Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Kỹ thuật thâm canh cây cói

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.01 KB, 26 trang )



1



















NGUYỄN TẤT CẢNH, NGUYỄN VĂN HÙNG



2









Hợp phần do FAO tài trợ


Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) là
một cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ chống đói nghèo và đảm
bảo an ninh lương thực. Mục đích hoạt động của FAO là cải
thiện dinh dưỡng, năng suất nông nghiệp và cải thiện cuộc sống,
nghề nghiệp của người dân nông thôn cũng như đóng góp vào sự
phát triển của nền kinh tế thế giới. FAO cam kết cung cấp hỗ trợ
chuyên môn kỹ thuật chất lượng cao và trợ giúp trong các lĩnh
vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lương thực.



www.fao.org.vn


1

KỸ THUẬT CANH TÁC CÓI
I. MỞ ĐẦU
Cây cói là cây trồng chính, đóng vai trò quan trọng trong đời
sống kinh tế-xã hội của nhiều người dân ở các tỉnh ven biển Việt
Nam. Sản phẩm từ cói rất đa dạng bao gồm sản phẩm cói thô
(quại cói) đến các mặt hàng thủ công như: thảm, chiếu, túi sách,
vv…, đặc biệt là trong thời điểm hiện nay nhu cầu của thế giới

về các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, trong đó có sản phẩm từ
cói ngày một gia tăng.
Bên cạnh giá trị làm các mặt hàng thủ công, theo một số nghiên
cứu gần đây còn cho thấy, cây cói còn có giá trị về mặt dược học
(làm thuốc). Theo Đỗ Tất Lợi, dùng củ cói (thân rễ) chữa bí tiểu
tiện, thuỷ thũng, tích bụng báng, đau bụng, tiêu hoá kém. Theo
tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam, thần ngầm chứa 3.1% tanin,
0.7% flavonoid, 0.5% tinh dầu và 0.5% alkaloid. Theo Đỗ Tất
Lợi (1977) bài thuốc có củ cói dùng chữa cho trẻ em gầy yếu như
sau: Củ cói sao vàng (40g), vỏ chuối tiêu chín còn tươi (240 g),
bột thịt cóc 40g,. Sấy khô và tán nhỏ củ cói và vỏ chuối thành
bột; trộn đều với bột thịt cóc, thêm kẹo mạch nha vào làm thành
viên. Mỗi viên 4 g, ngày cho ăn 2-4 viên, chia làm 2 lần.
Hiện nay ở Việt Nam có 26 tỉnh, thành phố ven biển trồng cói
tập trung ở 4 vùng lớn: Vùng ven biển Bắc bộ, ven biển Bắc
Trung bộ, ven biển Nam Trung bộ, vùng ven biển Nam bộ.
Trong đó các tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình, Vĩnh Long, Long An
là những tỉnh có diện tích cói lớn.
II. NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÂN BỐ
Trên thế giới cói có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á, sau đó
được mở rộng ra phía tây tới I Rắc, Ấn Độ, phía bắc tới Nam
Trung Quốc, phía nam tới châu Úc và Indonêsia. Cói cũng được
nhập vào trồng ở Braxin để làm nguyên liệu đan lát. Hiện nay,


2

được biết, cây họ cói phân bố rộng khắp thế giới, nhiều nhất ở
Bắc bán cầu với trung tâm đa dạng là miền nhiệt đới châu Á và
Nam Mỹ.

Tại Việt Nam,
1
cách đây 5 thế kỷ nhân dân ta đã biết trồng Cói
và dệt chiếu. Hiện nay, cây cói đã được trồng và canh tác tại 26
tỉnh, thành phố ven biển với diện tích 12.859ha, tập trung ở 3
vùng lớn: (1) Vùng đồng bằng Sông Hồng, (2) Vùng duyên hải
Bắc Trung Bộ; (3) Vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cói có thể
sống ở nơi khô cạn, ẩm ướt và ngập nước; nước lợ hay chua
phèn… Nói chung điều kiện sinh thái của các loài cói trong chi
cói là rộng rãi vì vậy đại diện của chúng có thể gặp ở nhiều nơi.
III. PHÂN LOẠI THỰC VẬT CÓI
Trong hệ thống phân loại thực vật, cây cói được phân loại như
sau:
Giới (regnum) : Plantae
Ngành (divisio) : Magnoliophyta
Lớp (class) : Liliopsida
Bộ (ordo) : Cyperales
Họ (familia) : Cyperaceae
Phân họ (subfamilia) : Cyperoideae
Chi (genus) : Cyperus
Loài : Cyperus malaccensis Lam.
Cói, tên phổ biến tiếng Anh là Shichito matgrass, thực vật một lá
mầm (Monocotyledones hay Liliopsida) gồm cả cây trồng và cây
mọc hoang dại thuộc chi cói (Cyperus), họ cói (Cyperaceae ), bộ
cói (Cyperales). Họ cói có khoảng 95 chi với 3800 loài, phân bố
rộng rãi khắp nơi, đặc biệt là ở vùng ôn đới và hàn đới. Trong đó
chi Cyperus có 61 loài, đa phần là các loài hoang dại. Chi cói
được mô tả chung là các loài cỏ nhiều năm có thân rễ hoặc cỏ
hàng năm với rễ sợi. Thân 3 cạnh hay hình trụ. Lá hình đường,


1
theo sách Vân Đài Lại Ngữ của Lê Quí Đôn


3

đôi khi hình mũi mác. Cụm hoa dạng anten hay thu ngắn lại
thành đầu gồm các bông. Hoa lưỡng tính, không có bao hoa. Nhị
có 2-3. Quả 3 cạnh, đôi khi dẹp; đầu nhụy xẻ 3, đôi khi xẻ 2.
Một số loài, giống cói phổ biến ở Việt Nam
- Cói bông trắng dạng đứng/Cổ khoang bông trắng dạng đứng (C.
tegetiformis Roxb) : Là loài cói được trồng phổ biến, ưu thế cho
các vùng ven biển, nơi triều cao, đất bùn, đồng cói trong đê.
Tiêm mọc đứng, thân màu xanh dài 60-200cm, đường kính (4,5-
5,5mm), tiết diện thân hình tam giác hơi tròn. Cói Cổ khoang
bông trắng dạng đứng sinh trưởng, phát triển tốt cho tỷ lệ cói dài
tương đối cao, năng suất đạt cao nhất, thích hợp cho sản xuất
chiếu xuất khẩu.
- Cói Bông trắng dạng xiên/Cổ khoang bông trắng dạng xiên (C.
tegetiformis Roxb) : Có tiêm mọc xiên, thân màu xanh đậm dài
80-200cm, đường kính (6-7mm), tiết diện thân ba cạnh góc nhọn.
Cói Cổ khoang bông trắng dạng xiên sinh trưởng mạnh cho tỷ lệ
cói loại 1 cao nhất (38,46%), năng suất và chất lượng ở mức
trung bình. Khả năng chống chịu sâu bệnh và chống đổ kém,
thích hợp cho sản xuất chiếu để xuất khẩu.
- Cói Bông nâu/ Cói hoa tán/ Lác Tản phòng (C. corymbosus
Rottb) : Phân bố trong trảng cỏ và được trồng chủ yếu ở vùng
ven biển. Tiêm mọc đứng, thân có màng ngăn ngang mờ màu
xanh vàng, cao 60-150cm, đường kính 4-5mm, tiết diện thân 3
cạnh góc tù (hơi tròn). Cói bông nâu sinh trưởng phát triển chậm,

năng suất ở mức trung bình, không có cói loại 1 nhưng hàm
lượng xenlluloza cao nhất (45%) thích hợp với sản xuất hàng thủ
công mỹ nghệ để xuất khẩu.
- Cói chiếu (C. malaccensis Lamk) : Có tính thích ứng rộng,
trồng được tại các vùng cửa sông, ven biển từ Quảng Ninh đến
Cà Mau và cả một số vùng trên đất liền như Lạng Sơn, Hà Nội,
Gia Lai… Tiêm mọc đứng, thân màu xanh cao 60-180cm, đường
kính 1-1,2mm, tiết diện thân hình tam giác ba cạnh mặt lõm. Cây


4

sinh trưởng phát triển khá, năng suất ở mức khá, chất lượng cói
tốt thích hợp với sản xuất chiếu thảm, đệm và nhiều mặt hàng thủ
công mỹ nghệ để xuất khẩu.
- Cói bông cách/ U du/ U du thưa/ Lác Bông cách (C. distans) :
Có phổ thích ứng rộng, mọc rải rác ở vùng núi, trung du, đồng
bằng; trong trảng cỏ, ven rừng, ven đường, đồng ruộng, đầm lầy,
độ cao tới 1.000m. Tiêm mọc đứng, thân màu xanh vàng, cao 30-
80cm, đường kính 2-3mm, tiết diện thân hình tam giác ba cạnh.
Cây sinh trưởng phát triển trung bình, năng suất trung bình, chất
lượng cói thích hợp cho sản xuất thảm, đệm.
- Cói mào/ Cói cao/ U du/ Lác Mào (C. elatus L): Phân bố thành
đám nhỏ ở vùng đồng bằng, ven biển; trong trảng cỏ, đồng ruộng,
đầm lầy, ao hồ, đất chua hay lợ. Tiêm mọc đứng, thân màu xanh,
cao 50-110cm, đường kính 4-7mm, tiết diện thân hình tam giác
ba cạnh. Cây sinh trưởng phát triển mạnh, năng suất trung bình,
chất lượng cói thích hợp cho sản xuất thảm, đệm, thân có thể làm
thức ăn cho gia súc.
- Cói ba cạnh/ Lác ba cạnh/U du nghiên (Cyperus nutans Vahl):

Phân bố thành các đám nhỏ ở vùng núi, trung du, đồng bằng, lẫn
trong các ruộng trồng cói bông trắng, trong trảng cỏ, đầm lầy.
Thân 3 cạnh, cạnh sắc, cây cứng và dòn, gốc to, ngọn nhỏ, cao
80-100cm, đường kính 1-1,5mm. Cây sinh trưởng phát triển
chậm, năng suất thấp, chất lượng cói kém, chỉ để sản xuất thảm
và đệm.
- Cói bông lợp/ Lác bông lợp/(Cyperus imbricatus Retz): Mọc rải
rác hay thành đám nhỏ ở vùng núi, trung du, đồng bằng, nơi ẩm
ướt, trong ruộng, trong trảng cỏ, ở độ cao tới 1.000m. Thân 3
cạnh, cao 50-100cm, đường kính 7-8mm. Cây sinh trưởng phát
triển trung bình, năng suất thấp, chất lượng cói kém. Thân để sản
xuất thảm và đệm, làm thức ăn gia súc.
- Cói U du cao/ U du cao/ Lác cao( Cyperus exaltatus Retz) :
Phân bố thành các đám nhỏ ở vùng núi, trung du, đồng bằng, lẫn


5

trong các ruộng trồng cói Bông trắng, trong trảng cỏ, đầm lầy.
Thân 3 cạnh ở phía đỉnh, cây cao 100-200cm, đường kính 5-
7mm. Cây sinh trưởng phát triển mạnh, năng suất khá, chất
lượng cói trung bình, chỉ để sản xuất thảm và đệm.
IV. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ SỬ DỤNG
Tại các vùng cói chính người dân đang sản xuất và kinh doanh
các mặt hàng cói nguyên liệu thô, chiếu dệt bằng tay truyền
thống (chiếu chẻ), quại và lõi, thảm cói và chiếu xe đan xuất
khẩu và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Sản phẩm cói không
những tiêu thụ nội địa mà còn có giá trị xuất khẩu cao nếu như
có thiết kế tốt.
Trồng cói có tác dụng bảo vệ đê điều.

Trồng cói có tác dụng cải tạo đất mặn.
Ở Việt Nam cói còn được dùng làm thuốc, bộ phận được dùng là
thân rễ hay thân ngầm. Thân ngầm chứa 3,1% tanin; 0,7%
flavonoid; 0,5 % tinh dầu và 0,5% alkaloid.
Thân lá của một số loài cói được dùng làm thức ăn gia súc. Ở
một số loài khác có chứa tinh dầu và dầu béo với tỷ lệ thấp có
khả năng cải tạo môi trường nước ở đất chua- mặn trở nên nhạt
hơn.
Một số loài cói dại có kiểu dáng và hoa làm cây cảnh cũng được
một số nghệ nhân quan tâm phát triển.
Bổi cói và các phế phụ phẩm từ cói được dụng làm phân bón hữu

V. ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC
5.1. Đặc điểm thực vật học của cây cói
Cấu tạo của cây cói gồm 2 phần chính: Phần dưới mặt đất và
phần trên mặt đất. Phần dưới mặt đất có rễ và thân ngầm. Phần
trên mặt đất gồm thân khí sinh, lá, hoa, quả và hạt.


6

Rễ: Rễ cói mọc từ các đốt của thân ngầm. Rễ bao gồm rễ ăn sâu,
rễ ăn ngang và rễ ăn nổi. Rễ ăn sâu có tác dụng hút chất khoáng
ở dưới sâu, rễ ăn ngang hút chất màu ở tầng mặt đất, rễ ăn nổi
hút chất dinh dưỡng hoà tan trong nước. Rễ cói có khả năng ăn
sâu đến 1m, nhưng tập trung đại bộ phận ở tầng đất 10-20cm. Rễ
lúc non màu trắng, khi già chuyển sang màu nâu hồng, khi chết
màu đen.
Thân : Thân cói được chia làm 2 phần: phần nằm dưới đất (thân
ngầm) và phần trên mặt đất (thân khí sinh) là đối tượng thu

hoạch.
*. Nhánh hút, thân ngầm:
Những mầm ăn sâu dưới đất gọi là nhánh hút, nhánh hút già đi
thành thân ngầm. Nhánh hút và thân ngầm đều có đốt, mỗi đốt có
vẩy (vẩy là hình thức thoái hoá của lá).
Thân ngầm vừa giữ chức năng của thân vì có mắt có khả năng
nảy mầm, vừa giữ chức năng tích luỹ và dự trữ. Nhánh hút và
thân ngầm dùng để nhân giống vô tính.
*. Thân khí sinh:
Thân khí sinh là loại thân cỏ mọc thành cụm. Tiết diện cắt ngang
thân thường 3 cạnh, lõm hoặc phẳng, phía gốc tròn hơn phía
ngọn, màu xanh và xốp. Thân khí sinh lúc non màu xanh đậm
bóng, lúc già màu vàng nhạt.
Lá: Lá có bẹ ôm lấy thân mọc ra từ gốc, hai mép của bẹ thường
dính nhau thành ống: lá xếp thành ba dãy theo thân. Lá gồm lá
vẩy (vẩy) lá bẹ và lá mác. Lá vẩy hình thành sớm nhất có tác
dụng bảo vệ thân ngầm. Lá bẹ có từ 2-4 cái, làm nhiệm vụ quang
hợp và bảo vệ phần non ở gốc thân. Lá mác vừa làm nhiệm vụ
quang hợp vừa bảo vệ hoa.
Hoa : Hoa cói là loại hoa lưỡng tính, cấu tạo hoa rất đơn giản và
kích thước nhỏ, theo hướng thích nghi với thụ phấn nhờ gió. Hoa
chỉ có 3 nhị, bao phấn đính gốc và nhụy có đầu xẻ 3. Bộ nhụy


7

gồm ba lá noãn hợp thành bầu trên, một ô chỉ chứa một noãn,
một vòi và ba đầu nhụy dài.
Quả và hạt: Quả cói thuộc dạng quả hạch khô có 1 hạt, thường
hình bầu dục hiếm khi hình trứng ngược hay thuôn. Hạt cói rất

bé, có nội nhũ bột bao quanh phôi, gieo có thể mọc thành cây.
5.2. Thành phần sinh hóa trong cây cói
Trong thân khí sinh khô của cây cói nước chiếm 13-14%, đạm có
1,06%, lân 0,41%, kali 1,03% và tro 3,65%. Thành phần trong
thân khí sinh chẻ đôi gồm có nước 14,5%, chất xơ toàn phần
21,2%, pectin 1,41%, pentosan 16,54%, lignin 6,55% và các chất
hào tan trong NaOH 1% có 29,9%( Nguyễn Hữu Nghĩa, Anh
Hương, 1986)
5.3. Sự sinh trưởng và phát triển của cây cói
Thời gian sinh trưởng của cây cói ( từ thân khí sinh phát triển
đến khi ra hoa, xuống bộ, lụi chết) vòng đời chỉ trong phạm vi 3-
4 tháng, song tuổi thọ phần thân ngầm của cả bụi cói lại kéo dài
tới hàng chục năm hoặc hơn tuỳ theo điều kiện đất đai và kỹ
thuật chăm sóc.
Một chu kỳ sinh trưởng của cây cói từ nẩy mầm của thân ngầm
đến thu hoạch được chia thành 4 giai đoạn chính: nẩy mầm của
thân ngầm, đâm tiêm và đẻ nhánh, vươn cao, ra hoa và chín. Các
thời kỳ sinh trưởng phát triển này chịu ảnh hưởng trực tiếp của
các yếu tố ngoại cảnh và có mối liên quan chặt chẽ với các yếu tố
cấu thành năng suất.
Thời kỳ nẩy mầm của thân ngầm
Thời kỳ nẩy mầm bắt đầu sau khi cấy mống cói (thân ngầm có
mang 1 đoạn thân) xuống ruộng.
Trong điều kiện thuận lợi, các mầm nằm ở các đốt phía trên thân
ngầm sẽ nẩy mầm phát triển thành nhánh mới. Mỗi thân ngầm
thường có 4 mầm trong đó mầm 1 và 2 luôn luôn ở trạng thái
hoạt động, mầm 3 và 4 ở trạng thái ngủ được lá bẹ và lá vảy bảo


8


vệ. Khi gặp hoàn cảnh bất lợi như ngập nước, nồng độ muối cao
thì mầm 1 và 2 bị ngập và có thể chết còn mầm 3 và 4 thì an toàn,
khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tiếp tục phát triển.
Thời kỳ đâm tiêm và đẻ nhánh
Đâm tiêm là giai đoạn đầu của đẻ nhánh. Từ mầm 1 ở thân ngầm
sẽ mọc ra 2 nhánh, hai nhánh mọc ra từ một thân mầm sẽ tạo
thành hai ngọn, khi các nhánh đó nhô lên khỏi mặt đất từ 5-20cm
các lá mác vẫn chưa xoè ra được gọi là cói đâm tiêm. Sau khi
tiêm mọc 5-7 ngày lá mác xòe ra gọi là đẻ nhánh. Thời kỳ đâm
tiêm của cói chiếm một thời gian dài trong quá trình sinh trưởng
và phát triển. Số lượng và chất lượng tiêm cói quyết định năng
suất và phẩm chất cói.
Thời kỳ vươn cao
Sau khi nhánh đã có lá mác vượt quá 10cm khỏi lá bẹ, thân cói
bắt đầu vươn cao. Thời gian vươn cao kể từ khi nhánh xuất hiện
đến khi thân ngừng sinh trưởng kéo dài khoảng 30-45 ngày.
Nhiệt độ có ảnh hưởng đáng kể đến thời kỳ vươn cao, ở nhiệt độ
25-27
0
C cói sinh trưởng mạnh. Nhiệt độ thấp hạn chế vươn cao,
làm cho cây cói nhỏ, thấp, chóng lụi. Nhiệt độ cao kèm theo mưa
có tác dụng thúc đẩy cói vươn cao.
Thời kỳ ra hoa và chín
Cói chỉ ra hoa trong điều kiện ngày ngắn. Mầm hoa hình thành ở
kẽ lá mác phía đầu thân khí sinh. Đối với vụ cói chiêm ở miền
Bắc, cói ra hoa rộ từ tháng 5, đến trung tuần tháng 6 thì lụi dần.
Còn vụ cói mùa thì ra hoa rộ vào tháng 8, đến trung tuần tháng 9
thì bắt đầu lụi. Hoa phơi màu và chín từ dưới lên trên. Hoa đầu
tiên và hoa cuối cùng trên bông thường ra cách nhau 9-10 ngày.

5.4. Đặc điểm sinh lý
Cói là cây chịu mặn và cần có độ mặn thích hợp để đảm bảo chất
lượng sản phẩm. Để đạt năng suất cao phẩm chất cói tốt, ngoài
yếu tố đất thịt nhiều màu, đất cần có độ mặn từ 0,1-0,2% là tốt


9

nhất. Các kiểu gen khác nhau có tính chịu mặn khác nhau. Giống
cói Nhật, đây là giống cói được trồng ở vùng nước ngọt, có phản
ứng khá rõ rệt với độ mặn. Ở mức độ mặn thấp dưới 1‰ cói
Nhật sinh trưởng tốt, tuy nhiên khi độ mặn tăng cao thì sự sinh
trưởng bị hạn chế đáng kể, đặc biệt là khi độ mặn vượt cao hơn
2‰. Giống cói Udu có khả năng chịu mặn khá tốt, ở mức độ
mặn cao 4-8‰ cói Udu vấn sinh trưởng phát triển bình thường.

VI. YÊU CẦU SINH THÁI
6.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho cói sinh trưởng phát triển là 22-28
0
C, ở
nhiệt độ thấp cói chậm phát triển, khi nhiệt độ thấp dưới 12
0
C
cói ngừng sinh trưởng, nếu cao hơn 35
0
c ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng của cói đặc biệt là vào giai đoạn cuối, sinh trưởng
chậm.Ở nhiệt độ cao, cói mau xuống bộ (héo dần từ ngọn xuống
dưới).

6.2. Ánh sáng
Cói là cây không phản ứng chặt với quang chu kỳ. Sự ra hoa
không phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng trong ngày. Cói là cây
ưa sáng. Cói cần nhiều ánh sáng ở thời kỳ đẻ nhánh, sau khi đâm
tiêm và lá mác đã xoè. Ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp đến
quang hợp của cây và khả năng vươn dài của cói.
6.3. Gió
Tốc độ gió vừa phải, có ảnh hưởng tốt đến việc lưu thông không
khí, điều hòa độ ẩm, giảm sâu bệnh hại, cây sinh trưởng tốt. Tuy
nhiên tốc độ gió lớn ảnh hưởng đến khả năng đồng hóa của cây.
Gió mùa đông bắc, gió heo may ảnh hưởng làm cói mau tàn, mau
xuống bộ.
6.4. Nước


10

Nước cũng là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến
sinh trưởng và phát triển của câyc cói. Trong cây cói trồng, nước
chiếm từ 80-88%, do vậy nước là nhu cầu quan trọng để cói sinh
trưởng, phát triển.
6.5. Yêu cầu về đất
Cói là cây chịu đất mặn, và cần có độ mặn thích hợp để đảm bảo
chất lượng sản phẩm. Song loại đất thích hợp nhất cho cây cói là
đất phù sa, màu mỡ vùng ven biển, hoặc ven sông nước lợ, độ
sâu tầng đất từ 40-50cm trở lên; độ chua pH từ 6-7; độ mặn từ
0,10-0,20%, thoát nước.
6.6. Dinh dưỡng khoáng
Cây cói có khả năng hút chất dinh dưỡng rất mạnh để sinh
trưởng tạo sinh khối, nghĩa là càng bón nhiều phân, cây cói càng

hút nhiều.
Bón đủ đạm làm cho cói đâm tiêm nhanh, nhiều, chóng kín
ruộng, sinh trưởng mạnh, thân cao, to, chậm ra hoa và lụi, năng
suất tăng rõ rệt.
Bón lân có tác dụng tăng chất lượng cói rõ rệt. Bón đủ lân cây cói
cứng chắc, sợi bền và trắng bóng hơn, tỷ lệ cói chẻ tăng. Ngoài ra lân
còn có tác dụng làm cho cói chín sớm và hạn chế sâu bệnh.
Bón Kali có ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng và tác dụng làm
tăng chất lượng cói, giúp cói cứng cây, giảm sâu bệnh và làm
cho sợi cói trắng bóng hơn.

VII. THỰC TRẠNG CANH TÁC CÓI Ở VIỆT NAM
Việt Nam có 26 tỉnh, thành phố ven biển trồng cói, tập trung ở 3
vùng sinh thái lớn: vùng đồng bằng sông Hồng, vùng duyên hải
Bắc Trung Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó các
tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình, Vĩnh Long, Trà Vinh là những tỉnh
có diện tích cói lớn nhất.


11

Hiện nay trong sản xuất cói nổi cộm một số vấn đề sau:
- Giống trong sản xuất thoái hóa
Ở các vùng trồng cói nói chung, huyện Nga Sơn nói riêng, mặc
dù cây cói đã được trồng gần vài trăm năm nay nhưng chưa có
một công trình nghiên cứu nào về việc chọn lọc, phục tráng
giống cói. Giống cói chủ yếu được người dân chọn lọc một cách
tự phát. Do không được chọn lọc tốt, nên hấu hết các giống cói
có độ lẫn tạp cao (lẫn sinh học: sự lai tạp trong quá trình ra hoa
thụ phấn; lẫn cơ giới), giống bị thoái hóa là một trong những

nguyên nhân làm năng suất và chất lượng cói suy giảm.
- Kỹ thuật canh tác cói chưa hợp lý
Cói là cây trồng ở các vùng đất ven biến (nước lợ), từ việc trồng
quảng canh cho thu hoạch một vụ/năm, nay tiến hành trồng trọt
thâm canh, thu hoạch 2 vụ/năm thậm chí một số hộ gia đình thu
hoạch 3 vụ/năm. Mặt khác, cói được thâm canh theo phương
pháp “tưới tràn, tháo kiệt” nghĩa là khả năng phân bón bị rửa trôi
cao nếu như không có biện pháp bón phân thích hợp, do vậy đầu
tư phân bón cho ruộng cói ngày một tăng. Theo số liệu điều tra
của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2006) thì đầu tư bình
quân cho 1 ha trồng cói một vụ khoảng 1000-1200 kg đạm urê.
Trong khi đó, khoảng 20-30 năm trước trồng cói hầu như không
có đầu tư phân đạm.
Bón phân đạm nhiều làm cho cói nhanh chết sau cắt, chu kỳ
trồng cói rút ngắn (trước kia sau trồng từ 8-10 năm mới đảo cói
một lần thì nay chỉ 3-5 năm), cói không chắc, cói kém dai hơn,
dòn hơn…
Bón nhiều đạm, mất cân đối làm cho cói dễ bị nhiễm sâu bệnh
hơn, năng suất và chất lượng cói suy giảm.
- Đầu tư chi phí cho vùng cói
Đa phần các vùng trồng cói là những vùng nông thôn nghèo ven
biển, vì vậy khả năng đầu tư thâm canh cây cói của hộ dân còn


12

nhiều hạn chế.
- Sử dụng phân bón cho cói kém hiệu quả
Phương pháp bón phân hiện nay nông dân đang sử dụng là
phương pháp bón vãi truyền thống. Phương pháp bón này phụ

thuộc nhiều vào thời tiết, chế độ tưới tiêu. Do nhu cầu sản lượng
cói của thị trường, nông dân đã tập trung bón phân cho cây cói
(Vụ xuân từ 4-5 lần và chủ yếu sử dụng phân đạm với lượng
trung bình 36,5 kg/sào 500m
2
; vụ mùa lượng phân trung bình 30
kg/sào (Bảng 6). Số liệu cho thấy lượng phân bón mà người dân
sử dụng là quá nhiều gấp 2 -3 lần so với nhu cầu của cây cói và
với kỹ thuật bón vãi đã làm lãng phí (70 – 80%) lượng phân bón
gây ô nhiễm môi trường (Ninh Thị Phíp, 2009).
Mức độ và số lần bón đạm u rê cho cói của nông dân (kg/sào)
Vụ chiêm Vụ mùa Cói 1 vụ/năm
Trung
bình
Cao
nhất
Thấp
nhất
Trung
bình
Cao
nhất
Thấp
nhất
Trung
bình
Cao
nhất
Thấp
nhất

36.5 50 31 30 36 26 30 35 22
Lần 1: tháng 2-3 Lần 1: Tháng 6-7 Lần 1: Tháng 4
Lần 2: tháng 4 Lần 2: Tháng 8 Lần 2: Tháng 6
Lần 3: Tháng 5 Lần 3: Tháng 9 Lần 3: Tháng 8
Lần 4: cuối tháng 5 - -
- Quản lý nước kém hiệu quả
Trong số 6 nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cói,
ảnh hưởng nhiều nhất là do thiếu nước ngọt và không đủ nước
cho cây cói sinh trưởng dẫn đến đất bị hạn và nồng độ muối cao,
tiếp đến là sâu bệnh.
Hiện nay tại hầu hết các vùng trồng cói chưa có hệ thống kênh
mương hoàn chỉnh. Nguồn nước ngọt cung cấp có nguy cơ thiếu
hụt, nhất là trong vụ đông xuân (tháng 11-3 năm sau) đối với các
tỉnh Miền Bắc. Nguồn nước ngọt cung cấp thiếu dẫn đến việc xâm
thực của nước biển càng vào sâu trong đất liền, nhiều cánh đồng


13

trồng cói thiếu nước ngọt, độ mặn tăng làm cói bị chết hàng loạt.
- Sâu bệnh ngày càng nhiều hơn, chi phí bảo vệ thực vật tăng cao
Theo số liệu điều tra của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
(6/2006), chi phí đầu tư riêng cho tiền thuốc bảo vệ thực vật mỗi
sào cói (360 m
2
) trên một vụ hết trung bình khoảng 57.600 đồng.
Cói cũng như những cây trồng khác, cần phải áp dụng cùng một
lúc nhiều biện pháp phòng trừ dịch hại, tiến tới xây dựng một
quy trình quản lý dịch hại tổng hợp cho cói, lấy biện pháp canh
tác làm trung tâm, sử dụng mống cói khoẻ và sạch bệnh, bón

phân đầy đủ và cân đối làm tăng cường sức chống chịu dịch hại
cho cói. Tránh lạm dụng thốc hóa học như hiện nay, mà chỉ nên
sử dụng khi thực sự cần thiết.
- Môi trường khu vực trồng cói đang bị ô nhiễm
Lượng phân đạm sử dụng có xu hướng ngày càng tăng ở các
vùng trồng cói, sử dụng thuốc hóa học trong bảo vệ thức vật một
cách tràn lan, … đang làm ảnh hưởng đến môi trường xung
quanh như tăng hàm lượng nitrat trong nước ngầm, ô nhiễm đất,
không khí… qua đó ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân nhất
là ở các vùng trồng cói thường thiếu nước ngọt vào mùa khô.
- Công nghệ sau thu hoạch còn hạn chế
Ngoài các yếu tố trong kỹ thuật canh tác, chất lượng (hình thái
và màu sắc bề ngoài, độ dẻo, độ dai, …) chất lượng sản phẩm cói
còn phụ thuộc nhiều vào công nghệ chế biến, bảo quản sau thu
hoạch. Công nghệ sau thu hoạch đối với sản phẩm cói hiện nay
chủ yếu là thủ công như: hoạt động cắt cói, phân loại cói, chẻ cói
dẫn đến năng suất lao động thấp. Phơi cói chủ yếu tận dụng bờ
ruộng, lề đường đi lại, một phần sân phơi gia đình… và hoàn
toàn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu thời tiết. Các nguyên nhân
trên dẫn đến không chủ động trong sản xuất và chế biến cói,
năng suất lao động thấp, chất lượng cói chưa cao.
- Những khó khăn của người dân vùng cói


14

Giá cói khô có sự biến động rất mạnh, đang từ 5.000 – 7.000đ/kg
xuống chỉ còn khoảng 1.000 đ/kg chỉ trong vòng vài năm (2006-
2008), đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của các vùng
trồng cói. Một số địa phương đã có chủ trương chuyển một phần

diện tích cói sang trồng lúa, nuôi trồng thủy sản. Người dân thì
chán nản, bỏ bê việc đầu tư chăm sóc cây cói.
Các yếu tố khác như cơ sở vật chất hạ tầng bao gồm diện tích
phơi, nhà kho, thiết kế hệ thống kênh mương, v.v. yêu cầu đầu tư
ban đầu cao cũng đang là những trở ngại đối với việc khôi phục
lại diện tích cói đã trồng trước kia.
Do thu nhập từ cói rất bấp bênh, có nhiều dủi do về mặt thị
trường, nên hầu hết những vùng trồng cói là những vùng nghèo.
Các cây trồng khác như lúa, ngô v.v. được nhà nước quan tâm
đầu tư hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn khuyến nông, quy hoạch sản
xuất.v.v. nhưng với cây cói thì hầu như vẫn giữ các biện pháp kỹ
thuật canh tác truyền thống và bộ giống cũ đã bị thoái hóa.


15

VIII. QUY TRÌNH THÂM CANH CÓI
8.1. Chuẩn bị giống
Sử dụng ruộng cói đúng giống, lưu
gốc từ 3-5 năm để nhổ tỉa lấy
mống (tách mống cói). Chọn mầm
cói khi tách có chiều cao từ 15 -30
cm, đường kính từ 3 – 5 mm, là tốt
nhất. Nếu sử dụng cây cói đã
trưởng thành để nhân giống, nên
cắt ngắn còn 30 cm. Tách mống để
trồng, 2 - 3 mầm/khóm. Sau khi
tách mầm cói nên trồng ngay.
Trong điều kiện chưa kịp chuẩn bị
đất, có thể bảo quản trong bóng mát, giữ ẩm gốc từ 3 – 5 ngày.

Tỉa mống từ 1 sào có thể cung cấp giống trồng cho 8 sào.
Làm đất
Chọn ruộng đất thịt, phù sa tốt ở
ven biển, ven sông nước lợ có độ
mặn từ 0,1-0,2%; độ pH từ 6-7; độ
sâu tầng đất trên 50cm, có độ sâu
bùn 30-40cm, lớp cuối cùng không
có cát trắng. Chọn chân ruộng có
nước vào ra, lên xuống dễ dàng.
Làm đất tơi nhuyễn kết hợp diệt cỏ
dại theo các bước sau:
Lần đầu cày sâu 18-20cm, tiếp tục bừa vỡ rồi cho nước vào xăm
xắp vài hôm để cỏ mọc, sau đó bừa nhuyễn rồi cho nước ngập
20-25cm ngâm 7-10 ngày.
Tiếp tục cày lật ở độ sâu 13-15cm, bừa vỡ lại cho nhừ cỏ, tiếp
tục cho nước ngập 10-15cm trong 7-10 ngày sau đó rút nước bừa
lại cho phẳng mặt ruộng




16

Dược để cấy cói: Bừa dược lần cuối phải tạo mặt ruộng thành
hình mu rùa để thoát nước, ráo chân.
Đối với những ruộng cói cũ, sau một thời gian trồng cói nhất
định phải tiến hành đảo cói do năng suất lúc này giảm thấp. Thời
gian tiến hành đảo cói thường từ 4 - 6 năm hoặc lâu hơn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ thâm canh, mật độ và
khoảng cách cấy mống Tuỳ theo điều kiện mà người dân có

thể tiến hành các biện pháp làm đất cho phù hợp như sau:
+ Lộn trở đất hay còn gọi là đảo cói:
Hoạt động này được thực hiện bởi hai người. Người thứ nhất sử
dụng một dụng cụ bằng tay gọi là mong để đào đất thành từng
tảng có kích thước 20 x 20cm và sâu 25 - 30cm. Sau đó, người
thứ hai lật ngửa tảng đất lên và cói được lật úp xuống phía dưới.
Vì biện pháp này tiến hành thủ công nên tốn rất nhiều công lao
động. Hơn nữa, mặt ruộng sau khi tiến hành đảo cói xong không
được bằng phẳng gây đọng nước ảnh hưởng đến sinh trưởng và
phát triển của cây cói sau này.
+ Lật nghiêng nền đất trên ruộng cói:
Tiến hành làm sạch mặt ruộng cói cũ, để nguyên gốc cói và tiến
hành đào đất như trường hợp đảo cói. Sau đó, lật nghiêng tảng
đất 90
0
theo cùng chiều và đảm bảo các mặt nghiêng có phần gốc
cói tạo thành hàng tương tự trồng cói. Trong biện pháp làm đất
này, từ gốc cây cói cũ sẽ mọc lên những chồi non và mọc thành
cây mới. So với phương pháp đảo cói, phương pháp này không
tốn công chọn giống và trồng cói.
+ Đào đất chuyển đi nơi khác để hạ thấp mặt bằng rồi mới trồng
cói:
Đây là biện pháp thường áp dụng đối với những vùng đất cói có
chân ruộng cao hơn so với mực nước biển, không thuận lợi cho
việc tưới nước. Kỹ thuật hạ thấp mặt ruộng cói bằng cách đào đất


17

giống như đảo cói, rồi tiến hành chuyển đất đi nơi khác, sau đó

mới tiến hành làm sạch ruộng để trồng cói.
* Làm cỏ chuẩn bị ruộng cấy:
- Xử lý thuốc trừ cỏ trước khi tiến hành cấy cói từ 3 - 5 ngày.
Làm cỏ bằng tay, vơ sạch cỏ dại lên bờ(không vùi lấp xuống
bùn).
- Xử lý thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm:
Sử dụng thuốc Butanic hoặc Heco với lượng 40 - 50ml/10l nước
phun đều cho 1 sào. Sau khi phun nên giữ nước ở mức 3 - 5cm
trong 4 - 5 ngày, tránh để mất nước làm nứt nẻ mặt dược(mặt
ruộng), giảm hiệu quả của thuốc.
* Làm rãnh tưới và nhong:
Trên mặt ruộng, vét một rãnh nhỏ rộng 30cm, sâu 10 - 15cm.
Ngoài ra, xung quanh ruộng cũng làm nhong để thuận cho tưới
tiêu và hạn chế cỏ dại lây lan vào ruộng.
Trong điều kiện sản xuất với qui mô lớn phải trồng cói thành
vùng tập trung, gồm nhiều khu nhỏ có hệ thống đê, cống, kênh
và mương để chủ động tưới tiêu.
8.2. Thời vụ
Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của giống cói và điều kiện cụ
thể của từng vùng sinh thái để chọn thời vụ thích hợp nhất.
Tại các tỉnh đồng bằng Bắc bộ có thể tiến hành trồng vào 2 thời
vụ: Vụ chiêm, trồng vào các tháng 3-4 đến tháng 9-10 thu hoạch
vụ đầu. Vụ mùa, trồng vào tháng 7-8 đến tháng 5-6 năm sau cho
thu hoạch. Tại các tỉnh Bắc Trung bộ, thường cấy vào cuối mùa
mưa( tháng Chạp, tháng Giêng ). Nếu trồng muộn thường gặp
hạn, mặt ruộng bị chua mặn bốc lên làm cói dễ bị chết.
8.3. Phân bón
Cây cói cần được bón nhiều phân nhất là phân đạm, cân đối với
các nguyên tố dinh dưỡng mới sinh trưởng tốt, cho năng suất và



18

chất lượng cao, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Muốn bón
phân cho cói có hiệu quả cần căn cứ vào tính chất đất, tình hình
sinh trưởng của cây và sản lượng thu hoạch hàng năm.
a) Phương pháp bón phân viên nén
So với các biện pháp bón phân truyền thống khác, phương pháp
bón phân viên nén có rất nhiều ưu điểm: viên phân với thành
phần có đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng N, P, K và các nguyên
tố dinh dưỡng khác cần thiết cho cây được bón sâu xuống tầng
đất canh tác nên phân không bị rửa trôi, bay hơi, tăng hiệu quả sử
dụng phân bón, giúp cây cói sinh trưởng, phát triển tốt, tăng năng
suất và chất lượng cói. Các bước tiến hành như sau:
- Chuẩn bị ruộng:
Ruộng trước khi bón cần phải được vệ sinh sạch sẽ, làm sạch cỏ
và bổi cói; phát éo ở độ cao 30 - 50cm.
- Kỹ thuật bón phân viên cho cói:
+ Thời điểm bón: Bón vào đầu vụ cói: vụ xuân 15-25/3, vụ mùa
15-25/7 dương lịch.
+ Mực nước: Điều tiết mực nước trên ruộng lúc dúi phân 1-2cm.
+ Lượng phân viên nén: 17 kg/sào 360m
2

+ Phương pháp bón bón: Bón vãi đều trên mặt ruộng vào hai thời
điểm: lần 1 vào đầu vụ chăm sóc với lượng bón 30 lượng phân
viên nén + 13 kg supe lân; lần 2 bón với lượng 70% lượng phân
viên nén sau lần bón thứ nhất 30 ngày; lần 3: bón thúc 3 kg đạm
urê trước khi thu hoạch 25 ngày
b) Phương pháp bón phân truyền thống(bón vãi)

+ Lượng phân bón: 25kg đạm urê + 15kg supe lân/sào 360m
2

+ Kỹ thuật bón được áp dụng theo phương thức nhẹ đầu nặng
cuối, đợt 1 chiếm 9%, đợt 4 và 5 chiếm 56,2% lượng phân bón
cho cả vụ.
- Chế độ bón phân cho cói trồng mới:


19

 Sau khi cấy 20 - 25ngày, bón thúc lần 1 bằng đạm urê với
lượng 100 - 150 kg/ha.
 Các lần bón thúc sau cách nhau 15 - 20ngày. Sử dụng phân
urê để bón với lượng từ 80 - 100kg/ha.
 Bón thúc đợt cuối trước khi thu hoạch 10 – 15 ngày (dùng
đạm để bón thúc để tăng chiều dài cói).
- Chế độ bón phân cho ruộng cói cựu (cói trên 2 năm tuổi):
+ Đối với vụ mùa:
Sau khi thu hoạch cói cần tiến hành vệ sinh đồng ruộng, làm cỏ,
vệ sinh thủy lợi tưới tiêu. Bón phân urê với lượng 4 - 5kg/sào.
Sau 10 – 15 ngày bón 300kg supe lân/ha(15kg/sào). Nếu không
có supe lân dùng phân tổng hợp NPK 25 - 30kg/sào.
Các lần bón sau cách nhau 10 - 15ngày. Sử dụng phân urê để bón
với lượng từ 3 - 4kg/sào.
Kết thúc bón đợt cuối trước khi thu hoạch 10 - 15ngày.
+ Đối với vụ chiêm:
Sau khi cắt cói vụ mùa, phun thuốc trừ sâu, làm cỏ dại, tưới giữ
ẩm qua đông, cắt éo vào tháng 2 cách gốc 30 - 40cm.
Bón phân: bắt đầu từ tháng 2 dương lịch, loại phân và các lượng

phân bón tương tự như đối với bón cho vụ mùa. Riêng phân đạm
bón cao hơn so với vụ mùa từ 3 - 5kg/sào. Khi bón các loại phân,
ruộng phải đủ nước, thời tiết ấm, không mưa to. Tùy theo thời
tiết mưa nhiều hay ít, cói tốt hay xấu để điều chỉnh lượng phân
bón phù hợp.
8.4. Mật độ
Cấy mật độ 250.000 khóm/ha với khoảng cách 20 x 20 cm ở độ
sâu 3 - 5 cm mỗi khóm cấy từ 2-3 dảnh. Hàng cấy so le để mầm
phát triển nhanh, phủ kín đều mặt ruộng.



20

8.5. Chăm sóc
* Trừ cỏ
Ruộng cói mới trồng, sau cấy 20-30 ngày làm cỏ lần đầu, sau đó
tùy theo cỏ nhiều hay ít mà làm cỏ ngay khi có thể( trung bình
1thangs làm 1 lần). Dùng trấu che phủ sau khi làm cỏ sạch có tác
dụng hạn chế cỏ mọc. Ruộng cói sau khi thu hoạch, phải dọn
sạch rác bổi và làm cỏ ngay.
* Quản lý nước
Thời kỳ đâm tiêm, đẻ nhánh, ruộng cói cần được giữ ẩm thường
xuyên, đảm bảo cói đẻ nhánh khỏe, gốc trắng, phẩm chất tốt.
Mực nước ở ruộng cói thời kỳ này nên để từ 4 - 5cm.
Thời kỳ vươn cao: Mực nước cần được duy trì ở mức 2 - 3cm.
Mặt khác, trong thời kỳ này, cây cói chịu mặn yếu. Do vậy,
nguồn nước tưới cho cói trong thời kỳ này yêu cầu độ mặn từ
0,08 – 0,25% thì cói sinh trưởng tốt.
Thời kỳ thu hoạch: Nước cần được rút ra khỏi ruộng trước 10 -

15ngày. Thời kỳ cói chín cần giữ ẩm để tránh bị cói xuống bộ
Nếu chưa thu hoạch nên để mực nước 3 - 5cm.
8.6. Phòng trừ sâu bệnh
Mặc dù trên cây cói đã xác định được 17 loài sâu hại thuộc 12 họ
của 6 bộ côn trùng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nổi lên
3 đối tượng sâu hại gây hại nghiêm trọng đến sản xuất cói là bọ
vòi voi (bộ Coleoptera), sâu đục thân (bộ Lepidoptera) và rầy (bộ
Homoptera). Bệnh đốm vàng là bệnh đặc biệt gây hại cho cói.
Phòng trừ sâu đục thân: Phun thuốc phòng 1-2 lần ở giai đoạn
cói đâm tiêm và vươn cao (nhất là thời kỳ cây tăng trưởng mạnh
Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu cho loại sâu này, có thể sử dụng
Basudin 10H để rắc trên ruộng. Lượng thuốc sử dụng 1 kg/sào
có thể kết hợp với cát để rắc cho thuốc đều trên ruộng hoặc phối
trộn với phân viên nén để bón trên ruộng ngay từ đầu


21

Phòng trừ bọ vòi voi
Bọ vòi voi có thời gian sâu non kéo dài, nằm trong củ cói. Do
vậy, việc phòng trừ chúng gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều loại
thuốc hoá học được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cũng
như ngoài đồng. Tuy nhiên, chỉ có thuốc dạng hạt là Vibasu 10H,
Regent 0,3G và Diaphos 10G bón vào đất trước thời gian sâu
non nở rộ 7 – 12 ngày và phải duy trì mực nước 3 - 5cm trên
ruộng cói với thời gian 7 – 12 ngày mới cho hiệu quả cao. Đặc
biệt, Regent 800WG có hiệu quả rất cao khi trừ bọ vòi voi trưởng
thành ở giai đoạn qua hè. Kết quả bước đầu trong phòng thí
nghiệm cho thấy chế phẩm tuyến trùng Steinernema glaseri có
hiệu quả diệt sâu non bọ vòi voi cao tới 72,2% sau xử lý 14 ngày

và 88,24% sau 21 ngày.
Phòng trừ rầy nâu hại cói :
Rầy nâu gây hại nặng vào thời kỳ đẻ nhánh, làm bẹ lá có màu
nâu đậm đến thâm đen. Chất thải làm cho bò hóng phát triển.
Rầy tập trung ở gốc khóm cói, rầy đẻ trứng vào cây hoặc mép lá,
phần gốc, trứng thường đr xếp thành hàng hẹp. Rầy trưởng thành
có xu tính với ánh sáng. Nên dùng cát tẩm dầu, rắc xuống ruộng,
sau đó dùng dây hoặc cành che khua nhẹ. Khi mật độ cao dùng
thuốc Actara 25 WG. Cách dùng dùng một gói Actara 25 g hoà
với nước cho một bình 8 lít và phun đều trên ruộng
Phòng trừ bệnh đốm vàng
Vụ chiêm chú ý bệnh nấm vàng trên cói, thường xuất hiện từ
tháng hai đến tháng ba, dùng thuốc Booc-do, rắc vôi bột và sử
dụng các loại thuốc trị nấm khác.
8.7. Thu hoạch và bảo quản
Thu hoạch đúng lúc cói chín- lúc hoa cói chuyển sang màu nâu,
ngọn cói héo dần, thân từ màu xanh chuyển sang màu vàng óng,
bẹ gốc bắt đầu thối, cắt thấy rắn gốc. Thời vụ thu hoạch với cói
chiêm từ tháng 5 đến 20/6, cói mùa từ tháng 9 đến 15/11.


22

Sau khi bón thúc 2 tháng, ruộng cói có thể cho thu hoạch. Năng
suất cói bình quân năm đầu từ 200 - 250 kg/sào/vụ, từ vụ thứ hai
trở đi đạt trên 300 kg/sào/vụ. Trong vụ mùa, cói tốt nên thu được
khoảng 500 kg cói khô/sào 500m
2
; vụ chiêm cói phát triển kém
hơn nên chỉ thu hoạch khoảng 400kg cói khô/sào.

Trước khi thu hoạch 15-20 ngày nên rút nước phơi ruộng cho cói
trắng thân, dễ cắt, phẩm chất cói chẻ tốt. Khi thu hoạch đảm bảo
nguyên tắc: cắt sạch gốc, nhặt sạch bổi, giữ cói tươi để dễ chẻ.
Cắt đến đâu giũ sạch bổi đến đấy. Nên thu hoạch vào lúc trời mát.
Tốt nhất cắt cói vào buổi chiều, chẻ buổi tối, phơi buổi sáng.
* Cắt cói: Dùng liềm chuyên dùng (liềm cắt cói) để cắt, cắt cách
gốc 3 - 5 cm, từ vụ thứ 2 trở đi cắt sát gốc (cắt mạt).
* Phân loại cói
- Cắt xong tuỳ theo cói tốt, xấu, dài, ngắn sẽ phân loại cói. Thông
thường cói sau khi cắt được phân làm 4 loại:
Loại 1: Từ 1,65m trở lên
Loại 2: Từ 1,55 – 1,60m
Loại 3: Từ 1,35 – 1,45m
Loại 4: Từ 1,25m trở xuống
- Nhặt hết xác cói chết bó thành từng bó
- Xén đầu từng bó, phát bằng gốc các bó cói để dễ chẻ
* Chẻ cói: Sử dụng máy chuyên dùng (guồng chẻ) để chẻ
- Thao tác chẻ cói: Một người cho gốc cói vào máy, một người
kéo cói
- Yêu cầu: Cây cói được chẻ đôi đều từ gốc đến ngọn
- Cói sau khi chẻ xong bó thành từng bó nhỏ để dễ phơi
Lưu ý: Cói cắt đến đâu phân loại và chẻ ngay đến đó. Nếu để lâu
gốc cói sẽ khô rất khó chẻ. Nếu chưa chẻ được ngay phải phủ kín
tránh cói bị héo.
* Phơi cói


23

- Cách phơi: Rải mỏng, đều các mưởng cói. Hai đầu ngọn của

các mưởng gối với nhau từ 30-40 cm, để cói khô đều. Mỗi rả cói
nếu thời tiết nắng đều phải phơi từ 2-3 ngày. Sau mỗi ngày phơi,
thu gom vào buổi chiều khi hết nắng, để nơi thoáng gió, có che
đậy tránh sương gió. Trong khi phơi nếu gặp mưa phải thu kịp
thời. Cói phơi bị mưa ướt sẽ kém phẩm chất
- Yêu cầu: Cói phải được phơi đến khô kiệt
* Gù cói
Khi cói đã khô đều (trắng ngà) tiến hành gù cói (bó cói). Khi gù
cói phải lựa riêng từng loại. Mỗi bó khoảng 10-12 kg (đường
kính gốc mỗi bó 20-25 cm) để tiện vận chuyển. Mỗi bó dùng 3-5
đai để gù, tạn dụng thân cói chết (bộ) xoắn lại để làm đai bó
- Khi gù cói xong phải xếp gọn các bó lại để bảo quản, nếu nhiều
phải đánh đụn. Đụn cói đánh nơi cao ráo, ngoài trời
- Cách đánh đụn: Xếp 2-3 lượt cói và diềm một lượt bổi xung
quanh để tránh mưa gió. Cứ làm như vậy cho đến khi hết cói.
Dùng bổi cói khô lợp 1 lượt dày để bảo quản lâu dài
* Chăm sóc ruộng cói sau khi thu hoạch
Ruộng cói sau khi thu hoạch xong phải làm vệ sinh như: cào bổi,
làm cỏ bờ, nạo vét rãnh, giữ đủ ẩm. Tiếp tục chăm sóc bón phân
để đón tiêm mầm cho vụ sau
Thường bắt đầu chăm bón vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 đối với
vụ cói chiêm và cuối tháng 6 đầu tháng 7 đối với vụ cói mùa./.

Nhóm biên soạn tài liệu của VIRI:

Nguyễn Đức Cảnh: Trưởng nhóm
Nguyễn Văn Hùng – Thành viên
Ninh Thị Phíp – Thành viên
Đào Xuân Mùi – Thành viên

×