Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học tinh dầu cây sả chanh ở quận cẩm lệ đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 56 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA HÓA
  


Nghiên cứu chiết tách và xác định thành
phần hóa học tinh dầu cây sả chanh
ở quận cẩm lệ - Đà Nẵng



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC

GVHD: Ths TRẦN ĐỨC MẠNH
SVTH : PHÙNG THỊ ÁI HỮU
LỚP : 08CHD
2

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài:
Xã hội ngày càng phát triển ngoài những mặt tích cực của nó thì nó còn kéo
theo vô số hậu quả khôn lường trong đó đặc biệt số những người mắc bệnh ngày
càng tăng lên với biến chứng khó lường và nguy hiểm hơn. Việc tìm và sử dụng
nguồn nguyên liệu từ thực vật để làm tăng hệ thống miễn dịch, giúp điều trị bệnh là
một vấn đề thiết yếu mà xã hội đặt ra cho khoa học chúng ta với phương châm
“Thực phẩm của chúng ta chính là thuốc của chúng ta”
Trong số những cây xung quanh trong cuộc sống thường ngày thì sả là một


cây rất thông dụng . Người ta không chỉ biết đến sả như một vị đi kèm với các món
ăn lạnh mà còn được sử dụng làm thuốc và sản xuất tinh dầu.
Tinh dầu sả được dùng trong các chất tẩy uế, xà phòng, thuốc diệt côn trùng,
nước hoa, dầu gội đầu, có tác dụng thông trung tiện, chống nôn, giảm đau, chữa đầy
bụng, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy Ở một số nước châu Âu, nước sả có đường là
một loại đồ uống giải khát, thanh nhiệt được nhiều người ưa thích. Ở Indonesia, rễ
sả phối hợp với nhiều vị thuốc khác chữa bệnh vàng da dưới dạng nước sắc; dùng
nước này súc miệng hằng ngày để chữa đau răng. Nếu dùng ngoài, tinh dầu sả phối
hợp với nhiều loại tinh dầu khác để xoa bóp làm giảm đau xương, đau mình, nhức
mỏi. Với mùi thơm dễ chịu tinh dầu sả còn được dùng trong công nghiệp mỹ phẩm
và hương liệu. Ngoài ra, tinh dầu sả còn cung cấp geraniol là chất dùng làm chất
thơm, nguyên liệu để sản xuất chất thơm (xitronelal ), dùng làm chất sát trùng, hạ
huyết áp
Cho đến nay, ở nước ta chưa có nhiều nghiên cứu nào hoàn chỉnh về thành
phần, tính chất, ứng dụng về các hợp chất hóa học có trong tinh dầu sả. Chính vì
vậy tôi quyết định tiến hành nghiên cứu cây sả với nội dung  
 chanh 

3

Tôi hy vọng rằng với những kết quả nghiên cứu được của đề tài kết hợp với
những công trình nghiên cứu trước đây về cây sả chúng ta sẽ có một kiến thức tổng
hợp để từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng của chúng.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong tinh dầu sả
chanh.
- Đóng góp thêm những thông tin, tư liệu khoa học về cây sả
3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng : Cây sả chanh, phần tinh dầu chiết từ củ sả chanh (Cẩm Lệ –
Đà Nẵng) bằng dung môi nước .

- Phạm vi nghiên cứu: Quá trình chiết tách, xác định chỉ số vật lý xác định
thành phần và cấu trúc một số hợp chất trong tinh dầu củ sả chanh. Quá trình thực
nghiệm được tiến hành ở phòng thí nghiệm Hóa học, trường Đại học Sư pham Đà
Nẵng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
4.1. Nghiên cứu lý thuyết:
- Tổng quan tài liệu, tìm hiểu thực tế về cây sả chanh
4.2. Nghiên cứu thực nghiệm:
 Phương pháp vật lý:
- Thu gom và xử lý mẫu cây sả chanh
- Xác định độ ẩm toàn phần
 Phương pháp hóa học
- Khảo sát thời gian chiết tối ưu và ảnh hưởng của thời gian sau thu hoạch
đến lượng tinh dầu
- Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
- Xác định thành phần hóa học của tinh dầu sả chanh dựa vào phương pháp
sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS)
4

- Xác định các chỉ số hóa lí: độ ẩm; tỉ trọng; chỉ số khúc xạ, khả năng hòa
tan trong cồn ở các cấp độ khác nhau; chỉ số axit, chỉ số este, chỉ số xà phòng hóa













5

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN
1.1.Tổng quan về cây sả chanh [1], [2], [3], [4], [5]
1.1.1.Hình thái, đặc điểm:


 Cây sả chanh tên khoa học Cympobogon Citratus thuộc họ lúa Poaceae
 Đặc điểm:
Cây thảo, sống lâu năm, thơm mùi chanh, thân rể sinh nhiều chồi bên tạo
thành bụi, tỏa rộng ra xung quanh. Mỗi bụi gồm 50 đến 200 tép , cao 1-2 hoăc có
thể 3m. Bẹ lá và chồi thường có màu tía hoặc trắng xanh. Phiến lá dài thuôn, đầu
nhọn màu xanh đậm, nhẵn, gân chính nổi rõ ở mặt dưới.
Cụm hoa to dài tới 60cm, có 4-9 đốt ; gồm nhiều bông nhỏ, không cuống,
mỗi bông nhỏ mang hai hoa, màu tím hoặc nâu hồng.
Hoa lưỡng tính, không cuống, nhị 3, vòi nhụy 2, hoa đực có cuống dài
4-5mm. Quả gần hình cầu hay hình trụ rất dài
Cuộn hoa là chùy thuôn dài, thưa chia mảnh, có đốt và có lông. Bông chét
không cuống, lưỡng tính hình dài hay hình mũi mác dài, không có đốt, mày chia
6

làm hai răng, hoa ở trên có mày hoa chia thùy, có mũi nhọn, không có phún. Bông
chét có cuốn màu tím.
1.1.2. Phân bố :
Loại sả này phân bố ở Ấn Độ , Malaysia, đã được đưa vào trồng trọt từ rất
lâu đời ở các nước vùng Đông Nam Á, nhiều nước khác ở châu Mỹ, châu Phi cũng
đã trồng và phát triển rộng ra khắp các vùng nhiệt đới.

Ở nước ta sả chanh được trồng trên khắp cả nước trên các vùng đồn điền
trang trại, vườn nhà gia đình, mỗi nhà một vài khóm để sử dụng hàng ngày.
1.1.3. Giá trị sử dụng của cây sả chanh :
- Cây sả chanh là loại cây có tinh dầu với tỉ lệ 1,5 – 2,5 % trong lá, được
dùng làm gia vị và làm thuốc. Người ta sử dụng bẹ lá, lá, thân, rể dùng để ướp nấu
thực phẩm (cá, thịt…). Lá sả chanh thường dùng để nấu nước gội đầu cho sạch gàu,
trơn tóc, tạo mùi thơm.
- Ngoài ra khi trồng sả chanh với hệ rể phong phú, sả chanh là cây giữ đất,
phù đất, chống xói mòn ở nơi đất dốc, đất khô.
- Được dùng làm rau ăn, gia vị (nhân dân thường dùng ăn sống hoặc tẩm
ướp cho thơm các món ăn), nước chấm.
- Trong vườn chỗ có bụi sả, rắn thường phải tránh xa, người ta cho rằng vì
sả có mùi thơm mà rắn rất kỵ.
- Theo tài liệu nước ngoài, ở Ấn Độ, sả chanh được dùng để làm thơm thức
ăn, nước hãm lá sả để giải khát.
- Sả chanh còn được dùng để sản xuất tinh dầu
1.1.4. Giá trị dƣợc học :
- Theo Đông y, sả chanh vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ
hôi, thông tiểu tiện và tiêu thực. Sả chanh được dùng chủ yếu làm thuốc chữa cảm
sốt, đầy bụng, tiêu chảy.
- Ở Campuchia, lá sả chanh phối hợp với các vị thuốc khác để điều trị bệnh
ho và làm thuốc xông. Rễ cây lợi tiểu và hạ nhiệt cũng được dùng làm các chế phẩm
7

để điều trị bệnh ho, đau gan và sốt rét. Lá có khi được hãm làm thuốc uống lợi tiêu
hoá được dùng sau các bữa ăn.
- Ở Thái Lan, thân rễ dùng trị bạch đới; thân rễ và chồi lá dùng diệt muỗi. Ở
Vân Nam (Trung Quốc), cây được dùng làm thuốc khử trùng, dùng trong các loại
thuốc trị giun.
- Ở Indonesia, rễ sả chanh phối hợp với nhiều vị thuốc khác chữa bệnh vàng

da dưới dạng nước sắc; dùng nước này súc miệng hằng ngày để chữa đau răng
- Công dụng trị rối loạn kinh nguyệt của cây sả. Đồng thời, sả chanh có tác
dụng hạ sốt, chống trầm cảm, giúp tiêu hóa tốt, nhất là uống một ly nước có pha vài
giọt tinh dầu sả chanh ngay sau các bữa ăn.
- Người ta còn sử dụng hương thơm của sả chanh trong các phương pháp trị
liệu khác như xông hơi, tắm hơi để thư giãn cơ thể và tạo cảm giác sảng khoái sau
một ngày làm việc. Qua đó cũng gián tiếp giúp cho kinh nguyệt được điều hòa
- Sả chanh có tác dụng làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu, làm thuốc bổ giúp
ăn ngon và làm giảm co thắt.
- Sả chanh làm tăng hoạt động và làm mạnh dạ dày cũng như bộ máy tiêu
hóa, trong trường hợp rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đau dạ dày hoặc tiêu chảy.
- Chữa đau khớp và các trường hợp đau khác như đau lưng, đau nhức dây
thần kinh, đau đầu
- Chữa ghẻ, lấy bột lá sả trộn với sữa thành một khối nhão rồi đắp ngay lên
những chỗ bị ghẻ, làm vài lần trong ngày. Tác dụng diệt khuẩn và kháng nấm, được
áp dụng cho các sản phẩm kem bôi da hoặc thuốc mỡ để bôi ngoài da.
- Chữa chứng ho.
- Trị chứng đau dạ dày, tá tràng
- Lĩnh vực mỹ phẩm: từ xa xưa, phụ nữ Việt Nam đã biết lấy lá sả nấu nước
để gội đầu làm tóc mượt mà va có mùi thơm, dễ chảy. Ngày nay, đã được chế thành
các dầu gội đầu bán ngoài thị trường.
8

1.2. Các loài sả khác :
1.2.1. Sả lam, sả hôi (Cympobogon Casein):
Cây cỏ sống lâu năm mọc thành bụi, thẳng đứng, phân nhánh ít, lá thuôn,
mỏng, góc lá tròn, mép ráp, bẹ lá hẹp, lưỡi bẹ ngắn.
Phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Apganixtan, Ả Rập, châu Phi và Việt Nam.
Ở nước ta mọc từ Lạng Sơn vào Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Bình Định.
Mọc hoang ở vùng đồi núi và cũng được trồng khắp nước ta để lấy tinh dầu

dùng làm hương liệu. Lá và thân dùng làm thuốc như sả chanh. Ở Quảng Châu-
Trung Quốc toàn cây dùng trị bệnh liệt dương.
1.2.2. Sả màu, sả lùn (Cympobogon coloratus):
Cây cỏ sống lâu năm, nhỏ bé, thấp, mọc thành bụi, màu lục nhạt, lá hẹ, thuôn
dài, mọc tập trung ở góc thân, bẹ lá rất hẹp.
Phân bố ở Ấn Độ, cũng được trồng ở nước ta bằng các đoạn thân rể, ít khi
gặp cây có hoa.
Cây rất thơm, cũng cho tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu này là :
citronellal và geranniol.
1.2.3. Sả hoa dày (Cympobogon confrertiflorus)
Cây cỏ cao 1,5-1,8m, có mùi thơm của sả chanh. Lá rất dài, bẹ khá rộng và
có màu đo đỏ ở trong, không rụng, mo hình ngọn giác rộng, khá lớn, cỡ 1-2 cm,
màu tím nâu hoặc đen đen, dài hơn cuốn hoa chung, dài bằng các chùm dạng bông
Phân bố ở Xrilanca, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, có gặp ở núi Ninh Bình,
núi Sam tỉnh An Giang. Cây được trồng ở độ cao 1200m.
Cây cho tinh dầu với hàm lượng thấp và phẩm chất kém hơn các loại sả, gần
với tinh dầu sả Xrilanca. Lá của sả này thường dùng làm tranh lợp nhà.
1.2.4. Sả dịu (Cympobogon Flexuosus)
Cây cỏ cao 2-2,5m. lông dài 30cm, rộng 7-8mm, lá dài 70-90cm, rộng 1cm,
lưỡi bẹ cao 6-7mm. Mo nhỏ 1,2-1,5cm, dài gấp ba lần cuống hoa chung, chùy hoa
thưa ở 1/3 thân, màu xám có nhánh và nhánh nhỏ kéo dài, mảnh thường thong
9

xuống, có khớp ở góc ngọn, với các mắt có lông mịn, chùm hoa ngắn 8-10mm, có 3
đốt, cuống riêng dưới hơi dài hơn so với cái trên, đốt có lông.
Phân bố ở Ấn Độ, Myanma, Thái Lan hoặc được trồng thuần hóa hoặc ở hầu
hết các khu vực trong vùng nhiệt đới, những nước được trồng nhiều là: Ấn Độ,
Mandagaxca, Indonexia. Ở nước ta, cây mọc hoang và cũng được trồng nhiều.
Sả dịu được trồng để làm nguyên liệu lấy tinh dầu trong chế biến thực phẩm,
làm hương liệu và làm thuốc như sả chanh. Tinh dầu có mùi thơm sả chanh, rất

được ưa chuộng để điều chế xà phòng thơm, nước hoa, dùng làm thuốc sát trùng
trong bệnh viện, làm thuốc sát trùng trong bệnh viện, làm thuốc trừ ruồi muỗi. Khô
bã sau khi tinh cất tinh dầu dùng làm thức ăn cho gia súc, làm phân bón, lá sả có thể
dùng làm nguyên liệu lấy sợi, làm bột giấy. Sả dịu cũng là cây trồng phù đất, chống
sói mòn ở đất dốc, sườn núi.
1.2.5. Sả goering (Cympobogon Goeringii)
Cây cỏ mọc đứng, phần thân dưới cụm hoa có lông mịn, lông dài, to cỡ
2mm, lá có phiến hẹp, dài 20-30cm, rộng 7cm, thường có 2-4 mắt, các nhánh thứ
cấp mang chùm hoa dạng bông xếp đều nhau. Bông chét lưỡng tính hình ngọn giáo,
dài 4mm, mày một có cánh khá hẹp, với cánh bị gặm, có 3-4 gân nổi rõ hơn lườn,
râu dài 6mm.
Phân bố ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam. Ở nước
ta, cây mọc từ Lạng Sơn vào Nam.
Cây mọc ở các đồi cỏ. Toàn cây được dùng làm thuốc trị tâm vị khí thống,
viêm nhánh khí quản, suyễn khan, phong thấp, đau nhức xương, vị cay, tính ấm, có
tác dụng giải biểu, lợi thấp, bình suyễn, chống ho, tiêu viêm, giảm đau, cầm tiêu
chảy, cầm máu, tiêu thũng, giúp tiêu hoá, thông kinh lạc.
1.2.6. Sả hoa hồng, sả hồng, sả rộng (Cympobogon Martinii):
Cây thảo sống nhiều năm; thân rễ ngắn. Thân cao trung bình 1,2 - 1,8m. Cây
trưởng thành trung bình có 10-20 đốt, lóng dài 10-13cm, rộng 3mm, hơi dài hơn bẹ;
ở các đốt thấp gần mặt đất có rễ bất định. Phiến lá có gốc hình tim hay tròn, dài
10-15cm, tới 25-40cm, rộng 1-3cm, mép cao 2-3mm, bẹ lá không lông, bao quanh
10

đốt và lóng cây. Chuỳ hoa ít hoa, cao 10cm, lúc khô có màu đo đỏ; bông không
cuống, 4mm, có mày dưới lõm ở trong. Cây ra hoa tháng 10-11.
Ở Ấn Độ có hai loại sả là : Motia và Sofia. Sả Motia được ưa chuộng vì cho
năng suất tinh dầu cao hơn. Ta nhập trồng vào đầu năm 1982. Hiện nay được trồng
ở Đắc Lắc và một số nơi khác.
Người ta dùng tinh dầu sả hồng thay tinh dầu Hoa hồng trong việc chế xà

phòng thơm và dùng trong kỹ nghệ hương liệu.
1.2.7. Sả Xrilanca (Cympobogon Nardus):
Cây cỏ sống dại, mọc thành bụi, cao 0,8-1,2m. Thân rễ to, lát cắt ngang có
màu đỏ, lá phẳng hình dài, dài tới 1m, rộng 0,5-1,5cm, có mép sắc, lưỡi bẹ mỏng
cao 1-2mm.
Chùy hoa cao 80cm, xòe rộng mang nhiều chùm mọc đứng, có là bắc cho
từng cặp chùm. Bông chét dài 3-5mm, có cuống và không cuống, cuống màu tím
hay đỏ. Bông chét lưỡng tính không cuống dài 4-4,5mm, hình ngọn giáo nhọn, mày
1 dài 4-4,5mm, mỏng, có lườn với cánh hẹp, nguyên hay chia 2 ren nhỏ ở đỉnh, 2-4
gân giữa ở đỉnh, 2-4 gân giữa các lườn, mày nhỏ 1 ngắn hơn, hình dải, chia hai rất
ngắn. Bông chét có cuốn là bông đực, dài 3,8-4,3 mm, hình ngọn giáo nhọn.
Phân bố ở Ấn Độ, Xrilanca, Indonexia. Loài sả này cũng được trồng ở nhiều
nước khác trong đó có Việt Nam.
Được dùng chiết tinh dầu có mùi chanh, nhưng hàm lượng không cao và
phẩm chất kém hơn sả thường
Ở Campuchia người ta dùng sả này phối hợp với các vị thuốc khác để điều trị
bệnh ho và thuốc xông. Rễ có tác dụng chữa lợi tiểu, hạ nhiệt, cũng được dùng làm
thuốc trị họ, đau gan, sốt rét. Lá hãm uống làm thuốc lợi tiêu hóa, lợi trung tiện, tinh
dầu làm thuốc kích thích, toát mồ hôi gây xung huyết da. Ở Vân Nam - Trung Quốc
dùng làm thuốc sát trùng trị giun.
11

1.2.8. Sả tía (Cympobogon Pendulu)
Sả này gần giống với sả Xrilanca nhưng khác ở những điểm sau: thân rất cao
tới 2.5m, lá dài 1m, gân giữa rất dầy ở gốc, mo dài đến 2cm, dài hơn cuốn chung
của hoa.
Cụm hoa dài 30-50 cm, thuôn, thưa, phân nhánh đến 3 bậc, nhánh nhỏ hơi
cong có khi lượn sóng khá ngoằn ngoèo, các nhánh sơ cấp dài, mảnh, có đốt xa
nhau
Phân bố ở Ấn Độ, Indonexia, Austrailia. Ở nước ta gặp ở Uông Bí- Ninh

Bình, Côn Đảo và một số nơi khác ở Nam Bộ.
Cây cho tinh dầu không tan gọi là tinh dầu sả Bengan mà thành phần chính là
Xitral.
1.2.9. Sả quăn (Cympobogon Toritilis)
Cỏ mọc thành bụi có thân đứng cao 80cm, lóng dài, to 1-2mm, thân bò ngắn,
to 7-8mm. Lá có phiến dài 15-20cm, rộng 7-8mm, mép cao 1-3mm, bẹ không lông.
Cụm hoa có nhiều mo cứng đỏ, nhỏ, cuống mang 2 chùm rẽ đôi, có lông dài; bông
nhỏ không cuống lưỡng tính dài 3,5-4mm, có lông dài 1cm; bông nhỏ có cuống đực,
không có lông gai.
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Việt Nam, thường mọc ở độ cao
300-2700m, nơi ẩm ướt. Ở nước ta, cây mọc ở vài nơi từ Hải Dương (Hải Hưng)
đến Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc).
Vị cay, hơi đắng, tính hơi hàn; có tác dụng hoạt huyết khử ứ, giải thũng độc.
Công dụng: Ở Vân Nam (Trung Quốc), cây được dùng trị sơn lam chướng
khí, thuỷ thổ bất phục, thoắt nóng thoắt lạnh, bụng dạ lạnh đau, sang độc. Đã thử
nghiệm dùng tránh thụ thai.
1.2.10. Sả Giava, sả đỏ, sả xòe Cymbopogon nardus (L.)Rendle
(C. winterianus Jowitt)
Cây thảo, sống nhiều năm, sinh chồi nhiều, tạo thành khóm; cao 1- 2,5m,
thân rễ ngắn.
12

Bẹ lá có vân sọc, màu vàng nhạt hoặc đỏ tía, nhẵn. Phiến lá hình dải, thuôn,
nhọn; nhẵn; đầu thuôn nhọn, mặt trên màu xanh nhạt, bóng; mặt dưới hơi ráp, có
màu mốc phấn, mép lá hơi gợn răng cưa mảnh.
Cụm hoa dạng chùm, dài 60-100cm, phân nhiều chùm nhánh, mảnh và kết
thúc là những chùm đôi; lá bắc hình đường, thuôn hay hình mác, dài 1-2,5cm; nhiều
gân, màu đỏ nhạt. Chùm đôi dài 1-2cm, gồm một hoa đực hoặc vô tính, có cuống và
một hoa lưỡng tính, nhỏ, không cuống. Quả dĩnh, hình trụ hay gần hình cầu.
Phân bố: ở Việt Nam sả Java được nhập trồng ở các tỉnh Tuyên Quang, Thái

Nguyên Sau năm 1975 đã được đưa trồng tại nhiều nơi ở Tây Nguyên và miền
Đông Nam. Sả Java đã được trồng trên diện tích lớn tại Trung Quốc, lndonesia, Ấn
Độ, Ghana, Brazil, Guatemala, Haiti và Honduras.
Đặc điểm sinh học: Sả Java sinh trưởng thuận lợi ở những khu vực có khí
hậu nhiệt đới và á nhiệt đới ẩm, có độ cao dưới 500m (so với mặt biển). Nhiệt độ
trung bình tối thích cho sinh trưởng phát triển của sả Java nằm trong khoảng 22-27
Tinh dầu sả này có từ 20-40% geraniol và citronellol, 40-60% citronellal.
Vị cay, mùi thơm, tính ấm; lá có tác dụng trừ ho; thân rễ có tác dụng lợi tiểu,
hạ sốt, điều kinh, trợ đẻ.
Ở Campuchia, lá Sả Java phối hợp với các vị thuốc khác để điều trị bệnh ho
và làm thuốc xông. Rễ cây lợi tiểu và hạ nhiệt cũng được dùng làm các chế phẩm để
điều trị bệnh ho, đau gan và sốt rét. Lá có khi được hãm làm thuốc uống lợi tiêu hoá
được dùng sau các bữa ăn. Ở Thái Lan, thân rễ dùng trị bạch đới; thân rễ và chồi lá
dùng diệt muỗi. Ở Vân Nam (Trung Quốc), cây được dùng làm thuốc khử trùng,
dùng trong các loại thuốc trị giun.
1.3. Tổng quan về tinh dầu:
1.3.1. Khái quát chung:
Tinh dầu là hỗn hợp của nhiều cấu tử dễ bay hơi, có mùi thơm hay mùi hắc
khó chịu được tách ra từ các bộ phận của thực vật, là sản phẩm của quá trình chiết
và chưng cất nguyên liệu.
13

Tinh dầu là sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi chất và không được sử
dụng trở lại trong hoạt động sống của cây. Mỗi loài tinh dầu lấy từ các nguồn
nguyên liệu khác nhau thì có mùi vị khác nhau, phụ thuộc vào thành phần của các
hợp chất chứa trong đó
Hệ thực vật có tinh dầu gồm khoảng 3000 loài, trong đó có 150-200 loài có ý
nghĩa công nghiệp như kỹ nghệ xà phòng thơm, nước hoa, bánh kẹo, nước giải
khát…
1.3.2. Thành phần cấu tạo:

Về bản chất hóa học, tinh dầu là hỗn hợp của nhiều chất hữu cơ quan trọng:
hidrocacbon, rượu, phenol, andehit, xeton, ete…Trong đó quan trọng hơn cả là
hidrocacbon, còn các thành phần rượu, andehit đều là dẫn xuất của hidrocacbon mà
ra cả. Hidrocacbon có trong tinh dầu chủ yếu là các hợp chất tecpen.
Tecpen là hidrocacbon mạch không vòng hoặc vòng có công thức tổng quát
(C
5
H
8
)
n
. Tùy theo giá trị của n mà phân thành các phân lớp:
n
CTPT
Tên gọi
1
C
5
H
8
Isopren
2
C
10
H
16
Monotecpen
3
C
15

H
24
Sesquitecpen
4
C
20
H
32
Ditecpen
5
C
25
H
40
Sestectecpen
6
C
30
H
48
Tritecpen
8
C
40
H
64
Tetratecpen
n
(C
5

H
8
)
n
Politecpen

Mỗi phân lớp có mạch hở, vòng với độ lớn khác nhau, đa vòng và có nhóm
chức. Dù đa dạng nhưng đều do sự ghép các đơn vị isoprene lại với nhau theo kiểu
”đầu nối đuôi”. Đó là quy luật isoprene, từ đó sinh ra thuật ngữ isoprenoit.
14

1.3.3. Tính chất vật lý của tinh dầu:
- Trạng thái: đa số ở nhiệt độ thường tinh dầu ở trạng thái lỏng, một số ở thể
rắn như methol, camphor…Tinh dầu dễ bay hơi ở nhiệt độ thường
- Màu sắc: thường không màu hoặc có màu vàng, một số có màu đặc biệt
(tinh dầu quế màu nâu sẫm). Trong không khí có sự oxi hóa màu có thể sẫm lại.
- Độ tan: hầu hết các tinh dầu đều không tan trong nước, tan trong các dung
môi hữu cơ như : ancol, ete, clorofom… cho nên có thể dùng dung môi hữu cơ để
chiết tinh dầu từ nguồn nguyên liệu ban đầu.
- Độ sôi: tinh dầu có nhiệt độ sôi thấp và phụ thuộc vào thành phần cấu tạo.
- Mùi: đa số tinh dầu có mùi thơm dễ chịu, một số có mùi hắc khó chịu. Mùi
thơm của tinh dầu quyết định bởi thành phần của nó
- Vị: đa số tinh dầu có vị cay một số có vị ngọt như tinh dầu quế, tình dầu
hồi…
- Tỉ trọng: đa số tinh dầu có tỉ trọng nhỏ hơn 1 nên tinh dầu thường nhẹ hơn
nước ( tinh dầu nghệ, tinh dầu sả…), một số có tỉ trọng lớn hơn 1 nên nặng hơn
nước ( tinh dầu tỏi, tinh dầu đinh hương…).
- Chỉ số khúc xạ của tinh dầu biến đổi từ 1,45-1,56.
1.3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sản xuất tinh dầu:
- Độ chín: Nguyên liệu được khảo sát khi đạt độ chín kĩ thuật.

- Độ tươi: Nguyên liệu bị khô, dập, úng cũng ảnh hưởng đến hàm lượng và chất
lượng tinh dầu. Nên tránh để dồn đống nguyên liệu đưa đến sự phát nhiệt bên trong
làm thối rữa nguyên liệu. Cần phơi héo nguyên liệu thích hợp, tốt nhất phơi héo
trong bóng mát vì nếu nhiệt độ lên quá 40
0
C một số cấu phần trong tinh dầu sẽ bay
hơi. Nhưng độ héo cũng ảnh hưởng đến hàm lượng và chất lượng tinh dầu. Do đó,
nếu để nguyên liệu héo trong một thời gian dài sẽ đưa đến giảm khối lượng tinh dầu
chứa trong nguyên liệu. Mặt khác, việc này cũng sẽ dẫn đến một số cấu phần không
bền trong tinh dầu bị phân hủy làm cho tinh dầu thu được không còn chất lượng tự
nhiên. Do đó, trước khi ly trích tinh dầu, nguyên liệu cần được phơi héo, cần phải
15

khảo sát hiệu suất và thành phần hóa học của tinh dầu theo thời gian để héo để biết
cần để héo trong thời gian bao nhiêu lâu là thích hợp nhất.
- Độ sạch: Nguyên liệu càng sạch thì chất lượng tinh dầu thu được càng cao. Do
đó khi ly trích cần phải làm sạch, loại bỏ bẩn, các đối tượng không phải nguyên liệu
cần ly trích ra khỏi nguyên liệu, không được để lẫn vào.
1.3.5. Tinh dầu sả:
Ở nhiệt độ thường là chất lỏng, màu vàng, có mùi thơm đặc biệt, không tan
trong nước và nhẹ hơn nước. Thành phần chính của tinh dầu sả là citral (32-35%) và
geraniol (23%)
1.3.5.1. Geraniol:
 Có công thức phân tử là C
10
H
18
O.
 Hợp chất thuộc loại ancol không no có hai nối trong phân tử mạch không
vòng:

 CTCT: (CH
3
)
2
C=CH-CH
2
-CH
2
-C(CH
3
)=CH-CH
2
OH
(2,6-octadien-1-ol,3,7-dimethyl )
 Geraniol là hỗn hợp của hai đồng phân hình học : dạng Z là geraniol, dạng E
là nerol.

CH
3
CH
3
CH
3
CH
2
OH
Z
CH
3
CH

2
OH
CH
3
CH
3
E

 Chất lỏng không màu, t
s
= 229
0
C, khối lượng riêng d= 0,881g/cm
3
, không tan
trong nước, tan trong etanol hoặc ete.
 Geraniol còn có trong tinh dầu các loại hoa hồng, khuynh diệp, cải hương
16

1.3.5.2. Citral:
 Công thức phân tử : C
9
H
15
CHO (2,6-octadienaol,3,7-dimethyl, (Z))
 Citral là hỗn hợp của hai đồng phân hình học: dạng Z geranial (citral b), dạng
E là neral (citral b)
CH
3
CHO

CH
3
CH
3
Geranial (Z)
citral b
CH
3
CH
3
CH
3
OHC
Neral (E)
Citral a

 Hợp chất thuộc loại andehit không no; một trong những andehit quan trọng
nhất của tinh dầu sả chanh.
 Citral còn có nhiều trong tinh dầu quả màng tang, tinh dầu vỏ chanh
 Citral thiên nhiên là chất dầu màu vàng nhạt, t
s
= 229
0
C, không tan trong
nước, tan trong etanol hoặc ete
 Geranial (citral b) có mùi chanh mạnh; t
s
ở 2,6 mmHg là 92-93
0
C ; khối

lượng riêng ở 20
0
C là 0,8888g/cm
3
; chiết xuất với tia D ở 20
0
C là 1,48982.
 Neral (citral a) có mùi chanh nhưng dịu hơn, không mạnh bằng geranial; t
s

2,6 mmHg là 91-92
0
C ; khối lượng riêng ở 20
0
C là 0,8869 g/cm
3
; chiết xuất
với tia D ở 20
0
C là 1,48690.
1.3.5.3. Công dụng :
- Geraniol được dùng rộng rãi trong công nghiệp hương liệu và mỹ phẩm
- Geraniol phối hương dùng trong công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm
- Geraniol giúp điều chỉnh cho các lô tinh dầu thô xuất khẩu có hàm lượng
geraniol đồng đều
- Geraniol nguyên liệu để sản xuất chất thơm (xitronelal )
17

- Geraniol dùng làm chất sát trùng, hạ huyết áp
- Citral được dùng trong công nghiệp mỹ phẩm, thực phẩm, trong y học.

- Citral có tác dụng làm giảm huyết áp, là một thành phần của thuốc nhỏ mắt
( khử khuẩn và chống viêm nhiễm).
- Citral dùng điều chế vitamin A : nguyên liệu cơ bản của sản xuất Vitamin A
bằng tổng hợp hóa học là β-ionon, một tecpen vòng dùng làm hương liệu.
β-ionon sản xuất từ Citral trong sả.
- Citral dùng điều chế ionon và metylinon.
- Geraniol và citral đều là chất khử trùng vì thế tinh dầu sả được dùng trong
các chất tẩy uế, xà phòng, thuốc trừ muỗi.
- Tinh dầu sả chanh diệt ký sinh trùng ngoài da, trị nấm chân, khử mùi hôi,
làm hết ngứa vết côn trùng cắn.
- Tinh dầu sả chanh có khả năng kháng khuẩn mạnh, làm sát khuẩn đừơng hô
hấp, chống viêm họng, ho.
- Tinh dầu sả dùng trong công nghệ sản xuất hương chanh dùng trong nước
giải khát ( tinh dầu sả chanh cung cấp 70-90% xitral).
- Tinh dầu sả hỗ trợ tiêu hóa, chữa ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn và kích
thích trung tiện.
- Tinh dầu sả giúp điều hoà các chức năng sinh lí, tăng cường sức đề kháng,
duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể, làm giảm sự mỏi mệt, kích thích các giác
quan.
- Tinh dầu sả chanh có tác dụng kích thích, được dùng làm thuốc giải cảm.
- Tinh dầu sả chanh làm tinh thần phấn chấn, giải tỏa stress, chữa đau nhức
đầu, chống nhờn và mụn của da dầu.
- Tinh dầu sả chanh chữa đau nhức xương, đau cơ.
- Tinh dầu sả chanh giúp cầm máu, chữa kinh nguyệt không đều, phù sau khi
sinh.
18

CHƢƠNG 2 NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

2.1.Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất:

2.1.1. Nguyên liệu:
Nguyên liệu là củ sả chanh được lấy ở quận Cẩm lệ, thành phố Đà Nẵng

Hình 2.1
2.1.2.Xử lý nguyên liệu:
Cây sả chanh được thu mua về, dùng phần củ sả chanh (tính từ gốc trở lên
khoảng 10cm) sau đó phơi héo, rửa sạch, xắt mỏng ( xem hình 2.2, 2.3)


19


Hình 2.3: N
2.1.3. Thiết bị - dụng cụ và hóa chất.
2.1.3.1. Thiết bị - dụng cụ:
 Bộ chưng cất lôi cuốn hơi nước (bộ nhẹ hơn nước)
 Máy GC-MS ( trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2)
 Tủ sấy, cân phân tích, cốc thủy tinh, bình tam giác, ống nghiệm, bếp điện,
các loại pipet, bình định mức, bình hút ẩm, phễu chiết
2.1.3.2. Hóa chất:
 KOH, HCl chuẩn 0.1N, phenolphthalein, Na
2
SO
4
khan, axeton, etanol tuyệt
đối


20



2.2 Sơ đồ nghiên cứu:

 Thuyết minh quy trình:
 Nguyên liệu là cây sả tươi đạt độ chín kỹ thuật (củ sả căng mọng, màu xanh
đậm ở lá, thân cứng không mềm). Khi đó sả ổn định về lượng tinh dầu., sau đó củ
sả được phơi héo đến độ ẩm còn 50% so với ban đầu. Ở độ ẩm này, củ sả bảo quản
được một số ngày ở nơi cất, hơn nữa, cất củ sả héo sẽ giảm được 35 % nhiên liệu
và 27 % thời gian chưng cất. Trước khi đưa củ sả vào nồi cất, cần chú ý loại các
tạp chất như cỏ rác lẫn vào trong quá trình thu hái.
 Sau khi xử lý nguyên liệu ta tiến hành chưng cất:
Củ sả
Xử lý nguyên
liệu
Nguyên liệu
sạch
t
Chưng cất lôi cuốn
hơi nước
Tinh dầu thô
1.Chiết
Tinh dầu
2.Làm khan bằng
Na
2
SO
4
Xác định chỉ số
Hóa lý


Hóa lý
Xác định thành
phần hóa học
21

Trước khi làm cần kiểm tra thật cẩn thận thiết bị chưng cất, chú ý xem nút nhám
có nứt, mẻ hay không, phần ngưng tụ có bị tắc, rò rỉ không, sau đó đem vệ sinh thiết
bị.
Ba công đoạn cơ bản của quá trình chưng cất tinh dầu (chưng cất gián đoạn)
gồm: nạp liệu, chưng cất và tháo bả.
- Nạp liệu:
Nguyên liệu đã được xử lý được nạp vào thiết bị. Nguyên liệu nạp vào thiết bị
không được chặt quá làm cho nước khó phân phối đều trong toàn bộ khối nguyên
liệu và chiếm 2/3 thể tích thiết bị. Sau đó cho nước vào trong thiết bị chứa nguyên
liệu, lượng nước cho vào phải ngập đầy nguyên liệu. Khi đã xong, dùng vazơlin bôi
đều trên miệng nút nhám ở cả miệng thiết bị trên ống sinh hàn và ống gạn tinh dầu,
sau đó lắp khít vào.
- Chưng cất :
Trong quá trình chưng cất, cần điều chỉnh nhiệt độ dịch ngưng sao cho nằm
trong khoảng 100
0
C, vì nếu dịch ngưng quá nóng sẽ làm tăng độ hòa tan của tinh
dầu vào nước và làm bay hơi tinh dầu. Tiến hành chưng cất trong khoảng 3 giờ
- Tháo bả:
Sau khi chưng cất xong cần để thiết bị nguội hẳn sau đó mới tiến hành lấy bả ra
khỏi thiết bị và làm sạch thiết bị, sấy khô, chuẩn bị cho mẻ kế tiếp. Do tinh dầu dễ
hấp thụ mùi lạ nên thiết bị chưng cất phải được làm vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt khi
thay đổi nguyên liệu cần phải làm vệ sinh thiết bị thật kỹ lưỡng để không còn mùi
của nguyên liệu trước, thường thì dùng hơi để xông vào thiết bị để đuổi hết mùi lạ.
 Sau khi chưng cất hoàn tất hỗn hợp tinh dầu và nước sẽ được tách ra bằng

thiết bị chiết. Tinh dầu thô được lắng để tách tạp chất lớn và được làm khô bằng
Na
2
SO
4
khan.
 Ta tiến hành đem tinh dầu sả thu được đi xác định các chỉ số hóa lý và thành
phần hóa học
22

2.3. Phƣơng pháp chiết tách tinh dầu:
 Tùy thuộc từng loại nguyên liệu và trạng thái của tinh dầu trong nguyên liệu
(tự do hoặc kết hợp) mà người ta dùng các phương pháp khác nhau để tách
chúng. Nhưng dù bằng phương pháp nào thì tinh dầu thu được phải đạt các yêu
cầu sau:
- Tinh dầu thu được phải có mùi thơm tự nhiên như nguyên liệu.
- Quy trình khai thác phải phù hợp với nguyên liệu.
- Tinh dầu phải được lấy triệt để khỏi nguyên liệu, với chi phí thấp nhất.
 Nguyên tắc ly trích của tất cả các phương pháp nói trên đều dựa vào những
đặc tính của tinh dầu như:
- Dễ bay hơi.
- Lôi cuốn theo hơi nước ở nhiệt độ dưới 100
0
C.
- Hòa tan dễ dàng trong dung môi hữu cơ.
- Dễ bị hấp thu ngay ở thể khí.
 Dựa vào các yêu cầu đã nêu trên, người ta thường dùng những phương pháp
khai thác tinh dầu sau:
 Phương pháp hóa lý: chưng cất và trích ly ( trích ly có thể dùng dung môi
bay hơi hoặc dung môi không bay hơi)

 Phương pháp cơ học: dùng các quá trình cơ học để khai thác tinh dầu như ép,
bào nạo.
 Phương pháp kết hợp: khai thác tinh dầu bằng cách kết hợp giữa quá trình
hóa lý và quá trình cơ học, hoặc sinh hóa (lên men) và cơ học, hoặc sinh hóa
và hóa lý. Ví dụ, trong quả vani, tinh dầu ở dạng liên kết glucozit nên dùng
enzym để thủy phân, phá hủy liên kết này rồi sau đó dùng phương pháp
chưng cất (hóa lý) để lấy tinh dầu.
2.3.1. Chiết tinh dầu bằng phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc:
Tinh dầu là một hỗn hợp gồm nhiều cấu tử tan lẫn vào nhau. Trong quá trình
chưng cất, cùng với sự thay đổi thành phần của hỗn hợp lỏng có thể làm thay đổi
thành phần của hỗn hợp hơi. Trong điều kiện áp suất không đổi, dung dịch lỏng mà
23

ta thu được bằng cách ngưng tụ hỗn hợp hơi bay ra sẽ có thành phần cấu tử dễ bay
hơi cao hơn so với chất lỏng ban đầu, nếu tiếp tục chưng cất thì thành phần dễ bay
hơi trong chất lỏng ban đầu càng ít và trong chất lỏng sau ngưng tụ càng nhiều. Nếu
ngưng tụ theo thời gian thì ta có thể thay đổi thành phần của tinh dầu sau ngưng tụ
so với thành phần của tinh dầu có trong nguyên liệu. Việc làm này nhằm mục đích
nâng cao chất lượng tinh dầu. Ví dụ, yêu cầu của tinh dầu sả là hàm lượng
xitronenlal phải >35% nhưng tinh dầu của ta thường chỉ đạt 32 %, do đó có thể
dùng phương pháp chưng cất ngưng tụ theo thời gian để nâng cao hàm lượng
xitronenlal trong tinh dầu sả.
Phương pháp này dựa trên sự thẩm thấu, hòa tan, khuếch tán và lôi cuốn theo
hơi nước của những hợp chất hữu cơ trong tinh dầu chứa trong các mô khi tiếp xúc
với hơi nước ở nhiệt độ cao. Sự khuếch tán sẽ dễ dàng khi tế bào chứa tinh dầu
trương phồng do nguyên liệu tiếp xúc với hơi nước bão hòa trong một thời gian nhất
định.
Trường hợp mô thực vật có chứa sáp, nhựa, acid béo thì khi chưng cất phải
được thực hiện trong một thời gian dài vì những hợp chất này làm giảm áp suất hơi
chung của hệ thống và làm cho sự khuếch tán trở nên khó khăn.

2.3.1.1. Lý thuyết chưng cất:
Chưng cất có thể được định nghĩa là: ”Sự tách rời các cấu phần của một hỗn
hợp nhiều chất lỏng dựa trên sự khác biệt về áp suất hơi của chúng”. Trong trường
hợp đơn giản, khi chưng cất một hỗn hợp gồm 2 chất lỏng không hòa tan vào nhau,
áp suất hơi tổng cộng là tổng của hai áp suất hơi riêng phần. Do đó, nhiệt độ sôi của
hỗn hợp sẽ tương ứng với áp suất hơi tổng cộng xác định, không tùy thuộc vào
thành phần của hỗn hợp, miễn là lúc đó hai pha lỏng vẫn còn tồn tại. Nếu vẽ đường
cong áp suất hơi của từng chất theo nhiệt độ, rồi vẽ đường cong áp suất hơi tổng
cộng, thì ứng với một áp suất, ta dễ dàng suy ra nhiệt độ sôi tương ứng của hỗn hợp
và nhận thấy là nhiệt độ sôi của hỗn hợp luôn luôn thấp hơn nhiệt độ sôi của từng
hợp chất. Thí dụ, ở áp suất 760 mmHg nước sôi ở 100
0
C và benzen sôi ở 80
0
C và
chúng là hai chất lỏng không tan vào nhau. Thực hành cho thấy, nếu đun hỗn hợp
24

này dưới áp suất 760 mmHg nó sẽ sôi ở 69
0
C cho đến khi nào còn hỗn hợp hai pha
lỏng với bất kì tỉ lệ nào. Giản đồ nhiệt độ sôi theo áp suất cho thấy, tại 69
0
C, áp
suất hơi của nước là 225 mmHg và benzen là 535 mmHg.
 Nguyên tắc của phương pháp này là theo định luật Raun:
P = P
A
+ P
B

Chính vì đặc tính làm giảm nhiệt độ sôi này mà từ lâu phương pháp chưng
cất hơi nước là phương pháp đầu tiên dùng để tách tinh dầu ra khỏi nguyên liệu thực
vật.
2.3.1.2. Những ảnh hưởng chính trong sự chưng cất hơi nước:
 Sự khuếch tán:
Ngay khi nguyên liệu được làm vỡ vụn thì chỉ có một số mô chứa tinh dầu bị
vỡ và cho tinh dầu thoát tự do ra ngoài theo hơi nước lôi cuốn đi. Phần lớn tinh dầu
còn lại trong các mô thực vật sẽ tiến dần ra ngoài bề mặt nguyên liệu bằng sự hòa
tan và thẩm thấu. Von Rechenberg đã mô tả quá trình chưng cất hơi nước như sau:
“Ở nhiệt độ nước sôi, một phần tinh dầu hòa tan vào trong nước có sẵn trong tế bào
thực vật. Dung dịch này sẽ thẩm thấu dần ra bề mặt nguyên liệu và bị hơi nước cuốn
đi. Còn nước đi vào nguyên liệu theo chiều ngược lại và tinh dầu lại tiếp tục bị hòa
tan vào lượng nước này. Quy trình này lặp đi lặp lại cho đến khi tinh dầu trong các
mô thoát ra ngoài hết.
Như vậy, sự hiện diện của nước rất cần thiết, cho nên trong trường hợp
chưng cất sử dụng hơi nước quá nhiệt, chú ý tránh đừng để nguyên liệu bị khô.
Nhưng nếu lượng nước sử dụng thừa quá thì cũng không có lợi, nhất là trong trường
hợp tinh dầu có chứa những cấu phần tan dễ trong nước.
Ngoài ra, vì nguyên liệu được làm vỡ vụn ra càng nhiều càng tốt, cần làm
cho lớp nguyên liệu có một độ xốp nhất định để hơi nước có thể đi xuyên ngang lớp
này đồng đều và dễ dàng.
Vì các cấu phần trong tinh dầu được chưng cất hơi nước theo nguyên tắc nói
trên cho nên thông thường những hợp chất nào dễ hòa tan trong nước sẽ được lôi
cuốn trước.
25

 Sự thủy giải:
Những cấu phần este trong tinh dầu thường dễ bị thủy giải cho ra acid và
alcol khi đun nóng trong một thời gian dài với nước. Do đó, để hạn chế hiện tượng
này, sự chưng cất hơi nước phải được thực hiện trong một thời gian càng ngắn càng

tốt.
 Nhiệt độ:
Nhiệt độ cao làm phân hủy tinh dầu. Do đó, khi cần thiết phải dùng hơi nước
quá nhiệt (trên 100
0
C) nên thực hiện việc này trong giai đoạn cuối cùng của sự
chưng cất, sau khi các cấu phần dễ bay hơi đã lôi cuốn đi hết. Thực ra, hầu hết các
tinh dầu đều kém bền dưới tác dụng của nhiệt nên vấn đề là làm sao cho thời gian
chịu nhiệt độ cao của tinh dầu càng ngắn càng tốt.
Tóm lại, dù ba ảnh hưởng trên được xem xét độc lập nhưng thực tế thì chúng
có liên quan với nhau và quy về ảnh hưởng của nhiệt độ. Khi tăng nhiệt độ, sự
khuếch tán thẩm thấu sẽ tăng, sự hòa tan tinh dầu trong nước sẽ tăng nhưng sự phân
hủy cũng tăng theo.
2.3.1.3. Các cách chưng cất tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi
nước
Dựa trên thực hành, người ta chia các phương pháp chưng cất hơi nước ra
thành ba loại chính:
 Chưng cất bằng nước:
Nguyên liệu và nước cùng cho vào một thiết bị. Khi đun sôi, nước bay ra sẽ
cuốn theo tinh dầu, ngưng tụ hơi bay ra sẽ thu được hỗn hợp gồm nước và tinh dầu.
Ở phương pháp chưng cất này nước phủ kín nguyên liệu, nhưng phải chừa một
khoảng không gian tương đối lớn phía bên trên lớp nước, để tránh khi nước sôi
mạnh làm văng chất nạp qua hệ thống hoàn lưu
Sự chưng cất này thường không thích hợp với những tinh dầu dễ bị thủy giải.
Những nguyên liệu xốp và rời rạc rất thích hợp cho phương pháp này. Những cấu
phần có nhiệt độ sôi cao, dễ tan trong nước sẽ khó hóa hơi trong khối lượng lớn
nước phủ đầy khiến cho tinh dầu sản phẩm sẽ thiếu những hợp chất này. Thí dụ điển

×