Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Xác định giá trị của một số phương pháp phát hiện dị tật của thai nhi ở tuổi thai 13-26 tuần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 209 trang )


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Dị tật bẩm sinh (DTBS), đẻ non và thai kém phát triển trong buồng tử
cung là ba lĩnh vực quan trọng đƣợc quan tâm nhiều trong ngành sản phụ
khoa hiện nay. Thế hệ trẻ là chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc, là ngƣời quyết
định vận mệnh sự phát triển của đất nƣớc, của dân tộc. Muốn làm chủ đƣợc
bản thân, quyết định đƣợc vận mệnh, tƣơng lai của đất nƣớc, dân tộc thì thế
hệ trẻ phải có sự phát triển đầy đủ về trí lực và thể lực, tiếp thu đƣợc các tri
thức của loài ngƣời, có khả năng sáng tạo và có đủ sức khoẻ để cống hiến,
phục vụ cho bản thân, gia đình và xã hội. Do đó, để có đƣợc sự phát triển đầy
đủ về trí tuệ và thể chất, thế hệ trẻ không những cần đƣợc chăm sóc từ khi trẻ
ra đời mà còn phải đƣợc chăm sóc từ khi còn nằm trong bụng mẹ bởi vì các
DTBS đều có nguồn gốc xuất sinh trong các thời kỳ phát triển của phôi và của
thai nhi. DTBS là sự phát triển bất thƣờng của thai gây ra những thiệt thòi lớn
không chỉ cho trẻ bị dị tật mà còn cho cả gia đình của trẻ. Không những thế,
DTBS tiếp tục là gánh nặng cho cả gia đình và xã hội nếu đứa trẻ có cơ may
sống sót. Ngoài ra, DTBS ảnh hƣởng nhiều đến tâm lý của ngƣời mẹ đối với
các lần có thai sau, gây ra mối mặc cảm bất hạnh của ngƣời mẹ đối với gia
đình, dòng họ và đối với cả xã hội.
Khoảng 2- 3% các trẻ sơ sinh sống có DTBS nặng biểu hiện rõ ràng ngay
khi ra đời [1], [3], [4], [316], [323]. DTBS là một nguyên nhân hàng đầu gây
tử vong chu sinh( khoảng 20%) và tử vong của trẻ trong năm đầu tiên [3],
[101]. 50% các trƣờng hợp sẩy thai trƣớc 12 tuần là do nguyên nhân bất
thƣờng nhiễm sắc thể (NST) [3], [28], [133], [176]. Theo các tác giả trong
nƣớc và ngoài nƣớc, tỉ lệ DTBS là 20% các trƣờng hợp thai nghén (kể cả các
trƣờng hợp sẩy thai do phôi thai bất thƣờng). Tần số DTBS có sự khác biệt
lớn ở các nƣớc khác nhau, từng vùng trong mỗi nƣớc, chủng tộc, lứa tuổi điều
tra nhƣ sẩy thai do bị DTBS, các DTBS khi sinh ra, khi trẻ đƣợc 1 năm tuổi
và cơ sở dữ liệu thu thập từ các quần thể, bệnh viện hay quốc gia [3].



2
Nhờ có các tiến bộ trong khoa học kỹ thuật đƣợc ứng dụng vào trong lĩnh
vực y học, các thành tựu của cuộc cách mạng sinh học, công nghệ di truyền
nên chẩn đoán trƣớc sinh các DTBS đã có các bƣớc phát triển vƣợt bậc. Các
dị tật của ống thần kinh đƣợc sàng lọc trƣớc sinh bằng xét nghiệm alpha-
fetoprotein (AFP) trong những năm 1970, nồng độ AFP thấp trong hội chứng
Down vào những năm 1980, test bộ ba (AFP, hCG, uE
3
) và plasma protein
A (PAPP-A) trong những năm 1990 và những năm gần đây là sự phối hợp
giữa siêu âm và các xét nghiệm sinh học đã giúp cho chẩn đoán các DTBS
trƣớc sinh có độ chính xác cao [61], [169], [176]. Siêu âm ngày nay càng
ngày càng có độ phân giải cao hơn, cho hình ảnh rõ nét hơn; từ siêu âm 2
chiều [189] nay đã có siêu âm 3 chiều(3D) [88], [116], [280], siêu âm 3 chiều
đa phƣơng (3D multiplanar sonography) [388] bao gồm các mặt phẳng
trục(axial plane), mặt phẳng dọc giữa (sagittal plane) và mặt phẳng ngang
giữa (coronal plane) để đánh giá các dị tật trên bề mặt (surface maximum
mode), các dị tật của hệ thống xƣơng (surface minimum mode) và các dị tật
bên trong cơ thể thai nhi (back vision), siêu âm 3 chiều đa lát cắt (3D multi-
slice sonography) [238] với các lát cắt siêu âm có chiều dày từ 0,5 đến 5 mm
tạo đƣợc 24 hình ảnh song song của vị trí thai nhi cần quan sát, siêu âm 4
chiều (4D) [119], [192] và Doppler màu. Nhờ đó, siêu âm trở thành một công
cụ đắc lực, hữu hiệu giúp cho các thầy thuốc sản khoa phát hiện đƣợc sớm các
dị tật hình thể của thai nhi và hƣớng dẫn khi tiến hành các thủ thuật thăm dò
sản khoa. Trong chẩn đoán các DTBS do nguyên nhân di truyền, từ mức độ di
truyền tế bào (cytogenetics) với các kỹ thuật nhuộm băng ( G, C, N, Q, R…)
để chẩn đoán các bất thƣờng NST [84], [137], [145] đến ngày nay là di truyền
phân tử (molecular genetics) phân tích ADN với các kỹ thuật lai huỳnh quang
tại chỗ (FISH: Fluorescene in situ hybridization) [265], kỹ thuật nhân bản

ADN in vitro, phản ứng chuỗi polymerase (PCR: polymerase chain
reaction)…để xác định gen khiếm khuyết trên chuỗi ADN [53], [244], [378],

3
[379]. Các kỹ thuật lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm di truyền cũng thay đổi
từ các thủ thuật xâm phạm (invasive procedures) có thể gây cho thai các biến
chứng nhƣ sinh thiết tế bào da, chọc hút máu thai ở động mạch rốn, chọc hút
máu thai ở buồng tim, chọc hút máu thai ở gan[384], nội soi thai, nội soi phôi
[393], [428], chọc hút dịch ối, chọc hút tua rau [15], [16], [71], [110], [112],
[427], [428] sang các thủ thuật không xâm phạm nhƣ tìm tế bào thai trong ống
cổ tử cung [215], các tế bào máu của thai nhi trong máu của ngƣời mẹ [87],
[381]. Những tế bào này vừa có thể để chẩn đoán các bệnh di truyền trƣớc
sinh vừa có thể là nguồn tế bào gốc để điều trị bệnh [137], [156].
Trong hoàn cảnh hiện nay của nƣớc ta, các DTBS của thai nhi ngày càng
có xu hƣớng tăng lên và yêu cầu đƣợc chăm sóc trƣớc sinh ngày càng cao,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP
PHÁT HIỆN DỊ TẬT CỦA THAI NHI Ở TUỔI THAI 13-26
TUẦN.

Mục tiêu của đề tài này là:
1. Xác định tần suất dị tật bẩm sinh và mô hình dị tật bẩm sinh theo chẩn
đoán siêu âm trong tổng số thai phụ đến khám thai, siêu âm, xét nghiệm và đẻ
tại khoa Phụ- Sản, bệnh viện Bạch mai từ năm 1999 đến 2005.
2. Đánh giá giá trị của các phƣơng pháp đƣợc áp dụng để phát hiện sớm
các dị tật bẩm sinh của thai nhi trong ba tháng giữa của thời kỳ thai nghén.
3. Đề xuất phƣơng pháp chẩn đoán các dị tật bẩm sinh của thai nhi trong
ba tháng giữa của thời kỳ thai nghén nên áp dụng ở nƣớc ta trong hoàn cảnh
hiện nay.




4


5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số khái niệm
- Bất thƣờng bẩm sinh (BTBS): Theo một nhóm nghiên cứu của WHO
năm 1996, bất thƣờng bẩm sinh bao gồm (1) những dị tật bẩm sinh (DTBS)
do di truyền, (2) sự phát triển bị ngắt quãng do các nhân tố gây quái thai và
(3) những biến dạng gây nên do các nguyên nhân cơ học trong tử cung của mẹ
[2], [304].
Tuy nhiên thuật ngữ dị tật bẩm sinh ( congenital malformation) hay đƣợc
các tác giả sử dụng nhiều hơn so với thuật ngữ BTBS. Khái niệm DTBS cũng
đƣợc các tác giả gọi bằng những thuật ngữ khác nhƣ birth defect, inborn
error
-Dị tật bẩm sinh (DTBS): Theo Tổ chức y tế thế giới (1972, 1996) DTBS
là tất cả những bất thƣờng về cấu trúc, chức năng hoặc sinh hoá tồn tại từ lúc
mới sinh cho dù các bất thƣờng này có đƣợc phát hiện ở thời điểm đó hay
không. Các DTBS có đặc điểm là đều có nguyên nhân từ trƣớc sinh; dị tật có
thể ở mức độ cơ thể, tế bào hoặc dƣới tế bào; dị tật có thể phát hiện ngay lúc
mới sinh hoặc ở những giai đoạn muộn hơn [1], [2], [3].
Theo Bregsam D (1979) thì DTBS bao gồm những khác biệt cá thể bất
kỳ về giải phẫu hoặc chức năng mà nằm ngoài giới hạn phát triển bình thƣờng
ở loài ngƣời; chúng đƣợc di truyền theo kiểu Menđen hoặc do đột biến mới
(đột biến gen, đột biến NST), do di truyền bất thƣờng NST, do nhiễm trùng
hoặc do các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học tác động vào giai đoạn phôi
hoặc giai đoạn thai, do sự kết hợp giữa các gen đột biến và các tác nhân môi

trƣờng [3].
Khái niệm DTBS có thể nhấn mạnh ở các phƣơng diện khác nhau tùy
theo các mục đích mà các tác giả đề cập nhƣng đều thống nhất ở các điểm

6
sau:(1) đều là những bất thƣờng có nguyên nhân từ trƣớc sinh, (2) các bất
thƣờng này
thể hiện ở mức độ cơ thể, mức độ tế bào hoặc phân tử và (3) những bất
thƣờng
này thể hiện ngay khi mới sinh hay ở những giai đoạn muộn hơn.
1.2. Tình hình dị tật bẩm sinh trên thế giới và ở Việt Nam
DTBS là một vấn đề lớn không chỉ đối với ngành phụ sản mà còn đƣợc
cả xã hội quan tâm đến. Trên phạm vi toàn thế giới có Trung tâm thông tin
quốc tế và hệ thống giám sát bất thƣờng sinh sản (ICBDMS: International
Clearing – House For Birth Defects Monitoring System) thực hiện các điều
tra về bất thƣờng sinh sản. Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc khác trên thế giới đã
nghiên cứu tình hình sinh sản, các bất thƣờng sinh sản ở các khu vực khác
nhau trên lãnh thổ, các trung tâm y tế lớn và ở các nhà hộ sinh, trạm y tế xã,
phƣờng
1.2.1. Tình hình dị tật bẩm sinh trên thế giới
Tổ chức y tế thế giới đã tập trung số liệu từ 25 trung tâm thống kê dị tật
của 16 nƣớc gồm 428.718 lần sinh trong đó có 5.016 trẻ sinh đôi cho thấy tỉ lệ
DTBS lớn và nhỏ là 1,73%. Kennedy đã thống kê số liệu về DTBS từ năm
1901 đến 1960 trong 238 công trình nghiên cứu với 29 triệu lần sinh thấy tỉ lệ
DTBS chung là 1,08%( điều tra hồi cứu tỉ lệ là 0,83%, điều tra thăm khám tỉ
lệ là 4,5%) [143].
Marden PM và CS tại Hoa Kỳ [273] là ngƣời đầu tiên nghiên cứu tỉ lệ
DTBS trên 4.412 trẻ sơ sinh trong hai ngày đầu sau sinh vào năm 1964 cho
thấy tỉ lệ DTBS nhỏ là 14,7% và DTBS lớn là 2,04%. Cứ 20 trẻ mới sinh có
từ hai dị tật nhỏ trở lên thì 90% các trƣờng hợp này có một hay nhiều dị tật

lớn. Tỉ lệ thể lệch bội là 0,4%. Cũng tại Hoa Kỳ năm 1980, Chung CS và
cộng sự [134] nghiên cứu trên 52.332 trẻ sơ sinh thấy tỉ lệ DTBS là 15,27%
khi mới sinh ra và sau 1 năm là 18,93%.

7
Tại Vƣơng quốc Anh, cơ quan giám sát DTBS đã hoạt động tại
Birmingham từ năm 1949 và trên toàn lãnh thổ Anh cùng xứ Wales từ năm
1963 sau vụ thai nhi bị dị tật do Thalidomide. Nghiên cứu của Boyd PA và
CS [101] năm 2004 trên cơ sở số liệu của 4 vùng nƣớc Anh với số lƣợng sinh
hàng năm là 109.000, thời gian từ năm 1991 đến năm 1999 cho thấy tỉ lệ
DTBS lớn là 2,1% ở trẻ mới đẻ và các dị tật bẩm sinh này gây ra tỉ lệ chết
chu
sinh và chết của trẻ trong năm đầu tiên là 21%.
Tại Nigeria, theo Abudu 0.0 và CS [51] báo cáo năm 1988 tỉ lệ DTBS là
2,1% ở trẻ mới đẻ và DTBS gây ra 16% chết chu sinh. Kết quả nghiên cứu
của Himmetoglu O và CS [ 210] ở Thổ nhĩ kỳ cho thấy tần suất DTBS chung
là 1,11% và tần suất dị tật ống thần kinh là 0,27%. Nghiên cứu từ năm 1994
đến 1998 tại Singapore, các tác giả Shi LM [351], Chia SE và CS [132] thấy
tần suất DTBS là 1,39% các trẻ đẻ sống và chết.
Năm 1996, mƣời năm sau thảm hoạ Chernobyl (1986) các tác giả Lazjuk
G, Verger P và CS [251] nghiên cứu trên các số liệu thu thập về DTBS ở các
vùng bị ảnh hƣởng bức xạ ion hóa (ionizing radiation) của nƣớc Cộng hòa
Bêlarút cho thấy tỉ lệ DTBS là 0,95%, tỉ lệ này không tăng lên so với số liệu
của các năm trƣớc xảy ra thảm họa nguyên tử tại nƣớc này.
1.2.2. Tình hình DTBS tại Việt Nam
Ở Việt Nam, từ nhiều năm trƣớc của thế kỷ XX đã có các nghiên cứu về
tình hình BTSS. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Khắc Liêu năm 1960 có tỉ lệ
DTBS là 0,9 %. Nguyễn Huy Cận, Bùi thị Tía [7] nghiên cứu DTBS năm
1963 và 1966 thấy tỉ lệ DTBS là 0,87% và 0,80%. Phạm Gia Đức và CS [19]
tổng kết tình hình DTBS tại Bệnh viện phụ sản trung ƣơng từ năm 1958 đến

1970 thấy tỉ lệ DTBS là 2,43%. Phan Thị Hoan và CS [21] đã nghiên cứu về
tần suất DTBS ở 4 tỉnh đồng bằng sông Hồng và tại Bệnh viện phụ sản Hà
Nội trong 5 năm 1991-1995. Kết quả nghiên cứu cho thấy tần suất DTBS tại

8
các nhóm dân cƣ đồng bằng sông Hồng là 1,963% ±1,39 và ở các trẻ mới đẻ
tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội là 0,34% ± 0,83. Nghiên cứu về DTBS của
Nguyễn Thị Phƣợng [34], [35], Tô Thanh Hƣơng và Trần Liên Anh [23] tại
Bệnh viện nhi trung ƣơng Hà Nội trong 19 năm từ 1981 đến 1999 cho kết quả
tần suất DTBS trong số các bệnh nhi nhập viện ở các năm 1981-1990 là 3,6%,
trong các năm 1991-1996 là 11,9% và giai đoạn 1998-1999 là 12,4%. Theo
báo cáo của Đào Thị Chút [10] về DTBS tại Hải Phòng thì tỉ lệ DTBS là 0,4%
trong các sản phụ đẻ tại Bệnh viện phụ sản Hải phòng. Phạm Thị Thanh Mai
và CS [32] nghiên cứu về DTBS tại Bệnh viện phụ sản trung ƣơng trong 4
năm 1995 -1998 tỉ lệ DTBS là 0,96%. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Xiêm và
Đinh Xuân Tửu năm 1986 [48 ] có tỉ lệ DTBS là 1,7% tại Bệnh viện phụ sản
trung ƣơng. Tỉ lệ DTBS tại Bệnh viện phụ sản trung ƣơng năm 2001 là 0,56%
theo tác giả Nguyễn Trọng Thắng [ 42 ].
Ở miền nam Việt Nam, nơi bị ảnh hƣởng của chất độc màu da cam do
quân đội Hoa Kỳ rải xuống trong chiến tranh chống Mỹ và ở các vùng ở miền
Bắc mà ngƣời dân bị ảnh hƣởng của chất độc hóa học Dioxine thì tỉ lệ DTBS
cao hơn nhiều so với các nơi khác trong cả nƣớc [6], [17], [20], [22], [25],
[26], [27], [33], [36], [38]. Kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Chi [9]
năm 1994 tại tỉnh Sông Bé cho thấy tỉ lệ DTBS là 2,4%. Báo cáo của Nguyễn
Thị Ngọc Phƣợng [ 37] năm 1983 và 1993 tỉ lệ DTBS là 3,6%. Năm 1996, tác
giả Lƣơng Thị Kim Thanh báo các tần suất DTBS là 0,52% trên tổng số sinh
là 18.984 tại Thừa Thiên-Huế, trong đó tần suất DTBS ở sinh đơn thai là
0,51% và sinh đa thai là 0,77%.
Tại khoa sản bệnh viện Bạch Mai, Ngô Gia Thạch, Trịnh Văn Bảo và
CS [40] nghiên cứu trên 6.661 hồ sơ sơ sinh trong các năm từ 1973 đến 1979

cho thấy tần suất DTBS là 1,08%. Nguyễn Việt Hùng, Lê Hanh và CS nghiên
cứu DTBS trong 5 năm (1995 -1999) có tỉ lệ DTBS là 0,88%. Cũng theo

9
nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng và Trịnh Văn Bảo tại khoa Sản Bệnh viện
Bạch Mai trong các năm 1999–2003 thì tỉ lệ DTBS là 1,31%.
1.3.Nguyên nhân gây ra DTBS ở ngƣời.
1.3.1.Tỉ lệ chung về các nguyên nhân gây DTBS ở ngƣời.
Nguyên nhân gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi đƣợc các tác giả
Trịnh Văn Bảo [1 ], Trịnh Bình [ 3], Đỗ Kính [28 ], Nguyễn Trí Dũng[ 14
]và các tác giả nƣớc ngoài nhƣ Cunningham FG [143], Flescher AC, Jeanty
P [176], Whittle MJ [414]…chia thành ba nhóm bao gồm:(1) nhóm nguyên
nhân do yếu tố di truyền (14-20%), (2) nhóm nguyên nhân do yếu tố môi
trƣờng (7- 10%) và (3) nhóm nguyên nhân do di truyền đa nhân tố (20-
25%). Ngoài ra
còn một phần lớn các trƣờng hợp DTBS chƣa biết rõ nguyên nhân (50-54%).
1.3.2. Nguyên nhân di truyền
DTBS do yếu tố di truyền đƣợc chia thành hai loại, đó là (1) các DTBS
do đột biến NST và (2) các DTBS do đột biến đơn gen .
1.3.2.1. Đột biến nhiễm sắc thể
Năm 1974, Jacobs và CS [224] nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bất thƣờng
NST là 1 trên 170 trẻ đẻ sống. Kết quả nghiên cứu của Boué A và Boué J năm
1978 [100] có tỉ lệ bất thƣờng NST ở thai chết lƣu và chết chu sinh là 6 - 7%.
Boué và CS (1985) xác định đƣợc gần 50% các trƣờng hợp sẩy thai sớm là do
bất thƣờng NST trong đó chủ yếu là hội chứng Turner [176]. Bất thƣờng
NST gồm ba nhóm, đó là bất thƣờng về số lƣợng NST, bất thƣờng về cấu trúc
NST và khảm [1 ], [2], [3], [4].
Bất thƣờng về số lƣợng nhiễm sắc thể
Bình thƣờng ở ngƣời có 46 NST, trong đó có 44 NST thƣờng và 2 NST
giới tính, đƣợc chia thành 23 cặp NST. Hai dạng bất thƣờng NST về số lƣợng

là bất thƣờng nguyên bội mà ở ngƣời chỉ gặp các loại bất thƣờng đa bội (tam
bội -3n, tứ bội - 4n, ngũ bội - 5n) và bất thƣờng lệch bội (2n ± 1, 2n ± 2, 2n ±

10
3), trong trƣờng hợp này bộ NST bị thay đổi thiếu hoặc thừa một hay vài
NST ở một vài loại NST thƣờng hay NST giới tính. Khi thiếu một NST (2n-1)
gọi là thể đơn (monosomy). Khi thừa một NST nào đó, nghĩa là loại NST đó
không ở dạng cặp nhƣ bình thƣờng mà ở dạng tồn tại 3NST tƣơng đồng trong
một tế bào gọi là thể ba nhiễm. Nếu thừa hai NST cùng cặp NST tƣơng đồng
thì đƣợc gọi là thể bốn nhiễm.
Cơ chế gây ra thể lệch bội là do giảm phân tạo ra giao tử bất thƣờng
n+1(24 NST) hoặc n-1(22 NST). Một giao tử bất thƣờng (thừa hoặc thiếu
NST) khi thụ tinh sẽ tạo ra một hợp tử bất thƣờng. Hợp tử có thể bất thƣờng ở
NST thƣờng hoặc NST giới tính.
Các dị tật bẩm sinh do bất thƣờng đa bội:
+ Thể tam bội: 3n = 69 NST. Tam bội có thể do cực cầu hòa nhập với
noãn, một noãn thụ tinh với hai tinh trùng hoặc thụ tinh với 1 tinh trùng hai
đầu.Theo Gassner R [187], Huang T [219] tỉ lệ thể tam bội là 1- 2%. Carp H
và CS [123] năm 2001 nghiên cứu trên 167 phụ nữ có tiền sử sẩy thai liên tiếp
từ 3 tới 16 lần thấy có 5 trên 36 trƣờng hợp có bất thƣờng NST là thể tam bội.
Trong chửa trứng bán phần thì có tới 90% là thể tam bội theo Jauniaux E
(1999) [229]. Năm 1996, Eric Jauniaux và CS nhận xét thể tam bội là nguyên
nhân thứ hai sau các hội chứng 3 NST gây sẩy thai tự nhiên trong chửa trứng
bán phần [ 228 ]. Cũng theo Eric Jauniaux và CS, các dị tật của thai nhi
trong chửa trứng bán phần chủ yếu là dị tật của tay(52,3%), giãn não thất hai
bên ( 36,9%), các dị tật tim (36,9%), khe hở môi, khe hở vòm miệng, thiểu
sản xƣơng hàm dƣới ( 26,2%), tật tinh hoàn nhỏ, tật lỗ đái lệch thấp và tật
thiểu sản buồng trứng [227].
+ Thể tứ bội: 4n = 92NST. Thể tứ bội hay gặp trong các túi thai rỗng.
Ngày nay, nguyên nhân gây ra thể tam bội, thể tứ bội còn do tiến hành ICSI ở

các trƣờng hợp thiểu năng tinh trùng và các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (ART)
khác [205], [279], [357] cũng nhƣ sử dụng thuốc kích thích phóng noãn [411].

11
Rosenbusch BE và CS [331] năm 1998 thông báo 1 trƣờng hợp thể tứ bội do
bơm 1 tinh trùng lƣỡng bội có 2 NST Y. Năm 2005, Dalmia R và CS [ 146]
thông báo một trƣờng hợp thể tam bội (69,XXY) do làm ICSI.
Các dị tật bẩm sinh thƣờng gặp do bất thƣờng lệch bội nhiễm sắc thể
+ Hội chứng Down hay hội chứng 3NST 21. Hội chứng Down là loại
bất thƣờng số lƣợng NST thƣờng hay gặp nhất. Tỉ lệ khoảng 1/700 trẻ đẻ
sống, tỉ lệ bệnh theo giới là 3 nam/2 nữ [1]. 93% các trƣờng hợp này là dạng
3NST 21 thuần, 5% là do chuyển đoạn NST của NST 21 với các NST khác
(14/21, 21/22 ) và 2% là do khảm [103], [149]. Hội chứng Down thƣờng liên
quan đến tuổi của mẹ, tuổi của mẹ càng cao thì tỉ lệ con sinh ra mắc hội
chứng Down càng nhiều (tuổi mẹ dƣới 30 tỉ lệ sinh con bị Down là 1/2000,
tuổi mẹ 35 - 39 tỉ lệ là 1/50) [365], [366]. Tỉ lệ gặp lại là 1 - 2% do 3NST.
Trong hội chứng Down do chuyển đoạn thì nguy cơ gây bệnh do nguồn ngƣời
mẹ là 16% và do nguồn ngƣời cha là 5%. Nguy cơ gặp lại ở các gia đình có 1
trẻ mắc Down là 50%. 2/3 các trƣờng hợp trẻ bị hội chứng Down chết trƣớc
khi đẻ. Trong các trƣờng hợp sống sót thì 1/3 chết trong năm đầu tiên và 1/2
chết trƣớc 4 tuổi [49].
+ Hội chứng 3NST 18 hay hội chứng Edward. Tuổi ngƣời mẹ cao khi
có thai gặp trong 96% các trƣờng hợp thai nhi bị hội chứng Edward [1], [3].
Tần suất của hội chứng này là 1/4.000 - 1/ 8.000 trẻ đẻ sống. Trong 100 trẻ bị
hội chứng Edward thì 80% là thể 3NST 18 thuần, 10% là thể khảm và 10% là
do chuyển đoạn NST. 86% thai bị hội chứng 3 NST 18 chết trƣớc khi đẻ. 96%
trẻ bị hội chứng này chết trong tháng đầu sau đẻ, 50% chết trong tháng thứ
hai, chỉ có 10% sống đƣợc đến 1 năm và chậm phát triển trí tuệ trầm trọng
[72], [218]. Tỉ lệ gặp lại của hội chứng này ở các lần có thai sau là 1% [49].
+ Hội chứng 3 NST 13 hay hội chứng Patau. 80% hội chứng Patau là

thể 3 NST 13 thuần, 20% là thể khảm và do chuyển đoạn của NST 13. Tần
suất gặp hội chứng này từ 1/5000 đến 1/10.000 lần sinh, gặp ở nữ nhiều hơn

12
nam [72]. Tỉ lệ gặp lại trong các gia đình đã có con mắc hội chứng này do
chuyển đoạn NST Robertson là 2% [1], [49]. Hầu hết các trƣờng hợp 3 NST
13 đều chết lƣu hoặc chết trƣớc khi sinh. Trong số các trẻ đẻ sống thì 80%
chết trong tháng đầu, 95% chết trƣớc 6 tháng tuổi [1], [3].
+ Hội chứng Klinefelter. Đây là dạng lệch bội thể 3 nhiễm hoặc thể 4
nhiễm thuộc cặp NST giới XY. Khi thừa 1 NST X ở cặp NST giới tính XY,
kiểu NST là 47,XXY. Khi thừa 2 NST X thì kiểu NST là 48,XXXY. Đặc
điểm là vô sinh nam, teo tinh hoàn, thoái hoá ống sinh tinh, nam có vú to (20 -
50%). Tỉ lệ hội chứng này là 1,8/1.000 trẻ sơ sinh nam [1], [3], .
+ Hội chứng 3 NST X. Nguyên nhân là do bộ NST của ngƣời bệnh bất
thƣờng lệch bội dạng thể 3 nhiễm thuộc cặp NST giới XX. Khi thừa 1 NST X
ở cặp NST giới XX, kiểu NST là 47, XXX. Biểu hiện lâm sàng thƣờng là
kinh nguyệt ít, mãn kinh sớm, có thể bị thiểu năng trí tuệ [ 1], [3], [14]. Tần
suất gặp là 0,8/1.000 trẻ em gái [243].
+ Hội chứng Turner. 57% các trƣờng hợp bị hội chứng Turner là dạng
lệch bội thể đơn nhiễm X thuần, bất thƣờng cấu trúc 1 NST X nhƣ mất
đoạn
X, NST đều nhánh ngắn hoặc nhánh dài (Xp-, Xq-, rX, iX…) là 27% và các
trƣờng hợp khảm là 16%. Tần suất bệnh gặp là 0,4/1.000 trẻ đẻ sống [72 ],
[312]. 95% các trƣờng hợp hội chứng Turner chết trong buồng tử cung. Các
trƣờng hợp sống sót có biểu hiện thiểu sản buồng trứng, thiểu năng trí tuệ nhẹ
hoặc bình thƣờng, dị tật hệ xƣơng, phù chi do nghẽn mạch bạch huyết, thừa
nếp da cổ chũm- mỏm cùng vai, cổ ngắn, tóc mọc thấp xuống gáy [1], [3],
[14].
Các dị tật bẩm sinh do bất thƣờng cấu trúc NST
+ Mất đoạn NST. Mất đoạn NST số 5 gây ra hội chứng mèo kêu (cri du

chat syndrome). Trẻ bị tật này có đầu nhỏ, thiểu năng trí tuệ và tiếng kêu nhƣ
tiếng mèo [1], [2], [3], [39], [176].

13
+ NST vòng. Khi 1 NST mất đoạn ở cả hai đầu mút và phần còn lại
chứa tâm động thì hai nhánh dính vào nhau tạo ra 1 NST hình vòng. Dị tật
này thƣờng gặp trong hội chứng Turner, hội chứng 3 NST 18 [1], [2], [39],
[143].
+Nhân đoạn NST. Đoạn NST đƣợc lặp lại ở dạng mảnh dính vào NST
của cặp tƣơng đồng ấy hoặc dính vào một NST khác [1 ], [3], [14].
+Chuyển đoạn. Đoạn NST bị đứt ra rồi nối trở lại vào 1 NST khác. Do
đó chất liệu di truyền vẫn đủ nhƣng khi tạo giao tử thì có bất thƣờng và gây
bệnh cho con. Bất thƣờng loại này thƣờng gặp trong hội chứng Down [1], [3].
+ Đảo đoạn. Một đoạn NST bị đứt ra và đảo ngƣợc 180 dẫn tới đảo
ngƣợc thứ tự gen trên NST. Đảo đoạn quanh tâm có thể gặp trong hội chứng
Down [1], [2], [3], [14], [39].
Các trƣờng hợp bất thƣờng về cấu trúc NST có tính di truyền từ cha mẹ
cho con cái hay gặp là các trƣờng hợp chuyển đoạn và đảo đoạn.
Khảm
Khảm là kiểu cấu trúc di truyền của các tế bào trong cùng một cơ thể
khác nhau, thƣờng gặp tồn tại 2 dòng tế bào bình thƣờng và bất thƣờng hoặc
hai dòng tế bào đều bất thƣờng khảm vào nhau theo các tỉ lệ nào đó. Bất
thƣờng này hay gặp trong các trƣờng hợp mắc hội chứng Down, hội chứng
Turner, hội chứng Klinefelter [1], [2], [3], [14], [39]. Thƣờng hay gặp khảm
về số lƣợng NST hơn khảm về cấu trúc NST.
- Hội chứng Turner : khảm 45,X/46,XX
- Hội chứng Klinefelter : khảm 47,XXY/46,XX
1.3.2.2. Các khuyết tật đơn gen (Single gene defects)
Có nhiều đột biến đơn gen gây ra các DTBS di truyền và biểu hiện tuân
theo các định luật di truyền của Menđen. Tỉ lệ các DTBS do bệnh đơn gen ở

trẻ sơ sinh là khoảng 1% [143], [176]. Theo Mc Kusick và Alec Mc Evan
[166] có 9.000 bệnh đơn gen ở ngƣời. Bệnh đơn gen có 3 kiểu cơ chế di

14
truyền, đó là di truyền trội NST thƣờng, di truyền lặn NST thƣờng và di
truyền liên kết giới.
Di truyền trội nhiễm sắc thể thƣờng
Có gần 8.500 loại bệnh đơn gen di truyền theo kiểu này (Mc Kusick,
1998) bệnh có thể biểu hiện ở cả trong trƣờng hợp kiểu gen dị hợp tử và đồng
hợp tử. Các bệnh thƣờng gặp là loạn sản xƣơng, loạn sản sụn, các dị tật bàn
tay, bàn chân [166]
Di truyền lặn nhiễm sắc thể thƣờng
Bệnh chỉ thể hiện khi kiểu gen là đồng hợp tử nên hiếm gặp. Mc Kusick
xác định có khoảng 1730 bệnh (1998). Các bệnh thƣờng gặp là các bệnh thiếu
enzym di truyền, loạn dƣỡng sụn, tật đầu nhỏ, bệnh vôi hoá sụn bẩm sinh.
Di truyền liên kết X
Bệnh di truyền liên kết X đƣợc chia thành 2 nhóm nhỏ, đó là di truyền
trội và di truyền lặn. Có trên 495 loại bệnh di truyền liên kết X và 27 loại
bệnh di truyền liên kết Y đã đƣợc xác định trên bản đồ gen. Các gen bệnh liên
kết X mà không có alen tƣơng ứng trên Y nên đối với các bệnh di truyền lặn
liên kết X thì bệnh biểu hiện nhiều ở giới nam và hiếm gặp ở giới nữ. Các
bệnh mù màu đỏ, mù màu lục, hemophilia A và bệnh teo cơ giả phì đại
Duchene thƣờng là do mẹ lành dị hợp di truyền cho các con trai NST X mang
gen bệnh lặn gây bệnh cho con trai [1], [14], [310]. Ngƣợc lại, các bệnh trội
liên kết X thì lại biểu hiện nhiều ở nữ, thƣờng có tỉ lệ cao gấp đôi so với giới
nam, thí dụ nhƣ bệnh còi xƣơng ở trẻ em do kháng vitamin D. Đối với các
bệnh liên kết X thì bố không di truyền và không gây bệnh cho con trai.
Hội chứng NST X dễ gãy (fragile X syndrome) là nguyên nhân di
truyền thƣờng gặp nhất của chậm phát triển tinh thần. Tỉ lệ gặp là 1/2.000 ở
nam và 1/2.000 ở nữ [2], [3], [39] .

1.3.3. Nguyên nhân do môi trƣờng

15
Mặc dù phôi ngƣời đƣợc tử cung, các màng thai và nƣớc ối bảo vệ, rau
thai đƣợc coi là hàng rào bất khả xâm phạm chống lại các tác nhân có hại đối
với phôi thai nhƣng trong giai đoạn phôi do phôi rất nhạy cảm với các yếu tố
môi trƣờng nên các tác nhân độc hại của môi trƣờng vẫn có thể tác động vùng
hồ huyết của rau thai và gây ra DTBS cho thai nhi [231], [429]. Có thể chia
các tác nhân đó thành các nhóm sau:
1.3.3.1.Các tác nhân vật lý
- Chất phóng xạ: các chất phóng xạ gây chết tế bào mà thƣờng là gây tác
động đến quá trình phôi phát sinh tạo phôi bào (embryogenesis), gây ung thƣ
và gây bất thƣờng NST cho các thế hệ sau vì gây đột biến dòng tế bào sinh
dục. Theo Polifka JE và CS [324] thì liều phóng xạ 100 rad sẽ gây nên những
dị tật não nhỏ, não úng thuỷ, mù, lùn và chậm phát triển tinh thần nặng. Theo
Fregal J [179], Otaki K và CS [302] thì những phụ nữ có thai sống sót sau vụ
nổ bom nguyên tử ở Hirosima và Nagasaki có tới 28% bị sẩy thai, 25% con bị
dị tật nặng nề ở hệ thần kinh và 25% con bị chết trong năm đầu. Luise Parker
và CS [317] nghiên cứu ảnh hƣởng của tia xạ đối với con của các công nhân
nam làm việc tại nhà máy tái chế hạt nhân Sellafield tại Cumbria ( Anh) từ
năm 1959 đến năm 1989 thấy có tỉ lệ cao thai bị chết lƣu và có DTBS của ống
thần kinh. Năm 2005, Thampi MV và CS [ 377] nghiên cứu tại vùng
Kerala(Ấn
độ) nơi có nồng độ phóng xạ tự nhiên cao thấy tỉ lệ DTBS là 2,03% và tỉ lệ dị
tật NST là 4,86 ± 0,45/1000.
- Tia Rơnghen, tia gamma, tia tử ngoại cũng có thể gây nên rối loạn sự phát
triển hình thái các cơ quan của phôi thai [2], [18], [39] .

16
1.3.3.2.Các chất hoá học

- Hoá chất sử dụng trong chiến tranh, trong sản xuất: Đó là các chất diệt
cỏ, làm rụng lá, hoá chất bảo vệ thực vật Các chất này đều có thể gây nên
các DTBS nhƣ dị tật của chi, dị tật mắt, dị tật mặt và miệng. Kết quả điều tra
của Hoàng Đình Cầu và CS [8], Lê Thị Nhâm Tuyết và CS [252], Lê Cao Đài
và CS [17] và các tác giả khác [22], [37], [38], [46], [47], [293] cho thấy
Dioxin gây nên DTBS cao hơn các tác nhân khác gấp khoảng 2 lần.
-Thuỷ ngân: thuỷ ngân là chất gây quái thai. Theo Polifka JEvà CS [324]
thuỷ ngân gây nhiễm độc thần kinh nặng cho con của các phụ nữ ăn các thức
ăn bị nhiễm thuỷ ngân nặng. Vụ án Minamata ở Nhật bản là một ví dụ điển
hình về vai trò gây quái thai của thủy ngân [45], [177].
-Các kim loại nặng khác nhƣ chì, selenium, lithium… đều có thể gây ra các
DTBS cho thai nhi [105], [153], [349], [400], [407].
- Các dƣợc phẩm
+ Các Hocmon nhƣ progesteron, androgen và estrogen mà ngƣời mẹ
dùng với liều cao và kéo dài khi có thai sẽ gây bất thƣờng cơ quan sinh dục
của cả thai trai và thai gái [ 63], [345], [347].
+ Các thuốc an thần, chống co giật nhƣ phenobarbital, trimetadion,
diphenylhydantoin, thalidomide, axit valproic gây ra các DTBS ở chi, dị
tật hệ thần kinh, dị tật mặt, dị tật của tim cho thai nhi [125], [161], [214],
[250], [275], [277], [391], [396].
+ Các thuốc chống sốt rét nhƣ quinin, cloridin có thể gây nên sẩy thai
và điếc bẩm sinh cho trẻ [250], [345], [347].
+Chất kháng axít folic nhƣ aminopterin,cyclophosphamide, methotrexate
có thể gây DTBS cho trẻ nhất là khuyết tật vùng sọ mặt [218], [266], [297],
[345], [347], [412].

17
+ Một số dƣợc phẩm khác đƣợc coi nhƣ có tác dụng gây quái thai nhƣ
các thuốc kháng giáp trạng propylthyouracil, carbimazole, methmazole [150]
và kali-iodur gây bƣớu cổ, chậm phát triển trí tuệ, streptomycin gây điếc bẩm

sinh, tetracyclin gây ức chế phát triển xƣơng, meprobamat gây chậm phát
triển, dicumarol gây dị dạng đầu xƣơng nhƣng chƣa có những bằng chứng rõ
ràng. Retinoid và vitamin A liều cao gây dị tật của tim và não cho thai [99],
[334 ], [345], [347]. Năm 2004, Czeizel AE và CS [144] nhận thấy có sự liên
quan giữa DTBS của thai nhi với các loại thuốc sunphamit mà ngƣời mẹ sử
dụng trong thời kỳ mang thai. Sử dụng mebendazole trong thời kỳ thai nghén
cũng gây ra các DTBS cho thai nhi [354].
Hiện nay đã có 24 loại thuốc đƣợc WHO xác định là có tác dụng gây quái
thai [143], [176], [345], [347]. Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc Hoa Kỳ
(FDA) chia các loại thuốc làm 5 nhóm gồm các nhóm A, B, C, D và X. Các
thuốc gây quái thai là các thuốc thuộc nhóm X và nhóm D [345 ], [347].
Các loại thuốc chữa bệnh là nguyên nhân của 1% các DTBS của thai nhi.
1.3.3.3.Các tác nhân sinh vật học
-Do mẹ bị nhiễm vi rút trong thời kỳ thai nghén nhƣ cytomegalovirus
[194], [417], virut herpes simplex [413], HIV[107], lymphocytic chorio-
meningitis virut [70], [226], parvovirus B19[159], rubella virut [55], thủy đậu,
sởi [85], [188], [375], cúm[270]Các virút này đều có thể gây ra các DTBS
ở hệ thần kinh, hệ tim- mạch, vôi hoá trong não, điếc, chậm phát triển trí tuệ,
gan to, lách to, thiếu máu
-Do mẹ bị nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng nhƣ vi khuẩn giang mai
[211], toxoplasma [58], [102] gây vàng da, khe hở môi, gan lách to, viêm
khớp, chết thai hoặc thai bị bệnh não, não úng thủy, vôi hóa trong não, viêm
võng mạc, mắt nhỏ, thiếu máu, vàng da, gan lách to, viêm cơ tim, viêm cầu
thận

18
1.3.3.4. Do các nguyên nhân khác ở cha và mẹ
- Các bất thƣờng của cơ thể mẹ khi có thai: mẹ bị hẹp khung chậu, tử
cung dị dạng, u xơ tử cung hoặc khối u buồng trứng có thể gây biến dạng thai
[207], [350]. Dính màng ối làm co kéo màng ối gây nên cụt 1 đoạn chi hay cả

1 chi của thai nhi [158], [184]. Thiểu ối, đa thai cũng gây biến dạng do thai
bị chèn ép [143], [176], [329].
- Tuổi của cha mẹ: tuổi của cha và mẹ cũng có thể ảnh hƣởng đến tần
số
sinh con DTBS. Những ngƣời phụ nữ đã cao tuổi mới sinh con thì nguy cơ
sinh con DTBS, đặc biệt là bất thƣờng NST cao hơn [64], [213], [423]. Một
số nghiên cứu khác cho thấy mẹ còn quá trẻ cũng tăng nguy cơ đẻ con bị
DTBS [2], [28], [39]. Nguyên nhân là do ở các bà mẹ trẻ này cơ quan sinh
dục phát triển chƣa hoàn thiện và sự không cân bằng hormon ảnh hƣởng đến
sự phát triển bình thƣờng của thai. Một số nghiên cứu đề cập đến tuổi của
cha quá cao cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ sinh con DTBS. Tuổi của ngƣời
cha càng cao càng ảnh hƣởng đến sự xuất hiện các đột biến mới [132], [241],
[397].
- Tầng lớp xã hội: ngƣời ta thấy ở các tầng lớp xã hội mà hoàn cảnh sống
bị thấp kém thì tần số những trƣờng hợp hữu sinh vô dƣỡng cao hơn ở các
tầng lớp có điều kiện sống cao hơn và có một số dị tật có liên quan đến điều
kiện xã hội là thai vô sọ. Theo Anderson (1958) và Farley T thì tỉ lệ quái thai
không não chết trong bụng mẹ ở thành phần là công nhân cao hơn 4 lần so
với các tầng lớp khác [28], [171]. Nghiên cứu của Shi LM và CS [351] tại
Singapore cho thấy các bố mẹ làm nghề sản xuất nông nghiệp và đánh cá có
tần suất con bị DTBS là 4%, cao gấp nhiều lần so với bố mẹ là công chức,
quản lý cao cấp (0,94%).
- Thứ tự lần sinh của trẻ: theo thống kê trên thế giới, những dị tật hẹp môn

19
vị, nứt đốt sống, lỗ đái lệch thấp, quái thai không não hay gặp ở con so nhiều
hơn con rạ [28], [54], [290], [291], [398].
- Yếu tố tâm lý, tinh thần: nhiều tài liệu cho thấy những rối loạn tâm
thần của mẹ có thể có tác hại đến sự phát triển của phôi thai. Thực nghiệm đã
cho thấy sự tăng tiết các hormon nhƣ cortison, thyroxin làm tăng tính dễ cảm

xúc của cơ thể mẹ do đó dễ gây DTBS ở phôi thai [ 45 ].
- Chế độ dinh dƣỡng của mẹ trong thời kỳ thai nghén: chế độ ăn thiếu
dinh dƣỡng trong thời kỳ thai nghén có thể ảnh hƣởng đến tần suất sinh con
DTBS [325]. Thiếu các chất P, Mg và các yếu tố vi lƣợng khác có thể dẫn đến
biến dạng bộ xƣơng và gây ra còi xƣơng bẩm sinh. Thiếu các vitamin khác
nhƣ biotin có thể làm loạn dƣỡng sụn, dính ngón và các tật khác của hệ
xƣơng khớp. Thiếu vitamin E gây tác hại trƣớc hết đối với màng rụng và rau
thai do đó thƣờng gây sẩy thai. Các thống kê DTBS ở trẻ em sinh ra bởi
những bà mẹ sống trong các trại tập trung của phát xít Đức trong chiến tranh
thế giới lần thứ II (1939-1945) đã cho thấy hậu quả tai hại của chế độ ăn thiếu
dinh dƣỡng trƣờng diễn đối với ngƣời mẹ mang thai [45].
Theo Lê Đức Tố trích dẫn từ Ponseti và Warhavy cho thấy nếu thiếu
trƣờng diễn các vitamin thì tỉ lệ DTBS nhƣ biến dạng hệ xƣơng khớp và
khuyết tật các cơ quan gấp 1-2 lần so với bình thƣờng. Willen và Woolam
(1956) thực nghiệm trên thỏ có thai thấy rằng thiếu hụt vitamin A nặng dẫn
đến đẻ con có hệ thần kinh kém phát triển và có não úng thủy, dị tật của tim
[45 ], [429].
Tuy nhiên, cơ chế gây DTBS do thiếu dinh dƣỡng và vitamin hiện nay
còn chƣa rõ. Nhiều tác giả cho rằng thiếu những chất kể trên, các chuyển hoá
phôi bị kìm hãm do đó ảnh hƣởng trực tiếp tới sự phát triển và biệt hoá các
mô của phôi.

20
- Thiếu oxy: sự thiếu dƣỡng khí không chỉ do thiếu oxy huyết ở mẹ mà còn
có thể do dây rau bị nghẹt hoặc bong rau. Theo Lê Đức Tố trích dẫn từ tác giả
VI Bodiazhina thì dân cƣ ở vùng núi cao có tỉ lệ sinh thai chết rất lớn. Vì vậy
có những nơi đã chú ý tới việc di chuyển những phụ nữ có thai từ vùng cao
xuống vùng đồng bằng để tránh hiện tƣợng trên [45]. Cũng theo Lê Đức Tố
trích dẫn từ tác giả Penaloza và CS (1964) thì sự giảm oxy không khí còn gây
nên dị tật còn ống động mạch ở 1% trẻ học đƣờng sống ở những làng có độ

cao từ 4 - 4,5 km so với mực nƣớc biển [45].
- Mẹ bị những bệnh rối loạn chuyển hoá
+Mẹ bị bệnh tiểu đƣờng thể phụ thuộc insulin có thể sinh con quái thai.
Theo Karlsson và Kjellmer (1972), Chung CS và Myrianthopoulos NC [134],
Alberg A và CS [50] thì 8% con của những bà mẹ bị bệnh đái tháo đƣờng thể
phụ thuộc insulin bị những dị tật nhƣ dị tật tim mạch và hệ thần kinh trung
ƣơng, thoái hoá vùng xƣơng cùng- cụt.
+Mẹ bị bệnh phenylxeton niệu (PKU). Mẹ bị bệnh này làm cho 25% con
bị chết lúc mới sinh và có tần suất bị DTBS rất cao với tỉ lệ 10% não nhỏ,
10% dị tật tim, 90% bị chậm phát triển trí tuệ [393]. Đây là hậu quả của việc
không kiểm tra sự tăng phenylalanin trong máu mẹ. Theo các tác giả nƣớc
ngoài thì 70% con bị DTBS ở mẹ bị bệnh PKU có lƣợng phenylalanin trong
máu  20 mg/dl. Vì vậy mẹ bị bệnh PKU thì khuyên không nên có thai hoặc ít
nhất phải kiểm tra thật tốt chế độ ăn trƣớc khi có thai.
+ Mẹ bị bệnh động kinh. Những tác nhân trong bệnh động kinh của mẹ
cũng gây nên DTBS chủ yếu là sứt môi, dị tật của hệ tim mạch do mẹ điều trị
bằng các thuốc chống động kinh. 7% con của mẹ bị động kinh điều trị bằng
phenyltoin và 30% con của mẹ điều trị bằng troxidone bị các loại dị tật nhƣ
trên [391]. Ngoài ra, các tác giả còn thấy tỉ lệ thai bị DTBS ở các bà mẹ bị
động kinh có điều trị bằng các thuốc chống co giật có tần suất cao gấp đôi so

21
với các bà mẹ bị động kinh không điều trị và các bà mẹ bị động kinh có điều
trị bằng một loại thuốc có tần suất con bị DTBS thấp hơn so với các bà mẹ bị
động kinh có điều trị bằng nhiều loại thuốc chống co giật.
+Mẹ bị nghiện rƣợu, thuốc lá, nghiện ma tuý[216],[256], [274], [288],
[359], [396] cũng là yếu tố nguy cơ làm tăng tần suất con bị DTBS. Tác hại
của rƣợu gây nên quái thai đã đƣợc biết rõ [355]. Theo Jones và CS (1974) thì
30% con của mẹ bị nghiện rƣợu mãn tính sinh con bị DTBS (trừ các trƣờng
hợp chết chu sinh) gồm các dị tật ở sọ, dị tật ở mặt, dị tật tim, dị dạng chi, suy

dinh dƣỡng, chậm phát triển trí tuệ.
+ Không tƣơng hợp miễn dịch giữa mẹ và con.
Sự bất đồng yếu tố Rh giữa mẹ và con cũng là một nguyên nhân gây tăng
tần số con bị DTBS. Nếu mẹ Rh
-
, con Rh
+
sẽ là nguyên nhân sẩy thai liên tiếp
hay ngắt quãng, phù thai nhi toàn thân và chết thai [143], [305].
1.3.4. Nguyên nhân di truyền đa nhân tố
Các DTBS do nguyên nhân di truyền đa nhân tố có sự phối hợp giữa
các nguyên nhân do di truyền và nguyên nhân do môi trƣờng gây ra. Trong
các trƣờng hợp dị tật này, hệ đa gen gồm nhiều gen không alen cùng có chức
năng góp phần gây bệnh theo cách cộng gộp hiệu quả của các gen thành viên,
mặt khác các gen thành viên lại tƣơng tác với các loại yếu tố môi trƣờng khác
nhau
cùng chi phối sự biểu hiện bệnh nên bệnh không biểu hiện theo các tỉ lệ, công
thức Menđen. Các DTBS do di truyền đa nhân tố thƣờng có tính chất gia
đình.
Các DTBS do nguyên nhân di truyền đa nhân tố thƣờng gặp là các
DTBS của hệ tim mạch, các dị tật của ống thần kinh, khe hở môi và khe hở
vòm miệng, hẹp môn vị, bàn chân vẹo, trật khớp háng bẩm sinh [315].
1.3.4.1. Các dị tật bẩm sinh của ống thần kinh

22
DTBS của ống thần kinh do không đóng kín lỗ thần kinh trƣớc và lỗ
thần kinh sau vào các ngày 26-28 của sự phát triển phôi thai. Hậu quả của các
lỗ thần kinh không đƣợc đóng kín là tạo ra các dị tật của ống thần kinh từ các
hình thái nhẹ là nứt đốt sống kín đến hình thái nặng nhất là thai vô sọ [28],
[143].

1.3.4.2. Các dị tật bẩm sinh của hệ tim - mạch
Tỉ lệ DTBS của hệ tim mạch là 0,5 - 1%. Các DTBS thƣờng gặp là
thông liên thất, thông liên nhĩ, tứ chứng Fallot, hẹp động mạch chủ, hẹp động
mạch phổi, động mạch chủ cƣỡi ngựa [52 ], [56], [201], [337], [344], [422].
1.3.4.3. Các dị tật bẩm sinh của hệ xƣơng
Bàn chân vẹo gặp ở tỉ lệ 1/1.000 lần đẻ. Bàn chân vẹo do bất thƣờng tử
cung nhiều hơn là do nguyên nhân di truyền [69], [92], [108].
Trật khớp háng bẩm sinh thƣờng gặp ở nữ hơn nam và có tính chất địa
lý. DTBS này gặp với tần suất cao bất thƣờng ở miền bắc nƣớc Ý và hiếm gặp
ở trẻ con Mỹ gốc Phi (African - American infants) [400], [439].
Khe hở môi và khe hở vòm miệng là một trong các DTBS thƣờng gặp
nhất, tỉ lệ là 1,3/1.000 cuộc đẻ. Nếu bố hoặc mẹ bị khe hở môi, tỉ lệ bị sứt môi
ở ngƣời con thứ nhất là 4%. Nguy cơ bị sứt môi ở ngƣời con thứ ba mà có
anh hay chị sứt môi là 10% [83], [348].
Hẹp môn vị bẩm sinh thƣờng gặp ở nam hơn nữ. Tuy nhiên nếu ngƣời
mẹ
bị hẹp môn vị thì nguy cơ con bị dị tật này cao hơn.
1.4. Thời điểm có khả năng gây phát triển bất thƣờng phôi thai
- Giai đoạn tạo giao tử: mặc dù tỉ lệ tinh trùng bất thƣờng ở ngƣời khá
cao, có thể lên tới 70% nhƣng tần suất DTBS của phôi thai do giao tử bất
thƣờng lại không cao vì các giao tử bất thƣờng thƣờng không có hoặc ít có
khả năng tham gia thụ tinh [3]. Các giao tử đa bội (2n), các giao tử đột biến
NST (n 1, n  2), các giao tử mang các loại đột biến cấu trúc NST, đột biến

23
gen khi thụ tinh thì tùy theo mức độ nặng nhẹ của các giao tử mang đột biến
mà tạo thành các hợp tử không phát triển hoặc phôi thai sẩy sớm. Thí dụ các
phôi 3n, 4n thƣờng sẩy rất sớm trong tháng đầu tiên của thai nghén. Mặt khác
sự thụ tinh của hai tinh trùng với một noãn cũng tạo ra các hợp tử bất thƣờng
3n (thể tam bội, sẩy thai rất sớm). Các giao tử mang đột biến cấu trúc NST,

đột biến gen nhẹ hơn thì có thể tạo thành các hợp tử, phôi thai mang các bệnh
DTBS nặng nhẹ sau này.
- Thời kỳ tiền phôi
Giai đoạn tạo hợp tử: ít các đột biến xuất hiện lúc hình thành hợp tử
vì sự thụ tinh của tinh trùng với noãn để tạo hợp tử chỉ tồn tại trong một thời
gian rất ngắn. Tuy vậy, có thể tế bào chất của hợp tử không phân chia thì tạo
ngay phôi bào 4n phát triển thành thể tứ bội 4n hoặc nếu xảy ra ở lần phân
chia thứ hai, thứ ba của hợp tử (giai đoạn tạo 2, 4, 8 phôi bào) thì tạo các loại
thể khảm đa bội hoặc lệch bội [2], [3 ], [39].
Giai đoạn phân cắt: các tác động của các tác nhân độc hại theo 3 khả
năng:(1) gây chết phôi hay sẩy thai, (2) phôi phát triển bình thƣờng, không có
dị tật do số phôi bào còn lại phát triển thay thế số phôi bào bị tổn thƣơng và
chết, (3) tạo ra một cơ thể khảm do một số phôi bào bị tác động nhẹ vẫn tồn
tại bên cạnh những phôi bào bình thƣờng khác [ 1], [3], [39].
- Thời kỳ phôi:
Đây là thời kỳ chủ yếu quyết định sự xuất hiện các dị tật về hình
thái.Tuỳ theo yếu tố gây hại và tuỳ thời điểm đang biệt hóa của các cơ quan sẽ
xuất hiện các dị tật khác nhau. Mỗi một cơ quan của phôi có một thời kỳ nhạy
cảm riêng, thời kỳ này thƣờng là vào lúc bắt đầu diễn ra sự biệt hóa cơ quan
đó [1], [2], [3], [18], [28], [39].
-Thời kỳ thai:
Một số cơ quan còn tiếp tục biệt hóa nhƣ vỏ não, tiểu não, hệ sinh dục

24
Do đó, ở thời kỳ này yếu tố gây hại còn ảnh hƣởng tới hình thái và chức năng
của các cơ quan này [4 ],[18], [28].
1.5. Phân loại dị tật bẩm sinh ở ngƣời
Có nhiều hệ thống phân loại DTBS, mỗi hệ thống phân loại đều có
những cơ sở nhất định và cũng đều có những hạn chế. Các hệ thống
phân loại DTBS

gồm có:
1.5.1. Phân loại theo hình thái lâm sàng
- Theo mức độ trầm trọng của dị dạng: gồm có dị dạng gây chết (thai vô
sọ, não trƣớc không phân chia), dị dạng nặng (tứ chứng Fallot, thoát vị cơ
hoành ) và dị dạng nhẹ (thừa ngón, nụ thịt thừa ở tai) [1 ], [2], [3].
- Theo sự biểu hiện ở các cơ quan: đơn dị dạng (tật dính ngón, sứt môi)
và đa dị dạng ( có từ hai cơ quan trở lên bị dị dạng). Khi có nhiều tật cùng
xuất hiện với nhau thì tạo nên các hội chứng( hội chứng Down, hội chứng
Edward)
- Theo mối liên quan giữa các cơ thể: có hai loại, đó là dị tật đơn thân (dị
dạng biểu hiện ở một cơ thể riêng biệt) và dị tật dính thân ( hai cơ thể dính
nhau ở một phần nào đó).
Tổng hợp các cách phân loại trên, những dạng biểu hiện lâm sàng có thể
là:
+Hình dáng thai không kỳ quái
Không nẩy mầm mô, cơ quan nhƣ dị tật không thận, không phổi, không
tinh hoàn Cơ quan sớm ngừng phát triển nhƣ lùn, thiếu chi, thoát tạng, thai
vô sọ Cơ quan hoặc mô phát triển quá mức nhƣ thận kép, thừa ngón. Mô
hoặc cơ quan không đúng chỗ nhƣ thận lạc chỗ Biểu hiện từ sau khi trẻ ra
đời nhƣ màng trinh không thủng, thoát vị cơ hoành, còn ống động mạch, còn
lỗ bầu dục.
+ Quái thai

25
Quái thai đơn tự dƣỡng (có hệ tuần hoàn riêng). Quái thai đơn ký sinh bám
vào một thai bình thƣờng khác (cùng trứng). Quái thai phức tạp tự dƣỡng là
hai quái thai cùng trứng, có hệ tuần hoàn riêng. Hai quái thai gắn nhau ở một
vùng nào đó của cơ thể. Quái thai phức tạp ký sinh là một quái thai kém phát
triển bám vào quái thai kia.
+U phôi, u quái

U phôi là một khối u đa dạng phát triển trên một thai phát triển bình thƣờng.
U quái là một khối u có hình thái kỳ quái.
1.5.2. Phân loại theo thời kỳ phát triển phôi: gồm có bệnh hợp tử (dị tật
xảy ra ngay từ thời kỳ tiền phôi), bệnh phôi (dị tật xảy ra ở trong 8 tuần đầu)
và bệnh thai (dị tật trong giai đoạn thai) [1], [2], [3], [18], [39] .
1.5.3. Phân loại dị tật bẩm sinh theo sinh bệnh học.
1.5.3.1. Do các yếu tố di truyền
- Di truyền từ bố mẹ tuỳ theo kiểu gen và kiểu di truyền của gen bệnh ở
bố mẹ (di truyền kiểu trội hoặc lặn, NST thƣờng hoặc NST giới tính…) [1].
- Do đột biến mới của gen của NST trong quá trình tạo giao tử ở bố mẹ.
1.5.3.2. Do sai sót trong quá trình phát triển phôi thai (hợp tử hình thành
từ các giao tử bình thƣờng) gồm các dạng: (1)dị dạng (malformation), (2)
đoạn sản (gián đoạn phát triển, phát triển ngắt quãng, disruption), (3) biến
dạng (dị hình, deformation) và (4) loạn sản (dysplasia) [2], [3], [39].
1.5.4. Phân loại dị tật bẩm sinh theo hệ thống cơ quan (phân loại quốc tế
về bệnh tật lần thứ 10 - ICD 10 - International Classcation of Diseases) [5].
Năm 1992, WHO đã đƣa ra hệ thống phân loại đạt đƣợc sự thống nhất mang
tính chất quốc tế, đƣợc mã hoá từ Q00 đến Q99 và đƣợc sử dụng rộng rãi trên
toàn thế giới, bao gồm:
- Dị tật của hệ thần kinh (Q00- Q07)
- Dị tật tai, mắt, mặt, cổ (Q10- Q18)
- Dị tật hệ tuần hoàn (Q20- Q28)

×