1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới là một bệnh phổ biến ở phụ nữ, bệnh
không những ảnh hưởng đến sức khoẻ, khả năng lao động, sinh hoạt tình cảm lứa
đơi, kế hoạch hố gia đình mà cịn có thể gây nên những biến chứng nặng nề nếu
như không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới thuộc nhiễm khuẩn đường sinh sản bao
gồm 3 loại: 1) Các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục như
Clamydia, bệnh lậu, trùng roi sinh dục, bệnh giang mai, bệnh hạ cam, éc- péc
sinh dục, sùi mào gà sinh dục và các di chứng của sùi mào gà và nhiễm HIV.
2) Nhiễm khuẩn nội sinh do tăng sinh quá mức các vi sinh vật có trong đường
sinh dục của phụ nữ bình thường như viêm âm đạo vi khuẩn, viêm âm hộ - âm
đạo do nấm men. 3) Các nhiễm khuẩn do thủ thuật y tế khơng vơ khuẩn. Các
nhiễm khuẩn trên có thể dự phịng hoặc có thể chữa khỏi được [8].
Ở Việt Nam với đặc điểm là một nước có nền kinh tế nông nghiệp, hơn
80% dân số sống ở các vùng nông thôn, trong điều kiện vệ sinh, nước sinh hoạt
phần nhiều chưa đảm bảo góp phần làm cho tỷ lệ hiện mắc các bệnh viêm nhiễm
đường sinh dục dưới còn rất cao, đặc biệt như: Viêm âm hộ, Viêm âm đạo, Viêm
lộ tuyến cổ tử cung…, hiện khá phổ biến. Theo tác giả Dương Thị Cương
khoảng 60% bệnh nhân đến khám tại bệnh viện có hiện tượng viêm nhiễm
đường sinh dục nặng hoặc nhẹ, ở Việt Nam tỷ lệ viêm nhiễm sinh dục dưới ở
phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ khoảng 50-60% [14], [15]; với tỷ lệ mắc bệnh cao
như thế đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến Chiến lược Phát triển dân số, phát
triển kinh tế xã hội của nước ta. Một trong 10 nội dung lớn được xác định trong
mục tiêu của chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản đến năm 2010 của Bộ Y
2
tế là: “Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, giảm tỷ lệ mắc các
bệnh viêm nhiễm sinh dục và bệnh lây truyền qua đường tình dục” [7].
Ở các vùng nông thôn, người phụ nữ vẫn luôn chịu nhiều thiệt thịi do ít
hiểu biết, e ngại, chịu đựng, mặc cảm, nên khi bị Viêm nhiễm đường sinh dục
dưới thường ngại đi khám, đặc biệt là việc khám phụ khoa định kỳ để phát hiện
và điều trị kịp thời. Phụ nữ xã Tam An, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam cũng
nằm trong bối cảnh đó vì đây là một xã thuần nông. Theo thống kê của Trạm y tế
xã Tam An năm 2007 có khoảng 26% phụ nữ có chồng (18-49 tuổi) của xã bị
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới [30]. Viêm nhiễm đường sinh dục dưới thường
gắn liền với điều kiện vệ sinh: như nước sạch, nhà tắm và sự hiểu biết, thái độ,
hành vi phòng chống bệnh. Vấn đề này tại xã Tam An đến nay chưa có một
nghiên cứu nào được thực hiện để nghiên cứu về sự hiểu biết, thái độ, hành vi
phòng chống Viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Việc tìm hiểu về hiểu biết, thái độ, hành vi phòng chống viêm nhiễm đường sinh
dục dưới của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại xã Tam An sẽ góp phần
can thiệp có hiệu quả vào việc cải thiện và nâng cao sức khoẻ phụ nữ tại địa
phương đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội tại xã Tam
An- Phú Ninh- Quảng Nam.
Từ những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu về
hiểu biết, thái độ, hành vi phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở
phụ nữ có chồng trong độ tuổi 18-49 tại Tam An - Phú Ninh - Quảng Nam”.
Với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá thực trạng hiểu biết, thái độ và thực hành phòng chống viêm nhiễm
đường sinh dục dưới của đối tượng nghiên cứu.
2.
Đánh giá điều kiện vệ sinh tại hộ gia đình của phụ nữ có chồng
trong độ tuổi
3
18-49 tại Tam An.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.
Viêm nhiễm sinh dục nữ - Viêm đường sinh dục dưới
Viêm sinh dục nữ là một bệnh phụ khoa thông thường, với một triệu
chứng chung trong hầu hết các trường hợp là huyết trắng. Tuỳ nguyên nhân gây
bệnh và cơ quan mang bệnh mà viêm sinh dục nữ có thể thể hiện dưới nhiều
bệnh cảnh khác nhau.
Nếu phân chia theo cơ quan bị bệnh, viêm sinh dục nữ được chia thành:
Viêm đường sinh dục trên và viêm đường sinh dục dưới.
Nhóm từ viêm đường sinh dục dưới để chỉ tình trạng viêm nhiễm các cơ
quan sinh dục nằm ngoài phúc mạc: Âm hộ, âm đạo, cổ tử cung (CTC) [4].
1.2.
Sơ lược giải phẫu, sinh lý
1.2.1. Đặc điểm giải phẫu
Âm hộ được cấu tạo một phần là da, cơ và một phần là niêm mạc là phần
ngồi cùng của đường sinh dục dưới có tác dụng che chở, bảo vệ cho các bộ
phận bên trong của đường sinh dục. Ngoài các bệnh lý của da, cịn có bệnh lý
của các tuyến và niêm mạc âm hộ (ÂH) mà nổi bật nhất là các bệnh lý có liên
quan đến tình dục.
Âm đạo có cấu trúc là ống cơ - sợi đi từ tiền đình ÂH đến mặt ngồi của
CTC, lót bởi lớp niêm mạc là biểu mơ lát tầng khơng sừng hóa. Các tế bào bề
mặt của biểu mơ có chứa nhiều glycogen. Lớp biểu mơ chịu ảnh hưởng tình
trạng nội tiết sinh dục. Đặc điểm nổi bật của ÂĐ là khả năng đàn hồi. ÂĐ là
phần tiếp xúc trực tiếp trong quá trình giao hợp, là phần cuối của ống sinh sản và
4
là ống dẫn kinh nguyệt từ buồng tử cung ra ngồi. Do đó bệnh lý của ÂĐ có liên
quan đến sự thay đổi môi trường ÂĐ, đến các bệnh lây lan qua quan hệ tình dục
khơng an tồn và những sang chấn sau đẻ.
Cổ tử cung là phần hẹp và dưới cùng của tử cung. Lỗ CTC hướng xuống
ÂĐ là nơi để kinh nguyệt từ buồng tử cung chảy ra đổ vào ÂĐ, là cửa ngỏ đầu
tiên khi thai nhi lọt xuống ÂĐ để qua ÂH ra ngoài. Do đặc điểm cấu tạo giải
phẫu nên CTC là nơi xuất phát các viêm nhiễm vào sâu hơn trong đường sinh
dục [4], [6], [13], [26].
1.2.2. Sinh lý của đường sinh dục dưới
Chất dịch nhầy ÂĐ hay khí hư sinh lý: là chất dịch không màu chảy ra từ
ÂĐ, ÂH. Ở người phụ nữ bình thường khoẻ mạnh, hàng ngày chỉ có một lượng ít
khí hư gọi là chất nhầy sinh lý, nguồn gốc từ các tuyến Bartholin, tuyến Skene ở
vùng ÂH.
Dịch tiết ÂĐ bao gồm: dịch tiết từ lòng tử cung, CTC và các tuyến vùng
ÂH, các tế bào bề mặt bị bong tróc của biểu mơ ÂĐ, phần dịch thẩm thấu từ các
lớp phía dưới biểu mơ lát niêm mạc ÂĐ. Thành phần của dịch tiết ÂĐ phụ thuộc
nhiều vào tình trạng nội tiết sinh dục. Chất dịch nhầy hay khí hư sinh lý có dạng
sệt, trắng, trong, khơng mùi, dai và có thể kéo thành sợi. Trong những ngày
phóng nỗn khí hư sinh lý nhiều hơn bình thường. mọi tiết dịch sinh lý không
bao giờ gây triệu chứng cơ năng như: Kích thích, ngứa, đau khi giao hợp, khơng
gây kích ứng ÂH, ÂĐ, CTC, chỉ khi nào khí hư sinh lý có trình trạng thay đổi về
số lượng, tính chất, màu sắc và có sự hiện diện của các tác nhân gây bệnh thì lúc
đó mới trở thành khí hư bệnh lý [25].
Các chất tiết từ các tuyến: Chất tiết từ CTC, thành ÂĐ… chất nhầy CTC
và tuyến Bartholin, tuyến Skene tham gia vào duy trì lượng dịch ÂĐ và có tác
dụng làm sạch ÂĐ. Các chất dịch nhầy được tiết ra này đóng vai trị kháng
5
khuẩn, kìm khuẩn và cịn có hoạt tính diệt khuẩn. Tại ÂĐ thường có một số
chủng vi khuẩn ái khí cư trú, phổ biến là Lactobaccilli và một số vi khuẩn khác
với tỷ lệ khác nhau. Hệ vi khuẩn bình thường này là tạm thời, nó thay đổi cùng
với điều kiện tại chỗ: giao hợp, estrogen... Sự tồn tại và phát triển của các vi
khuẩn tại đây phụ thuộc rất lớn mơi trường acide của ÂĐ. Bình thường pH ÂĐ <
4,5 có tác dụng bảo vệ khỏi bị nhiễm khuẩn. Độ toan ÂĐ là do Glycogen tích luỹ
trong tế bào biểu mơ chuyển thành Acide Lactic khi có trực khuẩn Doderlein, trữ
lượng Glycogen ở biểu mô phụ thuộc vào Estrogen [25].
1.3.
Sinh lý bệnh viêm đường sinh dục dưới
Ở những điều kiện bình thường, ÂH, ÂĐ và CTC là nơi thường trú của
nhiều loại yếu tố gây nhiễm khác nhau, nhưng các rối loạn chỉ cần điều trị khi
các cơ chế bảo vệ bình thường bị suy giảm. Các cơ chế bảo vệ gồm:
1.3.1.Môi trường acid ở âm đạo
Glycogen được sản xuất bởi biểu mô âm đạo chịu tác động của hoạt động
chế tiết hormone sinh dục của buồng trứng. Glycogen được trực trùng Doderlein
chuyển thành acid lactic. Quá trình này được duy trì khi pH âm đạo trong khoảng
3 đến 4, ở điều kiện này hầu hết các sinh vật khác đều bị ức chế hoạt động.
1.3.2.Lớp biểu mô lát dày của âm đạo
Đây là một hàng rào sinh lý hữu hiệu ngăn chặn nhiễm trùng. Sự bong ra
liên tục của lớp tế bào nông kerato-hyalin và sự sản xuất glycogen dưới hoạt
động của hormone sinh dục có thể ngăn chặn sự định cư của vi trùng. Ở trẻ em
và phụ nữ mãn kinh, biểu mơ thiếu các kích thích của hormone sinh dục nên
mỏng, dễ chấn thương và nhiễm trùng.
1.3.3.Sự khép kín của âm đạo
6
Ở trẻ em và các phụ nữ độc thân, ÂĐ là một khoang ảo, được giữ khép kín
bằng các cơ xung quanh của ÂĐ. Đây cũng là một hàng rào bảo vệ sinh lý. Tuy
nhiên, ở các phụ nữ có quan hệ tình dục và có thai, khơng có cơ chế bảo vệ này.
1.3.4.Các chất tiết từ các tuyến
Các chất tiết từ các tuyến CTC và Bartholin duy trì lượng dịch ÂĐ làm
sạch âm đạo. Ngoài ra, các chất tiết của CTC có chứa immunoglobulin, đặc biệt
là IgA, một số lượng thay đổi các tế bào lympho và đại thực bào [4], [5].
1.4.
Lâm sàng của bệnh VNĐSDD
Theo cách tiếp cận hội chứng [8].
1.4.1.Hội chứng tiết dịch âm đạo
Hội chứng tiết dịch ÂĐ là một hội chứng lâm sàng thường gặp mà người
bệnh than phiền là có dịch ÂĐ (khí hư) và kèm theo một số triệu chứng khác như
ngứa, đau rát ở vùng sinh dục, đái khó, đau khi giao hợp...và nếu khơng điều trị
có thể gây biến chứng như viêm tiểu khung, vơ sinh, chửa ngồi tử cung, nhất là
đối với bệnh lậu và nhiễm khuẩn do Chlamydia.
- Căn nguyên thường gặp của viêm âm hộ, âm đạo và cổ tử cung:
+ Nấm men Candida gây viêm ÂH – ÂĐ, Trùng roi ÂĐ gây viêm ÂĐ, Vi
khuẩn gây viêm ÂĐ do vi khuẩn, Lậu cầu khuẩn gây viêm ống CTC và niệu đạo,
Chlamydia Trachomatis gây viêm ống CTC và niệu đạo.
1.4.1.1.Triệu chứng lâm sàng
- Các dấu hiệu và triệu chứng của tiết dịch ÂĐ bệnh lý (khí hư): số lượng
ít hoặc nhiều, lỗng hoặc đặc, màu trong, đục hoặc màu vàng, mùi hơi hoặc
khơng hơi. Ngồi ra cịn có các triệu chứng khác đi kèm: Ngứa vùng ÂH, ÂĐ
(đặc biệt do nấm men Candida),cảm giác bỏng rát vùng ÂH, ÂĐ (đặc biệt do
nấm men Candida). Viêm nề ÂH , đau khi giao hợp, có thể kèm theo đái khó.
7
- Xét nghiệm: Soi tươi để tìm trùng roi âm đạo và nấm Candida. Nhuộm
Gram tìm lậu cầu khuẩn. Xét nghiệm nhanh Sniff (thử nghiệm mùi hôi với KOH
10%) để xác định viêm âm đạo do vi khuẩn.
1.4.1.2.Chẩn đoán
Viêm ống cổ tử cung do lậu và Chlamydia: trong ống cổ tử cung có dịch
nhày mủ hoặc mủ có máu. Có thể kèm theo viêm tuyến Bartholin, Skene.
Viêm âm đạo: có khí hư âm đạo với tính chất:
Do Candida: khí hư đặc, màu trắng như váng sữa dính vào thành ÂĐ, có
vết trợt, số lượng nhiều hoặc vừa; thường kèm theo ngứa và cảm giác bỏng rát
ÂH-ÂĐ.
Do trùng roi âm đạo: khí hư màu xanh, lỗng, có bọt, số lượng nhiều, mùi
hơi, có thể gây viêm cổ tử cung nặng (cổ tử cung như quả dâu). Chẩn đoán xác
định bằng soi tươi dịch âm đạo có trùng roi di động.
Do vi khuẩn: màu xám trắng, đồng nhất, dính đều vào thành âm đạo, số
lượng ít, mùi hơi. Test Sniff dương tính.
1.4.2.Hội chứng đau bụng dưới
Ðau bụng dưới là triệu chứng quan sát thấy ở nhiễm khuẩn đường sinh sản
(NKÐSS) bao gồm cả nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, thường đi
kèm với tiết dịch âm đạo và sốt. Tuy nhiên, đau bụng dưới có thể do một số bệnh
cấp cứu ngoại sản như viêm ruột thừa, chửa ngoài tử cung, u nang buồng trứng
xoắn, u nang buồng trứng vỡ, do vậy cần được khám xét cẩn thận để có chỉ định
đúng.
- Tính chất đau: Ðau có thể là cấp tính hoặc mạn tính.
+ Ðau cấp tính: cần nghĩ đến các cấp cứu ngoại khoa hoặc sản khoa như:
viêm ruột thừa, u nang buồng trứng xoắn, chửa ngoài tử cung,...
8
+ Ðau mạn tính: khơng theo chu kỳ, thường có liên quan đến viêm tiểu
khung, viêm phần phụ.
- Nguyên nhân gây đau bụng dưới liên quan đến viêm tiểu khung: Lậu cầu
khuẩn, Chlamydia Trachomatis, Vi khuẩn kỵ khí.
1.4.2.1.Triệu chứng lâm sàng
- Ðau bụng dưới, liên tục hoặc gián đoạn, nhẹ hoặc nặng, đau khi giao
hợp, tiết dịch âm đạo, sốt.
- Các dấu hiệu: đau khi di động CTC và tử cung, sờ thấy phần phụ nề và
đau. Dịch mủ cổ tử cung.
1.4.2.2.Chẩn đoán
- Trước hết cần chẩn đoán phân biệt với các cấp cứu ngoại khoa và sản
khoa như: Viêm ruột thừa, tắc ruột, u nang buồng trứng xoắn, chửa ngồi tử
cung...
- Chẩn đốn viêm tiểu khung dựa vào các triệu chứng sau: Ðau khi di
chuyển cổ tử cung và khi giao hợp, đau cả hai bên, đau nhiều hơn ở một bên., tiết
dịch nhiều, đau bụng dưới và bên cạnh tử cung, khối sưng dính vào tử cung, sốt.
1.4.3.Hội chứng sưng hạch bẹn
Hội chứng sưng hạch bẹn là bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, biểu hiện
bệnh lý gồm hạch to vùng bẹn, đau hoặc không đau, cứng hoặc mềm, chắc hay
đã vỡ mủ, gây nên do các tác nhân gây bệnh lây truyền đường tình dục.
- Các nguyên nhân thường gặp:
+ Xoắn khuẩn giang mai gây bệnh giang mai.
+ Trực khuẩn hạ cam gây bệnh hạ cam.
+ Chlamydia Trachomatis type L1, L2, L3, gây bệnh hột xoài hay bệnh u
hạt bạch huyết hoa liễu (bệnh Nicolas-Favre).
1.4.3.1.Triệu chứng lâm sàng
9
- Sốt hoặc không sốt. Hạch bẹn to ở một hoặc cả hai bên.
- Các vết loét, mụn nước, sẩn nhỏ vùng hậu mơn, sinh dục trước đó hoặc
kèm theo.
- Các biểu hiện khác ở da hoặc niêm mạc: sẩn, sẩn mủ, đào ban đặc biệt
chú ý thương tổn ở lịng bàn tay và bàn chân.
1.4.3.2.Chẩn đốn
- Viêm hạch do giang mai
Thường xuất hiện khi có vết loét giang mai. Hạch to nhỏ khơng đều, khơng
đau, khơng hóa mủ, di động dễ, khơng dính vào tổ chức xung quanh. Nếu ở giang
mai giai đoạn I: thường hạch to chỉ môt bên bẹn, trong chùm hạch có một hạch to
hơn hẳn gọi là "hạch chúa". Nếu ở giai đoạn II: hạch lan tràn hai bên bẹn và nhiều
nơi khác: nách, cổ, dưới hàm. Kèm các biểu hiện khác ở da, niêm mạc: đào ban,
sẩn, mảng niêm mạc, rụng tóc... Xét nghiệm: các phản ứng huyết thanh
VDRL(Veneral Disease Research Laboratory) và RPR (Rapid Plasma Reagin)
ngồi ra có thể thấy xoắn khuẩn trong bệnh phẩm lấy từ săng hoặc hạch bẹn.
- Viêm hạch do hạ cam
Xuất hiện sau 2 tuần có vết loét hạ cam. Thường chỉ có một hạch viêm ở
một bên bẹn. Hạch sưng to, nóng, đỏ, đau, sau tiến dần đến mưng mủ, vỡ mủ
màu sô cô la và thành vết loét sâu, lâu lành sẹo.
- Viêm hạch do u hạt bạch huyết hoa liễu (bệnh Nicolas-Favre)
Xuất hiện vài ngày, vài tuần sau khi có loét, mụn nước hay sẩn nhỏ.
Thường viêm hạch bẹn một bên. Các hạch viêm thường tạo thành một khối,
khơng di động, dính liền với da, mềm dần và chảy mủ ra ngoài thành nhiều lỗ dị
giống như "gương sen", có các đường hầm thơng nhau. Tiến triển lâu có thể kèm
viêm hậu mơn, trực tràng, đơi khi chít hẹp hậu mơn, sùi, lỗ rị quanh hậu môn.
10
+ Nếu sưng hạch bẹn, nhưng không phải các trường hợp trên thì tìm
nguyên nhân khác.
1.4.4.Hội chứng tiết dịch niệu đạo
Hội chứng tiết dịch niệu đạo dùng cho quản lý viêm niệu đạo ở nam giới.
Ðây là bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất ở nam.
Hội chứng bao gồm có sự chảy dịch từ lỗ niệu đạo kèm theo những triệu
chứng như đái buốt, đái khó.
Căn nguyên thường gặp nhất: lậu cầu khuẩn, Chlamydia Trachomatis.
1.4.4.1.Triệu chứng lâm sàng
- Ra mủ hoặc dịch nhầy ở lỗ niệu đạo, đái buốt, đái rắt, đái khó, cảm giác
ngứa rấm rứt dọc theo niệu đạo. Ngồi các triệu chứng trên, cịn có thể kèm theo:
- Viêm kết mạc, viêm hầu họng (lậu). Sưng, đau bìu.
- Xét nghiệm: Nhuộm Gram tìm song cầu Gram (-) trong tế bào và đánh
giá số lượng bạch cầu trong dịch niệu đạo.
1.4.4.2.Chẩn đoán
- Viêm niệu đạo do lậu
+ Khởi bệnh cấp tính, rầm rộ, đái buốt dữ dội kèm theo có nhiều mủ.
+ Thời gian ủ bệnh ngắn (khoảng 2 - 6 ngày).
+ Dịch niệu đạo số lượng nhiều, nhiều mủ vàng đặc hoặc vàng xanh.
+ Xét nghiệm: soi tươi, nhuộm Gram, cấy dịch lấy từ lỗ tiểu, các tuyến
Skene và Bartholin, cổ tử cung thấy có song cầu Gram (-) hình hạt cà phê nằm
trong và ngoài tế bào bạch cầu đa nhân.
- Viêm niệu đạo không do lậu
+ Thời gian ủ bệnh lâu hơn (1 - 5 tuần).
11
+ Triệu chứng kém rầm rộ hơn, bệnh nhân thường khơng có đái buốt, số
lượng dịch niệu đạo ít hơn, thường là dịch trong.
+ Xét nghiệm: không thấy song cầu khuẩn Gram (-) và có trên 4 bạch
cầu/vi trường với độ phóng đại 1000 lần.
1.4.5.Hội chứng loét sinh dục
Hội chứng lt sinh dục là tình trạng có các vết lt ở vùng sinh dục, hậu
mơn hoặc vị trí khác (mơi, lưỡi, họng) gây nên bởi các tác nhân gây bệnh lây
truyền qua đường tình dục, thường kèm theo viêm sưng hạch lân cận.
- Các nguyên nhân thường gặp:
+Xoắn khuẩn giang mai gây bệnh giang mai.
+ Trực khuẩn hạ cam gây bệnh hạ cam.
+ Vi rút Éc-pét týp 1 và 2 gây Éc- pét sinh dục.
1.4.5.1.Triệu chứng lâm sàng
Có một hay nhiều vết loét ở vùng sinh dục-hậu môn hoặc môi, lưỡi, họng,
có thể đau hoặc khơng đau. Hạch to, thường là hạch bẹn một bên hoặc hai bên
với các đặc điểm đau hoặc không đau, làm mủ rồi vỡ gây lt hoặc khơng, có di
động hay khơng.
Tồn trạng: bình thường hoặc có sốt nhẹ, mệt mỏi.
1.4.5.2.Chẩn đốn
- Vết lt do giang mai: thường có một vết, khơng đau, khơng ngứa. Bề
mặt phẳng, nhẵn. Sờ thâm nhiễm cứng. Có thể tự khỏi sau 6-8 tuần. Kèm theo
viêm hạch vùng lân cận, thường là hạch bẹn một bên, di động, không đau, không
làm mủ.
- Vết loét do hạ cam: thường nhiều vết loét do tự lây nhiễm. Ðáy lởm
chởm, nhiều mủ, bờ nham nhở. Rất đau (quan trọng). Hạch bẹn to một bên. Sau
một vài tuần hạch có thể tạo thành ổ áp xe, vỡ mủ, tạo thành lỗ dò.
12
- Vết loét do Éc-pét: thường bắt đầu bằng đám mụn nước nhỏ hình chùm
nho. Cảm giác rát bỏng, ngứa nhiều. Sau đó dập vỡ tạo thành các vết trợt (lt)
nơng, mềm, bờ có nhiều cung, có thể tự khỏi, nhưng rất hay tái phát. Hạch nhỏ
hai bên bẹn, đau, không làm mủ. Soi tươi dịch lấy từ tổn thương thấy có nhiều tế
bào khổng lồ đa nhân với những tế bào mang nhiều ẩn thể trong nhân. Phản ứng
huyết thanh miễn dịch huỳnh quang hay miễn dịch liên kết.
1.4.6.Sùi mào gà sinh dục
Sùi mào gà sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thể gặp
ở cả nam và nữ do vi-rút sùi mào gà gây ra. Tổn thương là u nhú màu hồng tươi,
mềm, không đau, dễ chảy máu khu trú ở âm hộ, hậu mơn, dương vật, lỗ niệu
đạo... Bệnh có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung, dương vật và hậu môn. Ða số
bệnh nhân nhiễm vi-rút sùi mào gà khơng có triệu chứng.
1.4.6.1.Triệu chứng lâm sàng
Thường người bệnh tự phát hiện và đi khám bệnh. Biểu hiện bệnh là các u
nhú màu hồng tươi, mềm, có chân hoặc có cuống, khơng đau và dễ chảy máu. Có
thể thấy tổn thương dạng phẳng rất khó phát hiện. Ở nữ, sùi mào gà hay thấy ở
âm vật, môi nhỏ, quanh lỗ niệu đạo, tầng sinh mơn, cũng có thể gặp sùi mào gà ở
cổ tử cung, hậu môn. Ở nam giới, sùi mào gà thường gặp ở rãnh quy đầu, bao da
và thân dương vật, có khi thấy ở miệng sáo.
1.4.6.2.Chẩn đốn
Tổn thương sùi mào gà rất đặc hiệu, do vậy chẩn đoán chủ yếu dựa vào
triệu chứng lâm sàng. Bệnh nhân nữ bị sùi mào gà cổ tử cung cần phải làm xét
nghiệm phiến đồ CTC định kỳ hàng năm để phát hiện sớm ung thư.
Cần phân biệt với tổn thương ung thư ÂH. Cần sinh thiết nếu có nghi ngờ.
Nếu bị sùi mào gà ở CTC cần phải làm phiến đồ CTC định kỳ để phát hiện sớm
ung thư.
13
1.5.
Một số nguyên nhân gây VNĐSDD
Nguyên nhân gây VNĐSDD thường do nấm, trùng roi âm đạo, tạp khuẩn,
thường xảy ra khi có điều kiện thích hợp như: mơi trường pH âm đạo thay đổi,
những chấn thương gây trợt, loét ở bộ phận sinh dục dưới hoặc số lượng vi
khuẩn tăng cao khi có đường xâm nhập vào, thường là:
- Nấm Candida Albicans.
- Trùng roi âm đạo (Trichomonas Viginalis).
- Gardenerélla Vaginalis.
- Nelsseirea gonorrhoea (lậu cầu).
- Vi rút: éc-pet sinh dục, vi rút gây bệnh sùi mào gà, HIV (Human
Immunodeficiency Virus), vi rút viêm gan...
- Các tạp khuẩn khác (Enterobacter, Staphylococcus….) [1], [6], [8].
1.6.
Các yếu tố liên quan đến VNĐSDD
Đường sinh dục dưới khi bị viêm nhiễm thường liên quan đến một số yếu
tố sau:
- Cấu tạo giải phẫu và khả năng điều chỉnh, bảo vệ tại cơ quan sinh duc
dưới của phụ nữ phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi và tần suất tham gia quan hệ
tình dục cũng như sức khoẻ và các tác động tâm lý, tinh thần khác.
- Vi khuẩn: Chủng loại vi khuẩn, khả năng tồn tại, phát triển tại môi
trường âm đạo cũng như cơ quan sinh dục dưới [4], [6], [9].
- Yếu tố lây truyền:
14
+ Hoặc do các thương tổn niêm mạc tại chỗ tạo điều kiện thuận lợi cho vi
khuẩn phát triển.
+ Hoặc do các thủ thuật can thiệp trực tiếp vào ÂH, ÂĐ và trong lòng tử
cung như: Cắt may tầng sinh mơn, đặt dụng cụ tử cung, hút điều hồ kinh
nguyệt, nạo phá thai…
+ Hoặc do đời sống kinh tế thấp, do thói quen, do tập tục lạc hậu, kỹ năng
thực hiện vệ sinh phụ nữ, vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh trong quan hệ vợ chồng
chưa tốt, thiếu nước sạch, khơng có nhà tắm, nhà vệ sinh và kiến thức hiểu biết,
hành vi phòng chống viêm nhiễm đường sinh sản của bản thân người phụ nữ còn
hạn chế…
1.7.
Biến chứng và hậu quả
Đối với Giang mai: Sẩy thai liên tiếp, đa ối, dị dạng thai, giang mai bẩm
sinh.
Đối với Lậu: Viêm tiểu khung, vơ sinh, chửa ngồi tử cung, sẩy thai,
nhiễm khuẩn, đẻ non, lậu mắt trẻ sơ sinh.
Đối với các trường hợp khác có thể tiến triển thành mạn tính gây viêm
nhiễm lên cao làm viêm nhiễm tiẻu khung, viêm tắc vịi trứng gây vơ sinh, viêm
nhiễm các tạng trong ổ bụng; gây ung thư hoá CTC; với phụ nữ mang thai có thể
gây sẩy thai, chuyển dạ kéo dài, cản trở sinh qua đường ÂĐ, gây tử vong chu
sinh. Ngồi ra nó cịn ảnh hưởng đến hoạt động tình dục cả 2 vợ chồng [4], [5],
[8], [20], [23].
1.8.
Tình hình nghiên cứu về hiểu biết, thái độ, hành vi phòng chống viêm
nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
1.8.1.Trên thế giới
Theo trung tâm kiểm soát bệnh tật và dự phịng ở Atlanta ước tính rằng ít
nhất có khoảng 12 triệu cư dân Mỹ mắc bệnh lây truyền qua đường tình
15
dục(Sesually Transmitted Deseases-STDs) hàng năm và một số tác giả cịn ước
tính là một nữa hoặc hơn một nữa người Mỹ bị mắc một bệnh lây truyền qua
đường tình dục ở độ tuổi 35. Ở một số nước công nghiệp tỷ lệ này còn cao hơn.
Ở Mỹ, hầu hết các nhóm này chủ yếu gồm những người trẻ tuổi có tình trạng
kinh tế- xã hội thấp [10].
Tại các quốc gia đang phát triển, phụ nữ có thai bị trùng roi âm đạo chiếm
15-30%. Phụ nữ châu Phi, viêm âm đạo do trùng roi thường gặp ở tuổi < 20,
những người thường đi du lịch, người có tiền sử mắc các bệnh nhiễm trùng lây
truyền qua đường tình dục và có tiết dịch bất thường. Các nghiên cứu cho thấy
có thay đổi giữa các vùng về đồng nhiễm trùng. Vùng nông thôn Tanzania, đồng
nhiễm trùng trichomonas với lậu ở nam giới là 7/980, Ngược lại, tỉ lệ này rất cao
55/91 ở vùng Tây Phi [36], [37], [39]. Về các yếu tố liên quan các tác giả nước
ngoài cũng chưa thống nhất. Một số tác giả cho rằng do đặt dụng cụ tử cung, có
nhiều bạn tình, giao hợp nhiều, kinh tế thấp, thụt rửa âm đạo không đúng cách và
thường xuyên rửa âm hộ bằng xà phòng thơm là những yếu tố nguy cơ của
nhiễm khuẩn sinh dục dưới. Các yếu tố liên quan đến viêm âm đạo do nấm là:
dùng kháng sinh kéo dài, mắc quần áo chật, quần lót bằng nylon, sử dụng xà
phòng, nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với nước cũng được coi là yếu tố
thuận lợi nhiễm nấm; yếu tố tiền sử đã mắc bệnh VNĐSDD và yếu tố học vấn
thấp (không quá tiểu học) là liên quan mật thiết với VNĐSDD.
1.8.2.Ở Việt Nam
Theo Lê Thị Oanh, bộ môn vi sinh Trường Đại học Y Hà Nội trong số
các vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh VNĐSDD ở phụ nữ thì nấm Candida chiếm
tỉ lệ cao nhất với 14,7% ở Hải Dương, 15,34% ở nội thành Hà Nội, 29,9% ở Thái
Bình, 32,31% ở Nghệ An, 38,70% ở Hà Nam và lên tới 39,89% ở ngoại thành
Hà Nội. Ngồi ra, tình trạng VNĐSDD ở phụ nữ cịn do các căn nguyên khác
16
như tụ cầu vàng, trùng roi âm đạo, vi khuẩn gây bệnh VNĐSDD, E.coli...Một
trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đáng báo động nói trên là do thói
quen vệ sinh hàng ngày, vệ sinh tình dục của phụ nữ và chưa thực sự hiểu biết về
căn bệnh cũng như cách phòng tránh. [24].
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Khanh, nghiên cứu trên 602 phụ nữ có thai đến
khám tại Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh từ tháng 6/1998 đến 10/2000 nhận
thấy: Tỷ lệ viêm âm đạo do vi khuẩn ở phụ nữ có thai trong nghiên cứu là 7,8%.
Trong số viêm âm đạo do vi khuẩn, 42,6% khơng có biểu hiện lâm sàng, tiền sử
đặt dụng cụ tử cung có liên quan đến viêm âm đạo do vi khuẩn, vệ sinh cá nhân
dưới 3 lần/ngày trong những ngày có kinh nguyệt là yếu tố nguy cơ của nhiễm
khuẩn [19].
Theo nghiên cứu của viện Da liễu Trung ương thì tỷ lệ Viêm âm đạo do vi
khuẩn trong số các bệnh nhân bị bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
đến khám tại Viện Da liễu Trung ương từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2003 là 7,5%
(theo tiêu chuẩn Amsel) và 9,56% (theo phương pháp Nugent). Thói quen rửa sâu
vào âm đạo và sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh liên quan với bệnh [35].
Tác giả Trần Thị Tuyết Mai; Lê Cự Linh nghiên cứu cắt ngang trên 96 phụ
nữ 15-49 tuổi có chồng, tại xã Minh Khai, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây tháng
12 năm 2004. Kết quả cho thấy tỷ lệ hiện mắc viêm nhiễm đường sinh dục dưới
là 53,1%. Có 55,2% đối tượng nghiên cứu có kiến thức đạt yêu cầu về
VNĐSDD. Có sự phù hợp tương đối giữa chẩn đoán lâm sàng và nhận biết bệnh
của các phụ nữ. Có 58,5% số phụ nữ nhận biết bản thân có bệnh mà khơng đi
khám với các lý do phổ biến nhất là: Coi bệnh là bình thường (64,3%), khơng có
thời gian (50%), ngại xấu hổ (39,3%), đợi để khám chiến dịch (21,4%), vẫn chịu
đựng được nên khơng cần đi (7,1%). Có mối liên quan giữa cung cấp thông tin
đầy đủ và kiến thức của đối tượng; giữa kiến thức của đối tượng và khả năng
17
nhận biết bệnh. Việc tự nhận biết có bệnh của phụ nữ đúng đến 75% y tế là
nguồn cung cấp thơng tin tốt nhất với hình thức tun truyền trực tiếp hoặc tư
vấn [21].
Nghiên cứu tiến hành với 380 phụ nữ 18-49 tuổi, có chồng, đang cư trú tại
phường Mai Dịch, Hà Nội năm 2005; cho thấy, tỷ lệ NKĐSS cao, chiếm tới
62,1%, chủ yếu là do tạp khuẩn gây ra. Hiểu biết và thực hành của phụ nữ về
NKĐSS cịn hạn chế, đặc biệt ở nhóm tuổi dưới 35 [17].
Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thức hành về phòng ngừa lây nhiễm
HIV/AIDS và các yếu tố liên quan ở người nữ hành nghề Massage tại tỉnh Bình
Dương nhận thấy tỉ lệ đối tượng có kiến thức chung đúng về HIV/AIDS là
69,62% trong đó kiến thức về điều trị đúng 55,30%, về đường lây truyền
51,01%, về phòng lây nhiễm 20,43%. Nhóm tuổi ≥ 30 có kiến thức về phịng lây
nhiễm HIV tốt hơn gấp 4,73 lần so với nhóm tuổi 19-25. Thái độ chấp nhận sử
dụng bao cao su trong quan hệ tình dục ngồi hơn nhân chiếm tỉ lệ cao 81,31%.
Có mối liên quan giữa kiến thức và thực hành. Người có kiến thức đúng thực
hành tốt hơn gấp 2,2 lần so với người có kiến thức sai [16].
Theo kết quả điều tra SKSS tại Hà Giang, Đà Nẵng, Hồ Bình cho thấy
trong số những phụ nữ được phỏng vấn, trên 90% đã nghe nói đến các bệnh
NKĐSS và LTQĐTD, đa số đều biết các lý do mắc bệnh. Lý do “sinh hoạt tình
dục (SHTD) với nhiều người mà không dùng bao cao su (BCS)" được tán đồng
nhiều nhất: Hà Giang (80,0%), Đà Nẵng (87,2%), Hồ Bình (89,2%). Hai lý do
tiếp theo Không giữ vệ sinh BPSD và SHTD với người mắc bệnh mà khơng
dùng BCS cũng có tỷ lệ khá cao: Hà Giang (73,3%, 72,4%), Đà Nẵng (94,1%,
97%), Hồ Bình (87,6%, 88,7%). Trong số đối tượng biết về các lý do mắc bệnh
NKĐSS và LTQĐTD, tỷ lệ biết cả 3 lý do: Hà Giang (58,8%), Đà Nẵng
(82,6%), Hoà Bình (79,8%); biết 2 lý do: Hà Giang (26,8%), Đà Nẵng (15,9%),
18
Hồ Bình (14,4%). Tỷ lệ người hiểu đúng về các đối tượng cần điều trị khi phát
hiện một người mắc bệnh NKĐSS/LTQĐTD cịn thấp. Tại Hà Giang khơng có
phụ nữ nào hiểu đúng rằng cần “điều trị cho người bệnh và cho tất cả những
người đã có SHTD với người bệnh, Đà Nẵng (31%), Hồ Bình (14,4%); cịn hầu
hết số đối tượng phỏng vấn hiểu chưa đúng hoặc chưa đầy đủ về những đối
tượng cần điều trị khi một người bị mắc bệnh NKĐSS/LTQĐTD như: “chỉ cần
điều trị cho người bệnh” hoặc chỉ cần “điều trị cho hai vợ chồng” hoặc không
biết phải cần điều trị cho những ai [32], [33], [34].
Tác giả Trần Thị Trung Chiến và Trần Thị Phương Mai nghiên cứu ở
8.880 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại 08 tỉnh Việt Nam năm 2004 nhận thấy Có
tới 31,6% phụ nữ được phỏng vấn khơng biết bất kỳ một nguyên nhân nào có thể
gây ra NKĐSS (đặc biệt Bà Rịa-Vũng Tàu tỷ lệ này lên tới 80,0%). Nguyên
nhân được đề cập nhiều nhất vẫn là thiếu vệ sinh cá nhân (59,9%).Hiểu biết về
hậu quả của bệnh cũng như các biện pháp phòng chống NKĐSS của phụ nữ nói
chung cịn rất hạn chế và đa số vẫn tập trung vào các biện pháp vệ sinh cá nhân.
Thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh khi có kinh nguyệt và vệ sinh trong quan hệ
tình dục của phụ nữ nhìn chung khơng khác nhau nhiều giữa các địa phương,
vùng, miền [12].
1.9.
Đặc điểm tình hình xã Tam An - Phú Ninh - Quảng Nam
Tam An là một xã nằm về phía Đơng Bắc của huyện Phú Ninh, tỉnh
Quảng Nam. Phía Đơng giáp với xã Tam Thăng Thành phố Tam Kỳ, phía Tây
giáp với xã Tam Phước và xã Tam Vinh huyện Phú Ninh, phía Bắc giáp với xã
Tam Thành – Phú Ninh. Diện tích khoảng 925 ha, dân số khoảng 6748 người
trong đó nữ có 3592 người. Là một xã nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế
thấp. Thu nhập và mức sống nhân dân cịn thấp bình qn đầu người khoảng 3,5
triệu đồng/người/năm. Tổng số hộ nghèo 160 hộ. Cơ cấu thu nhập từ nông
19
nghiệp 85-90%, từ tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ khác 10-15%.
Ngành nghề chính là trồng trọt, chăn ni, các ngành nghề khác có phát triển
nhưng chưa được tập trung và mở rộng. Trình độ dân trí có 95% người dân biết
chữ, nhiều phong tục tập quán còn lạc hậu. Giao thơng có phát triển trong những
năm gần đây nhưng thường bị ngập lụt về mùa mưa. Toàn xã có 06 thơn đã xây
dựng thơn văn hố [31].
Trạm y tế xã đã đạt chuẩn y tế quốc gia năm 2007 với 05 cán bộ biên chế
trong đó có 01 y sỹ đa khoa, 01 y sỹ sản nhi, 01 nữ hộ sinh trung học, 01 dược sỹ
trung học, 01 điều dưỡng đa khoa. Ngoài ra trạm y tế cịn có 06 cán bộ y tế thơn,
01 cán bộ chuyên trách Dân số - Gia đinh - Trẻ em và 08 cộng tác viên dân số.
Nhìn chung tram y tế đã thực hiện đầy đủ các chương trình y tế quốc gia, các
chương trình mục tiêu đạt yêu cầu đề ra. Trong năm 2007 đã khám và điều trị
cho 5160 lượt người, trong đó khám phụ khoa 704 người, tổng biện pháp tránh
thai đạt 76%. Công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ có triển khai hoạt động
nhưng chưa thường xưyên và rộng khắp do địa bàn hoạt động tương đối rộng.
100% hộ dùng nước sạch, 72% hộ có nhà tắm, 70% hộ có hố xí hợp vệ sinh [30].
20
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.
Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu
Phụ nữ 18-49 tuổi có chồng, đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Những phụ nữ sau đây sẽ không thuộc diện nghiên cứu:
- Những Phụ nữ 18-49 tuổi có chồng, có đơn xin tạm vắng đi sinh sống
nơi khác.
- Những Phụ nữ 18-49 tuổi khơng có chồng.
2.1.3. Phương pháp tính cỡ mẫu và chọn mẫu
2.1.3.1.Chọn cỡ mẫu
Áp dụng công thức:
n = z2(1- α /2)
pq
d2
Trong đó:
n: là cỡ mẫu.
Z(1-α / 2): hệ số tin cậy ở mức xác suất 95%.
d: độ chính xác mong muốn.
21
p: tỷ lệ hiểu biết, thái độ, hành vi phòng chống viêm nhiễm đường sinh
dục dưới; do khơng có số liệu của các nghiên cứu trước đây nên chúng tôi chọn
p = 0,5.
q = (1- p).
Với p = 0,5, Z = 1,96, d = 0,05. Ta tính được cỡ mẫu = 384.
Vậy n = 384 lấy tròn = 400.
2.1.3.2.Cách chọn mẫu
Mẫu được chọn theo phương pháp mẫu ngẫu nhiên hệ thống áp dụng cơng
thức:
k = N/n.
Trong đó:
k: khoảng cách mẫu.
N: số cá thể trong quần thể.
Với N = 1170, n = 400 từ đó ta tính được k = 1170/400 = 2,925.
Vậy k = 2,925 lấy tròn = 3.
Gọi i là số ngẫu nhiên (ứng với số đối tượng điều tra số 1), xác định bằng
cách rút thăm các số từ 1 đến 3 được i = 2. Căn cứ vào danh sách phụ nữ có
chồng 18-49 tuổi, chúng tơi tiến hành chọn các đối tượng nghiên cứu lần lượt là:
2, (2 + k), (2 + 2k), (2 + 3k)… cho tới đủ 400 đối tượng nghiên cứu.
2.2.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.1.Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại các hộ gia đình ở xã Tam An, Phú Ninh,
Quảng Nam.
2.2.2.Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 12/2008 đến tháng 4/2009.
22
2.2.3. Phương tiện kỹ thuật và cách thức nghiên cứu
2.2.3.1. Bộ câu hỏi và phiếu thu thập thông tin
Chúng tôi tiến hành thu thập thông tin qua phỏng vấn trực tiếp đơi tượng
nghiên cứu bằng Phiếu điều tra có bộ câu hỏi soạn sẵn về các thông tin phục vụ
nghiên cứu bao gồm: Hiểu biết, thái độ, hành vi phòng chống bệnh viêm nhiễm
đường sinh dục dưới.
2.2.3.2. Kỹ thuật thu thập số liệu
- Tập huấn các điều tra viên là cán bộ của trạm y tế gồm 01 y sỹ sản nhi,
01 nữ hộ sinh trung học về các nội dung cần phỏng vấn đối tượng thống nhất về
các tiêu chuẩn đánh giá, loại trừ và cách ghi vào phiếu điều tra.
- Thu thập số liệu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Điều tra viên
trực tiếp nêu câu hỏi với đối tượng theo phiếu điều tra có bộ câu hỏi lập sẵn và
đánh dấu vào các ô tương ứng khi đối tượng trả lời.
2.2.3.3. Các tiêu chuẩn phân loại, đánh giá
- Đánh giá về các đặc điểm chung
+ Họ và tên, tuổi.
+ Nghề nghiệp.
+ Trình độ học vấn.
+ Mức sống gia đình.
- Đánh giá hiểu biết về phịng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới
+ Các kênh tiếp nhận thơng tin nói về bệnh viêm nhiễm đường sinh
dục dưới.
+ Hiểu biết về các yếu tố nguy cơ liên quan đến viêm nhiễm đường
sinh dục dưới
•Khơng có nước sạch để làm vệ sinh hàng ngày.
23
•Khơng giữ vệ sinh bộ phận sinh dục.
•Thường xun ngâm mình dưới nước.
•Vệ sinh kinh nguyệt kém.
•Vệ sinh khi quan hệ vợ chồng kém.
•Quan hệ tình dục với nhiều người mà không dùng bao cao su.
Hiểu biết tốt: Trả lời được từ 05 yếu tố trở lên.
Hiểu biết chưa tốt: Trả lời được 04 yếu tố trở xuống.
+ Hiểu biết về phịng chống viêm nhiễm đường sinhđục dưới
•Phải có nước sạch để vệ sinh hàng ngày.
•Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hàng ngày.
•Vệ sinh kinh nguyệt sạch sẽ.
•Khám phụ khoa định kỳ để phát hiện bệnh sớm.
•Khi nghi ngờ mắc bệnh cần đi khám, điều trị sớm.
•Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của Thầy thuốc khi mắc bệnh.
•Sống chung thuỷ một vợ một chồng.
•Vệ sinh sạch sẽ khi quan hệ vợ chồng.
•Khi QHTD với bạn tình hoặc với nhiều người phải dùng bao cao su
Hiểu biết tốt: Trả lời được 08 biện pháp trở lên.
Hiểu biết chưa tốt: Trả lời được 07 biện pháp trở xuống
- Đánh giá về thái độ đối với bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới
+ Thái độ đánh giá về ảnh hưởng của VNĐSDD đối với sức khoẻ
•Tốt: Có quan trọng; cần đi khám điều trị kịp thời.
• Chưa tốt: Xem mắc bệnh là bình thường; có ảnh hưởng đến sức khoẻ
nhưng chưa quan trọng; chưa cần đi khám và điều trị sớm.
+ Thái độ đối với việc khám và điều trị khi nghi ngờ hoặc bị bệnh
24
• Tơt: Cần thiết khám khi nghi ngờ mắc bệnh VNĐSDD/LTQĐTD; điều
trị cho cả vợ và chồng khi bị mắc bệnh LTQĐTD.
• Chưa tốt: Khơng cần thiết; chỉ cần khám và điều trị cho người mắc
bệnh; khơng biết gì.
+ Sự tuân thủ khi điều trị bệnh
• Tốt: Chữa bệnh đầy đủ và liên tục trong đợt điều trị theo lời khuyên
của cán bộ y tế.
• Chưa tốt: Tự dừng thuốc khi thấy hết triệu chứng; điều trị nữa chừng;
không thực hiện đúng lời khuyên của thầy thuốc.
- Đánh giá về thực hành phòng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục
dưới
+ Đánh giá thực hành vệ sinh phụ nữ hàng ngày
•Đúng cách: Rửa bên ngoài âm hộ bằng nước sạch; rửa từ trước ra sau;
sau đó lau khơ bằng khăn vải sạch. Rửa một ngày 03 lần trở lên.
• Khơng đúng cách: Dùng tay hay quấn bơng, vải ngốy sâu vào trong
âm đạo; rửa từ sau ra trước hoặc ngâm âm hộ và mông vào chậu nước để rửa;
mỗi ngày rửa từ 02 lần trở xuống.
+ Đánh giá thực hành vệ sinh kinh nguyệt
• Vệ sinh kinh nguyệt tốt: Khi hành kinh mỗi ngày thay băng vệ sinh từ
03 lần trở lên; sử dụng băng vệ sinh bán sẵn hoặc băng tự làm nhưng đã giặt sạch
phơi khô hoặc là ủi trước khi dùng.
• Vệ sinh kinh nguyệt chưa tốt: Khi hành kinh mỗi ngày thay băng vệ
sinh từ 02 lần trở xuống; sử dụng băng vệ sinh tự làm nhưng chưa đảm bảo vệ sinh.
+ Đánh giá thực hành vệ sinh giao hợp
• Tốt: Chồng vệ sinh trước khi giao hợp; vợ vệ sinh trước và sau khi giao hợp.
25
•Chưa tốt: Chồng khơng vệ sinh trước khi giao hợp; vợ không vệ sinh
trước và sau khi giao hợp.
+ Đánh giá thực hành về mức độ tầm soát và điều trị
• Tốt: Mỗi năm đi khám phụ khoa 02 lần trở lên; khi nghi ngờ mắc bệnh
đến cơ sở y tế để khám; điều trị đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc; có tái
khám sau đợt điều trị.
• Chưa tốt: Mỗi năm đi khám phụ khoa 01 lần; khi nghi ngờ mắc bệnh
không đi khám; tự mua thuốc điều trị; không tuân thủ điều trị.
- Điều kiện vệ sinh
+ Nguồn nước
• Hợp vệ sinh: Bao gồm nước máy; nước giếng khoan; giếng xây và
nước có xử lý bằng phương pháp lọc.
•Khơng hợp vệ sinh: Dùng nước giếng đất đào; nước sơng, suối, hồ ao.
+ Nhà tắm
•Có nhà tắm đang sử dụng.
•Khơng có nhà tắm.
2.3.
Xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý và phân tích bằng chương trình Epi-INFO
6.04.