị ăn mòn theo phản ứng:
Me
n+
.ne
+ mH
2
O
Me
n+
.mH
2
O.ne
+ Qúa trình catot: Các chất oxi hóa nhận e do kim loại giải phóng:

Ox + ne → Red (Red là chất khử) hay D + ne → [D.ne]
+ Qúa trình dẫn điện: Các electron do kim loại bị ăn mòn giải phóng sẽ di
chuyển từ anot sang catot, trong dung dịch điện li cũng có sự dịch chuyển của cation và
anion tương ứng.







Hình 1.2. Sơ đồ ăn mòn điện hóa
1.3.1.2. Ăn mòn thép trong nước sông và nước biển
a. Thành phần của nước sông và nước biển
Nước sông và nước biển là những dung dịch điện li. Trong nước biển có rất
nhiều loại muối hòa tan như trong bảng 1.1:


Bảng 1.1. Thành phần các muối hòa tan trong nước biển
Muối
Thành phần (%)
Muối
Thành phần (%)
Vùng anot (-)
ne Me
D
ne
+mH
2
O

ne D

Vùng catot (+)
A
-
K
+
Me
n+
. mH
2
O



Đề tài : Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả điều lộn hột



Sinh viên: Trương Ngọc Hải Uyên Trang 16 PGS.TS Lê Tự Hải
NaCl
77,8
K
2
SO
4
2,5
MgCl
2
10,9

CaCO
3
0,3
MgSO
4
4,7
MgBr
2
0,2
CaSO
4
3,6



Vậy trong nước biển có các anion: Cl
-
,

SO
4
2-
, CO
3
2-
, Br
-
…và các cation: Na
+
,

K
+
, Mg
2+
, Ca
2+
.
Độ dẫn điện của nước biển rất cao, hàm lượng Cl- khá lớn. Vì vậy quá trình ăn
mòn xảy ra trong nước biển rất mãnh liệt. Sắt, gang, thép cacbon có hàm lượng thấp và
trung bình thực tế không có khả năng thụ động trong nước biển.
Khác với nước biển, nước sông có thành phần rất khác nhau tùy theo điều kiện
tự nhiên hình thành dòng sông cũng như tác động của con người.
b. Sơ lược về thép CT
3
Thép CT
3
thuộc nhóm thép chất lượng thường, C là cacbon, T là thép, con số
tiếp theo chỉ giới hạn bền chịu kéo tối thiểu (kg/mm
2
).
Bảng 1.2.Thành phần (%) các nguyên tố của thép CT
3

Thành phần
Fe
C
Mn
Si
P
S

Ni
Cu
%
98,88
0,06
0,25
0,12
0,04
0,05
0,3
0,3

Thép CT
3
ngoài thành phần chính là hợp kim sắt – cacbon còn chưa một lượng
nhỏ các nguyên tố như: Mn, Si, P, S. Các nguyên tố này được gọi là tạp chất thường,
trong đó Mn, Si làm nâng cao cơ tính của thép, P và S (≤ 0,13%) làm cho thép dòn và
khó hàn. Ngoài ra còn có một lượng nhỏ các nguyên tố Cr, Ni, Cu (≤ 0,2%) gọi là hợp
chất ngẫu nhiên nâng cao cơ tính của thép.
Độ bền và độ cứng của thép phụ thuộc vào thành phần C, thành phần C tăng lên
thì độ cứng tăng nhưng độ dẻo và độ dai giảm.
Thép CT
3
có ưu điểm là: có cơ tính nhất định ( như độ cứng sau khi tôi của thép
cacbon cao không thua kém hợp kim có lượng cacbon tương tự), có tính công nghệ tốt
như dễ đúc, hàn, cán, rèn, dập, kéo sợi, gia công cắt gọt. Điều cơ bản nhất là thép CT
3

có giá thành rẻ, hợp với túi tiền của mọi người (đặc biệt là người lao động).
Đề tài : Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả điều lộn hột




Sinh viên: Trương Ngọc Hải Uyên Trang 17 PGS.TS Lê Tự Hải
c. Ăn mòn thép trong nước
Thép là một hợp kim của sắt với nhiều loại kim loại và phi kim. Ăm ,òm thép
trong dung dịch nước là kết quả của hai hay nhiều phản ứng xảy ra trên bề mặt các kim
loại. Trong đó có một phản ứng anot (oxi hóa kim loại thành ion của nó dưới dạng oxit
hay hidroxit) và một hay nhiều phản ứng catot (khử các cấu tử oxi hóa có mặt trong
dung dịch).
Các phản ứng xảy ra như sau:
Phản ứng catot:
2H
2
O + O
2
+ 4e
4OH
-

Với pH = 7, P
O2
= 0,2 atm, T = 298K, ta có:
2H
2
O + O
2

H
2

+ 2OH
-

Với pH = 7, P
H2
= 1 atm, T = 298K, ta có:
Phản ứng anot:
Fe Fe
2+
+ 2e
Vậy thép rất dễ bị ăn mòn trong nước.
Ngoài ra các kim loại khác có trong thép có thế cân bằng lớn hơn phi nhưng vẫn
có thể bị ăn mòn trong dung dịch có chứa oxi hòa tan.
Trong môi trường axit, tốc độ ăn mòn phụ thuộc vào những phản ứng catot:
2H
+
+ 2e
H
2

O
2
+ 4H
+
+ 4e
2H
2
O

Ở pH thấp thí các phản ứng trên xảy ra nhanh nên tốc độ ăn mòn lớn.

Bên cạnh đó, tại catot còn xảy ra các phản ứng khác dẫn đến ăn mòn. Ví dụ:
2CO
2
+ 2H
2
O + 2e H
2
+ 2HCO
3
-

Thực tế trong tự nhiên, nước sông và nước biển có tốc độ ăn mòn phụ thuộc
phần lớn vào lượng oxi hòa tan, hàm lượng Cl-, Br trong nước.
1.3.2. Các phƣơng pháp bảo vệ kim loại
1.3.2.1. Bảo vệ bằng cách ngăn cách kim loại với môi trường xâm thực
a. Các lớp che phủ kim loại
Đề tài : Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả điều lộn hột



Sinh viên: Trương Ngọc Hải Uyên Trang 18 PGS.TS Lê Tự Hải
Các lớp loại này là các lớp che phủ catot và các lớp che phủ anot. Nếu lớp che
phủ có thế âm hơn thế của kim loại cần bảo vệ gọi là lớp che phử anot. Các lớp che phủ
anot trên sắt là các lớp kẽm, cacdimi. Các lớp che phủ catot trên sắt là đồng, niken,
chì,
b. Các lớp che phủ phi kim loại
Các lớp che phủ phi kim loại gồm các lớp che phủ chất vô cơ và hữu cơ. Các
lớp che phủ hữu cơ là các màng polyme. Sơn và sơn lắc được sử dụng rộng rãi nhất
trong thực tế chống ăn mòn kim loại. Các màng sơn lắc và màng sơn có nhiều đặc điểm
trội hơn so với các lớp kim loại. Chúng dễ che phủ lên các chi tiết có nhiều loại kích

thước, bịt kín các lỗ, các khe, các vết rạn nứt mà không làm tính chất của kim loại thay
đổi. Chúng là những vật liệu bảo vệ hiệu quả mà rẻ tiền.
1.3.2.2. Các phương pháp bảo vệ điện hóa
a. Cơ sở của phương pháp bảo vệ điện hóa
















Đề tài : Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả điều lộn hột



Sinh viên: Trương Ngọc Hải Uyên Trang 19 PGS.TS Lê Tự Hải
Hình 1.3. Giản đồ thế - pH các vùng ăn mòn và bảo vệ kim loại.
Dựa vào hình 1.3 thì trong điều kiện nào đó ta có thể chuyển thế điện cực về
phía dương hơn hay âm hơn so với thế ăn mòn thì dòng ăn mòn sẽ giảm. Như vậy bảo
vệ điện hóa là phân cực thế điện cực. Có 2 phương pháp bảo vệ kim loại chống ăn
mòn: Bảo vệ catot và bảo vệ anot.

b. Bảo vệ catot
- Bảo vệ bằng dòng điện ngoài:
Nhờ dòng điện một chiều bên ngoài, người ta giảm thế điện cực xuống trong
vùng không bị ăn mòn, hay trong giản đồ Evans ta giảm thế cactot đến giá trị thế anot
(E
c
0
= E
0
a
). Do đó dòng ăn mòn hướng về số 0. Việc bảo vệ catot áp dụng cho Fe, Cu,
Al và hợp kim Al trong trường hợp các kim loại này ngâm trong dung dịch nước hay
trong môi trường ẩm.
- Bảo vệ anot hi sinh (bảo vệ bằng protector):
Để giảm thế điện cực đến thế bảo vệ (bằng kim loại không bị ăn mòn hay thụ
động hoàn toàn) ta có thể cho Fe tiếp xúc với kim loại có thế thấp hơn thế của Fe và
tavs dụng như anot hi sinh (anot hi sinh thường dùng là Zn, Al, hợp kim Al – Zn).
c. Bảo vệ anot
Theo hình 1.3, ta thấy để chuyển kim loại vào trạng thái thụ động bền (tức là
chuyển thế kim loại về phía dương hơn), người ta nối kim loại cần được bảo vệ với cực
dươnng của nguồn điện một chiều. Bảo vệ anot được áp dụng cho thép không gỉ trong
H
2
SO
4
chứa HCl ở 25
0
C. Khi có mặt vài chất ức chế (nitrat, cromat, sunfat, )trong
dung dịch thì hiệu quả bảo vệ anot tăng lên.
1.3.2.3. Bảo vệ bằng chất ức chế

Khái niệm: Chất ức chế ăn mòn là chất mà khi thêm một lượng nhỏ vào môi
trường thì tốc độ ăn mòn điện hóa của kim loại và hợp kim giảm đi rất lớn. Cơ cấu tác
dụng của chất ức chế là ngăn cản quá trình anot, catot hay tạo màng. Để đánh giá hiệu
quả của chất ức chế, người ta thường dựa vào 2 chỉ số sau:
- Hệ số tác dụng bảo vệ (khí hiệu là Z):
Đề tài : Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả điều lộn hột



Sinh viên: Trương Ngọc Hải Uyên Trang 20 PGS.TS Lê Tự Hải
Z = . 100%
K
0
: tốc độ ăn mòn của kim loại trong dung dịch khi chưa có chất ức chế (g/m
2
.h).
K
1
: tốc độ ăn mòn của kim loại khi có chất ức chế (g/m
2
.h).
- Hiệu quả bảo vệ (kí hiệu γ):
γ =
Chất ức chế anot: Chất làm chậm anot thường là các chất oxi hóa NO
2
-
, NO
3
-
,

MnO
4
-
, CrO
4
2-
… Những chất này có khả năng oxi hóa tạo thành màng thụ động trên
anot theo thuyết màng hay hấp phụ. Ví dụ: cơ cấu tác dụng của CrO
4
2-
(cromat) là hấp
phụ trên sắt tạo thành hợp chất bề mặt.
Chất ức chế catot: Chất làm chậm catot làm giảm tốc độ ăn mòn do giảm hiệu
ứng quá trình catot hay giảm bề mặt catot.
Chất làm chậm catot là chất hấp phụ oxi, do đó làm giảm tốc độ ăn mòn khử
phân cực oxi.
Ví dụ: Na
2
SO
4
+ 1/2O
2
→ Na
2
SO
4

Chất làm chậm tạo thành màng trên catot và giảm bề mặt catot.
Ví dụ: Ca(HCO
3

)
2
+ OH
-
→ CaCO
3
+ HCO
3
-
+ H
2
O
Cation của một số kim loại: As
3+
, Bi
3+
…trong môi trường axit chúng sẽ giải
phóng điện trên catot tạo thành As và Bi. Qúa thế của H
2
trên kim loại này cao hơn quá
thế của H
2
trên thép. Do đó sự có mặt của các ion này làm giảm tốc độ thoát H
2
dẫn
đến giảm tốc độ ăn mòn kim loại.
Chất ức chế hữu cơ:
Tác dụng của chất ức chế hữu cơ là hấp phụ lên bề mặt kim loại và giảm tốc độ
ăn mòn. Cũng có ý kiến cho rằng chất hữu cơ hấp phụ lên bề mặt kim loại, đầu tiên là
hấp phụ vật lý do lực tĩnh điện và lực Van der Waals, sau đó là hấp phụ hóa học: các

nguyên tử N, O, S có trong thành phần của chất ức chế sẽ tham gia phản ứng với các
electron d của kim loại tạo thành lớp màng trên bề mặt kim loại. Một số chất ức chế
Đề tài : Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả điều lộn hột



Sinh viên: Trương Ngọc Hải Uyên Trang 21 PGS.TS Lê Tự Hải
hữu cơ được sử dụng như: Thioure, Pyridin, Benzidin, Allylamin, Quinolin,
Imidazolin, Benzylmecaptan.
Có nhiều chất ức chế được sử dụng để chống ăn mòn kim loại. Tuy nhiên các
chất ức chế như cromat, photphat, nitrit,…thường gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy
hướng sử dụng các chất ức chế sạch, thân thiện với môi trương đang được các nhà
khoa học quan tâm. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu tính chất ức chế ăn mòn
thép CT
3
trong dung dịchNaCl 3,5% của Tanin chiết từ thịt quả điều lộn hột.











CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
- Thịt quả điều lấy từ cây điều lộn hột ở khu vực thị trấn Phú Hoà, huyện

ChưPăh, tỉnh Gia Lai .
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Định tính xác định Tanin có trong thịt quả điều lộn hột
2.2.1.1. Định tính chung
Sử dụng thuốc thử FeCl
3
để xác định sự có mặt của hợp chất polyphenol.
Lấy 2ml dung dịch lọc vào một bình tam giác, thêm vào 5ml dung dịch gelatin –
muối, khuấy đều thấy có kết tủa bông trắng xuất hiện → Có tanin.
Đề tài : Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả điều lộn hột



Sinh viên: Trương Ngọc Hải Uyên Trang 22 PGS.TS Lê Tự Hải
2.2.1.2. Định tính phân biệt 2 loại tanin
Tanin có 2 loại tanin Pyrogalic (tanin thủy phân) và tanin pyrocatechin (tanin
ngưng tụ). Để phân biệt và chứng minh sự có mặt của 2 loại tanin trong quả đào lộn
hột, dựa vào phản ứng Stiasny (thuốc thử Stiasny: formol + HCl).
2.2.2. Định lƣợng Tanin bằng phƣơng pháp Lowenthal
- Nguyên tắc: Oxi hóa tanin bằng dung dịch KMnO
4
với chỉ thị là sunfoindigo.
- Cách tiến hành:
* Pha chỉ thị sunfoindigo: Lấy 5g indigocacmin cho tác dụng với 25ml dung dịch
H
2
SO
4
đặc, khuấy trong vòng 5 phút sau đó cho tiếp 25ml H
2

SO
4
đặc vào khuấy. Tiếp
theo cho nước vào hòa tan hết lượng sunfoindigo mới điều chế, để nguội, định mức lên
1000ml.
* Định lƣợng tanin: Cân 1 g bột nguyên liệu và lấy một thể tích chính xác dung
môi, đun trên bếp cách thủy. Sau một thời gian nhất định, lọc, để nguội và chuyển toàn
bộ dịch lọc vào bình định mức 250ml. Sau đó, đối với mỗi lần chuẩn độ thì lấy 10ml
dung dịch này, 10ml chỉ thị và 250ml nước cất cho vào bình nón dung tích 500ml
chuẩn bằng dung dịch KMnO
4
0,1N, vừa nhỏ, vừa lắc đều cho đến khi xuất hiện màu
vàng kim.
Song song cùng tiến hành định lượng một mẫu trắng với 10ml chỉ thị trong
250ml nước.
Hàm lượng % tanin có trong nguyên liệu được tính theo công thức:

X =

Trong đó:
X là hàm lượng % tanin trong nguyên liệu.
a: Thể tích KMnO
4
đem chuẩn mẫu phân tích.
b: Thể tích KMnO
4
đem chuẩn mẫu trắng.
V
1
: Thể tích dung dịch mẫu đem phân tích (10ml).

V
2
: Thể tích bình định mức (250ml).
(a-b)V
2
.0,00582.100
V
1
.G
Đề tài : Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả điều lộn hột



Sinh viên: Trương Ngọc Hải Uyên Trang 23 PGS.TS Lê Tự Hải
0,00582: Khối lượng tanin ứng với 1ml KmnO
4
.
G: Khối lượng nguyên liệu ban đầu (1g).
2.2.3.Xác định một số chỉ tiêu hóa lý của mẫu bột thịt quả điều lộn hột
2.2.3.1. Xác định độ ẩm của mẫu bột thịt quả điều lộn hột
- Nguyên tắc: dung phương pháp sấy khô đến khối lượng không đổi.
- Cách tiến hành:
Tiến hành làm 3 mẫu, lấy kết quả trung bình.
Chuẩn bị 3 chén sứ có kí hiệu sẵn (các chén sứ được rửa sạch và sấy khô trong
tủ sấy, làm nguội đến nhiệt độ phòng), đem cân có khối lượng m
o
(g).
Bỏ vào cốc khoảng 15g mẫu bột, đem cân phân tích, ghi nhận khối lượng, khi đó
tổng lượng cốc cân và mẫu là m
1

(g).
Đặt cốc vào tủ sấy và sấy ở nhiệt độ 95-100
o
C, sấy khoảng 2 giờ thì lấy ra đặt
trong bình hút ẩm cho nguội đến nhiệt độ phòng rồi cân.
Cân xong để cốc vào sấy tiếp khoảng 2 giờ thì cân lại lần nữa đến khi trọng
lượng cốc mẫu giữa các lần sấy không thay đổi. Ghi nhận khối lượng m
2
(g).
Công thức tính độ ẩm (W):
W = (m
1
– m
2
)*100/(m
1
– m
0
) (%)
Trong đó:
m
0
: Khối lượng cốc sau khi sấy đến khối lượng không đổi.
m
1
: Khối lượng cốc và mẫu trước khi sấy.
m
2
: Khối lượng cốc và mẫu sau khi sấy đến khối lượng không đổi.
2.2.3.2. Xác định hàm lượng tro của mẫu bột thịt quả điều lộn hột

- Nguyên tắc: Tro hóa mẫu bằng nhiệt, sau đó xác định hàm lượng tro bằng
phương pháp khối lượng.
- Cách tiến hành:
Lấy 3 mẫu có khối lượng m
1
(g) vừa được xác định độ ẩm đem đi tro hóa. Đốt
cẩn thận trên bếp điện đến than hóa.
Nung ở nhiệt độ 500
0
C trong thời gian từ 10 đến 12 giờ đến tro trắng.
Đề tài : Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả điều lộn hột



Sinh viên: Trương Ngọc Hải Uyên Trang 24 PGS.TS Lê Tự Hải
Làm nguội trong bình hút ẩm. Qúa trình nung được lặp lại đến khi cốc nung có
khối lượng không đổi m
2
(g).
Để tăng nhanh quá trình tro hóa có thể cho vào cốc chứa tro (đã nguội) 3-5 giọt
H
2
O
2
5%, sau đó tiến hành như trên.
Hàm lượng tro (X) tính bằng % theo công thức:
X = [(m
2
– m
o

)*100]/(m
1
– m
o
)
Trong đó:
m
0
: Khối lượng cốc nung
m
1
: Khối lượng cốc nung và mẫu ban đầu
m
2
: Khối lượng cốc nung và tro
Kết quả là trung bình cộng của 3 lần xác định song song.
2.2.4. Xây dựng quy trình chiết tách Tanin từ thịt quả điều lộn hột
Thịt qủa điều lộn hột sau khi thu lượm về sẽ được rửa sạch cát và bụi bằng nước,
sau đó đem phơi khô. Lấy 1g nguyên liệu nấu chiết với dung môi trong thời gian nhất
định bằng bếp cách thủy ở nhiệt độ nhất định.
Nguyên liệu được nấu chiết với dung môi theo 2 cách như sau:
Cách 1: Chiết bằng dung môi nước ở 80
0
C.
Cách 2: Chiết bằng dung môi nước: etanol tỉ lệ 1:1 ở 80
0
C.
Trong 2 trường hợp, dung dịch sau khi chiết được xử lí với clorofom để loại tạp
chất sau đó cho qua phễu chiết để loại tướng clorofom, dịch chiết còn lại đem cất đến
khô, ta thu được tanin rắn.

Sau đó tiến hành đo phổ hồng ngoại (IR) và sắc ký lỏng cao áp (HPLC-MS) của
2 mẫu tanin rắn tách được theo 2 cách trên.
Tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố sau đến quá trình chiết tách
tanin:
* Thời gian, nhiệt độ.
* Tỉ lệ nguyên liệu rắn: dung môi lỏng.
* Tỉ lệ nước: etanol
2.2.5. Phân tích sản phẩm Tanin rắn tách từ thịt quả điều lộn hột
Đề tài : Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả điều lộn hột



Sinh viên: Trương Ngọc Hải Uyên Trang 25 PGS.TS Lê Tự Hải
2.2.5.1. Phổ hồng ngoại (Infrared spectroscopy)
Phương pháp phổ hồng ngoại dựa trên sự hấp phụ năng lượng bức xạ trong vùng
hồng ngoại của phân tử do sự thay đổi trạng thái năng lượng chuyển động quay và
chuyển động dao động từ trạng thái năng lượng cơ bản đến trạng thái năng lượng kích
thích.
Phổ hồng ngoại ứng với chuyển động dao động của phân tử còn gọi là phổ dao
động chỉ xuất hiện khi có sự thay đổi lưỡng cực của phân tử khi dao động. Tần số dao
động cơ bản của phân tử (ứng với bước chuyển từ mức năng lượng cơ bản lên mức
năng lượng kích thích thứ nhất) phụ thuộc vào bản chất và độ bền của liên kết. Như
vậy tần số hấp phụ phổ hồng ngoại là đặc trưng cho cấu tạo hóa học của phân tử.
Đối với phân tử nhiều nguển tử, có rất hiều kiểu dao động: dao động hóa trị đối
xứng và không đối xứng, dao động biến dạng. Khi số nguyên tử trong phân tử tăng thì
số kiểu dao động cũng tăng (số dao động cơ bản trong phân tử N nguyên tử không
thẳng hàng là 3N – 5). Các dao động trong phân tử lại tương tác với nhau làm biến đổi
lẫn nhau. Ngoài ra có nhiều dao động gần giống nhau, nên cùng thể hiện ở một vùng
tần số hẹp và tạo ra chỉ một vân phổ chung. Vì thế thay cho việc phân tích tỉ mỉ các dao
động cơ bản, người ta đưa vào quan niệm dao động nhóm trên cơ sở xem một vài dao

động của các liên kết riên rẽ hay của các nhóm chức gần như độc lập với các dao động
khác trong toàn phân tử. Tần số bức xạ tương ứng với dao động nhóm là tần số dặc
trưng nhóm. Theo quan niệm này những nguyên tử giống nhau trong các phân tử có
cấu tạo khác nhau sẽ có những dao động thể hiện ở những tần số giống nhau. Điều này
là cơ sở cho việc nhận ra sự có mặt của các nhóm chức trong phân tử.
Thực tế tần số đặc trưng nhóm còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố cấu trúc phần
còn lại của phân tử như hiệu ứng electron, hiệu ứng không gian và liên kết hidro nội
phân tử, vì mỗi yếu tố trên theo những cách khác nhau đều gây ảnh hưởng đến hằng số
lực liên kết. Vì thế tần số hấp thụ hồng ngoại là những thong tin hữu ích cho việc
nghiên cứu cấu trúc phân tử. Tuy nhiên, cũng chính điều này nhiều khi lại gây rắc rối
thêm cho công việc nghiên cứu. Ngoài ra khi các phân tử nằm trong trạng thái tập hợp
khác nhau hay trong dung dịch, hằng số lực liên kết hóa trị còn chịu ảnh hưởng lực

×