Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Kỹ thuật thâm canh cây điều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.11 KB, 9 trang )

Kỹ thuật thâm canh cây điều

Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
Cây điều thích hợp phát triển trên các loại đất có tầng sâu dày. Cây điều ưa
đất có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, chịu úng kém, khi bị khô hạn vượt
quá giới hạn thì lá ngả màu xanh nhạt chuyển sang vàng, tương tự như hiện tượng
thiếu đạm. Điều là cây có nguồn gốc vùng nhiệt đới, ưa sáng vì vậy rất mẫn cảm
với nhiệt độ thấp và sương giá và độ dài ngày ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát
triển.
Cây điều chịu được nhiệt độ tối thấp 5
0
C và tối cao là 45
0
C, tuy nhiên nếu
muốn điều cho năng suất cao, thì không nên chọn những vùng có nhiệt độ trung
bình hàng năm dưới 20
0
C.
Trên vùng đất cát sâu, đất có thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất dày, hệ thống
rễ của cây điều phát triển mạnh, ăn sâu vào trong đất, lan rộng ra cho nên khoảng
không gian và khối lượng đất có ích cho cây rộng, lớn hơn so với ở các loại đất
nặng và có tầng đất mỏng.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1.Chọn đất: Cần chọn những vùng đất thoát nước, tầng đất sâu hay đất
không nhiễm mặn, những vùng có độ cao > 600m so với mặt biển. Hạn chế những
vùng có lượng mưa quá nhiều hay sương mù trong thời gian cây điều ra hoa.
2.Thời vụ trồng:
Trồng thích hợp từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 7 hàng năm. Ngoài ra những
nơi có điều kiện chủ động được nguồn nước tưới thì có thể tiến hành trồng quanh
năm.
3.Mật độ và khoảng cách trồng:


Mật độ từ 100 – 300cây/ha. (Tuỳ loại đất), Thích hợp nhất là 200cây/ha
-Khoảng cách trồng 6m x 8m; 5m x 10m; 10m x 10m. Tuy nhiên ở một số
nước, người ta trồng khoảng cách 6m x 10m hay 3m x 9m thì qua theo dõi hàng
năm, cách trồng này cho năng suất rất cao (từ 6 đến 8 lần) so với trồng theo
phương pháp ô vuông.
-Tiến hành tỉa thưa khi cây khép tán và nên giữ mật độ cố định khoảng
100cây/ha khi vườn cây đã thu hoạch ổn định.
4-Giống điều:
Các giống điều được phép khu vực hoá: PN1, CH1, LG1, MH4/5 và hiện
nay Viện Khoa học Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã chọn được 4 cây đầu dòng:
ES-04, EK-24, BĐ-01, KP-11, KP12.
Giới thiệu một số giống điều được Bộ công nhận và trồng ở Tây Ninh
Tên
giống
Hình thái
Khả năng
thích nghi
Năng suất
các thành phần
năng suất
BO
1
- Lá non màu tím đỏ, phiến lá hình bầu dục
và hơi xoắn.
- Trái non màu tím sau đó chuyển xanh và
khi chín có màu đỏ.
- Hạt non màu tím đỏ, khi chín có màu xám
trắng, vỏ mỏng, rốn hạt có màu tím.
- Chồi lớn, lá hơi xoắn, phát cành mạnh.
- Ra hoa sau khi trồng 18 tháng, ra hoa từ

- Khả
năng
chống
chịu bọ
xít muỗi
và bệnh
thán thư
trung
-Năng suất: 2-3
tấn/ha.
-Tỉ lệ nhân 29 –
31%
-Cở hạt: 165-175
hạt/kg
tháng 12 – tháng 2. Hoa ra đồng loạt, số
lượng hoa lưỡng tính cao. Trái đậu thành
chùm 4 – 6 trái.
- Phát chồi rất mạnh, thích hợp cho phương
pháp ghép chồi
bình.
PN
1
- Lá non màu tím đỏ, phiến lá hình bầu dục
và phẳng.
- Trái non màu tím sau đó chuyển xanhvà
khi chín có màu vàng.
- Hạt non màu tím đỏ, khi chín có màu xám
trắng, có má lồi, rốn hạt có màu tím.
- Cành thẳng, vươn dài.
- Ra hoa sau khi trồng 18 tháng, ra hoa vào

tháng 12 – tháng 2. Ra hoa nhiều đợt, số
lượng hoa lưỡng tính cao. Trái đậu thành
chùm 4 – 10 trái.
- Phát chồi trung bình, ít phân chồi nách,
thích hợp cho phương pháp ghép chồi.
- Chống
chịu bọ
xít muỗi
và bệnh
thán thư
trung
bình.
-Năng suất: 2 – 3
tấn/ha
-Tỉ lệ nhân: 30 –
33%
-Cở h
ạt: 145-155
hạt/kg.
CH
1
- Lá non màu tím đỏ, phiến lá hình bầu dục
và hơi xoắn.
- Trái non màu tím, sau đó chuyển xanh và
khi chín có màu đỏ.
- Hạt non màu tím đỏ và khi chín có màu
xám.
- Phiến lá to và hơi xoắn.
- Ra hoa sau khi trồng 18 tháng. Ra hoa từ
tháng 12 – tháng 2. Ra hoa nhiều đợt, ra

hoa lưỡng tính cao, trái đậu thành chùm 8 –
14 trái.
- Phát chồi trung bình, thích hợp cho
phương pháp ghép chồi.
- Khả
năng
chống
chịu bọ
xít muỗi
và bệnh
thán thư
trung
bình.
-Năng suất:2-3
tấn/ha
-Tỉ lệ nhân: 27 –
29%
-Cở h
ạt: 160 -
170 hạt/kg.
LG
1
- Lá non màu xanh, phiến lá hình bầu dục
và hơi phẳng.
- Trái non màu xanh và khi chín có mù đỏ.
- Hạt non màu xanhvà khi chín có màu
trắng xám.
- Hoa đóng thưa.
- Ra hoa sau khi trồng 18 tháng, ra hoa từ
tháng

12 – tháng 2. Ra hoa hơi muộn, nhiều đợt,
số lượng hoa lưỡng tính cao. Trái đậu thành
chùm 6 – 10 trái.
- Phát chồi trung bình, thích hợp cho
- Khả
năng
chống
chịu bọ
xít muỗi
và bệnh
thán thư
trung
bình
- Năng suất: 2 –
3 tấn/ha
- Tỉ lệ nhân 28 –
30%
- Cở hạt: 150 –
155trái/kg
phương pháp ghép chồi
4.Chuẩn bị cây điều giống: Cây giống ghép cần đạt các tiêu chuẩn sau:
Bầu đất màu đen, có kích thước 15 x 33cm hay 15 x 25cm.
Đường kính gốc ghép từ 0,7cm trở lên, chiều cao chồi ghép từ 10cm trở
lên.
Cây giống phải có ít nhất 1 – 2 tầng lá đã phát triển hoàn chỉnh. Tuổi xuất
vườn từ 45 ngày trở lên kể từ khi ghép.
5.Thiết lập vườn điều: Hàng điều nên tiến hành thiết kế và trồng theo
hướng bắc nam. Vùng đồi dốc nên thiết kế theo đường đồng mức để hạn chế xói
mòn đất.
Ở những vùng có gió mạnh, nên trồng cây chắn gió xung quanh vườn để

bảo vệ vườn cây.
Chuẩn bị hố trồng: Kích thước hố trồng: 60 cm x 60 cm x 60 cm trở lên.
-Trộn lớp đất mặt và phân vào hố: Mỗi hố từ 10 – 20kg phân chuồng hoai +
0,5 – 1kg Super lân + đất mặt, trộn đều rồi gạt xuống hố.
Sau đó gom đất mặt xung quanh đắp mặt hố cao hơn mặt đất nền 20cm để
tránh đọng nước khi đất và phân chuồng trong hố bị dẻ xuống.
-Hố trồng cần phải được chuẩn bị xong 1 tháng trước khi trồng.
-Rải thêm 10 – 20g Furadan/hố trồng để hạn chế kiến mối phá cây con.
Trồng cây: Trước khi trồng dùng dao sắc cắt đáy bầu và cắt rễ đuôi chuột
bị cuộn xoắn.
-Dùng cuốc đào một hố nhỏ ở chính giữa hố rồi đặt bầu cây con xuống hố
sao cho mặt bầu thấp hơn mặt đất nền chừng 5 – 10cm để tránh cây bị xói trốc gốc
khi mưa lớn.
-Dùng dao rạch theo chiều dọc của bầu và kéo bao nilon lên. Nén chặt đất
xung quanh bầu đất.
-Trồng dặm ngay khi thấy cây bị chết.
Trồng xen: Tiến hành trồng xen cây ngắn ngày khi vườn điều chưa khép
tán để hạn chế cỏ dại, chống xói mòn và tăng thu nhập. Ngoài ra còn tận dụng các
loại thân, dây, cây…không sử dụng được để tủ vào gốc cho cây điều rất tốt.
-Các cây trồng xen được khuyến cáo theo thứ tự ưu tiên là đậu phộng, đậu
xanh, đậu đen, bông vải và một số cây ngắn ngày có tán thấp khác.
-Để hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với điều, cây trồng
xen cần trồng thành băng cách mép tán điều khoảng 1m.
6./ Làm cỏ, bón phân:
6.1- Làm cỏ: - Khi cây còn nhỏ: làm sạch cỏ xung quanh gốc, cách mép tán
0,5 – 1m. Thường làm 4 – 5 đợt cỏ mỗi năm.
- Khi vườn điều khép tán: làm cỏ 3 đợt/năm
+ Hai đợt đầu: Làm cỏ kết hợp với các đợt bón phân
+ Đợt thứ ba: Kết hợp dọn vườn chống cháy và chuẩn bị cho vụ thu hoạch.
6.2- Bón phân: Cây điều cũng như các loại cây khác, muốn thu được năng

suất cao cần bón phân đầy đủ và cân đối. Trong phạm vi giới hạn mức phân bón
tối ưu, năng suất của điều tỉ lệ với mức phân được bón cho cây.

×