Tải bản đầy đủ (.ppt) (117 trang)

tam lý học trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.18 KB, 117 trang )

XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ HẠNH
PHÚC GIA ĐÌNH
Gia đình là nền tảng của xã hội.
Vì vậy, đề tài giữ cho gia đình
hạnh phúc, bền chặt luôn được
mọi người, mọi gia đình trong
toàn xã hội quan tâm. Dù chúng
ta có bàn luận ít hay nhiều thì đây
vẫn là đề tài luôn mới mẻ.
Trong nền kinh tế thị trường bên
cạnh những mặt tích cực thì cũng
có nhiều tác động tiêu cực đến đời
sống gia đình và làm cho HP gia
đình bị lung lay. Đó là:
- Thời gian vợ chồng giành cho
nhau ngày càng ít. Bữa cơm gia
đình ít khi đấy đủ.
- Nhu cầu về đời sống vật chất
tăng, nảy sinh tâm lí hưởng thụ
coi trọng đồng tiền, thậm chí làm
mất truyền thống văn hóa gia
đình.
- Đề cao sở thích cá nhân, coi nhẹ
nền nếp gia phong dẫn đến hiện
tượng li hôn tăng. Tỉ lệ li hôn ở
nước ta chiếm khoảng 31 – 40%
nghĩa là cứ ba cặp kết hôn thì có ít
nhất một cặp đổ vỡ. Trong số đó, tỉ
lệ ly hôn ở gia đình trẻ (độ tuổi từ


20-30) chiếm đến trên 60%. Có rất
nhiều nguyên nhân: không hợp,
kinh tế, ngoại tình (đặc biệt ngoại
tình nơi công sở những năm gần
đây gia tăng), chồng thường
xuyên nhậu nhẹt, say xỉn, không
quan tâm đến cuộc sống gia đình,
bạo hành…
Căn nguyên sâu xa của vấn đề là:
Không biết cách tổ chức cuộc
sống gia đình, tình yêu vợ chồng
không được duy trì, và không biết
cách giải quyết những vấn đề nảy
sinh.
Xin chia sẻ với các anh chị một
vài biện pháp xây dựng gia đình
hạnh phúc
Trước hết chúng ta phải thống
nhất với nhau thế nào là một gia
đình hạnh phúc.
Gia đình hạnh phúc không thể có
một cuộc sống thiếu thốn, con cái
không được học hành. Vì vậy, gia
đình hạnh phúc là gia đình:
- No ấm, có các tiện nghi thiết yếu
phục vụ sinh hoạt, mọi thành viên
trong gia đình có trách nhiệm làm
việc đóng góp xây dựng kinh tế
gia đình phù hợp với điều kiện và
khả năng của mỗi người.

- Gia đình hòa thuận, mọi thành
viên trong gia đình thương yêu,
tôn trọng, quan tâm chăm sóc lẫn
nhau, biết chia sẻ cho nhau, ông
bà, cha mẹ gương mẫu, con cái
học giỏi chăm ngoan, thành đạt.
=> Nói đến HPGĐ là nói đến HP
của mọi thành viên trong gia đình,
nhưng trong đó HP vợ chồng là
cơ bản nhất vì chính HP vợ chồng
sẽ chi phối HP của các thành viên
khác trong GĐ.
1. Tổ chức tốt cuộc sống gia đình
- Tổ chức tốt đời sống vật chất và
tinh thần của gia đình: Sắp xếp
nhà cửa, bếp núc, cách bày trí nhà
ở (có điều kiện kinh tế thì đẹp),
xây dựng một nếp sống gia đình
từ việc ăn, ngủ, vui chơi, học
hành của vợ chồng, con cái,
những ngày nghỉ cuối tuần,
những dịp lễ tết. Sắp xếp nơi sinh
hoạt chung cho cả gia đình, đồng
thời cũng chú ý tới những góc
riêng tư cho cá nhân. Tức là tạo
ra một ngôi nhà có sinh khí. Tạo
thời gian cho cả gia đình cùng
quây quần bên nhau. Đó là dịp để
mọi người cùng chia sẻ với nhau
các vấn đề còn khúc mắc. Vợ

chồng trao đổi với nhau về công
việc, cuộc sống; con cái trao đổi
với cha mẹ về trường lớp hay suy
nghĩ về thế giới bên ngoài; các
con trao đổi với nhau về trường
lớp, bạn bè…
- Đặt các kế hoạch lâu dài: sinh
con, làm nhà, mua sắm, con cái
học hành…
- Quản lí tài chính, chi tiêu hợp lí
(Lưu ý tiền bạc không phải là mục
đích nhưng là phương tiện của
hạnh phúc nhiều cặp vợ chồng
xung đột chỉ vì vấn đề tiền bạc)
Ai quản lí? Ông bà mình nói:
“Chồng là cái giỏ, vợ là cái hom”.
Vì vậy, vợ quản lí là thích hợp.Tuy
nhiên. tùy tính cách mỗi người.
(VD gia đình Bác). Ngày nay giới
trẻ có quan điểm: quỹ anh, quỹ em
và quỹ chung.
Dù quản lí theo kiểu nào thì vợ
chồng phải thống nhất với nhau
các khoản chi tiêu trong gia đình,
chi tiêu cá nhân, tích lũy, công
khai và kiểm soát được thu nhập
của nhau.
(Câu chuyện chồng đưa cho vợ
quản lí nhưng lại rút dần tiêu xài
quá mức, vợ chiều chồng đến lúc

GĐ không có 1 khoản tích lũy.
Hay câu chuyện chồng làm GĐ
CTTNHH, vợ làm chủ một nhà
hàng mạnh ai nấy chi đến lúc
kinh tế suy thoái chồng nghĩ là có
vợ, vợ nghĩ là có chồng, cuối cùng
vỡ lẽ ai cũng có một khoản nợ
kếch xù. Hay câu chuyện vợ
chồng thống nhất với nhau: vợ chi
các khoản sinh hoạt hàng ngày,
chồng chi điện, nước, con cái học
hành, giao tế nhưng vợ lại ko
kiểm soát được tài chính của
chồng. Hay có những vợ chồng,
vợ (chồng) quản lí kỹ quá ko để
cho người kia một khoản chi tiêu
cá nhân.(câu chuyện xe hết xăng
phải chở xe ba gác về).=> Tìm
cách đối phó. Tục ngữ có câu :
“lạt mềm buộc chặt” chuyện quản
lí TC đòi hỏi người PN khéo léo
vừa quản lí được thu nhập của
chồng vừa tạo cho chồng cảm
thấy thoải mái.
- Sắp xếp và phân công việc làm
cho mỗi thành viên trong gia đình
phù hợp, không dồn gánh nặng
lên vai một người nhất là người
phụ nữ.
Điều 18 (5) Luật bình đẳng giới

nêu: Các thành viên nam, nữ
trong gia đình có trách nhiệm
chia sẻ công việc gia đình.
Cần lưu ý bình đẳng là cùng chia
sẻ, tôn trọng nhau chứ ko đánh
đồng mà tuỳ theo khả năng,
nhưng chồng không nên quá lạm
dụng vợ. Nhất là khi chồng làm ra
tiền thì ỷ thế chểnh mảng, phó
mặc công việc gia đình cho vợ.
Hoặc vợ ôm đồm công việc than
vãn, mệt mỏi ko chăm chút bản
thân cũng ảnh hưởng đến HP
GĐ.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×