Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

Bài truyền thông về Pháp lệnh dân số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.45 KB, 30 trang )


BS: Phan Văn Minh – Trung Tâm DS-KHHGĐ TP Vũng Tàu
Chủ đề
Pháp lệnh sửa đổi điều 10
của Pháp lệnh Dân số

Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số năm 2003
Nội dung
1. DSTG và DS Việt Nam
2. Điều 10 PLDS năm 2003 và
tính cấp thiết phải sửa đổi
3. Giới thiệu Pháp lệnh sửa đổi
điều 10 của PLDS

Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số năm 2003
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy đánh dấu nhân (x) vào sau câu trả lời mà
anh chị cho là đúng:

Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số năm 2003
Dân số thế giới và dân số Việt Nam:
I/ Dân số thế giới đang tăng:
Dân số toàn cầu tăng thêm 4,4 người mỗi
giây; 261 người mỗi phút; 15.679 người mỗi
giờ; 376.303 người mỗi ngày, 2.641.359 người
mỗi tuần, 11.445.891 người mỗi tháng và
137.350.692 người mỗi năm và hiện nay dân
số thế giới đã đạt 6,7 tỷ người. Đến năm 2012
DS thế giới sẽ đạt 7 tỷ người, và sẽ đạt 9,5 tỷ
người vào năm 2050.


Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số năm 2003
II/ Dân số thế giới tăng không đều:
1/ Các nước châu Âu và một số nước châu Á dân số
đang giảm: khoảng 40 năm nữa dân số nước Đức
giảm 20%, Bulgari giảm 38%, Romani 27%, Estonia
25%, riêng nước Nga mỗi năm giảm 750.000 người
và Tổng thống Nga V.Putin gọi đó là “một cuộc khủng
hoảng quốc gia”. Tại châu Á các nước như Nhật
Bản, Hàn quốc, Đài loan, Singapore dân số cũng
đang có hiện tượng già và giảm. Đặc biệt là Nhật
Bản. 40 năm nữa dân số Nhật Bản cũng sẽ giảm
25% Các nước này áp dụng biện pháp khuyến sinh

Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số năm 2003
2/ Ngược lại một số nước khác ở châu Á và đa số
các nước châu Phi dân số lại đang tăng mạnh.
Các nước càng nghèo dân số tăng càng
nhanh (Dân số tăng đồng hành cùng đói nghèo và
tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt). Các nước có thu
nhập bình quân đầu người 1000 USD/năm đẻ nhiều
gấp 2,5-3 lần (trung bình 1 phụ nữ có 5 con) các
nước có thu nhập bình quân đầu người 12.000 đô
la/năm (trung bình 1 phụ nữ chưa đến 2 con). Các
nước này áp dụng biện pháp giảm sinh.

Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số năm 2003
3/ Dân số và đói nghèo:
Các nhà khoa học tổ chức Nông lương thế
giới (FAO) đưa ra học thuyết được nhiều nước ứng
dụng (Ấn độ đưa vào chương trình giảng dạy chính

thức môn Dân số học) theo thuyết này thì: “để đảm
bảo ổn định kinh tế - xã hội như hiện tại thì nếu tốc
độ phát triển dân số là 1% thì tốc độ tăng trưởng
kinh tế tương đương phải là 4%”.

Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số
III/ Tại Việt Nam:
Dân số Việt Nam cứ 2 phút tăng thêm khỏang
3 người, mỗi ngày tăng thêm 1 xã, mỗi tháng tăng
thêm 1 huyện, mỗi năm tăng thêm khoảng 1 tỉnh
trung bình. (khoảng gần 1.000.000 người/năm). Kết
quả sơ bộ tổng điều tra dân số ngày 01/4/2009 cũng
cho thấy, sau 10 năm, dân số nước ta tăng thêm
9,470 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 947.000
người.

Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số
Theo kết quả của sơ bộ cuộc tổng điều tra
dân số, đến ngày 01/4/2009, Việt Nam là nước đông
dân thứ 3 ở Đông Nam Á (sau Indonesia,
Philippines) và đứng thứ 13 trong số những nước
đông dân nhất thế giới.
Tổng dân số của Việt Nam đến 0h ngày 1/4 là
85.789.573 người (trong đó, 49,5% nam và 50,5%
nữ).
Dân cư khu vực thành thị hiện hơn 25 triệu
người (29,6%), khu vực nông thôn hơn 60 triệu
người (70,4%).

Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số

ĐIỀU 10 PLDS NĂM 2003:
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ
chồng, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch
hoá gia đình.
1. Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền:
a) Quyết định về thời gian sinh con, số con và
khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với lứa
tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao
động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của
cá nhân, cặp vợ chồng trên cơ sở bình đẳng;
b) Lựa chọn, sử dụng các biện pháp kế hoạch
hoá gia đình.

Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số
ĐIỀU 10 PLDS NĂM 2003:
2. Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có nghĩa vụ:
a) Sử dụng các biện pháp tránh thai;
b) Bảo vệ sức khoẻ và thực hiện các biện
pháp phòng, tránh các bệnh nhiễm khuẩn
đường sinh sản và các bệnh lây truyền qua
đường tình dục, HIV/AIDS;
c) Thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến
chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá
gia đình.

Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số
PHÁP LỆNH
SỬA ĐỔI ĐIỀU 10 CỦA PHÁP LỆNH DÂN SỐ
CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
SỐ 15/2008/PL-UBTVQH12

NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 2008

Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi,
bổ sung một số điều theo Nghị quyết số
51/2001/QH10;
Căn cứ Nghị quyết số 27/2008/QH12 về
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm
2009 và bổ sung Chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII
(2007-2011);
Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân
số số 06/2003/PL-UBTVQH11.

Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số
Điều 1.
Sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số
năm 2003 như sau:
“Điều 10: Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp
vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc
vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình,
chăm sóc sức khỏe sinh sản:
1. Quyết định thời gian và khoảng cách
sinh con;
2. Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp
đặc biệt do Chính Phủ quy định;

Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số

Điều 1. (Tiếp theo)
3. Bảo vệ sức khoẻ, thực hiện các
biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn
đường sinh sản, bệnh lây truyền qua
đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các
nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh
sản.”
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 02 năm 2009.

Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số
Mỗi cặp vợ chồng chỉ có một đến
hai con nhưng đó là những đứa con
thông minh, năng động, sáng tạo và
quyết đoán, có đầu óc minh mẫn
trên nền tảng một cơ thể cường
tráng khoẻ mạnh Nhằm đáp ứng
yêu cầu xây dựng đất nước trong
thời kỳ mới: mở cửa, hội nhập, đảm
bảo nguồn nhân lực cho sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.

Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số
NGHỊ ĐỊNH
Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi
Điều 10 của Pháp lệnh Dân số

Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số

Ngày 08/3/2010, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 20/2010/NĐ-CP Quy
định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi
Điều 10 của Pháp lệnh Dân số. Nghị định
có 5 điều, trong đó:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi
hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp
lệnh Dân

Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số
Điều 2 quy định “Những trường hợp không vi
phạm quy định sinh một hoặc hai con”:
1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc
một trong hai người thuộc dân tộc có số dân
dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy
cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc
bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con
trở lên.

Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số
3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ
hai mà sinh hai con trở lên.
4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại
thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể
cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai
con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc

mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di
truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp
tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
Nghị định 20/2010/NĐ-CP

Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số
6. Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã
có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một con hoặc hai
con trở lên trong cùng một lần sinh. Quy định
này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa
hai người đã từng có hai con chung trở lên và
hiện còn đang sống.
7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con
trở lên trong cùng một lần sinh.
Nghị Định 20/2010/NĐ-CP

Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số
Đảng viên sinh con thứ 3:
Đảng viên phải gương mẫu thực hiện
Quy định số 94-QĐ/TW ngày 15/10/2007 của
BCH Trung ương Đảng và hướng dẫn 11 của
Ủy ban Kiểm tra T.Ư Đảng: đảng viên sinh con
thứ 3 bị cảnh cáo; sinh con thứ 4 bị khai trừ.
Đảng viên là lãnh đạo sinh con thứ 3 sẽ cách
chức.

Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số
Cán bộ, công chức, sinh con thứ 3:
Theo Luật Cán bộ, Công chức: cán bộ, công chức
vi phạm kỷ luật sẽ không đề bạt bổ nhiệm; không

bình xét các danh hiệu thi đua.
Điều 82. Các quy định khác liên quan đến cán
bộ, công chức bị kỷ luật (Luật CBCC)
1. Cán bộ, công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo
thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng…; nếu
bị giáng chức, cách chức thì thời gian nâng lương bị
kéo dài 12 tháng….
2. Cán bộ, công chức bị kỷ luật từ khiển trách đến
cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy
hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng
vv….

Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số
Người dân sinh con thứ 3:
- Phải kiên trì truyền thông giáo dục
người dân thấy được lợi ích đối với bản
thân, gia đình và xã hội của việc không
sinh con thứ 3, đẻ 2 con có điều kiện nuôi
nấng, dạy dỗ nhiều hơn 3 con trở lên;
- Tạo áp lực từ cộng đồng: đó là
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”,
các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa,
khu dân cư văn hóa…

Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số
Cơ quan Y tế cấp nào có thẩm quyền
xác định một hoặc cả hai con bị dị tật
hoặc mắc bệnh hiểm nghèo?

×