Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Năm học: 2010 – 2011
Giáo viên: Lưu Văn Hai Trang 1
Sở Giáo dục - Đào tạo Ninh Thuận
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phần I: MỞ ĐẦU
I . Lí do chọn đề tài:
Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Xã hội ngày càng đòi hỏi người lao động phải đa
năng. Vì vậy nhà trường không chỉ thực hiện chức năng truyền thụ, cung cấp kiến thức
mà điều quan trọng hơn là hình thành cho các em học sinh phương pháp tự học, khả năng
vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống, giải quyết được các vấn đề.
Để giúp các em có những kiến thức vững chắc làm hành trang cho các em bước
vào đời thì giáo viên cần phải có những phương pháp cũng như các giải pháp phù hợp để
học sinh có thể tiếp thu tri thức một cách có hiệu quả cao ở tất cả các môn học.
Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung Ương Đảng CSVN Khóa VIII
đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục - Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ
một chiều, rèn luyện thói quen, nếp sống, tư duy sáng tạo ở người học”. Thực hiện chủ
trương này trong những năm gần đây các trường học đã và đang triển khai mạnh mẽ đổi
mới phương pháp Dạy - Học.
Định hướng của Đổi mới phương pháp Dạy – Học là:
− Tăng cường tính chủ động nhận thức của người học, giáo dục học sinh thành những
người có năng lực thực hành, có khả năng tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề.
− Không phủ nhận phương pháp Dạy – Học truyền thống nhưng phải sử dụng với
tinh thần mới luôn kích thích tính chủ động học tập của học sinh.
Với chương trình Công Nghệ lớp 11 và điều kiện giảng dạy, học tập hiện nay có
quá ít tranh vẽ các cơ cấu, chi tiết máy, chúng ta chưa có các mô hình, vật thật giúp học
sinh có thể liên hệ giữa những đơn vị kiến thức được học với thực tế cuộc sống. Đồng
thời, học sinh trong các trường THPT có quá ít kinh nghiệm thực tế về việc sử dụng động
cơ đốt trong. Qua đó, chúng ta có thể thấy được những khó khăn trong công tác soạn bài
cũng như giảng dạy để học sinh hiểu được các nội dung kiến thức chúng ta muốn truyền
đạt; làm thế nào để học sinh có thể liên hệ và ứng dụng được những kiến thức được học
vào thực tiễn để tăng mức độ hấp dẫn của tiết dạy?
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Năm học: 2010 – 2011
Giáo viên: Lưu Văn Hai Trang 2
Ngày nay, công nghệ thông tin đã trở nên gần gũi, phổ biến trong cuộc sống. Hầu
hết các giáo viên đã biết cách khai thác công nghệ thông tin phù hợp, biến các phần mềm
cho từng bộ môn trở thành công cụ dạy học thực sự hiệu quả, khắc phục được việc thiếu
các thiết bị dạy học, mô hình, vật thật Đồng thời, việc kết hợp công nghệ thông tin với
các kiến thức gần gũi trong thực tế, nằm trong tầm hiểu biết của các em sẽ giúp giáo viên
có thể phát triển tư duy trực quan, tư duy kỹ thuật cho học sinh nhằm hình thành phương
pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, ham tìm tòi, nâng cao năng lực tự học, năng
lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Với những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm là: “Vận dụng
kiến thức thực tiễn để nâng cao hiệu quả giảng dạy bài: ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
DÙNG CHO XE MÁY” (Tiết 45, 46: Công Nghệ lớp 11 ).
II. Nhiệm vụ của sáng kiến:
− Trình bày một số hiểu biết và ý kiến của cá nhân về các vấn đề liên quan đến động
cơ đốt trong trên xe máy để ứng dụng trong giảng bạy bài “Động cơ đốt trong dùng
cho xe máy”.
− Thiết kế giáo án thể hiện vận dụng kiến thức thực tiễn để nâng cao hiệu quả giảng
dạy bài: Động cơ đốt trong dùng cho xe máy.
III. Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh, giáo viên các trường đã dạy như:
− Trường THPT Chu Văn An, tỉnh Ninh Thuận (từ năm: 2001 - 2008)
− Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Ninh Thuận (từ năm: 2008 - 2011)
IV. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp quan sát - trực quan:
Ở đây tôi tiến hành quan sát mức độ tiếp thu bài của học sinh thông qua việc dự
giờ ở các lớp khối 11 và bằng trực tiếp giảng dạy.
2. Phương pháp điều tra:
− Trò chuyện trao đổi với giáo viên và học sinh về những thuận lợi, khó khăn khi
Dạy - Học bài: Động cơ đốt trong dùng cho xe máy.
− Đối tượng được điều tra là học sinh lớp 11.
3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Tiến hành dạy thực nghiệm ở khối lớp 11 trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
− Tiết 45, bài: Động cơ đốt trong dùng cho xe máy.
− Tiết 46, bài: Động cơ đốt trong dùng cho xe máy.
4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Tích hợp nội dung, kết quả nghiên cứu thông qua các phương pháp nghiên cứu nói
trên để rút ra kinh nghiệm.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Năm học: 2010 – 2011
Giáo viên: Lưu Văn Hai Trang 3
Phần II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Chương I: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở khoa học của đề tài:
Quan niệm giáo dục hiện nay với mục tiêu của giáo dục là: “Nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ”, hướng tới công cuộc “Công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước” các trường THPT trong toàn quốc hiện nay đã và đang quan tâm tới
việc nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới phương pháp dạy học nhằm định hướng
cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Đặc biệt là các môn khoa
học tự nhiên, trong đó có môn Công nghệ đã từng bước đưa các đồ dùng dạy học hiện đại
vào giảng dạy. Phát huy tính tích cực của học sinh, lấy học sinh là trung tâm, giáo viên
hướng dẫn để học sinh tự lĩnh hội kiến thức. Vì vậy việc thay đổi phương pháp giảng dạy
và nghiên cứu phương pháp giảng dạy để tiếp cận mang tính phù hợp với đối tượng học
sinh là một vấn đề quan trọng mà các thầy cô giáo cần quan tâm.
* Phương pháp đặc trưng của bộ môn:
Công nghệ là môn học mang tính thực tiễn. Dạy Công nghệ để học sinh lĩnh hội
kiến thức khoa học, góp phần đẩy mạnh công cuộc “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước”. Người giáo viên ngay ban đầu phải hình thành phương pháp giảng dạy phù hợp
với đặc trưng bộ môn. Đó là phương pháp kết hợp giữa lí thuyết trong sách giáo khoa,
công nghệ thông tin và kiến thức thực tiễn.
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài:
a. Khảo sát thực tế đối tượng nghiên cứu:
Trước đây căn cứ vào cách dạy trong sách giáo khoa là giáo viên giảng dạy theo
phương pháp thuyết trình nêu vấn đề, việc sử dụng rất ít ví dụ và mô hình trực quan,
trang thiết bị thí nghiệm – thực hành trong nhà trường còn nhiều hạn chế làm cho học
sinh rất khó hình dung ra nguyên lý hoạt động của các hệ thống.
Dùng phương pháp thuyết trình, chỉ tập trung vào hình vẽ SGK sẽ không có hiệu
quả cao trong việc lĩnh hội kiến thức, cách giảng dạy này gần như là áp đặt, gây nhàm
chán học sinh khó hiểu bài. Học sinh chưa thấy rõ bản chất của vấn đề. Không hiểu được
quá trình chuyển động của các hệ thống như thế nào. Do đó các em không ứng dụng được
kiến thức đã học vào thực tiễn và không tạo ra được hứng thú trong học tập.
* Ưu điểm: Cách dạy cũ có ưu điểm là đơn giản, không đòi hỏi trang thiết bị dạy học ở
mức độ cao, dễ thực hiện.
* Hạn chế:
− Học sinh tiếp nhận kiến thức gần như là áp đặt, chưa thấy được bản chất cụ thể.
− Học sinh vẫn còn mơ hồ khi tìm hiểu nguyên lý hoạt động đặc biệt việc khó tưởng
tượng quá trình hoạt động của các hệ thống.
− Không liên hệ được lí thuyết với thực tiễn để ứng dụng.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Năm học: 2010 – 2011
Giáo viên: Lưu Văn Hai Trang 4
− Đối với giáo viên giảng phần này sẽ thấy rất khó dạy cho học sinh hiểu bài.
Qua thực tế rút ra bài học từ chính bài giảng của mình và kết quả vận dụng kiến
thức của học sinh theo từng năm học. Tôi thấy cần phải đổi mới phương pháp dạy học đó
là kết hợp giữa công nghệ thông tin và kiến thức thực tiễn để giảng dạy bài: Động cơ đốt
trong dùng cho xe máy giúp cho các em học sinh tiếp cận cấu tạo, nguyên lý của các hệ
thống trên xe máy một cách đơn giản và rõ ràng hơn, tạo ra được sức hút đối với học sinh
hơn.
Trong đề tài này, tôi mạnh dạn đưa những kiến thức thực tiễn, phương pháp kết
hợp giữa công nghệ thông tin và kiến thức thực tiễn để tạo hứng thú, nâng cao hiệu quả
học tập của học sinh lớp 11 THPT.
b. Đề xuất hướng dạy mới.
− Dùng POWERPOINT để thiết kế và trình chiếu bài giảng.
− Học sinh quan sát hình ảnh để hình thành khái niệm về từng chi tiết cũng như cấu
tạo chung của các hệ thống.
− Cho học sinh quan sát phim hoạt hình, mô phỏng hoạt động của các hệ thống để
nắm được nguyên lý hoạt động.
− Dùng phần mềm Total Video Converte 3.02, phần mềm Media Player Classie và
Macro Media Flash Player 7.0 r14, Macro Media Flash Player 8.0 r22,
MP10setup.exe để đọc các Video Clip và chạy các liên kết trong bài giảng. Dùng
phần mềm GIF Animator, Flash Player để thiết kế ảnh động.
− Lồng ghép các kiến thức thực tiễn vào từng nội dung cụ thể để cho học sinh thấy
được mối quan hệ chặt chẽ giữa lí thuyết và thực hành, giữa lí thuyết và thực tiễn
có mói qua hệ chặt chẽ với nhau.
− Đưa ra các hình ảnh thực tiễn gắn liền với đơn vị kiến thức để học sinh có thể tư
duy trực quan và kiểm nghiệm.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Năm học: 2010 – 2011
Giáo viên: Lưu Văn Hai Trang 5
Chương II: NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Căn cứ vào chương trình tài liệu:
Đối với phân phối chương trình của môn Công nghệ 11 bài 34 được dạy trong 2
tiết theo sách giáo khoa mới nhìn chung là phù hợp giữa thời lượng phân phối và yêu cầu
kiến thức cần đạt được. Khi trình bày nguyên lý hoạt động ở trong phần này kiến thức
đều là trìu tượng, vì không nhìn thấy được quá trình hoạt động của các hệ thống, do vậy
khiến học sinh khó tiếp thu bài.
2. Căn cứ vào phương tiện dạy học của nhà trường:
Đối với trường phổ thông việc đầu tư cho môn học này còn ít. Hiện nay trong tình
hình thực tế ở trường THPT mô hình, tranh vẽ của chương trình Công nghệ 11 có nhưng
ít và không đầy đủ đặc biệt là mô hình động vì vậy rất khó khăn cho việc giảng dạy.
Hiện nay với trường THPT có máy chiếu đa năng, máy chiếu vật thể, có các phòng
chuyên dùng cho việc tổ chức dạy bằng giáo án điện tử việc dạy lưu động ở các lớp nên
việc ứng dụng công nghệ thông tin với bài giảng là rất thuận lợi.
Sau khi học sinh học bài “Động cơ đốt trong dùng cho xe máy” các em sẽ học bài:
“Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện” tiếp theo là 3 tiết thực hành “Vận hành và
bảo dưỡng động cơ đốt trong”. Trong điều kiện ở trường THPT hiện nay, giáo viên
không có động cơ để cho các em thực hành mà phải chuyển sang thực hành ảo: xem
video các loại động cơ hoặc giáo viên phải lấy chính xe máy của mình làm đồ dùng dạy
học, vì vậy chúng ta nên chọn phương pháp kết hợp giữa lí thuyết và kiến thức thực tiễn
để học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ độngvà hiệu quả.
3. Căn cứ vào tình hình học sinh trong trường phổ thông:
Một vấn đề cần quan tâm là đối tượng học sinh THPT có trình độ nhận thức các
vấn đề liên quan đến thực tiễn không đồng đều, các em không thích học môn Công nghệ.
Mặt khác địa bàn tỉnh ta còn chưa có nền công nghiệp phát triển. Như vậy việc áp dụng
phương pháp dạy học mới để tiếp cận phù hợp với đối tượng học sinh là rất khó khăn.
Tuy nhiên, với việc hình thành phương pháp học mới và quá trình quan sát các hình động
kết hợp với kiến thức thực tiễn sẽ làm cho học sinh cảm thấy hứng thú và yêu thích môn
học, giúp cho các em được hình thành các khái niệm kỹ thuật và tiếp thu bộ môn khoa
học kỹ thuật này.
4. Căn cứ vào nội dung của bài dạy:
Đối với nội dung của bài “Động cơ đốt trong dùng cho xe máy” việc truyền tải
toàn bộ kiến thức trọng tâm theo yêu cầu của bài phải được quan tâm chú ý, vì nếu chúng
ta không lựa chọn phù hợp thì việc tìm hiểu nguyên lý hoạt động thông qua sơ đồ sẽ gặp
rất nhiều khó khăn và trìu tượng. Chính vì vậy việc vận dụng kiến thức thực tiễn kết hợp
với ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy các em sẽ tiếp thu bài nhanh nhất, giúp cho
các em nắm bắt ngay được các yêu cầu trọng tâm đặt ra của bài và phù hợp với đa số học
sinh.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Năm học: 2010 – 2011
Giáo viên: Lưu Văn Hai Trang 6
Chương III: CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ CỦA NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. Giới thiệu 6 dòng xe moto cơ bản được phân biệt bởi hình thức kiểu dáng và loại
động cơ:
1. Standard/Naked/Traditional Bike:
Đây là dòng xe cơ bản nhất trong các loại
moto. Chỗ để chân gần như ngay dưới hông người
lái. Tay lái không quá gần và cũng không quá xa
người tạo thế ngồi thẳng đứng rất thoải mái và dễ
điều khiển. Với chỗ ngồi dài, không tạo sức ép lên
cổ tay và bả vai. Giá thành không quá đắt, đây là loại
xe phù hợp nhất đối với những người bắt đầu làm
quen với Moto. Ở VN loại này thông dụng như LA,
CB, GL
2. Cruiser/Choppers:
Đặc điểm nhận diện của loại xe này là chỗ để
chân đưa ra đằng trước, chỗ ngồi thấp. Tay lái đưa ra
sau, banh ra 2 bên tạo thế hơi ngửa. Đôi khi ngửa
nhiều làm dồn trọng lượng về phía xương cụt. Một
biến thể của chiếc cruiser là chiếc chopper với đặc
điểm là bánh trước đưa xéo ra đằng trước. Ngày nay
loại cruiser đã chiếm 1 thị phần lớn trên thị trường
bởi hình thức bắt mắt. Tuy nhiên đối với người mới
tập moto thì cruiser không phải là thứ dễ điểu khiển.
Tuy nhiên nếu bạn đã mê nó thì phải chấp nhận tập đi thôi. Với thiết kế ngửa, chỗ ngồi
thấp và tay lái đưa lên cao, nó sẽ là thử thách lớn đối với những ai muốn đi thành thạo.
3. Sport Bike:
Đặc điểm dễ thấy là chỗ để chân đưa ra sau
hông hơi nhiều. Tay lái cụp ở phía trước tạo tư thế
chúi giúp người lái lúc nào cũng như lao về phía
trước, tư thế này có thể tạo áp lực gây mỏi lên cổ tay
và bả vai, không thoải mái khi đi đường trường.
Dáng xe rất khí động học, máy được giấu kín và để
giảm trọng lượng, chúng được sử dụng tối đa các chi
tiết bằng nhựa. Điểm vượt trội của sport bike là
chúng có công suất (HP) và vòng tua máy (RPM) rất
lớn đủ để cho các dòng khác ngửi khói. Tuy nhiên, 1 điều đáng buồn là theo thống kê,
các vụ tai nạn moto phổ biến trên thế giới lại xảy ra với hầu hết là dòng sport bike này.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Năm học: 2010 – 2011
Giáo viên: Lưu Văn Hai Trang 7
4. Touring/Sport Touring:
Dòng này cũng dễ nhận diện ở chỗ xe rất
to, phân khối chỉ từ 500cc trở lên. Chỗ ngồi và
tay lái giống loại cơ bản. Nhưng bao giờ cũng
có mấy cái như windshield, side bags Chỗ
ngồi rộng, bình xăng lớn. Ngoài ra chúng còn
được trang bị thêm thiết bị định vị GPS, radio,
giá để ly Và giá cả thì chắc chắn là rất cao.
Với thiết kế như trên, chúng rất thích hợp cho
nhưng chuyến đi dài.
5. Dirt Bike/Off-Road Bike:
Với chỗ để chân hơi đưa ra sau, tay lái
vươn cao. Mục đích là dễ quẹo cua khi ở tốc
độ chậm. Chỗ ngồi cao và ngắn, trọng lượng
xe rất nhẹ. Bình xăng đôi khi bằng plastic,
giảm xóc rất cao và dài. Gân lốp rất lớn.
Chúng được thiết kế để chạy trên những địa
hình xấu. Với những đặc điểm trên, máy móc
của nó không cần quá lớn, tối đa chỉ là 500cc
và thường gắn động cơ 2 thì và chỉ có 1
xylanh. Dòng offroad này mới chỉ được phát
triển từ thập niên 60 nên còn rất non trẻ.
6. Scooter Bike:
Scooter là cách gọi tắt của motorscooter -
một loại xe có dáng hoàn toàn khác xe máy
thông thường với đường kính bánh xe từ 20 đến
35 cm và máy đặt thấp ở phía sau. Khác biệt
lớn nhất với xe máy thường là chạy chậm hơn
và thiết kế không hướng tới việc phát huy tối
ưu các khả năng của xe. Những chiếc xe này có
đặc điểm là dễ sử dụng hơn các xe máy thông
thường. Thời kỳ đầu, xe scooter có dung tích từ
50 đến 250 cc, nhưng đến nay chúng có nhiều
cỡ khác nhau và có thể chạy nhanh hơn 160 km/h.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Năm học: 2010 – 2011
Giáo viên: Lưu Văn Hai Trang 8
II. Khác biệt giữa chế hòa khí và phun xăng điện tử:
Ưu điểm lớn nhất của phun xăng điện tử là
tạo nên hòa khí có tỷ lệ lý tưởng ở tất cả các xi-
lanh. Tuy nhiên, do phức tạp nên mỗi khi hỏng
hóc, hệ thống này cũng gây nên nhiều vấn đề.
1. Chế hòa khí (bình xăng con):
Nhiệm vụ của nó là hòa trộn không khí và
xăng cho động cơ. Không khí và nhiên liệu sau
khi đi qua chế hòa khí bị hút vào xi-lanh và thực
hiện quy trình nén-nổ tại đây.
Chế hòa khí hoạt động theo nguyên tắc:
Không khí đi vào qua đường dẫn hẹp (cửa phun)
tạo thành chân không một phần. Do chênh lệch áp
suất giữa cửa phun và bình chứa nên nhiên liệu sẽ đi qua ống phun và hòa lẫn vào dòng
không khí.
Một số xe sử dụng loại cửa phun cố định (Fixed Venturi-FV) trong khi số khác lại
dùng loại cửa biến thiên VV (Variable Venturi-VV). Ở loại cửa phun biến thiên, kích
thước của đường dẫn không khí thay đổi theo sự thay đổi để điều khiển lượng nhiên liệu
được phân phối.
Mục tiêu của tất cả các chế hòa khí là tạo nên một hòa khí có tỷ lệ khối lượng tối ưu giữa
không khí và nhiên liệu là 14,7:1. Với những hòa khí đạt tỷ lệ trên, nó sẽ cháy hoàn toàn.
Một hỗn hợp nào đó có tỷ lệ thấp hơn được gọi là "giàu" do có quá nhiều nhiên liệu so
với không khí. Ngược lại, hỗn hợp đó được coi là "nghèo".
Hỗn hợp giàu sẽ không cháy hết do thừa nhiên liệu và gây hao xăng. Trong khi đó,
hỗn hợp nghèo không sinh ra công tối đa, khiến động cơ làm việc yếu và thiếu ổn định.
Để thực hiện điều này, chế hòa khí phải kiểm soát được lượng không khí đi vào động cơ
và thông qua đó cung cấp một lượng nhiên liệu phù hợp. Tuy nhiên, điểm yếu của các
loại chế hòa khí là chỉ đáp ứng tỷ lệ lý tưởng ở khoảng vận hành nhất định nên xe hoạt
động không hiệu quả.
2. Hệ thống phun nhiên liệu điện tử:
Xuất hiện sau kiểu phun nhiên liệu chế hòa khí
khoảng 70 năm nhưng hệ thống phun nhiên liệu điện
tử EFI (Electronic Fuel Injection) nhanh chóng trở
nên phổ biến bởi nó khắc phục được điểm yếu nhất
của chế hòa khí. Do vận hành tự động nên hệ thống
EFI cần có các thông số để điều khiển kim phun đóng
mở trong khoảng thời gian sao cho lượng nhiên liệu
vừa đủ để tạo nên hỗn hợp lý tưởng. Các thông số cần
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Năm học: 2010 – 2011
Giáo viên: Lưu Văn Hai Trang 9
thiết để EFI hoạt động ổn định là góc quay và tốc độ trục khuỷu, lưu lượng khí nạp, nhiệt
độ khí nạp, nhiệt độ nước làm mát, tỷ lệ hỗn hợp, nồng độ oxy ở khí thải Những số liệu
này được thu thập từ các cảm biến đặt khắp nơi trong động cơ.
Phân loại theo vị trí đặt kim phun, EFI được chia thành loại phun đa điểm MFI
(Multiport Fuel Injection) và phun xăng tập trung (kim phun đặt trước bướm ga).
3. Ưu nhược điểm của các loại:
Sự phổ biến của phun xăng điện tử EFI đã
chứng tỏ ưu điểm lớn của nó. Khác với chế hòa khí,
EFI mà đặc biệt là loại đa điểm MFI có thể tạo nên
những hòa khí có tỷ lệ gần ngưỡng lý tưởng ở tất cả
các xi-lanh, tùy theo điều kiện vận hành của chúng.
Điều này có nghĩa hòa khí ở các buồng đốt đều cháy
hết, qua đó sinh công tối đa trong khi lượng nhiên liệu
tiêu thụ ở mức vừa đủ.
Ngoài ưu điểm trên, EFI có thể điều chỉnh
lượng xăng theo từng chế độ vận hành của động cơ. Chẳng hạn như khi khởi động, hòa
khí cần giàu xăng để cháy, hệ thống sẽ phun xăng nhiều hơn. Khi động cơ đã ổn định,
máy tính điều khiển sao cho nhiên liệu ở mức vừa đủ. Như vậy, xét trên phương diện sử
dụng nhiên liệu, EFI rõ ràng có nhiều ưu điểm hơn so với chế hòa khí.
Tuy nhiên, rắc rối của EFI bắt nguồn từ chính sự phức tạp của nó. Nếu xảy ra
hỏng hóc, người sử dụng chỉ còn cách mang xe vào garage, nhờ các kỹ thuật viên dùng
máy đọc lỗi để xác định nguyên nhân. Trong khi với chế hòa khí, một người thợ bình
thường cũng có thể chẩn đoán và khắc phục được. Ngoài ra, EFI sử dụng rất nhiều cảm
biến nên chỉ cần một chiếc bị hỏng, cả hệ thống sẽ bị ảnh hưởng, động cơ làm việc không
ổn định.
Hỏng hóc thường xảy ra nhất với những loại xe sử dụng EFI ở Việt Nam là tắc đầu
kim phun. Nguyên nhân do chất lượng xăng ở nước ta chưa cao nên dễ tạo cặn trên đầu
kim, gây tắc khiến động cơ không khởi động hoặc chết máy.
Hiện nay, một vài hãng nhân cơ hội này giới thiệu những sản phẩm có khả năng
làm sạch đầu kim bằng cách pha vào xăng. Tuy nhiên, với những chất gây tác động đến
cả hệ thống cấp liệu, không nên dùng ngay mà tham khảo thêm ở nhiều nguồn. Cách tốt
nhất là hãy sử dụng sản phẩm của những nhà sản xuất tên tuổi và có đảm bảo từ hãng xe
mà mình sử dụng.
III. Nhận biết hỏng hóc chế hòa khí xe máy:
Nguyên tắc điều chỉnh vít xăng và vít gió, dấu hiệu nhận biết bộ chế hòa khí có
vấn đề.
Động cơ đã nóng (sau khi hoạt động 10 phút), theo nhà sản xuất thì vít gió đã
được cân chỉnh tiêu chuẩn của nhà sản xuất vì vậy không nên điều chỉnh vít này, chỉ
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Năm học: 2010 – 2011
Giáo viên: Lưu Văn Hai Trang 10
chỉnh vít xăng. Tuy nhiên để tốc động cầm chừng chính xác theo yêu cầu 1400 vòng/phút
thì nên mang xe đến các trạm bảo hành bảo trì ủy nhiệm để điều chỉnh.
Chế hòa khí có vấn đề sẽ có hiện tượng chảy xăng dư, khó khởi động động cơ, tốc độ
cầm chừng không đều, tắt máy khi tăng ga cao và có hiện tượng nổ sớm.
IV. Lỗi thường gặp của hệ thống phun xăng điện tử:
Bơm xăng không chạy hoặc yếu, kim phun bị tắc, bộ điều khiển trung tâm hỏng là
những bệnh thường gặp nhất trên hệ thống cung cấp nhiên liệu điện tử.
Sự phổ biến của hệ thống phun xăng điện tử (EFI) đã chứng tỏ ưu điểm nổi trội của công
nghệ này. Nhờ tối ưu hóa lượng xăng bơm để tạo hòa khí có tỷ lệ cháy tốt nhất ở từng xi-
lanh, EFI giúp động cơ làm việc ổn định, tăng công suất và giảm mức tiêu hao nhiên liệu.
Để hoạt động bình thường, EFI cần rất nhiều thông số như góc quay và tốc độ trục
khuỷu, lưu lượng khí nạp, nhiệt độ khí nạp, nhiệt độ nước làm mát, tỷ lệ hỗn hợp, nồng
độ oxy ở khí thải Những số liệu này được thu thập từ các cảm biến đặt khắp nơi trong
động cơ. Chẳng hạn như cảm biến phát hiện nồng độ oxy dư trong khí thải quá lớn, bộ
điều khiển trung tâm (ECU) sẽ ra lệnh cho hệ thống bơm ít xăng đi, để sao cho nhiên liệu
luôn cháy hết.
Do cần quá nhiều thông số để tối ưu hóa quá trình phun nhiên liệu nên EFI rất dễ
gặp sự cố. Chỉ cần một cảm biến nào đó hoạt động không bình thường, gửi sai thông tin
sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Nếu cảm biến “chết” hoặc thiết bị nào đó hỏng,
thông số mà nó chịu trách nhiệm thu thập sẽ không tồn tại và ECU sẽ báo lỗi lên đồng hồ
“check engine”.
Những sự cố liên quan đến từng cảm biến được mã hóa trong bộ ECU. Để kiểm
tra, các kỹ thuật viên sử dụng bộ giải mã để đọc lỗi. Trong trường hợp lỗi liên quan đến
phần mềm, thiết bị này có thể xóa nó khỏi bộ nhớ của ECU. Tuy nhiên với lỗi phần cứng
thì cần phải sửa chữa. Nhờ máy đọc lỗi, thợ sửa xe có thể biết chính xác thiết bị nào bị
hỏng để lên phương án khắc phục chứ không phải
mò mẫm như với xe trang bị chế hòa khí.
Dấu hiệu dễ nhận thấy hỏng hóc của phun
nhiên liệu điện tử là chết máy đột ngột, không khởi
động được, hao xăng bất thường. Khi gặp phải tình
trạng này, điều đầu tiên bạn nên nghĩ tới là hệ thống
bơm nhiên liệu. Khác với chế hòa khí, EFI sử dụng
bơm điện. Để biết bơm có hoạt động hay không, bạn
có thể nghe qua miệng ống đổ xăng khi đóng mạch
điện bơm. Ngoài ra, bơm không đủ áp suất, lưu lượng thấp cũng có thể gây chết động cơ.
Nếu bơm không gặp trục trặc, kiểm tra tiếp tới các đường dẫn nhiên liệu. Mùi
xăng nồng nặc dưới nắp ca-pô có thể là dấu hiệu của một vết hở. Trong trường hợp xăng
rỉ thành giọt nên tới ngay các garage để hàn lại.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Năm học: 2010 – 2011
Giáo viên: Lưu Văn Hai Trang 11
Sự cố nghiêm trọng nhất là ở động cơ và kim phun là nơi bị nghi vấn nhiều nhất. Trong
quá trình phun, nếu chất lượng nhiên liệu không tốt, bộ lọc làm việc không hiệu quả sẽ
rất dễ dẫn tới việc kim phun bị tắc, đóng cặn. Khi kim bị tắc, lượng xăng cung cấp không
đủ theo nhu cầu thực tế nên xe yếu và thường xuyên chết máy. Những yếu tố khác ảnh
hưởng tới hoạt động của kim phun còn có thể do dòng điện không đáp ứng yêu cầu.
Vấn đề cuối cùng có thể nằm ở chính thiết bị điều khiển trung tâm. Khi xác định
chắc chắn đã hỏng thì bạn phải thay mới nó. Hiện tại, các ECU đều được sản xuất cho
riêng từng mẫu xe và các thông số, kể cả các kết cấu vi mạch và dữ liệu chuẩn được lưu
trong bộ nhớ chết PROM, người sử dụng không thể biết.
Vì vậy, khi xảy ra hỏng hóc chỉ có thể kiểm tra các thông số vào và ra của ECU để
đánh giá tình trạng hoạt động của nó. Nếu các cảm biến đều hoạt động tốt nhưng thiết bị
điều khiển như kim phun xăng không kích hoạt chứng tỏ ECU bị hỏng.
V. Cặn bám - bệnh mãn tính của động cơ:
Cặn trên kim phun và van động cơ khiến xe vận hành yếu, hay chết máy và "ăn
xăng". Chết máy, vận hành yếu ớt, khó khởi động, tiêu hao nhiều nhiên liệu là những vấn
đề gây nên bởi muội bám trong động cơ. Rửa sạch lớp cặn này sẽ giúp động cơ của bạn
làm việc hiệu quả hơn.
Hai vùng trong động cơ thường có cặn là đầu phun nhiên liệu và phía sau các van.
Chúng sinh ra do nhiên liệu không cháy hết. Nếu kim phun bị dính cặn, nó sẽ ảnh hưởng
tới quá trình cấp liệu, làm giảm độ phân tán, giảm lượng nhiên liệu khiến động cơ yếu và
thường bị cà giật.
Trong khi đó, cặn đóng ở phía sau van sẽ giảm lượng không khí đi vào buồng đốt,
tạo hỗn hợp giàu và làm tăng mức tiêu hao nhiên liệu. Nếu cặn bám trên van xả, khí thải
sau quá trình cháy không thoát hết, tác động tới tỷ số nén và tuổi thọ động cơ.
Hiện tượng đóng cặn là vấn đề của tất cả các động cơ, tuy nhiên, có những chiếc bị nặng
hơn. Nguyên nhân gần như không do bản thân động cơ mà phụ thuộc vào nhiên liệu, dầu
nhớt và cách cầm lái.
Với các xe kim phun nằm ở phía dưới bộ góp nạp với vai trò cung cấp nhiên liệu
cho động cơ. Nhiên liệu phun ra từ đầu phun vào xi-lanh dưới dạng sương mù để bay hơi
nhanh. Khi tắt động cơ, nhiệt làm bay hơi nhiên liệu đọng trên kim và để lại cặn nặng,
gồm các chất có khối lượng phân tử lớn. Những chất này sau quá trình hoạt động của
động cơ sẽ biến thành cặn gốm.
Khi có cặn, kim phun sẽ làm việc kém hiệu quả do nhiên liệu không thành dạng
sương mù mà thành giọt nên quá trình cháy bị gián đoạn, động cơ làm việc không đều và
tiêu hao nhiều xăng.
Có 3 phương pháp tránh được hiện tượng nguy hiểm trên. Đầu tiên, nên đi một
chuyến thật dài. Khi sử dụng xe lâu, một lượng lớn nhiên liệu được phun qua kim, qua đó
làm sạch chúng. Thứ hai, bạn nên sử dụng xăng chất lượng tốt. Cách thứ ba là sử dụng
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Năm học: 2010 – 2011
Giáo viên: Lưu Văn Hai Trang 12
chất làm sạch, trong trường hợp này, nên chọn hãng nào được các công ty sản xuất xăng
chứng nhận.
Với cặn ở phía sau van, việc loại bỏ khó khăn hơn nhiều. Thậm chí cả khi tháo ra,
kỹ thuật viên cũng khó làm sạch chúng. Những khối cặn này làm ảnh hưởng tới dòng khí
đi vào và đôi lúc chúng đủ lớn để làm kín, khiến động cơ yếu đi trông thấy.
Cuối cùng, để giữ động cơ sạch, nên thay dầu và lưới lọc dầu thường xuyên để
giảm nguy cơ gặp phải những tình huống này.
VI. Không nên làm nóng máy quá lâu trước khi đi:
Vào mỗi buổi sáng mùa đông, câu hỏi mà các tài xế thường đặt ra là phải chạy
máy ở chế độ cầm chừng trong thời gian lâu để máy đủ nóng? Chạy cầm chừng có làm
tăng tuổi thọ động cơ hay không? Câu trả lời sẽ làm nhiều người ngạc nhiên.
Đầu tiên chúng ta dễ dàng nhận ra là khả năng tiết kiệm nhiên liệu là bằng 0 khi
chạy cầm chừng vì lúc đó xe không di chuyển. Điều này chứng tỏ càng chạy cầm chừng
ngắn, nhiên liệu tốn càng ít. Ngoài ra, chạy cầm chừng (hay không tải) còn làm tiêu hao
nhiên liệu theo cách khác. Khi động cơ ở chế độ không tải, nó không bao giờ làm nóng
tới nhiệt độ vận hành giống như khi chúng ta cho xe chạy. Ở nhiệt độ chưa đủ cao, nhiên
liệu không cháy hết có thể hình thành axít hữu cơ và độ ẩm. Các chất này không bay hơi
hết và bị giữ lại ở xi-lanh cho đến trước khi dầu được làm nóng hoàn toàn. Dẫn đến việc
axít và hơi ẩm gây nên hiện tượng ăn mòn, hình thành cặn trong dầu và gây cặn than trên
van. Các cặn trên van làm ảnh hưởng tới dòng khí nạp, dẫn tới tiêu hao nhiên liệu tăng do
van không đóng khít.
Ma sát bên trong động cơ cũng là nguyên nhân khiến xe ăn nhiều xăng. Giữ các
thiết bị được bôi trơn đầy đủ là cách giảm thiểu độ ma sát. Thế nhưng bạn nên nhớ một
vài thiết bị được bôi trơn bằng cách phun hoặc văng dầu lên. Hầu hết thành xi-lanh được
bôi trơn bằng cách này. Vì vậy, khi động cơ chạy cầm chừng, thành xi-lanh không được
bôi trơn đủ do tốc độ của trục khuỷu không đủ nhanh để văng dầu lên đó. Như vậy, ở chế
độ không tải, động cơ mòn nhanh hơn khi lái.
Đôi khi bạn vẫn phải chạy cầm chừng. Nếu buổi sáng có sương đọng, bạn nên làm
nóng máy một thời gian để dầu bôi trơn trở nên linh động và đủ thời gian tới các thiết bị.
Ngoài ra, nếu nhiệt độ xuống quá thấp, có thể sử dụng bộ hỗ trợ gia nhiệt.
Còn với những ngày nhiệt độ bình thường, chỉ cần chạy cầm chừng khoảng 30
giây là đủ. Sau đó, lái xe từ từ và nhiệt độ máy sẽ tăng đều lên mức cần thiết. Cần tránh
tăng tốc đột ngột bởi điều này làm tổn hại nghiêm trọng tới động cơ do dầu chưa bôi trơn
toàn bộ các thiết bị.
Chạy cầm chừng ít và cho xe chạy ngay còn giúp hâm nóng cả hệ truyền động, hệ
thống lái, hệ thống treo và đưa chúng vào trạng thái ổn định nhất.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Năm học: 2010 – 2011
Giáo viên: Lưu Văn Hai Trang 13
VII. Nguyên nhân xe bị hơi xăng:
Đối với xe máy, sau khi sử dụng 45.000-50.000 km, thường có hiện tượng rò
xăng. Dùng ngón tay để kiểm tra miệng ống cao su nối với buồng phao của bộ chế hòa
khí sẽ thấy có xăng rơm rớm ướt nhưng chưa chảy thành giọt.
Hiện tượng rò xăng thường do các nguyên nhân sau đây:
− Kim phao xăng bị kẹt: Do xăng có cặn bẩn nên kim phao đóng không kín đế kim
phao. Trường hợp bị kẹt nặng, xăng sẽ rò rỉ, nhỏ giọt ở ống trào xăng.
− Kim phao bị mòn ở mặt côn. Trong quá trình sử dụng, kim phao luôn luôn đóng mở
để xăng vào buồng phao của bộ chế hòa khí. Vì vậy, phần mặt côn của kim đo va đập
với đế kim nên mòn thành bậc khiến kim phao đóng không kín. Xe để lâu xăng sẽ rò
rỉ gây nên mùi xăng khó chịu.
− Do kim phao mòn dần theo thời gian sử dụng nên mức xăng trong buồng phao có xu
hướng ngày càng cao dần gây ra hiện tượng rò xăng. Trường hợp này khi đưa xe vào
bảo dưỡng, sau khi rà khít lại kim phao còn cần phải chỉnh lưỡi gà trên phao xăng
nhích cao hơn để đảm bảo mức xăng trong buồng ở đúng mức quy định.
VIII. Xử lý xe máy sau ngập nước:
Thay dầu, súc rửa chế hòa khí và kiểm tra hệ thống điện là những điều cần làm ngay nếu
xe bị chết máy do nước vào.
Trong trường hợp xe bị nước khi đang di chuyển chỉ cần lau bu-gi, xả nước trong
ống pô là có thể vận hành bình thường. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời. Để đảm
bảo an toàn, cần phải thay dầu động cơ ngay sau đó. Nếu bị lẫn nước, độ nhớt dầu bị
giảm khiến các chi tiết được bôi trơn không tốt, gây mài mòn cơ học. Ngoài ra, ở điều
kiện nhiệt độ cao, nước sẽ làm axit hóa nhớt và gây
mòn hóa học.
Với những xe tay ga, bên cạnh việc thay dầu cần
phải kiểm tra bộ lọc khí. Do đặt thấp, ngay trên dây đai
dẫn động, nên thiết bị này dễ thấm nước, kéo theo quá
trình nạp khí bị ảnh hưởng. Lượng hơi nước lớn trong
dòng khí nạp làm giảm nồng độ oxy, xăng đốt cháy
không hết và xe bị yếu, thậm chí không nổ được.
Những xe bị ngâm nước trong thời gian dài, toàn bộ kết cấu của xe bị nước tác
động. Điện là hệ thống đầu tiên cần phải kiểm tra bởi nó ảnh hưởng đến toàn bộ vận hành
của xe, đặc biệt với những xe ga sử dụng hệ thống phun xăng điện tử.
− Mâm lửa (đặt phía mặt nạ bên trái, gần cần số) có thể bị lẫn nước và hỏng nếu thời
gian tiếp xúc dài. Tiếp theo đó là mô-tơ của bộ đề, nơi chịu trách nhiệm khởi động xe
khi bấm nút đề. Đây là bộ phận dễ cháy nếu bị ẩm.
− Các đường dây điện cũng phải được làm khô, đặc biệt ở các nút tiếp xúc. Bạn nên
thay ắc-quy trong trường hợp nước ngập toàn bộ xe, bởi nó đã bị ngắn mạch.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Năm học: 2010 – 2011
Giáo viên: Lưu Văn Hai Trang 14
− Những xe ngập chắc chắn phải thay dầu mới. Kiểm tra chế hòa khí và xả hết xăng cũ
của bình xăng con, lau hoặc thay bu-gi nếu cần thiết. Với những xe tay ga cần phải
thay mới lọc gió và làm khô bộ truyền động. Nếu bị ướt, dây đai không "bám" với ly
hợp khiến xe đi có cảm giác giật, khó tăng tốc và hao xăng.
− Một chi tiết ít được chú ý là bạc đạn ở hai bánh. Tiếp xúc trong thời gian dài, nước sẽ
"ăn" hết mỡ trong các vòng bi. Khi vận hành trở lại, vòng bi rất dễ bị vỡ do không
được bôi trơn và bị nước bao quanh. Vì vậy, nên tới các garage để tháo bạc đạn, làm
khô và tra mỡ.
IX. Cách phân loại dầu động cơ:
Độ nhớt đóng vai trò quan trọng trong tính chất
của một loại dầu động cơ. Nếu đánh giá theo độ nhớt của
SAE, dầu có chữ "W" là loại đa cấp, dùng trong tất cả
các mùa. Khi phân loại theo tính năng API, các ký tự sau
chữ "S" hay "C" có thứ tự càng lớn trong bảng chữ cái
càng tốt.
Thay dầu là một trong những thói quen cần có đối
với hầu hết những người đi ôtô, xe máy. Tuy nhiên,
không phải tất cả mọi người đều hiểu cặn kẽ về những tính năng, cũng như thông số ghi
trên sản phẩm này. Điển hình như chữ “W” trong ký hiệu SEA 10W40 ghi trên các loại
dầu nhớt thường được nghĩ là “Weight”, trong khi thực tế nó dùng để chỉ từ “Winter”.
1. Tác dụng và tính chất của dầu nhờn:
Trong động cơ, dầu nhờn có nhiều tác dụng như giảm ma sát giữa hai bộ phận tiếp
xúc trực tiếp với nhau, giải nhiệt làm mát, làm kín, chống ăn mòn. Tuy nhiên, tác dụng cơ
bản nhất của nó vẫn là giảm ma sát nên độ nhớt là chỉ tiêu có ảnh hưởng quan trọng nhất
đến chất lượng của một sản phẩm dầu nhờn thương mại.
Độ nhớt của dầu thay đổi theo nhiệt độ. Khi ở nhiệt độ cao, độ nhớt giảm và
ngược lại. Dầu có độ nhớt thấp dễ di chuyển hơn so với dầu có độ nhớt cao. Ngoài ra, do
trọng lượng của các phân tử cấu thành nên dầu nhờn có liên quan trực tiếp đến độ nhớt
của nó nên người ta thường gọi thành dầu nặng hay dầu nhẹ. Dầu nhẹ dùng để chỉ loại có
độ nhớt thấp, dầu nặng chỉ dầu có độ nhớt cao.
Trên thực tế, dầu nhẹ dễ bơm và luân chuyển qua động cơ nhanh hơn. Ngược lại,
dầu nặng thường có độ nhớt cao, di chuyển chậm hơn nên có áp suất cao hơn nhưng lưu
lượng dầu qua bơm lại thấp hơn.
2. Phân loại dầu nhờn theo độ nhớt:
Ở phương pháp phân loại theo độ nhớt, các nhà sản xuất dầu nhớt thống nhất dùng
cách phân loại của Hiệp hội kỹ sư ôtô Mỹ SAE (Society of Automotive Engineers). Các
phân loại của SAE tùy thuộc vào sản phẩm dầu đó là đơn cấp hay đa cấp. Dầu đa cấp có
độ nhớt thỏa mãn ở nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau còn dầu đơn cấp chỉ đáp ứng ở
một nhiệt độ nào đó.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Năm học: 2010 – 2011
Giáo viên: Lưu Văn Hai Trang 15
Đối với dầu đa cấp, sau chữ SAE là tiền tố như 5W, 10W hay 15W, 20W. Những
số đứng trước chữ "W" dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà loại dầu động cơ đó có độ nhớt
đủ để khởi động xe lúc lạnh. Để xác định nhiệt độ khởi động theo ký tự này, lấy 30 trừ đi
các số đó nhưng theo nhiệt độ âm. Ví dụ, dầu 10W sẽ khởi động tốt ở âm 20 độ C, dầu
15W khởi động tốt ở âm 15 độ C.
Các loại dầu động cơ ở các nước hàn đới thường là loại 5W, 10W, 15W nhưng đa
số các sản phẩm ở Việt Nam chỉ là loại 15W hay 20W. Mặc dù không có ý nghĩa quan
trọng khi khởi động vì thời tiết ở Việt Nam thường không quá lạnh, nhưng để đạt được
các yêu cầu khởi động lạnh, các nhà sản xuất phải thêm vào các chất phụ gia nên dầu có
số càng nhỏ thì càng đắt. Loại 15W và 20W có mức giá trung bình nên được các hãng
dầu nhờn nhập về hoặc sản xuất ở Việt Nam. Đứng sau chữ "W" ở loại dầu đa cấp có thể
là chữ 40, 50 hoặc 60. Đây là ký tự dùng để chỉ khoảng độ nhớt ở 100 độ C của các loại
dầu nhờn. Thông thường, số càng to thì độ nhớt càng lớn và ngược lại. Ví dụ, với xe hoạt
động không quá khắc nghiệt như động cơ ôtô chẳng hạn, chỉ số này ở khoảng 30, 40 hoặc
50 là đủ. Với những động cơ hoạt động ở vùng nhiệt độ cao, chỉ số này phải cao hơn,
khoảng trên 60. Do sự thay đổi nhiệt độ nên tùy thuộc mùa mà người ta dùng loại 40
hoặc 50. Trong mùa đông, trời lạnh, nhiệt độ động cơ thấp nên chỉ cần dùng loại nhỏ như
30, 40. Ở mùa hè, nhiệt độ động cơ cao nên có thể dùng loại 50.
Do đặc tính của dầu đa cấp nên người ta thường gọi nó là "dầu bốn mùa". Khi có
chữ "W", khách hàng có thể hiểu nó dùng được cho cả mùa đông và mùa hè.
Ngoài loại đa cấp, nhiều nhà sản xuất cho ra cả loại dầu đơn cấp và chỉ có ký hiệu
như SAE 40, SEA 50. Loại dầu này thường được dùng cho các loại động cơ 2 kỳ, máy
nông nghiệp, công nghiệp
3. Phân loại dầu theo tính năng:
Khi phân loại theo tiêu chuẩn này, các nhà sản xuất lại thống nhất phân theo tiêu
chuẩn của Viện dầu mỏ Mỹ API (American Petroleum Institute). API phân ra theo cấp S
(Service) dùng để dành cho dầu đổ vào động cơ xăng và C (Commercial) cho các động
cơ diesel. Với động cơ xăng, API phân ra nhiều loại với thứ tự tiến dần từ SA, SB, SC tới
mới nhất là SM. Đối với động cơ diesel, API chia thành CA, CD, CC tới CG, CH và CI.
Càng về sau, chất lượng sản phẩm càng tốt do các nhà sản xuất phải thêm vào những chất
phụ gia đặc biệt để thích nghi với những công nghệ động cơ mới.
Trên các sản phẩm dầu động cơ thương mại, các nhà sản xuất thường ghi đầy đủ 2
cách phân loại này. Tùy thuộc vào đặc điểm động cơ mà những hãng xe khuyến cáo
người tiêu dùng sử dụng loại dầu nào. Chúng ta có thể tự lựa chọn cho mình, nhưng tốt
hơn cả hãy hỏi ý kiến của các chuyên gia hay nhờ kỹ thuật viên của hãng tư vấn.
X. Cách phân biệt bu-gi thật - giả:
Trên thực tế, người tiêu dùng rất khó nhận ra đâu là bu-gi thật, đâu là bu-gi giả.
Trong khi đó, bu-gi giả có thể gây nên nhiều tác hại như xe khó khởi động, hoạt động
không hiệu quả, tiêu hao nhiên liệu, xe không bốc. Thậm chí, đầu bọp có thể bị mòn,
thủng nếu sử dụng trong một thời gian dài.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Năm học: 2010 – 2011
Giáo viên: Lưu Văn Hai Trang 16
Đầu bu-gi Denso thật (trái) không bóng như bu-gi giả.
Theo tài liệu do nhà phân phối chính thức của Denso tại Việt Nam, sản phẩm bu-
gi Denso có những đặt điểm bề ngoài rất dễ nhận biết: Đầu điện cực (phần bằng sắt nối
với đầu bọp) của bu-gi giả sáng loáng chứ không xỉn như của Denso thật. Tiếp đến là
phần sứ cách điện, bu-gi Denso thật có 5 gân, in hình thương hiệu Denso và các ký hiệu
sản phẩm một cách đồng đều, rất khó cạo, trong khi bu-gi giả có độ nghiêng không đều,
nhòe mờ và dễ phai màu khi gặp nước. Phần ren trên bu-gi giả có đỉnh không được sắc
nét và ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cũng như hoạt động của động cơ.
Các ký hiệu trên bu-gi Denso thật (trái) sắc nét hơn bu-gi giả.
Một đặc điểm nữa trên bu-gi Denso là nhà sản xuất này khoét một rãnh chữ U trên
điện cực mát để tăng cường khả năng đánh lửa. Đây là công nghệ rất phức tạp nên gần
như các sản phẩm nhái không thể bắt chước. Các loại bu-gi "nhái" theo Denso chỉ có rãnh
hình chữ V chứ không có hình chữ U.
Những dấu hiện cấu tạo bên trong cũng cho biết
nhiều thông tin về sản phẩm. bu-gi Denso dùng loại sứ cách
điện chất lượng cao nên mịn và đồng nhất, trong khi đó bu-
gi giả dùng loại sứ chất lượng thấp nên thường có lỗ bọt
khí. Bên cạnh đó, phần điện cực dương bu-gi Denso thật
làm bằng đồng, có khả năng thoát nhiệt tốt trong khi hàng
nhái được làm bằng sắt nên tốc độ giải nhiệt chậm, khi đập
vỡ thường có màu đen chứ không có màu đỏ như bu-gi
chính hiệu.
Một sản phẩm khác có mặt trên thị trường Việt Nam
Đầu cực mát có rãnh chữ U rất
đặc trưng của bu-gi Denso thật.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Năm học: 2010 – 2011
Giáo viên: Lưu Văn Hai Trang 17
khá lâu là bu-gi NGK. Theo tài liệu chính thức, đặc điểm đầu tiên để nhận ra bu-gi NGK
thật là chữ "NGK" viết chính giữa thân sứ trong khi các loại hàng nhái thường viết lệch
lên phía trên với nét chữ không sắc. Số lô hàng của NGK được viết trên hình lục giác với
4 chữ số, trong khi bu-gi giả là hình thang vuông.
Dấu hiệu nhận biết bu-gi giả.
Đặc điểm nổi bật mà các thợ máy lâu năm dùng để nhận biết bu-gi NGK và được
nhà sản xuất này khuyến cáo là vòng lót trên sản phẩm thật rất chắc, dù sử dụng một thời
gian dài. Đối với bu-gi giả, chi tiết này chỉ cần dùng tay cũng có thể vặn ra dễ dàng.
Dấu hiệu bu-gi NGK giả.
Ngoài những dấu hiệu trên, chúng ta nên bảo dưỡng thường xuyên để có thể phát
hiện kịp thời bu-gi giả. Các sản phẩm nhái thường có độ bền kém, có thời gian đánh lửa
sớm nên dễ bám muội cũng như mòn nhanh hơn sản phẩm chính hãng.
XI. Các bệnh thường gặp ở bugi:
Bugi là thiết bị cung cấp tia lửa điện để đốt cháy hòa khí nhiên liệu - không khí.
Những dấu hiệu như màu sắc, độ mòn của nó có thể cho biết về tình trạng động cơ. Nếu
bugi có màu vàng nâu, động cơ hoạt động tốt, còn nếu đen ướt, chứng tỏ dầu bôi trơn đã
lọt vào xi-lanh.
Trong hệ thống đánh lửa ôtô và xe máy, bugi là thiết bị cuối cùng trong sơ đồ. Nó
có vai trò cung cấp tia hồ quang điện đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu không khí đã được nén
ở áp suất cao. Cấu tạo của bugi bao gồm cực mát (cực uốn cong) và cực tâm có tác dụng
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Năm học: 2010 – 2011
Giáo viên: Lưu Văn Hai Trang 18
đánh lửa. Giữa cực tâm và cực mát là khe đánh lửa có độ rộng 0,9 mm (đối với đánh lửa
tiếp điểm) và 2,03 mm (đánh lửa điện tử).
1. Bugi có màu vàng nâu:
Bugi có màu vàng nâu chứng tỏ động cơ
hoạt động bình thường, tỷ lệ không khí - nhiên
liệu đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật và các thành
phần cơ học ổn định. Nếu thay bugi mới, bạn nên
thay bugi có cùng khoảng nhiệt (cho biết tốc độ
bugi truyền nhiệt từ buồng đốt đến các đầu xi-
lanh, được xác định bằng chiều dài lớp cách điện
phía dưới). Đường dẫn nhiệt dài hơn, bugi làm
việc nóng hơn còn khi ngắn hơn, nó sẽ làm việc
mát hơn.
2. Bugi có màu đen và khô:
Thông thường, khi bugi có màu này có
nghĩa chế hòa khí gặp sự cố nên cung cấp hỗn hợp
giàu (nhiều nhiên liệu) hoặc chạy cầm chừng quá
mức. Kết hợp với khói đen thoát ra từ ống pô bạn
có thể kết luận xe chạy ở chế độ giàu. Trước khi
thay bugi, cần chỉnh lại tỷ lệ nhiên liệu/không khí
cho phù hợp. Các nguyên nhân phổ biến gây ra
hiện tượng thừa nhiên liệu có thể là lọc khí bẩn (cung cấp ít không khí), chế hòa khí
hỏng, bướm gió kẹt.
3. Bugi đen và ướt:
Đây là dấu hiệu cho biết dầu đã lọt vào xi-
lanh, bị đốt và sinh ra muội bám trên bugi. Sự rỉ
dầu bôi trơn vào buống đốt có thể do hở van, hở
séc-măng hay do thành xi-lanh bị mài mòn. Nếu xe
có thêm hiện tượng có khói xanh, mùi khét, có
nghĩa động cơ cần phải được sửa càng sớm càng
tốt. Động cơ hai thì nếu có hiện tượng trên có thể
do dầu dẫn động bị lọt từ các-te.
4. Bugi có màu trắng:
Chứng tỏ động cơ hoạt động quá nhiệt, gây
nên do các nguyên nhân như bugi không phù hợp
(có khoảng nhiệt quá lớn), chỉ số Octan quá thấp,
thời gian đánh lửa không tối ưu, hệ thống làm mát
hỏng, chế hòa khí cấp quá nhiều không khí và cuối
cùng có thể do trục lót khuỷu hay các-te bị hở (trên
các xe hai thì).
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Năm học: 2010 – 2011
Giáo viên: Lưu Văn Hai Trang 19
5. Bugi bị mòn cực tâm:
Nguyên nhân do bugi có khoảng nhiệt không
phù hợp, thời gian đánh lửa quá sớm, thiếu hòa khí
nhiên liệu-không khí, hệ thống làm mát hỏng hoặc
do thiếu dầu bôi trơn.
6. Bugi có khoảng đánh lửa lớn:
Trường hợp này xảy ra khi sử dụng bugi
trong thời gian quá dài mà không thay. Khoảng
cách lớn có thể làm cho động cơ hoạt động yếu do
bugi cần điện thế cao hơn để đánh lửa.
XII. Ba yếu tố cần kiểm tra khi động cơ không nổ:
Không khí, nhiên liệu và hệ thống đánh lửa là 3 yếu tố cơ bản để động cơ xăng
hoạt động bình thường. Động cơ không khởi động hoặc yếu có thể do bộ lọc không khí bị
bẩn, nhiên liệu không đủ áp suất hoặc bu-gi không đánh lửa.
Dù công nghệ xe máy đã phát triển hơn rất nhiều nhưng động cơ xăng vẫn cần 3
thành phần chính. Sự cháy của động cơ đốt trong không khác so với sự cháy thông
thường, như khi bạn đốt một cây đuốc. Nhiên liệu là xăng, bu-gi đóng vai trò đánh lửa và
không khí để cung cấp oxy.
1. Bộ phận cấp khí:
Để động cơ hoạt động ổn định, dòng không khí không bị tắc và các van mở - đóng
đúng thời điểm để không khí bị nén - xả một cách hợp lý. Trong những vấn về không khí,
hỏng hóc phổ biến nằm ở bộ lọc và van.
Bộ lọc là nơi hứng bụi từ môi trường xung quanh nên nhanh bẩn. Một động cơ
bình thường hút khoảng 10.000 lít không khí để đốt 1 lít nhiên liệu lỏng, vì vậy một
lượng lớn các hạt bụi, cát có kích thước lớn hơn một phần một triệu mét (micron mét) bị
bộ lọc giữ lại. Nếu không bảo dưỡng thường xuyên, bề mặt của nó thường có những vùng
đen, làm giảm diện tích hữu ích khiến lượng không khí vào ít và khó hơn. Bạn có thể
thay bộ lọc mới hoặc súc bộ lọc để loại các chất bẩn.
Bên cạnh đó, những chiếc van có vai trò đặc biệt quan trọng bởi nếu chúng bị hở,
hòa khí nhiên liệu - không khí sẽ không thể nén được. Thông thường, van bị mòn hoặc
nhiên liệu không cháy hết hóa cốm trên thành van là hai nguyên nhân chính. Van bị hở là
nỗi sợ của người đi xe bởi nó gây ra nhiều vấn đề như xe hao xăng, máy yếu, động cơ
mòn nhanh khiến công sửa chữa và chi phí tăng lên.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Năm học: 2010 – 2011
Giáo viên: Lưu Văn Hai Trang 20
Một khả năng khác cũng cần kiểm tra là hệ thống xả. Nếu không có khí xả thì khí
nạp cũng không thể vào được. Có nhiều cách kiểm tra dòng không khí nhưng cách phổ
biến nhất là thử nghiệm sức nén. Có thể thợ sửa chữa sẽ đo độ chân không của bộ góp khí
nạp hoặc áp suất khí xả nhưng phương pháp đơn giản nhất là đặt tay lên ống pô khi một
người khác quay máy. Nếu có dòng khí tác động vào tay, nghĩa là hệ thống chưa hỏng
nặng hoặc vẫn bình thường.
2. Vấn đề nhiên liệu:
Những vấn đề do nhiên liệu gây ra thường rất phức tạp, đặc biệt khi động cơ
không hoạt động trong một thời gian dài. Khi xăng bay hơi, nó để lại những chất nhựa có
phân tử nặng làm tắc chế hòa khí hay đầu kim phun. Vì vậy, bạn nên đổ xăng mới trước
khi khởi động một chiếc xe lâu ngày không sử dụng. Có thể dùng dòng khí áp suất cao
cuốn những chất bẩn trên, nhưng thỉnh thoảng, bạn nên tháo các đường dẫn nhiên liệu ra
để rửa. Trong trường hợp đầu kim phun bị bẩn, chúng có thể được làm sạch một phần khi
động cơ hoạt động nhưng quá trình này mất vài phút. Để yên tâm hơn, có thể sử dùng
chất phụ gia làm sạch chế hòa khí hoặc kim phun. Loại phụ gia này được pha vào xăng
với liều lượng theo chỉ định và không nên lạm dụng nó trong một thời gian dài.
3. Hệ thống đánh lửa:
Nguyên nhân cuối cùng là hệ thống đánh lửa. Nếu nhiên liệu và không khí không
phải là nguyên nhân khiến xe hoạt động bất thường thì lý do còn lại là bu-gi. Động cơ
không hoạt động hoặc xe chạy yếu nằm trong số những hậu quả do bu-gi có vấn đề.
Thông thường, bu-gi hoạt động tốt có điện thế ở khoảng 40.000-100.000 volt. Trên thực
tế, rất dễ kiểm tra hệ thống này. Chỉ cần tháo bu-gi, để nó gần một miếng kim loại vào
quay động cơ, nếu có tia lửa điện, nó vẫn hoạt động còn nếu không, bạn nên thay một
chiếc khác. Những dấu hiệu về màu sắc, độ ướt hay bám muội trên bu-gi cũng cho chúng
ta biết về tình trạng của động cơ. Ví dụ, nếu bu-gi ướt và đen của dầu cháy chứng tỏ động
cơ bị rỉ dầu từ van hoặc từ séc-măng.
Có những hỏng hóc rất đơn giản nếu chúng ta nắm vững những vấn đề cơ bản.
Kiến thức nền tảng không giúp khắc phục được sự cố nhưng cho chúng ta những phán
đoán ban đầu để nhận ra tầm quan trọng của những hỏng hóc trên chiếc xe.
XIII. Sử dụng và bảo dưỡng phanh dầu xe máy:
Các bộ phận chính của hệ thống gồm đĩa phanh, piston
chính và piston con, má phanh, ống dẫn, tay phanh và mắt thăm
dầu. Cơ cấu được thiết kế khép kín, mỗi chi tiết đều chi phối hiệu
quả vận hành chung. Vì vậy, khi sử dụng và bảo dưỡng cơ cấu, có
một số điểm cần lưu ý.
Bệnh thường gặp là xi-lanh bị hỏng lớp xi mạ, dẫn đến kẹt
piston, làm bó hoặc trơ phanh, trường hợp này phải thay piston
mới. Đĩa phanh dùng lâu hoặc bị va chạm có thể mòn hoặc vênh,
thay thế khá đắt. Trên thị trường có bán cơ cấu giảm áp (không
phải hệ thống chống bó cứng phanh ABS), giúp cho phanh mềm hơn, có thể mua bộ này
thuê thợ lắp vào xe.
Cụm phanh trước xe
Husky.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Năm học: 2010 – 2011
Giáo viên: Lưu Văn Hai Trang 21
Phanh dầu hỏng khó chữa hơn phanh cơ và cũng chỉ có thợ quen việc mới nhận
làm, đây là khó khăn cho người sử dụng. Để hạn chế hư hỏng, nên lưu ý mắt thăm dầu để
thêm ngay khi bắt đầu thiếu, thay má phanh mòn. Chỉ được thêm loại dầu phanh nhà sản
xuất đã chỉ định dùng cho xe. Nên đến các thợ chuyên sửa phanh dầu để chữa hoặc xin tư
vấn về các trục trặc, không tự ý đổ thêm hoặc thay loại dầu khác. Chú ý khi vệ sinh hệ
thống không dùng xăng dầu mà rửa bằng nước xà phòng.
Những người đang cân nhắc nên mua xe phanh dầu hay phanh cơ, hãy quyết định
mua xe phanh cơ bánh trước (trừ loại @ hay Piaggio X9, có kiểu phanh đồng thời 2
bánh). Nếu bạn đang dùng xe phanh đĩa bánh trước thì nên thận trọng tránh tình huống rê
bánh, mất lái. Đầu tiên, hãy phanh chân, rồi nhấp nháy nhanh và nhẹ tay phanh trước,
thao tác này phải luyện tập mới thành thúc được. Thực tế cho thấy, đối với kết cấu phanh
cơ bánh trước, nếu người sử dụng không thành thạo, cũng nguy hiểm như vậy. Những
bạn gái tay lái non, thần kinh không vững, không nên sử dụng tay phanh trước, dù đó là
phanh dầu hay cơ, chỉ nên đi với tốc độ mà mình có thể làm chủ với phanh chân.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Năm học: 2010 – 2011
Giáo viên: Lưu Văn Hai Trang 22
Phần III: TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM
I. Tiến hành soạn giảng 2 tiết 45, 46:
− Năm học 2007-2008 tại 2 lớp 11 T, 11 L trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đối
chứng với lớp 11C, 11B của trường THPT Chu Văn An, tỉnh Ninh Thuận.
− Năm học 2009-2010 tại 2 lớp 11 T1, 11 T2 đối chứng với lớp 11L, 11H của trường
THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Ninh Thuận.
− Năm học 2007-2008 tại 2 lớp 11 A1, 11 A2 đối chứng với lớp 11TS, 11V của trường
THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Ninh Thuận.
Bài 34 : ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
DÙNG CHO XE MÁY
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được đặc điểm và cách bố trí động cơ đốt trong trên xe máy.
- Biết được đặc điểm của hệ thống truyền lực trên xe máy.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được vị trí các bộ phận của động cơ dùng cho xe máy.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ môi trường khi sử dụng, sửa chữa xe máy.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đọc kĩ nội dung bài dạy trong SGK.
- Tìm hiểu các thông tin liên quan đến bài dạy.
- Tranh giáo khoa hình 34.1, 34.2, 34.3, 34.4.
- Giáo án PowerPoint
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài học ở nhà.
- Sưu tầm các tài liệu có liên quan.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức và ổn định lớp: ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút)
Ø Nhận xét ưu nhược điểm của các cách bố trí động cơ trên ôtô?
Ø Trình bày đặc điểm truyền moment quay từ hộp số đến cầu sau ôtô?
3. Giới thiệu bài mới: ( 1 phút)
Ngày soạn :
Tiết PPCT : 45, 46
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Năm học: 2010 – 2011
Giáo viên: Lưu Văn Hai Trang 23
Ngày nay, chiếc xe máy trở thành phương tiện di chuyển không thể thiếu của người
dân, xe máy giúp chúng ta tiết kiệm thời gian để làm được nhiều việc hơn. Để hiểu rõ
hơn về xe máy và động cơ đốt trong dùng trên xe máy chúng ta cùng nghiên cứu bài 34.
4. Các hoạt động dạy học: ( 39 phút)
Thời
gian
(phút)
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN – HỌC SINH
Tiết 45
Hoạt động1: Tìm hiểu đặc điểm của động cơ đốt trong dùng cho xe máy.
20
phút
1./ Đặc điểm:
- Là động cơ xăng 2 và 4 kì cao tốc.
- Có công suất nhỏ.
- Li hợp, hộp số bố trí trong một vỏ
chung.
- Thường làm mát bằng không khí.
- Số lượng xi lanh ít.
- GV: Hãy kể tên các loại xe máy mà em
biết?
GV trình chiếu hình ảnh và trình bày các
thông tin cơ bản từng loại thu hút sự chú
ý của các em.
- GV: Động cơ lắp trên xe máy thường
là động cơ gì? Vì sao lại sử dụng loại
động cơ đó?
- GV: Động cơ trên xe máy thường được
làm mát bằng gì? Vì sao?
- GV: Động cơ trên xe máy thường có
bao nhiêu xi lanh?
Hoạt động 2: Tìm hiểu bố trí động cơ trên xe máy.
9 phút 2./ Bố trí động cơ trên xe máy:
- Đặt ở giữa xe.
- Đặt lệch về đuôi xe.
- GV: Liên hệ thực tế hàng ngày em hãy
cho biết động cơ xe máy được đặt ở
đâu?
- GV: Hãy nêu ưu nhược điểm của từng
cách bố trí?
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm hệ thống truyền lực trên xe máy.
10
phút
Sơ đồ khối HTTL trên xe máy
• Đặc điểm:
• Nguyên lí làm việc: Động cơ làm việc
(tạo moment) quay trục khuỷu
li hợp đóng moment truyền sang
hộp số xích bánh xe chủ động.
- GV: Bằng kiến thức các em đã được
học hãy cho biết hệ thống truyền lực
trên xe máy có các bộ phận nào?
- GV: Hãy cho biết công dụng của các
bộ phận trên xe như: Động cơ, Hộp
số, Xích hoăc cácđăng, bánh xe.?
- GV: Xe máy có số lùi không? Tại
sao?
- GV: Em hãy cho biết động cơ, li hợp,
hộp số của xe máy được bố trí như thế
nào?
Tiết 46
Hoạt động 4: Tìm hiểu một số vấn đề thường gặp khi sử dụng xe máy.
40
phút
− Khác biệt giữa chế hòa khí và phun
xăng điện tử
− Nhận biết hỏng hóc chế hòa khí xe
máy
-
GV dùng phương pháp nêu vấn đề để
học sinh thảo luận đưa ra cách giải
quyết. Sau đó GV đưa ra cách giải
quyết khoa học nhất để học sinh ghi
Động
c
ơ
Li
h
ợp
Hộp
s
ố
Xích hoặc
c
ác
đă
ng
Bánh
xe
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Năm học: 2010 – 2011
Giáo viên: Lưu Văn Hai Trang 24
− Lỗi thường gặp của hệ thống phun
xăng điện tử
− Cặn bám - bệnh mãn tính của động cơ
− Không nên làm nóng máy quá lâu
trước khi đi
− Nguyên nhân xe bị hơi xăng
− Xử lý xe máy sau ngập nước
− Cách phân loại dầu động cơ
− Cách phân biệt bu-gi thật - giả
− Các bệnh thường gặp ở bugi
− Ba yếu tố cần kiểm tra khi động cơ
không nổ
nhớ?
- Trình chiếu các slide hình ảnh thực tế
của nội dung hoặc có liên quan đến
nội dung kiến thức đang trình bày để
học sinh hình thành tư duy trực quan.
5. Củng cố kiến thức bài học: (5 phút)
Ø So sánh cách bố trí hệ thống truyền lực trên ôtô và xe máy?
Ø Đặc điểm của hệ thống truyền lực trên xe máy?
6. Nhận xét và dặn dò chuẩn bị bài học kế tiếp.
Ø Đọc trước bài: ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO MÁY PHÁT ĐIỆN
II. Đánh giá hiệu quả:
Sau khi dạy xong bài: Động cơ đốt trong dùng cho xe máy tôi tiến hành kiểm tra 15
phút. Với đề bài:
1. Màu của bu-gi xe máy nói lên điều gì?
2. Hãy đưa ra các giải pháp xử lý khi động cơ xe máy không nổ?
Thu được kết quả như sau:
Năm học Lớp Sĩ số
Giỏi Khá Tr.bình Yếu
11T
35 33/94,3% 2/5,7% 0 0
2007-2008
11L
19 18/94,7% 1/5,3% 0 0
11C
42 5/11,9% 30/71,4% 7/16,7% 0
Lớp đối
chứng
11B
38 12/31,6% 20/52,6% 6/15,8% 0
11T1
34 31/91,2% 3/8,8% 0 0
2009-2010
11T2
32 29/90,6% 3/9,4% 0 0
11L 34 5/14,7% 25/73,5% 4/11,8% 0
Lớp đối
chứng
11H
34 6/17,6% 26/76,5% 2/5,9% 0
11A1
50 31/62% 19/38% 0 0
2010-2011
11A2
46 32/69,6% 14/30,4% 0 0
11TS
32 8/25% 21/65,6% 3/9,4% 0
Lớp đối
chứng
11V
29 6/20,7% 20/69% 3/10,3% 0
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Năm học: 2010 – 2011
Giáo viên: Lưu Văn Hai Trang 25
Nhận xét về phía học sinh : Khi ứng dụng phương pháp kết hợp kiến thức thực
tiễn với công nghệ thông tin để giảng dạy chúng ta thu được kết quả là: toàn bộ học sinh
có điểm kiểm tra ở mức trung bình không còn nữa, thay vào đó số lượng học sinh đạt
điểm khá, giỏi tăng lên rõ rệt. Chứng tỏ đa số các em nắm vững kiến thức cơ bản, đã biết
cách xử lý đối với các tình huống giả định xảy ra trong thực tế. Tiết học trở nên sinh
động hơn vì học sinh chủ động tìm hiểu, chiếm lĩnh các kiến thức mới.
Đồng thời các em đã biết liên hệ, ứng dụng vào thực tế. Đặc biệt có một số học
sinh tìm tòi thắc mắc các những hư hỏng của xe máy mà các em đã gặp để tìm biện pháp
giải quyết. Một số em tỏ ra yêu thích và có xu hướng tìm hiểu sâu hơn về động cơ đốt
trong và ứng dụng của nó trong đời sống.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com