Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Chính sách thu hút FDI của hàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.42 KB, 23 trang )

Nội dung
1
I.Cơ sở lý thuyết của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1.Khái niệm FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn đầu tư
và sử dụng vốn là một chủ thể; có nghĩa là các doanh nghiệp, các cá nhân người
nước ngoài (các chủ đầu tư) trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý, sử dụng vốn
đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư nhằm thu hồi vốn đã bỏ ra.
2.Đặc điểm FDI
+ Chủ đầu tư được tự mình đưa ra quyết định đầu tư, quyết định sản
xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
+Chủ đầu tư nước ngoài tự mình điều hành một phần hoặc toàn bộ
công việc của dự án đầu tư.
+ Nước nhận đầu tư có thể tiếp cận được với công nghệ, kỹ thuậ
tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý hiện đại của nước ngoài.
+Nguồn vốn đầu tư không chỉ là vốn đầu tư ban đầu mà còn có thể
được bổ sung, mở rộng từ nguồn lợi nhuận thu được của chủ đầu tư nước ngoài.
3. Các hình thức FDI
+Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh:
Đây là một loại hợp đồng đầu tư trong đó các bên tham gia hợp đồng ký kết
thoả thuận để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước
nhận đầu tư trên cơ sở quy định rõ đối tượng, nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, trách
nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho các bên tham gia.
+Doanh nghiệp có vốn hỗn hợp (công ty cổ phần, công ty liên doanh) :
Đây là hình thức mà các doanh nghiệp có các bên nước ngoài và nước chủ
nhà cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi và chia sẻ rủi ro
theo tỷ lệ vốn góp của mỗi bên. Thông thường nhà đầu tư nước ngoài
không được góp ít hơn một tỷ lệ đã được quy định trong luật đầu tư của nước
nhận đầu tư.
+Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài :
Đây là hình thức đầu tư mà doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu


tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài) do nhà đầu tư nước
ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả
kinh doanh.
4.Tác động của FDI
-Lợi ích của việc thu hút đầu tư:
2
+ Trực tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư gián tiếp và gián tiếp làm tăng tổng vốn đầu
tư của toàn xã hội.
+Góp phần tích cực vào phát triển thị trường tài chính nói riêng, hoàn thiện các thể
chế và cơ chế thị trường nói chung va nâng cao hiệu quả, năng lực quản lý nhà
nước theo các nguyên tắc và yêu cầu của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế.
+Góp phần tăng cơ hội và đa dạng hóa phương thức đầu tư, cải thiện chất lượng
nguồn nhân lực và thu nhập của đông đảo người dân.
+Góp phần làm tăng nguồn vốn trên thị trường vốn nội địa và làm giảm chi phí
vốn thông qua việc đa dạng hóa rủi ro.
+Thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính nội địa vacải cách thể chế và
năng cao kỷ luật đối với các chính sách của chính phủ.
-Hạn chế của việc thu hút FDI:
+FDI có thể là một hình thức kéo dài vòng đời công nghệ của các nước phát triển.
Cụ thể là phần lớn máy móc, thiết bị được đưa vào nước tiếp nhận đã qua sử dụng
ở nước đầu tư và đã trở nên lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi
trường.
+Các doanh nghiệp FDI cũng là nguyên nhân của hiện tượng xả thải ra môi trường,
gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới đời sống dân sinh.
+Hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI cũng gây ra nhiều khó khăc
cho các nước tiếp nhận đầu tư.
+Ngoài ra, một số vẫn đề khác nảy sinh như mâu thuẫn giữa chủ doanh nghiệp và
người lao động; phân cấp quản lý cho UBND các địa phương; thành lập quá nhiều
khu công nghiệp, khu kinh tế gây ra tình trạng lãng phí đất đai là những bất cập có
thể xảy ra khi tiếp nhận FDI.

3
II. Chính sách thu hút FDI và thực trạng FDI của Hàn Quốc
1. Chính sách thu hút FDI của Hàn Quốc
 FDI đã đóng một vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc, là một
yếu tố quan trọng trong sự phát triển của Hàn Quốc để tiến tới trở thành một quốc
gia phát triển. Chính sách đầu tư quốc tế của Hàn Quốc được chia làm nhiều giai
đoạn. Ứng với mỗi giai đoạn, Hàn Quốc thực hiện các mô hình chiến lược khác
nhau phù hợp với điều kiện từng thời kỳ. Có thể xét sự thay đổi chính sách trong
thu hút FDI của Hàn Quốc trong 3 giai đoạn chính như sau:
1.1 Giai đoạn 1950-1960
-Mô hình chính sách: trong giai đoạn này là Hàn Quốc thực hiện chính sách thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tăng cường nguồn vốn để phát triển các công ty
và nền sản xuất trong nước. Và những chính sách này luôn có những biến đổi quan
trọng nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển của mỗi thời kỳ khác nhau. Cụ thể:
-Những năm 1960: Tập trung thu hút viện trợ của nước ngoài và vay nợ để phục
Từ sau thời kỳ Nhật Bản thống trị và chiến tranh Triều Tiên, chính quyền mới của
Hàn Quốc được thành lập đã sử dụng viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ suốt trong
những năm 1950-1960 để xây dựng hạ tầng cơ sở, đường xá và hệ thống thông tin
hiện đại khắp toàn quốc cùng với một mạng lưới các trường tiểu học và trung học.
 Kết quả là, Hàn Quốc có được một lực lượng lao động được đào tạo bài bản
cộng với cơ sở hạ tầng hiện đại tạo nền móng vững chắc cho tăng trưởng
kinh tế.
1.2 Cuối những năm 1960-1975
 Khuyến khích thu hút FDI với các biện pháp thực hiện:
+Năm 1960, chính phủ Hàn Quốc ban hành luật khuyến khích đầu tư nước ngoài
+Tháng 7 năm 1962 luật đặc biệt khuyến khích vốn đầu tư dài hạn bắt đầu có hiệu
lực. Tuy nhiên Hàn quốc mới chỉ khuyến khích đầu tư nước ngoài vào một số
ngành, lĩnh vực nhất định như: công nghiệp đóng tàu, hoá dầu, ô tô,…
+Hạn chế đầu tư nước ngoài vào các nhiều lĩnh vực trong đó chủ yếu là dịch vụ
như: viễn thông, ngân hàng tài chính, truyền hình,… Ngoài ra chính phủ cũng chỉ

cho phép các nhà đầu tư nước ngoài chỉ đựơc góp vốn dưới 50% trong các công ty
liên doanh.
+Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện hàng loạt các cải cách trong bộ máy nhà nước,
nâng cao chất lượng làm việc của chính phủ; nỗ lực sắp xếp và cải tổ lại cơ cấu tổ
chức, cách thức làm việc theo hướng giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà, phù
hợp với nguyên tắc quốc tế, hơn là việc cắt giảm nhân sự; đồng thời, phải chú
trọng cung cấp thêm thông tin cho các nhà đầu tư nước ngoài.
4
+Để có thể đẩy mạnh phát triển nền kinh tế công nghiệp hóa, Luật ngân hàng Hàn
Quốc đã có hiệu lực. Năm 1967, để khuyến khích xuất khẩu và khuyến khích ngân
hàng nước ngoài đầu tư vào Hàn Quốc, chính phủ đã cho phép thành lập ngân hàng
ngoại hối và ngân hàng xuất nhập khẩu. Ngân hàng trở thành kênh cung ứng vốn
quan trọng cho nền kinh tế, năm 1960, tín dụng ngân hàng cung ứng vốn cho nền
kinh tế là 30% đến thập niên 90 con số này tăng lên đến 60%. Hơn nữa, Hàn Quốc
đã tự do hóa hệ thống tài chính của mình, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho
các nhà đầu tư tiếp cận được với các nguồn vốn dễ dàng hơn.
+Hàn Quốc còn cho phép khu vực tư nhân tham gia thu hút đầu tư nước ngoài. Với
những doanh nghiệp có tiềm năng nhưng thiếu vốn liên doanh với doanh nghiệp
nước ngoài hay những dự án liên kết được dự báo có hiệu quả cao nhưng thiếu vốn
sẽ được nhà nước hỗ trợ vốn để đảm bảo khả năng thực hiện.
-Vào đầu những năm 1970, chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn
Quốc nhằm có được những kỹ thuật tiên tiến phục vụ sự chuyển đổi cơ cấu công
nghiệp từ các ngành sử dụng nhiều lao động sang các ngành tập trung vốn và công
nghệ. Bên cạnh đó, chính phủ còn thực hiện sửa đổi một số điểm trong luật khuyến
khích đầu tư nước ngoài nhằm đáp ứng những đòi hỏi trong quá trình công nghiệp
hoá vào đầu những năm 1980. Từ đó, FDI vào Hàn Quốc tăng rất nhanh.
1.3 Giai đoạn từ năm 1976 – nay
-Mô hình chính sách: Kết hợp khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài và hỗ trợ
đầu tư ra nước ngoài.
-Các biện pháp thực hiện:

•Hệ thống hỗ trợ định hướng nhà đầu tư:
+Tất cả các quy định và pháp luật hiện hành liên quan đến đầu tư trực tiếp nước
ngoài được sắp xếp hợp lý hóa và sáp nhập vào một khuôn khổ pháp lý riêng được
gọi là Đạo luật xúc tiến đầu tư nước ngoài (FIPA), có hiệu lực từ tháng 11 năm
1998.
+Đạo luật này cho phép các nhà đầu tư nước ngoại tận dụng dịch vụ một cửa và
đãi ngộ đồng nhất. Đạo luật này nhằm tạo môi trường đầu tư nước ngoài hấp dẫn
hơn với các tiện ích như: các ưu đãi về thuế, tiền thuê nhà máy rẻ hơn, quy trình-
thủ tục hành chính đơn giản, các dịch vụ hỗ trợ, cũng như đào tạo nhân lực…
+Đối với các nhà đâu tư công nghệ cao, thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
sẽ được tăng từ 8 năm lên 10 năm.
+Chính quyền địa phương cũng được phép tự quy định mức ưu đãi giảm/miễn thuế
từ 8 đến 15 năm và được phép lập và điều hành các Khu công nghiệp đầu tư nước
ngoài để thu hút đầu tư FDI. Các thủ tục hành chính rườm rà, trước kia từng làm
nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài, nay được xóa bỏ, hoặc đơn giản hóa.
5
+Rất nhiều động lực khác, như miễn hoặc giảm thuế được đưa ra để thúc
đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ví dụ như: thuế thu nhập và thuế doanh
nghiệp được miễn hay giảm với các ngành công nghệ cao trong thời hạn là 7 năm.
Bất động sản thuộc sở hữu Nhà nước có thể cho các hãng được đầu tư từ nước
ngoài lên đến 50 năm với giá cả thuận lợi, và đôi khi miễn phí trong các trường
hợp cụ thể. Các khu vực đầu tư tự do cũng được hình thành để phù hợp với đầu
tư trực tiếp nước ngoài quy mô lớn.
+Nhà nước tiếp tục hủy bỏ từng bước các lệnh cấm nhập khẩu, giảm con số các
hạng mục chịu thuế quan.
+Chính phủ đã thực hiện chính sách mở cửa cho đầu tư nước ngoài đối với hầu hết
các lĩnh vực của thị trường trong nước. Chỉ còn 21 lĩnh vực trong tổng số 195 lĩnh
vực kinh tế vẫn còn đóng cửa, 7 lĩnh vực trong số đó chỉ bị đóng cửa một phần.
Như vậy, chính phủ đã tự do hóa trên 98% nền kinh tế. 2% còn lại là các lĩnh vực
thuộc an ninh quốc gia, tài sản văn hóa hoặc công việc làm ăn của các nông dân

nhỏ lẻ.
• Tháng 1 năm 2014 Tổng thống Park Geun-hye đưa ra chính sách: thu hút các tập
đoàn toàn cầu
+Chính phủ có kế hoạch đơn giản hóa thủ tục thuế cho các giao dịch giữa các trụ
sở của họ tại Seoul và các công ty con ở nước ngoài hoặc công ty mẹ ở nước nhà.
Đề án cũng bao gồm tỷ giá neo vào mức thuế suất thuế thu nhập cho lao động nước
ngoài tại trụ sở của tập đoàn toàn cầu ở mức 17 phần trăm phụ thuộc vào quy mô
thu nhập của họ.
+Thuế suất là thấp xa so với 38 phần trăm đánh vào người Hàn Quốc kiếm được
150.000.000 ₩ hoặc nhiều hơn mỗi năm.
+Để khuyến khích các công ty nước ngoài thành lập các trung tâm R & D, kế
hoạch đề xuất mở rộng các khoản khấu trừ thuế thu nhập hiện hành cho các kỹ sư
nước ngoài làm việc tại các công ty nước ngoài có vốn đầu tư đến năm 2018.
+Chính sách này cũng sẽ hỗ trợ về địa điểm cho các công ty nước ngoài khi họ
thuê các tòa nhà để thành lập trung tâm R & D.
• Bộ Tư pháp Hàn Quốc cho biết, từ tháng 9/2014 những người nước ngoài đầu tư
trên 500.000 USD vào Hàn Quốc sẽ ngay lập tự nhận được thẻ cư trú vĩnh viễn
(hạng F5).
+Như vậy Hàn Quốc đã hạ mức tiền đầu tư từ 2 triệu USD xuống còn 500.000
USD nhằm khuyết khích các nhà đầu tư nước ngoài.
+Theo bộ tư pháp nước này, trước đây chính phủ chủ trường kiểm soát chặt chẽ
việc cấp visa dài hạn cho người nước ngoài. Điều này không khuyến khích các nhà
đầu tư trong việc mở rộng quy mô và buộc họ phải xin visa đầu tư ngắn hạn (Hạng
D8). Với việc sửa đổi quy định này, nhà chức trách hy vọng số người nước ngoài
đầu tư vào Hàn Quốc sẽ tăng nhanh chóng trong thời gian tới.
6
=> Đánh giá chung: Hàn Quốc có thể coi là một trong những nước thực hiện thành
công nhất chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sự thay đổi chính sách
hợp lý qua từng thời kỳ chính là yếu tố quyết định giúp cho Hàn Quốc nhanh
chóng đi từ hồi phục kinh tế đến phát triển và giành được vị trí xứng đáng trên bản

đồ kinh tế thế giới. Phần tiếp theo sẽ phân tích những số liệu cụ thể về tình hình
thu hút FDI của Hàn Quốc.
2. Thực trạng thu hút FDI của Hàn Quốc
2.1 Môi trường đầu tư FDI tại Hàn Quốc
 Hàn Quốc là một quốc gia có nhiều lợi thế cho hoạt động đầu tư FDI:
- Khả năng sinh lời, độ lành mạnh tài chính cao. Theo một nghiên cứu của Ngân
hàng Hàn Quốc, lợi nhuận thông thường của các công ty quốc tế (công ty có ít
nhất 50% vốn nước ngoài) khoảng 11,7% tổng doanh số bán trong năm 1999. Hàn
Quốc đã duy trì được mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp nhất trong số 29 thành
viên của OECD. Các nhà đầu tư nước ngoài được miễn đánh thuế hai lần nếu hai
quốc gia kí kết hiệp ước thuế.
- Lực lượng lao động được đào tạo và có tay nghề cao, Hàn Quốc chú trọng đến phát
triển giáo dục, giúp thúc đẩy tiến bộ kinh tế và công nghệ của đất nước . Lực lượng
lao động được giáo dục tốt là sản phẩm của một hệ thống trường học có tổ chức
cao. Hơn 97 phần trăm công nhân có giáo dục trình độ đào tạo nghề hoặc trình độ
đại học. Tỉ lệ biết chữ tại Hàn Quốc là 98%, thuộc hàng cao của thế giới. Có hơn
100.000 sinh viên chuyên ngành khoa học và kỹ thuật tốt nghiệp mỗi năm. Một số
lượng các sinh viên ngày càng nhiều đang tích cực học tập để lấy bằng tiến sỹ và
thạc sỹ.Năng suất lao động đã tăng trung bình 10 phần trăm mỗi năm. Một hệ
thống giờ làm việc linh hoạt , cùng với hệ thống giờ làm việc bình thường, cho
phép sử dụng lao động để cung cấp làm việc trong 2 tuần hoặc 1 tháng thời gian,
giảm chi phí lao động và nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Hàn Quốc có điểm mạnh trong nghiên cứu khoa học và công nghệ, đặc biệt trong
lĩnh vực đầu tư nghiên cứu và phát triển (R & D). Có 2,863 viện R & D liên quan
đến Hàn Quốc, bao gồm 163 viện nghiên cứu công, 258 trường đại học, cao đẳng,
cao đẳng, cơ sở cùng với 2.435 cơ quan thuộc sở hữu tập thể. Đầu tư vào R &
D đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân (GNP) tăng từ 0. 81 phần trăm trong
1981-2,68 phần trăm trong năm 1999 và 5% năm 2001. Hàn Quốc hiện đứng thứ
năm trên thế giới trong vấn đề này sau khi Thụy Điển, Nhật Bản, Phần Lan, và
Thụy Sĩ.

7
Biểu đồ: Số lượng nhà nghiên cứu trên 100 dân
Nguồn: Korea.net
- Cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ, đặc biệt cho vận tải đường biển. Với vị trí là
một bán, Hàn Quốc là điểm trung chuyển cho các chuyến hàng đến thị trường
Đông Bắc Á, tiếp giáp với các thị trường lớn là Nga, Trung Quốc và Nhật Bản.
- Một số chi phí thấp giúp thúc đẩy hoạt động đầu tư như điện và viễn thông.
- Các công ty có thể dễ dàng mở rộng sang các thị trường nước ngoài sau khi sử
dụng Hàn Quốc như một nền tảng thử nghiệm. Hơn một nửa trong số 500 công ty
xếp hạng trên Fortune có mặt ở Hàn Quốc.
2.2 Số liệu về thu hút vốn FDI của Hàn Quốc
• Hàn Quốc là một trong những quốc gia thu hút được nhiều FDI nhất thế
thế giới.
8
Nguồn vốn FDI tích lũy di chuyển vào các quốc gia giai đoạn 2002-2011
Chỉ số tự do hóa kinh tế năm 2012
- Ở vị trí thứ 16 trong top 20 quốc gia thu hút vốn FDI, Hàn Quốc đã thể hiện mình
là một thị trường năng động và là mảnh đất có tiềm tăng thu được lợi nhuận cao
9
cho các nhà đầu tư. Mặt khác, với chỉ số tự do hóa kinh tế đứng thứ 4, hệ số biến
thiên của FDI là 0,81, trong khi nó là 1.13 cho vốn chủ sở hữu, 1,19 vay vốn ngân
hàng và 0.90 cho các khoản nợ, thể hiện những cân nhắc lâu dài của các nhà đầu tư
nước ngoài khi đầu tư vào thị trường Hàn Quốc. Chúng ta không có nghi ngờ gì
rằng nguồn vốn FDI tiếp tục đổ vào Hàn Quốc với số lượng ngày càng tăng.
• Thu hút vốn FDI vào Hàn Quốc
Nguồn vốn FDI vào Hàn Quốc giai đoạn 1980-2012
Nguồn: Bank of Korea
- Trước giữa những năm 1980, dòng vốn FDI vào Hàn Quốc rất nhỏ do Hàn Quốc
không phải là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên và chính sách hạn chế của
chính phủ. Tuy nhiên, tình hình đã khởi sắc vào thập niên 80. Năm 1980 là thời kỳ

tự do hóa và toàn cầu hóa trên toàn thế giới. Chính sách công nghiệp của Hàn
Quốc chuyển từ can thiệp sâu vào nền kinh tế đã chuyển theo định hướng tự do
hóa thị trường.Theo đó, nguồn vốn FDI đóng vai trò trong việc tái cơ cấu ngành
công nghiệp theo hướng cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Hàn Quốc gần như mở cửa hoàn toàn nhiều lĩnh vực cho các nhà đầu tư nước
ngoài kể từ năm 1984. Nhờ chính sách này, dòng vốn FDI tăng từ 143.140.000$
năm 1980 đến 422.35 triệu đô vào năm 1984. Năm 1987 thêm 26 ngành sản xuất
nhiều hơn đã được mở cho đầu tư nước ngoài trong khi lĩnh vực dịch vụ vẫn bị hạn
chế. Dòng vốn FDI tăng gần gấp đôi từ $ 532,20 triệu vào năm 1985 lên $ 1,063.85
10
triệu vào năm 1987. Tuy vậy, khả năng cạnh tranh của Hàn Quốc đã giảm trong
giai đoạn 1987-1990 do tăng chi phí lao động đã làm nguồn vốn FDI giảm từ $
1,063.85 triệu trong năm 1987 đến $ 802.640.000 vào năm 1990.
- Năm 1993 Hàn Quốc cho phép các quốc gia thành viên OECD được tiếp cận với
thị trường như một nỗ lực lớn khi là thành viên của OECD. Vào cùng thời điểm đó,
chính phủ nước này đã công bố thời gian biểu cho việc mở nhiều ngành công
nghiệp đã được hạn chế trước đó. Vì vậy, các dòng vốn FDI tăng từ $ 1,044.27
triệu năm 1993 lên 1,970 $. 43 triệu vào năm 1995 và $ 3,205.48 triệu USD năm
1996 và tiếp tục đà tăng mạnh trước khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á vào năm
1997.
- Trái ngược với dự đoán giảm vốn đầu tư FDI vào năm 1997-1998, FDI vào Hàn
Quốc năm 1997 là $ 6,971.14 triệu vào năm 1997 gấp đôi so với năm 1996 và tiếp
tục tăng cho tới năm 2000 cho tới khi bắt đầu thoái trào vào năm 2001 và chạm
đáy năm 2003. Có hai yếu tố chính giải thích cho sự gia tăng dòng vốn FDI năm
1997 sau khi cuộc khủng hoảng, bao gồm:
+ Cải cách chính sách, bao gồm cấp phép, ưu đãi thuế mới M & A , giảm
sự hạn chế về sở hữu nước ngoài.
+ Sự mất giá của đồng won. Vào cuối năm 1997, giá trị của đồng won
mất giá tới 40,4 phần trăm so với USD và 33,2 phần trăm so với đồng
yên Nhật so với thời điểm cuối năm năm 1996.

- Dòng vốn FDI đạt đỉnh điểm vào năm 1999 và năm 2000 với số liệu tương ứng là
15,544.62 và 15,26488 tỉ đô la, tương ứng. Đa số nguồn vốn FDI trong năm 1999
và 2000 đến từ M&A.
- Từ năm 2001 đến năm 2003, dòng vốn FDI bắt đầu suy thoái vì tình hình bất ổn
lao động, tác động của chương trình của Bắc Triều Tiên làm các nhà đầu tư lo sợ
và giảm dần lượng vốn đầu tư vào Hàn Quốc và sự nổi lên của Trung Quốc như
một đối thủ cạnh tranh mới với chi phí sản xuất thấp nhất trong khu vực Đông Á.
Vào năm 2003, FDI vào Hàn QUốc chỉ đạt 6,47055 tỉ đô la
- Dòng vốn FDI tăng lên gần gấp đôi vào năm 2004 với 12,79559 tỉ đô nhờ nỗ lực
minh bạc thị trường, tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư và tình hình Nam-Bắc
Triều Tiên đã dịu đi.Tuy nhiên, Dòng vốn FDI vào quốc gia này biến động thất
thường trong giai đoạn 2004-2009. Trong năm 2010 dòng vốn FDI tăng từ $
11,484.14 triệu vào năm 2009 lên $ 13,071.02 triệu và tiếp tục tăng trong năm
2011 đạt $ 13,669. 44 triệu đô.
- Mặc dù năm 2011,khủng hoảng nợ công châu Âu bắt đầu nổ ra, dòng vốn FDI ở
Hàn Quốc vẫn tăng đã phản ánh niềm tin của các nước khác vào nền kinh tế của
Hàn Quốc. Bộ Kinh tế Tri thức Hàn Quốc dự kiến dòng vốn FDI sẽ giảm xuống
còn khoảng 13 tỷ USD năm 2012 do các yếu tố nguy cơ như làm sâu sắc thêm
cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu và suy thoái kép của nền kinh tế thế giới. Tuy
11
vậy, thực tế nguồn FDI vào Hàn Quốc năm 2012 lại tăng đột biến, lên tới 16,3 tỷ
USD, cao nhất trong lịch sử thu hút vốn FDI của nước này.
• Các đối tác đầu tư vào Hàn Quốc
Đơn vị: Nghìn USD
Quốc gia Số lượng các nhà
đầu tư
FDI đăng kí vào Hàn
Quốc (tính đến hết năm
2007)
Tỷ lệ (%)

Hoa Kì 2,392 12,886,625 19.0
Nhật Bản 3,012 12,414,665 18.3
EU 1,691 29,332,456 43.2
CHLB Đức 448 4,225,606 6.2
Vương quốc Anh 306 6,474,331 9.5
Pháp 206 3,199,949 4.7
Bỉ 56 2,714,287 4.0
Hà Lan 387 8,920,170 13.1
Cộng hòa Ai-len 84 1,178,012 1.7
Thụy Điển 67 941,725 1.4
Hungary 8 305,074 0.4
Slovakia 1 54 0
Các quốc gia châu Âu
khác
284 1,373,250 2.0
Các quốc gia còn lại 6,455 13,264,399 19.5
Tổng 13,550 67,898,144 100
Nguồn: Báo cáo đầu tư quốc tế lần VII -2008 của OECD
- Trong hai năm qua (2006-2007), EU là nguồn lớn nhất của đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Hàn Quốc, đóng góp hơn 40 phần trăm tổng số FDI đến, tiếp theo là Mỹ
và Nhật Bản. Năm 2006, đầu tư mới tăng 10 % lên 6,9 tỷ USD. Trên cơ sở từng
quốc gia, Mỹ là nhà cung cấp lớn nhất của nguồn vốn FDI vào Hàn Quốc.
• Loại hình đầu tư FDI vào Hàn Quốc
Năm
2001
2002 2003 2004 2005 2006 2007
Số
công ty
297 285 288 339 371 363 344
M&A

Giá trị
(phần
trăm
2,649 2,084 2,943 6,169 5,268
4,305
2,481
(23.5)
(22.9) (45.5)
(48.2)
(45.6) (38.3) (23.6)
12
Số
công ty 3,046 2,125 2,280 2,737 3,298
2,745
3215
Đầu tư mới
Giá trị
(phần
trăm
giá trị)
8,637 7,009 3,528 6,625 6,295
6,927
8029
(76.5)
(77.1) (54.5)
(51.8)
(54.4) (61.7) (76.4)
Tổng
Số
công ty 3,343 2,410 2,568 3,076 3,669

3,108
3559
Giá trị
(phần
trăm
giá trị)
11,286
9,093 6,471
12,794
11563
11,232 10.509
-Xét theo các ngành nghề, việc thu hút FDI cho các hoạt động sản xuất trong
năm 2006 chiếm 37,8 phần trăm tổng số FDI đăng kí, chủ yếu là trong các
ngành thiết bị điện tử và hóa chất. Đầu tư sản xuất mới tập trung vào tăng trong
năm 2006 với đầu tư quy mô lớn trong màn hình LCD, công nghiệp hóa chất,
sức khỏe và vệ sinh môi trường. Trong cùng năm đó, mặc dù có xu hướng tăng
lớn trong vụ sáp nhập và mua lại trên toàn cầu, M & A đầu tư đã giảm 20 phần
trăm so với năm trước. M & A năm 2007 diễn ra trong ngành công nghiệp dịch
vụ đã giảm 33,7 phần trăm so với cùng kỳ năm 2006 với M & A FDI ghi nhận
chỉ đạt 2,8 tỷ USD.Việc sáp nhập và mua lại trong lĩnh vực sản xuất đã tăng
18,7 phần trăm tương ứng với 1,3 tỷ USD.
• Lĩnh vực đầu tư chủ yếu của FDI vào Hàn Quốc:
Lĩnh
vực
1962-
1955
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Công
nghiệp
cơ bản

0,3 0,6 0,9 2,0 0,3 - - 0.2 9,9
Công
nghiệp
chế
tạo
60,0 60,3 33,7 64,8 45,9 43,7 27,2 26,7 26,2
Dịch
vụ
39,7 39,1 65,6 33,2 53,8 56,3 72,5 73,0 63,9
13
- Trong giai đoạn bùng nổ công nghiệp, hơn 60 phần trăm của FDI tại Hàn Quốc đã
chuyển từ các ngành công nghiệp truyền thống sang công nghiệp chế tạo. Tuy
nhiên, kể từ khi cuộc khủng hoảng 1997 tỷ trọng FDI trong lĩnh vực sản xuất có xu
hướng giảm sút, khu vực dịch vụ có xu hướng tăng dần. Trong giai đoạn ba
năm (2001-2003, khu vực dịch vụ chiếm trung bình 70 % vốn FDI, trong khi thị
phần FDI của lĩnh vực sản xuất giảm còn 27 %. Sự giảm FDI trong lĩnh vực sản
xuất trong giai đoạn 2001-2003 đã kéo tụt tổng lượng FDI vào Hàn Quốc. Điều này
có thể phản ánh sự thay đổi cơ cấu trong nền kinh tế Hàn Quốc và mở cửa khu vực
dịch vụ sau khi cuộc khủng hoảng tài chính. Trong thời gian này, sự suy giảm FDI
trong lĩnh vực sản xuất có thể làm mất khả năng cạnh tranh quốc tế của Hàn
Quốc. Các ngành khác - nông nghiệp, thủy sản và khai thác mỏ - đã tiếp tục thu hút
FDI nhưng không đáng kể, ngoại trừ năm 2003 khi tỉ lệ FDI tăng lên 9,9 %.
- Nguồn vốn FDI đã tăng lên đáng kể và trở thành một thành phần quan trọng của
nền kinh tế Hàn Quốc trong những năm gần đây. Điều này đã được quy cho những
thay đổi trong chế độ FDI và một loạt các biện pháp chính sách để thu hút FDI.
Tuy nhiên, Hàn Quốc rõ ràng không thu hút FDI với đung tiềm năng của mình
trong giai đoạn này để đạt tới tầm quốc tế.
• Các khu vực hút vốn FDI của Hàn Quốc:
14
- Trong vòng mười năm, khu kinh tế tự do (FEZ) đã giúp mang lại đầu tư trực tiếp

nước ngoài (FDI) vào Hàn Quốc. Khu vực này được thiết kế đặc biệt nhằm cho
cung cấp các doanh nghiệp với một loạt các lợi thế bao gồm thuế, lao động, quy
định và các biện pháp khuyến khích, nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, FEZs của
Hàn Quốc đã thu hút tổng cộng 4,14 tỷ USD trong nguồn vốn FDI tính đến cuối
năm 2011.Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch công bố một lộ trình đầy tham vọng
để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài để tận dụng những lợi ích có sẵn trong
FEZs với hi vọng Hàn Quốc sẽ là một trong ba điểm đến hàng đầu thế giới cho
nước ngoài đầu tư vào năm 2021.
- Tương tự như vậy, mặc dù FEZs cung cấp hỗ trợ tài chính cho việc xây dựng cơ sở
vật chất, các yêu cầu và thủ tục thành lập các cơ sở như bệnh viện và các công
trình liên quan đến giải trí, bao gồm cả sòng bạc, không rõ ràng.Ví dụ, giấy phép
cho các cơ sở như trên chỉ có thể được áp dụng cho sau khi đầu tư ban đầu đáng
kể, chẳng hạn chỉ sau khi hoàn thành việc xây dựng một tòa nhà. Do đó, những nhà
đầu tư nước ngoài tiềm năng muốn xây dựng cơ sở y tế sẽ lo ngại khi ra quyết định
đầu tư. Những điều nảy giảm sức thu hút của doanh nghiệp nước ngoài về việc đầu
tư vào FEZs.
15
-Ngoài ra chính phủ có dự định đầu tư thêm bốn FEZs (tỉnh Chungbuk Gangwon,
Gyeonggi, Jeonnam), cùng với nhiều cải thiện chính sách đầu tư khác, đây sẽ là
động lực mới cho thu hút nguồn vốn đầu tư FDI vào Hàn Quốc trong thời gian tới.
2.3 Đánh giá về thu hút FDI của Hàn Quốc
• Thành công:
- Dòng vốn FDI chảy vào Hàn Quốc trong những năm gần đây tương đối ổn định.
Không giống như các loại khác của các dòng vốn, dòng vốn FDI đã tăng đều đặn
từ đầu những năm 1980. FDI bắt đầu đóng vai trò chi phối trong tổng số các dòng
vốn vào giữa năm 1990. Chính phủ Hàn Quốc đã có nhiều biện pháp khuyến khích
thu hút vốn FDI, cùng với những ưu đãi đặc biệt cho các công ty nước ngoài mở
công ty mới tại đây. Xu hướng này được gây ra bởi những lý do sau:
- Chuyển giao vốn FDI đi kèm với chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý cho
Hàn Quốc, đặc biệt trong những năm đầu phát triển đây là những điều mà nước

này cần học hỏi từ Phương Tây, Mỹ và Nhật Bản
- Việc chuyển hướng FDI diễn ra tương đối khó khăn; FDI dựa trên lợi nhuận lâu dài
của công ty đầu tư, vì nó có nhạy cảm với tình hình lãi suất quốc tế.
=> Các hệ số biến thiên của dòng vốn FDI tại Hàn Quốc là thấp hơn so với các
dòng vốn khác. Hệ số biến thiên của FDI là 0,81, trong khi vốn chủ sở hữu là 1.13,
vốn vay ngân hàng 1,19 và 0.90 đối với các khoản nợ. Điều này khẳng định quan
điểm cho rằng dòng vốn FDI được coi là tiền “lạnh” có tính ổn định được tạo ra
bởi những cân nhắc lâu dài của các nhà đầu tư nước ngoài. Ngược lại, đầu tư danh
mục đầu tư được xem là tiền “nóng” không ổn định, được kích hoạt bởi xem xét
ngắn hạn của các nhà đầu tư nước ngoài.
- Tuy nhiên, các đối số cho không thuận nghịch của FDI là giá trị kiểm tra kỹ lưỡng
hơn. Việc rút vốn FDI không cần thiết phải bao gồm việc thanh lý tài sản vật chất,
và trong thực tế các nhà đầu tư nước ngoài FDI có nhiều cách để rút tiền được đầu
tư như đầu tư trực tiếp, chẳng hạn như bằng cách bán cổ phiếu. Do vậy, điều kiện
thanh khoản của thị trường vốn là rất quan trọng trong việc xác định biến động
thấp hơn của dòng vốn FDI trong một quốc gia. Sự biến động của dòng vốn FDI
ròng của các nước phát triển nhỏ hơn so với các nước phát triển, và dòng vốn này
cũng ít biến động hơn so với các dòng vốn khác tại các quốc gia phát triển, như
Hàn Quốc hiện nay.
• Hạn chế:
- Thái độ của người dân Hàn Quốc về dòng vốn FDI: Báo cáo Thương mại Quốc
gia của Hàn Quốc tiếp tục nói rằng "mặc dù Chính phủ cố gắng để tạo ra một môi
trường đầu tư thân thiện hơn, người dân Hàn Quốc thường xuyên lên tiếng lo ngại
về nước ngoài thôn tính của các công ty trong nước. "Đây là bằng nhiều cách
tương tự như tuyên bố trong báo cáo năm 2007 của EIU rằng các quan chức chính
16
phủ Hàn Quốc vẫn giữ thái độ tiêu cực đối với sự tham gia của nước ngoài trong
nền kinh tế Hàn Quốc:" Thái độ của chính phủ đối với thương mại nước ngoài
nhấn mạnh xuất khẩu và chậm tự do hóa nhập khẩu. Thái độ này vẫn còn ăn sâu
trong quan điểm của các chính phủ và đất nước mặc dù tiếp tục toàn cầu hóa và tự

do hóa. ".Hoạch định chính sách Hàn Quốc đã có những bước quan trọng để giải
quyết các mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có cơ chế khuyến
khích cho các quan chức chính phủ người thúc đẩy FDI. Tuy nhiên, chính phủ có
thể không làm gì để thay đổi mối nghi ngờ của công chúng Hàn Quốc đối với
người nước ngoài và FDI. FDI tại Hàn Quốc duy trì sự kém phát triển quản trị
doanh nghiệp, và kéo dài sự thống trị kinh tế của các tập đoàn gia đình thống trị
nền kinh tế Hà Quốc (chaebol).
- Nhiều người cũng nhanh chóng chỉ ra rằng tin tức về Hàn Quốc không thu hút
công ty phương Tây thường xuyên. Không có quá nhiều CEO phương Tây đổ vốn
FDI vào Hàn Quốc, họ chọn thị trường khác có tỷ suất lợi nhuận cao hơn và có
nhiều lợi thế hơn, ví dụ như Trung Quốc, nơi có nguồn lao động giá rẻ dồi dào và
nguồn nguyên liệu sẵn có.
- Vẫn có những lời khiếu nại về thị trường Hàn Quốc. Sự thất bại của Lone Star, sự
thành công một phần của GM Daewoo, và thành công của MetLife chứng minh
cho các nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc phải xây dựng các chương trình tác động
tới xã hội Hàn Quốc và chính phủ. Mặt khác, các công ty nước ngoài cần trau dồi
mối quan hệ với các cơ quan cấp dưới, chẳng hạn như FSS, KDB. Trong trường
hợp thành công của MetLife, công ty đã thể hiện chính nó như là một công ty "Hàn
Quốc" bằng cách tung ra lực lượng chuyên gia của mình và sử dụng hững người tài
ở Hàn Quốc, thể hiện trách nhiệm của công ty đối với nền kinh tế quốc dân.
III. Sơ lược về tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt
Nam và những bài học kinh nghiệm rút ra từ thu hút đầu tư quốc tế
của Hàn Quốc
1. Tình hình thu hút FDI ở Việt Nam
Vốn đầu tư nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Đó vừa là nguồn bổ sung vốn cho đầu tư, vừa là một cách để chuyển giao công nghệ,
cũng là một giải pháp tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tạo nguồn thu cho
ngân sách và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế… Tuy nhiên, để
huy động và sử dụng nguồn vốn này hiệu quả trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện
nay không hề dễ dàng.

Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
17
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI): Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn này,
ngay từ năm 1987, Chính phủ đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Từ
đó, việc thu hút nguồn vốn này đã đạt những thành tựu quan trọng.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết tháng
11/2012, cả nước có 14.198 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký là hơn
208,1 tỷ USD. Quá trình thu hút FDI có thể chia ra các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1988-1990, Luật Đầu tư nước ngoài vừa mới ra đời. Vì vậy, việc thu hút
vốn FDI lúc này chưa tác động rõ rệt đến kinh tế - xã hội Việt Nam.
- Giai đoạn hai từ 1991-1997 là những năm diễn ra làn sóng FDI thứ nhất. Giai đoạn
này đã thu hút được 2.130 dự án với vốn đăng ký là hơn 33,4 tỷ USD, vốn thực hiện
12,34 tỷ USD. Trong đó, chỉ riêng năm 1997, vốn thực hiện đã đạt 3,115 tỷ USD, gấp
gần 9,5 lần năm 1991.
- Giai đoạn 1998-2004, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực,
nên trong số 3.968 dự án mới trong giai đoạn này, phần lớn có quy mô nhỏ. Nếu năm
1998 có hơn 5 tỷ USD vốn đăng ký, thì sang năm 1999 đã giảm còn một nửa với
2,565 tỷ USD và hồi phục dần đến năm 2004 là 4,547 tỷ USD.
- Giai đoạn 2005-2009, bắt đầu một làn sóng FDI thứ hai vào Việt Nam. Đỉnh điểm là
năm 2008 khi vốn đăng ký đạt hơn 71 tỷ USD.
- Giai đoạn từ năm 2010 đến nay, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính -
kinh tế toàn cầu, tình hình thu hút có chiều hướng giảm xuống. Cụ thể, năm 2011, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư đã đặt mục tiêu thu hút khoảng 20-21 tỷ USD vốn FDI, nhưng kết
quả là chỉ đạt 14,7 tỷ USD. Năm 2012, mặc dù đã giảm mục tiêu thu hút xuống còn
15-17 tỷ USD, nhưng tính đến hết tháng 11, Việt Nam mới thu hút được 12,181 tỷ
USD, giảm 21,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, việc đạt mục tiêu này đang trở
thành nhiệm vụ bất khả thi đối với Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp (FDI) vào Việt Nam giai đoạn 2006-2011
Năm Vốn đăng ký Vốn thực hiện
Giá trị (triệu

USD)
Tỷ lệ tăng so với
2006 (%)
Giá trị
(triệu
USD)
Tỷ lệ tăng so với 2006
(%)
2006 12.044 - 4.100 -
2007 21.348 77,8 8.030 95,9
2008 71.726 497.5 11.500 180,5
2009 23.107 92,5 10.000 143,9
18
1010 19.764 64,6 11.000 168,3
2011 14.696 22,4 11.000 168,3
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
− Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các ngành, lĩnh vực
sau đây:
+ Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công
nghệ sinh học, công nghệ thông tin, kỹ thuật sản xuất, sử dụng công nghệ hiện đại và
khoa học, sản xuất môi trường sinh thái.
+ Trồng và chế biến nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng cho nhu
cầu trong nước và xuất khẩu.
+ Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, cảng biển, điện,
cung cấp nước, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp, khu đô thị, các dự
án quan trọng và đáng kể khác để tạo ra một bước đột phá trong hệ thống cơ sở hạ
tầng.
+ Các dự án phát triển nguồn nhân lực liên quan đến giáo dục, đào tạo và y tế, thể
thao, các dự án thâm dụng lao động.
+ Dự án đầu tư trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu

kinh tế, đầu tư trong các lĩnh vực kinh tế xã hội khó khăn.
Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam năm 2012 – 2013 phân theo ngành nghề
Ngành
Số
dự án
cấp mới
Số
lượt
dự án
tăng
vốn
Vốn đăng ký cấp mới và
tăng thêm (Triệu USD)
Tăng /
giảm
2013 2012
CN
chế biến,
chế tạo
605 329 16,636.84 9,100.36 82.82%
Sản
xuất và
phân
phối
điện, khí,
nước,
điều hòa
3 3 2,031.30 93.38
2075.28
%

KD
bất động
sản
20 5 951.01 1,850.71 -48.61%
19
Bán
buôn,
bán lẻ,
sửa chữa
190 39 545.02 483.25 12.78%
Hoạt
động
chuyên
môn,
KHCN
174 33 415.01 82.77 401.38%
Dịch
vụ lưu
trú và
nhà ăn
uống
17 2 240.42 108.23 122.13%
Xây
dựng
102 17 211.21 180.82 16.81%
Giáo
dục và
đào tạo
8 4 117.92 86.47 36.37%
Y tế

và trợ
giúp xã
hội
8 1 89.70 136.81 -34.44%
Nông,
lâm
nghiêp,
thủy sản
10 8 86.73 87.89 -1.32%
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
=> Năm 2013, vốn FDI vào VN được đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó
CN chế biến, chế tạo; Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa và Kinh doanh
BĐS là ba lĩnh vực thu hút nhiều vốn nhất. 10 lĩnh vực sau thu hút gần 98,6% vốn
FDI vào VN.
2. Bài học kinh nghiệm từ thu hút đầu từ nước ngoài từ Hàn Quốc.
Sau hơn 25 năm mở cửa, Việt Nam đã phần nào thành công trong thu hút vốn FDI
và nguồn vốn này đã đóng góp tích cực, đáng kể cho quá trình phát triển theo hướng
CNH-HĐH. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI hiện chiếm hơn 60%
tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc và từng bước tạo dựng uy tín với đối tác quốc tế.
Đến nay, Chính phủ luôn quan tâm, chỉ đạo các bộ, địa phương tạo điều kiện thuận lợi
20
cho nhà đầu tư triển khai dự án và hoạt động ổn định; kiên trì chủ trương thường
xuyên cải thiện, nâng cao sức hấp dẫn về môi trường đầu tư - kinh doanh; cải cách
hành chính; ưu đãi hợp lý và hỗ trợ nhà đầu tư cả trước, trong khi thực hiện dự án.
Qua những thành tựu mà Hàn Quốc đạt được trong quá trình thu hút đầu tư nước
ngoài, Việt Nam có thể học tập được rất nhiều từ những bài học thực tế của nước bạn:
a) Cải thiện môi trường đầu tư
- Xây dựng hệ thống luật đồng bộ, đảm bảo cho nhà đầu tư nước ngoài được
hưởng mức lợi nhuận thỏa đáng
- Xây dựng cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng hiện đại, thuận tiện cho việc buôn

bán và giao lưu quốc tế luôn là yếu tố quan trọng, hất dẫn các nhà đầu tư.
HQ đã thấy được tiềm năng thu hút nguồn vốn FDI từ yếu tố này. Chính vì
vậy họ đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng: nhà xưởng, đường giao thông,
viễn thông, dịch vụ… nhằm tạo môi trường hấp dẫn và dễ dàng cho các nhà
đầu tư khi hoạt động trên đất nước mình.
b) Cần xây dựng cơ chế rất hiệu quả về quan hệ giữa nhà nước và doanh
nghiệp.
Vai trò của nhà nước rất lớn trong quá trình theo đuổi các nước tiên tiến, mục
tiêu cụ thể là khuyến khích giới doanh nhân tích cực đầu tư, nhà nước bảo hộ các
ngành công nghiệp còn non trẻ và đẩy mạnh xuất khẩu để có ngoại tệ nhập khẩu
nguyên liệu, công nghệ và trả nợ nước ngoài. Ở nhiều nước khác, giới chủ doanh
nghiệp thường cấu kết với quan chức để được tiếp cận vốn vay ưu đãi và các
nguồn hỗ trợ cho xuất khẩu. Nạn tham nhũng phát sinh từ đó, nhưng Hàn Quốc đã
giảm nhẹ được tệ nạn này nhờ cơ chế minh bạch, nhất quán có tính kỷ luật cao và
hà khắc. Tinh thần doanh nghiệp, nỗ lực học tập kinh nghiệm nước ngoài của giới
kinh doanh rất lớn. Giữa thập niên 1980, Hàn Quốc xây dựng chiến lược đuổi bắt
công nghệ do các doanh nghiệp thực hiện dưới sự hậu thuẫn mạnh mẽ của nhà
nước. Họ đưa ra khẩu hiệu phải theo kịp khả năng công nghệ của Nhật Bản
c) Giáo dục là chìa khóa dẫn đến thành công.
Hàn Quốc đã thực hiện công nghiệp hóa dựa trên cơ sở học tập. Vốn chịu ảnh
hưởng của văn hóa Nho giáo nên người Hàn Quốc luôn coi trọng học vấn và đầu tư
học tập cho con cái bằng mọi giá. Họ nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của
giáo dục và kết hợp với nền văn hóa tôn sự trọng đạo, phát huy long tự tôn dân tộc
và tinh thần phấn đấu vươn lên mạnh lẽ với ý chí thep. Nỗ lực của chính phủ trong
giáo dục, đào tạo rất mạnh mẽ và nhất quán, coi trọng nghiên cứu khoa học và
công nghệ
d) Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung vào một số ngành,
sản phẩm trọng điểm.
21
Đặc biệt, cụ thể hóa các tiêu chí xác định ngành, sản phẩm được hưởng ưu đãi

theo diện công nghiệp hỗ trợ, nâng mức ưu đãi đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư trong
lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, đặc biệt ưu đãi cao hơn cho các doanh
nghiệp đầu tư theo chuỗi dự án sản xuất sản phẩm lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ so
với các dự án đơn lẻ.
22
Danh sách thành viên nhóm 8:
1. Dương Văn Tài
2. Phạm Minh Tâm
3. Trần Văn Chiến
4. Nguyễn Thị Thu
5. Nay Anna
23

×