Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Nội dung của quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.47 KB, 3 trang )

Vấn đề 5 : Nội dung của quy luật
chuyển hóa từ những thay đổi về
lượng thành những thay đổi về
chất và ngược lại. Vận dụng quy
luật trên để phân tích, phê phán
khuynh hướng sai lầm nếu không
nhận thức và áp dụng đúng quy
luật này và phân tích chủ trương
đổi mới sau đây của Đảng ta :”Con
đường công nghiệp hóa - hiện đại
hóa ở nước ta cần và có thể rút
ngắn thời gian, vừa có những bước
tuần tự, vừa có những bước nhảy
vọt”. (Văn kiện Đại hội IX, trang 91)
Bài làm
Ngay từ khi ra đời, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã lấy Chủ
nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư
tưởng và vận dụng tư tưởng, lý
luận đó vào thực tiễn cách mạng
Việt Nam để đề ra đường lối,
cương lĩnh đúng đắn nhằm lãnh
đạo đất nước tiến lên chủ nghĩa xã
hội. Từ Đại hội Đảng lần thứ VI
(tháng 12/1986) đến nay, Đảng đã
khởi xướng và lãnh đạo công cuộc
đổi mới toàn diện và sâu sắc trên
toàn đất nước, trong đó chủ trương
đổi mới của Đảng được Văn kiện
Đại hội IX xác định là “Con đường
công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở


nước ta cần và có thể rút ngắn thời
gian, vừa có những bước tuần tự,
vừa có những bước nhảy vọt”. Chủ
trương này thể hiện sự vận dụng
đúng đắn quy luật chuyển hóa từ
những thay đổi về lượng thành
những thay đổi về chất và ngược
lại của triết học Mách Lênin (gọi tắt
là quy luật lượng - chất) vào thực
tiễn cách mạng Việt Nam. Việc tìm
hiểu quy luật lượng - chất cũng
giúp ta tránh được những khuynh
hướng sai lầm nếu không nhận
thức và áp dụng đúng quy luật này
trong thực tiễn.
Quy luật lượng và chất là 1
trong 3 quy luật cơ bản của phép
biện chứng duy vật, nó chỉ rõ cách
thức phát triển của sự vật, hiện
tượng.
Chất là 1 phạm trù triết học
dùng để chỉ tính quy định khách
quan vốn có của các sự vật hiện
tượng (SVHT), là sự thống nhất
hữu cơ của các thuộc tính làm cho
nó là nó và phân biệt nó với cái
khác. Chất của sự vật phụ thuộc
vào những yếu tố cấu thành và
phương thức liên kết giữa các yếu
tố đó. Mỗi sự vật hiện tượng có

nhiều thuộc tính nhưng chỉ có
thuộc tính cơ bản mới quy định
“chất” của sự vật vì chỉ khi nào
thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất
của sự vật mới thay đổi. Tuy nhiên,
việc phân biệt chất và thuộc tính
cũng chỉ là tương đối vì nó còn phụ
thuộc vào những mối quan hệ cụ
thể của nó với những cái khác và
mỗi thuộc tính có thể coi là một
chất trong một quan hệ khác. Chất
biểu hiện tính tương đối ổn định
của sự vật và là cái khách quan
vốn có không tách rời sự vật.
Lượng là 1 phạm trù triết
học dùng để chỉ tính quy định vốn
có của sự vật về số lượng, quy mô,
trình độ, nhịp điệu, tốc độ của sự
vận động, phát triển của sự vật
cũng như của các thuộc tính, yếu
tố cấu thành nên sự vật. Lượng có
thể được biểu hiện thành con số,
đại lượng hoặc mức độ … cũng
giống như chất, lượng là cái khách
quan vốn có của sự vật. Sự phân
biệt giữa chất và lượng cũng là
tương đối, nghĩa là có cái ở trong
quan hệ này là chất nhưng trong
quan hệ khác lại là lượng và
ngược lại.

Giữa lượng và chất có mối
quan hệ biện chứng với nhau.
Trong 1 SVHT, chất và lượng thống
nhất quy định lẫn với nhau : chất
nào lượng ấy và lượng nào chất
ấy. Chất tương đối ổn định còn
lượng thường xuyên biến đổi. Sự
biến đổi về lượng có thể làm thay
đổi về chất và ngược lại, nhưng
trong một giới hạn nhất định thì sự
thay đổi về lượng không làm thay
đổi căn bản chất của sự vật, phạm
vi giới hạn ấy gọi là độ. Nói cách
khác, không phải bất kỳ sự thay đổi
về lượng nào cũng dẫn đền sự
thay đổi về chất ngay tức khắc mà
chỉ khi lượng thay đổi vượt quá
giới hạn của độ thì mới dẫn đến sự
thay đổi về chất. Điểm giới hạn mà
tại đó bất kỳ sự thay đổi nào về
lượng cũng đưa ngay tới sự thay
đổi về chất gọi là điểm nút. Sự
thay đổi về lượng khi đạt tới điểm
nút sẽ dẫn đến sự ra đời của chất
mới và tạo thành độ mới.
Sự thay đổi về chất qua
điểm nút gọi là bước nhảy. Bước
nhảy là một phạm triết học để chỉ
ra sự chuyển hóa về chất của sự
vật do những thay đổi về lượng

trước đó gây ra. Đây là bước
ngoặc căn bản kết thúc một giai
đoạn trong sự biến đổi về lượng
làm thay đổi chất, là sự gián đoạn
trong quá trình biến đổi liên tục của
các sự vật. Không có bước nhảy
tức là không có sự thay đổi về
chất. Khi chất mới ra đời nó sẽ quy
định một lượng mới phù hợp với
nó để tạo sự thống nhất giữa chất
và lượng ở mỗi độ nhất định và
chất sẽ tác động trở lại lượng, thúc
đẩy quy mô, nhịp điệu tốc độ. Sự
vật tồn tại trong sự thống nhất ấy,
cứ thế một quá trình tác động mới
với quy mô, nhịp điệu mới lại bắt
đầu. Do đó có thể nói, phát triển là
sự đứt đoạn trong liên tục, thông
qua hình thức những bước nhảy là
trạng thái liên hợp của các điểm
nút. Cách thức của sự phát triển
1
chính là những quá trình biến đổi
đó :
Thế giới sự vật hiện tượng
là đa dạng, phong phú cho nên các
bước nhảy cũng vậy. Có bước
nhảy đột biến hoặc dần dần, có
bước nhảy toàn bộ hoặc cục bộ,
tức là diễn ra với khoảng thời gian

khác nhau, quy mô khác nhau,
nhưng dù với hình thức nào mỗi
bước nhảy cũng là một sự thay đổi
về chất.
Từ mối quan hệ biện chứng
giữa lượng và chất, trong đó sự
phát triển của sự vật bao giờ cũng
bắt đầu từ thay đổi về lượng dẫn
đến thay đổi về chất và chất khi ra
đời nó sẽ quy định lại quy mô, tốc
độ của lượng, chúng ta khi muốn
cải tạo sự vật về chất phải quan
tâm đến quá trình tích lũy về
lượng. Đồng thời phải chủ động
tạo những điều kiện cần thiết để
quá trình chuyển hóa từ chất cũ
sang chất mới được thực hiện
hoàn hảo
Khi vận dụng quy luật mối
quan hệ giữa chất và lượng vào
thực tiễn, ta không được tuyệt đối
hóa mặt nào, nếu tuyệt đối hóa một
trong hai mặt này thì chúng ta sẽ
rơi vào tư tưởng nôn nóng (tả
khuynh) hoặc tư tưởng bảo thủ
(hữu khuynh).
Khuynh hướng nôn nóng
tả khuynh là khuynh hướng không
quan tâm thực hiện quá trình tích
lũy về lượng mà chỉ chú ý thực

hiện những bước nhảy vọt làm
thay đổi về chất trong khi chưa có
đủ điều kiện tích lũy về lượng cần
thiết. Những người có tư tưởng
này trong hoạt động thực tiễn
thường nóng vội, chủ quan duy ý
chí, họ cho rằng sự phát triển chỉ
gồm toàn những bước nhảy liên
tục nên có thể đốt giai đoạn
Khuynh hướng bảo thủ
hữu khuynh là khuynh hướng chí
chú ý đến quá trình tích lũy về
lượng, không chú ý phát huy nổ
lực của nhân tố chủ quan, không
dám thực hiện bước nhảy vọt về
chất khi đã có sự tích lũy đầy đủ về
lượng hoặc kéo dài sự tích lũy, chỉ
nhấn mạnh đến sự biến đổi dần về
lượng.
Cả hai khuynh hướng trên
đều dẫn đến những sai lầm có tác
hại rất lớn làm cản trở hoặc kìm
hãm sự phát triển của sự vật hiện
tượng. Trong thực tiễn Việt Nam
trước thời kỳ đổi mới, Đảng ta
cũng có lúc phạm sai lầm của 2
khuynh hướng trên. Văn kiện Đại
hội VI đã nêu “Do chưa nhận thức
đầy đủ rằng thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội là một quá trình lịch

sử tương đối dài, phải trãi qua
nhiều chặng đường và do tư tưởng
chỉ đạo chủ quan, nóng vội muốn
bỏ qua những bước đi cần thiết
trên thực tế, chúng ta đẩy mạnh
công nghiệp hóa trong khi chưa có
đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác
chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh
tế đã lỗi thời”. Văn kiện còn nhận
định trong công tác tổ chức thời kỳ
này “khuyết điểm lớn nhất là sự trì
trệ, chậm đổi mới công tác cán bộ.
Việc lựa chọn, bố trí cán bộ vào
các cơ quan lãnh đạo và quản lý
các cấp còn theo quan niệm cũ kỹ
và tiêu chuẩn không đúng đắn,
mang nặng tính hình thức ” Chính
những sai lầm này là một trong
những nguyên nhân dẫn đến sự
khủng hoảng kinh tế xã hội trầm
trọng ở nước ta trước thời kỳ đổi
mới.
Từ những thất bại trong
đường lối chỉ đạo trước thời kỳ đổi
mới, Đảng đã có những tổng kết,
đánh giá kịp thời về những sai lầm
trên. Đại hội VI của Đảng (năm
1986) đánh dấu bước đột phá đầu
tiên của tư duy lý luận của Đảng
trong việc vận dụng nội dung quy

luật về mối quan hệ biện chứng
giữa lượng và chất trong sự nghiệp
đổi mới ở nước ta.
Công cuộc đổi mới mà Đảng
đã khởi xướng từ Đại hội VI và từ
đó đến nay đang diễn ra trên đất
nước ta có ý nghĩa như là một quá
trình mang tính cách mạng bởi nó
tạo ra sự biến đổi về chất trên tất
cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
Trong quá trình chuyển biến đó thì
công nghiệp hóa, hiện đại hóa
được xem là nhiệm vụ trọng tâm
và phấn đấu đến năm 2020 nước
ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp. Để đạt được mục tiêu đề
ra, Đảng đã khẳng định “Con
đường công nghiệp hóa - hiện đại
hóa ở nước ta cần và có thể rút
ngắn thời gian, vừa có những bước
tuần tự, vừa có những bước nhảy
vọt”.
Phương hướng này chỉ ra
rằng bên cạnh việc thực hiện
những giải pháp nhằm tích lũy dần
tiềm lực về khoa học công nghệ,
về kết cấu hạ tầng ngày càng hiện
đại và chuyển biến quy trình sản
xuất từ nền sản xuất lao động thủ
công sang lao động với phương

tiện và phương pháp tiên tiến có
năng suất cao theo những bước đi
phù hợp với quy luật phát triển,
chúng ta cần phải biết phát huy
những lợi thế của đất nước, tạo
điều kiện và phát huy tối đa nguồn
lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần
của người Việt Nam, chú trọng
phát triển giáo dục và đào tạo,
Khoa học và công nghệ để làm
nền tảng, động lực thúc đẩy sự
nghiệp phát triển CNH-HĐH của
đất nước có những bước nhảy vọt,
đột phá. Nhân tố chủ quan có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong
việc tạo sự đột phá về bước nhảy
2
để rút ngắn thời gian trong sự
nghiệp CNH-HĐH đất nước, đây là
quan điểm đúng đắn dựa trên cơ
sở tác động của chầt đối với lượng
để tạo sự đột phá trong bước nhảy.
Văn kiện ĐH Đảng lần VIII đã nhấn
mạnh “phải lấy việc phát huy
nguồn lực con người làm yếu tố cơ
bản cho sự phát triển nhanh và
bền vững”. Đó là việc tăng cường
phát huy dân chủ, phát huy tiềm
năng cán bộ KHKT, đội ngũ cán bộ
quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của

sự nghiệp CNH-HĐH đất nước
“nâng cao hàm lượng tri thức
trong các nhân tố phát triển KTXH,
từng bước phát triển kinh tế tri
thức”
Tuy nhiên, quá trình CNH-
HĐH cũng phải được xây dựng
trên những bước đi tuần tự trong
việc xác định cơ chế kinh tế cũng
như xây dựng lực lượng lao động
cơ bản trong hệ thống sản xuất
tiên tiếncho phù hợp với điều kiện
sản xuất hiện đại, có trình độ khoa
học - công nghệ, nghiệp vụ chuyên
môn và tay nghề vì như bất kỳ sự
thay đổi về chất nào khác, những
bước nhảy trong con đường CNH-
HĐH hiện nay cũng chỉ có thể là
kết quả của quá trình thay đổi về
lượng, thích hợp ở đây bất kỳ một
sự nôn nóng chủ quan, ảo tưởng
nào đều có thể gây ra tổn thất cho
cách mạng, cản trở sự nghiệp đổi
mới đất nước.
Tóm lại, việc vận dụng nội
dung quy luật về mối quan hệ biện
chứng giữa lượng và chất cũng
như ý nghĩa phương pháp luận của
nó có vai trò to lớn trong việc xem
xét và giải quyết những vấn đề do

công cuộc đổi mới theo định
hướng XHCN hiện nay ở nước ta
đặt ra.
Đối với người Đảng viên,
công viên chức nhà nước, việc
nắm vững quy luật lượng - chất sẽ
giúp chúng ta trong hoạt động
chuyên môn cũng như trong quản
lý, chỉ đạo : một mặt phải biết phát
huy đúng mức vai trò của nhân tố
chủ quan, có quyết tâm và nghị lực
cao trong việc thực hiện đột phá
trong công việc khi có điều kiện
chín muồi, một mặt phải biết cách
phân tích, xác định đúng quy mô,
nhịp điệu của các sự việc để có
những biện pháp giải quyết thích
hợp, tránh rơi vào khuynh hướng
nôn nóng chủ quan duy ý chí hoặc
bảo thủ.
3

×