Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Nghiên cứu tình hình thiếu máu nhẹ cân và các yếu tố liên quan ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại xã hương hồ thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 47 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
chúng em. Các kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Huế, tháng 6 năm 2009
Người làm cam đoan
Trần Tiến Dũng - Lưu Văn Thìn
1
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
SDD : Suy dinh dưỡng
UNICEF : Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc
WHO : Tổ chức y tế thế giới
TB : Trung bình
TM : Thiếu máu
TC : Tiêu chảy
VP : Viêm phổi
IMCI : Chiến lược xử trí lồng ghép bệnh trẻ em
TĐVH : Trình độ văn hoá
CN : Cân nặng
CĐ – ĐH : Cao đẳng - Đại học
2
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số vấn đề chiến lược phòng chống suy dinh dưỡng và
thiếu máu hiện nay 3
1.2. Định hướng chiến lược phòng chống suy dinh dưỡng - thiếu máu 3
1.3. Dịch tễ học suy dinh dưỡng 5
1.4. Sơ lược tình hình suy dinh dưỡng trẻ em 5
1.5. Chế độ nuôi dưỡng đúng dành cho trẻ dưới 6 tháng đến 5 tuổi 9


1.6. Thiếu máu 10
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1. Đối tượng nghiên cứu 14
2.2. Phương pháp nghiên cứu 14
2.3. Thu thập số liệu 14
2.4. Phân loại suy dinh dưỡng và/hoặc thiếu máu 17
2.5. Xử lý số liệu 18
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19
3.1. Đặc điểm chung của các bà mẹ có con trong nhóm trẻ được nghiên cứu 19
3.2. Một số đặc điểm của nhóm trẻ được nghiên cứu 22
3.3. Tình hình thiếu máu 24
3.4. Tình hình suy dinh dưỡng của nhóm trẻ được nghiên cứu 26
Chương 4: BÀN LUẬN 29
4.1. Đặc điểm của các bà mẹ có nhóm trẻ được nghiên cứu 29
4.2. Một số đặc điểm của nhóm trẻ được nghiên cứu 29
4.3. Về tình hình kiến thức nuôi dưỡng trẻ của các bà mẹ 30
4.4. Tình hình trẻ được nuôi dưỡng đúng theo khuyến cáp của IMCI
theo độ tuổi 30
4.5. Tình hình thiếu máu được đánh giá theo IMCI 30
4.6. Tình hình suy dinh dưỡng của nhóm trẻ được nghiên cứu 31
KẾT LUẬN 35
KIẾN NGHỊ 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
3
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiếu máu, nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng phổ biến ở các nước
đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây là tình trạng bệnh lý do
nhu cầu dinh dưỡng bình thường của cơ thể không được đáp ứng đầy đủ.
Suy dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong

cho trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển [7]. Theo Tổ chức Y tế thế giới
(9/1980), mỗi năm tại các nước đang phát triển có 10,4 triệu trẻ em dưới 11
tháng tuổi và 4,4 triệu trẻ em từ 1-4 tuổi chết, trong đó 57% là do suy dinh
dưỡng. Suy dinh dưỡng còn làm cho trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, chậm
phát triển thể chất và tinh thần.
Điều trị suy dinh dưỡng rất phức tạp và tốn kém trong khi đó phát hiện
sớm suy dinh dưỡng và dự phòng có thể làm được nhờ biện pháp chăm sóc sức
khoẻ ban đầu.
Tại Việt Nam tỷ lệ suy dinh dưỡng đã giảm nhiều. Nếu tính từ năm 1985
(51,5%) đến năm 1995 (44,9%), mỗi năm giảm trung bình 0,66%. Kể từ năm
1995 khi nước ta bắt đầu kế hoạch quốc gia thì suy dinh dưỡng giảm xuống chỉ
còn 36,7% (1999). Trung bình mỗi năm giảm 2%, là tốc độ được quốc tế công
nhận là giảm nhanh. Năm 2000 theo số liệu thống kê, tỷ lệ trên chỉ còn 33,1%.
Suy dinh dưỡng ở nước ta hiện nay chủ yếu là thể nhẹ và vừa, thể nặng đã giảm
hẳn (0,8%). Tuy nhiên, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nước ta vẫn còn ở mức cao so với
quy định của Tổ chức Y tế Thế giới.
Vấn đề thiếu máu dinh dưỡng là một vấn đề bức xúc hiện nay. Về sức
khoẻ cộng đồng, thiếu máu ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, thể chất, khả
năng lao động và có thể đe dọa đến tính mạng.
Tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng trên thế giới theo De Maryer và cộng sự được
chia theo vùng và các nhóm tuổi sau: Trẻ 0 - 4 tuổi có tỷ lệ thiếu máu dinh
4
dưỡng ở Châu Phi là 56%, Châu Mỹ La Tinh là 26%, Nam Á là 56%, đông Á là
20%, đặc biệt các nước đang phát triển là 51%.
Ở Việt Nam theo điều tra dịch tễ học năm 1995 của Viện dinh dưỡng cho
thấy tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai 52,7%, phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ là 40,2%,
trẻ em trước tuổi đi học là 61,1% [20].
Vẫn còn sự khác biệt về phân bố tỷ lệ suy dinh dưỡng và thiếu máu giữa
các vùng như giữa thành phố và nông thôn. Tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở
thành phố Hồ Chí Minh là 18,1%, thành phố Hà Nội 21%, đồng bằng Sông Cửu

Long 32,2%, cao nhất là vùng Tây Nguyên 49,1% [4].
Để xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng và thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi của xã
Hương Hồ - huyện Hương Trà - Thừa Thiên Huế, chúng em tiến hành nghiên
cứu đề tài: "Nghiên cứu tình hình thiếu máu nhẹ cân và các yếu tố liên quan
ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại xã Hương Hồ - Thừa Thiên Huế" với hai
mục tiêu sau:
1. Tìm hiểu tình hình thiếu máu nhẹ cân ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi.
2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tình trạng nhẹ cân và thiếu máu ở
các trẻ này.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG
SUY DINH DƯỠNG VÀ THIẾU MÁU HIỆN NAY
Từ năm 1998, sau khi tiếp nhận mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng
(SDD) trẻ em từ Ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em (nay là uỷ ban dân số - gia đình
- trẻ em), ngành y tế đã thực hiện chiến lược chăm sóc dự phòng, mở rộng địa
bàn triển khai toàn quốc. Trong năm năm qua, tỷ lệ SDD giảm từ 1,5 đến 2%
mỗi năm. Theo báo cáo mới đây của Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF),
Việt Nam được đánh giá là quốc gia duy nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương đạt mức giảm SDD nhanh. Bên cạnh đó, chương trình phòng chống thiếu
máu dinh dưỡng quốc gia được thành lập năm 1993 đã và đang triển khai ở cộng
đồng nhằm hạ thấp tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ có thai, cải thiện khẩu
phần ăn của phụ nữ có thai và cho con bú đề phòng thiếu máu dinh dưỡng [4].
Cùng với thành tựu phòng chống thiếu máu dinh dưỡng, công tác phòng chống
SDD trẻ em được thừa nhận đạt được hiệu quả cụ thể. Tuy nhiên tỷ lệ SDD ở
nước ta vẫn còn cao so với quy định của Tổ chức Y tế thế giới (28,4%), đặc biệt
là thể còi cọc 32% và sự chênh lệch lớn giữa tỷ lệ SDD giữa các địa phương.
Điều này cho thấy chúng ta không chỉ quan tâm tới chỉ số SDD nhẹ cân mà cần
phải quan tâm hơn tới SDD chiều cao, chúng ta phải quan tâm đến vùng sâu

vùng xa, vùng nông thôn. Đứng trước những thách thức đó, người làm chương
trình và cán bộ y tế phải trau dồi kiến thức và nhiệt huyết để đưa tỷ lệ SDD giảm
nhanh hơn nữa.
1.2. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG
- THIẾU MÁU
Điểm mấu chốt bao trùm trong chiến lược phòng chống SDD trẻ em là:
tiếp cận dự phòng, cải thiện dinh dưỡng theo chu kỳ vòng đời thể hiện ở các
điểm sau [17].
6
Cải thiện dinh dưỡng vị thành niên và dinh dưỡng của bà mẹ trước và
trong giai đoạn mang thai là nội dung dinh dưỡng dự phòng thiết yếu nhằm giảm
tỷ lệ còi cọc. Đây là một tiếp cận rất quan trọng. Người phụ nữ trước khi có thai
cần được quan tâm nhiều hơn tới dinh dưỡng bao gồm ăn uống, phòng chống
các bệnh nhiễm khuẩn, giun sán, và phải được học về dinh dưỡng.
- Nâng cao chất lượng và độ bao phủ hoạt động chăm sóc dinh dưỡng trẻ
em để giảm thấp còi trong những năm đầu. Chăm sóc sức khoẻ trẻ từ trong bào
thai đến 5 tuổi là một vấn đề quan trọng đối với y học dự phòng, một vấn đề đặc
biệt đối với chiến lược bảo vệ sức khoẻ con người [26].
- Tập trung chăm sóc trẻ ngay từ khi mới sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu và duy trì cho tới khi trẻ được 18 - 24 tháng. Người mẹ phải biết nuôi
con đúng phương pháp khoa học mới, phải cân hàng tháng cho trẻ, ghi vào biểu
đồ tăng trưởng để phát hiện sớm hơn SDD.
- Tăng cường đầu tư cho các hoạt động cải thiện thực phẩm hộ gia đình,
giảm nhẹ đói nghèo. Thực phẩm cao năng lượng là một nhu cầu cấp bách cho
cộng đồng đặc biệt là trẻ SDD, trẻ đang phát triển và tăng trưởng.
- Phối hợp liên ngành chặt chẽ, tiếp tục huy động sự tham gia của cộng
đồng và sự cam kết của chính phủ trong phòng chống SDD trẻ em.
Chiến lược đề phòng SDD theo phương châm của Y tế thế giới đề ra đó là
7 ưu tiên cho nhi khoa viết tắt là GOBI + FFF để phấn đấu đến năm 2000 sức
khoẻ trẻ em được phát triển tốt hơn.

7 chữ cái nói lên 7 nhiệm vụ cần phải làm, trong đó, công việc mà chính
ngành nhi, mạng lưới nhi khoa phải trực tiếp đảm đang chủ yếu có 3 việc.
1. Theo dõi phát triển cân nặng của trẻ.
2. Cho trẻ bù dịch bằng đường uống khi bị ỉa chảy
3. Thực hiện lịch tiêm chủng đúng kỳ hạn cho trẻ trước 3 tuổi
Đây là 3 động tác cơ bản mà cán bộ y tế ngành nhi phải chịu trách nhiệm
làm ngay từ khi đứa trẻ vừa sinh ra cho đến khi trọn 3 tuổi.
7
1.3. DỊCH TỄ HỌC SUY DINH DƯỠNG
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) 1995, trẻ em các nước đang phát triển
bị suy dinh dưỡng protein năng lượng với tỷ lệ 35,7%, trong số đó có 10 triệu trẻ
bị suy dinh dưỡng protein năng lượng nặng. Tại Philipin (1987) là 32,9%, Thái
Lan (1987) là 25,8%.
- Tại Việt Nam, chỉ sau 4 năm kể từ năm bắt đầu kế hoạch quốc gia dinh
dưỡng (1995) tỷ lệ SDD đã giảm xuống còn 36,7% (1999). Trung bình mỗi năm
giảm 2% là tốc độ được quốc tế công nhận giảm nhanh. Theo số liệu thống kê
điều tra của Tổng cục thống kê năm 2000 tỷ lệ trên còn 31,1%.
1.4. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM
1.4.1. Trên thế giới
Các tình trạng gầy đét, phù thiếu ăn đều được biết từ lâu. Năm 1931
William Cicely đã dùng thuật ngữ Kwashiorkor để mô tả hội chứng mà trước đó
thường nhầm với bệnh pellagra.
- Năm 1959, Jellftedh dùng thuật ngữ "thiếu dinh dưỡng protein năng
lượng" vì thấy mối liên quan giữa thể phù và thể teo đét. Theo ước tính của Tổ
chức y tế thế giới có khoảng 500 triệu trẻ bị thiếu dinh dưỡng ở các nước đang
phát triển gây nên 10 triệu trẻ em tử vong mỗi năm [18].
1.4.2. Ở Việt Nam
Qua các cuộc điều tra về tình hình SDD ở trẻ em các tỉnh phía Nam năm
1998, tỷ lệ SDD tăng theo tuổi: Khoảng 24% ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, 47% ở trẻ
dưới 5 tuổi. Ở các khu lao động nghèo và các trại mồ côi tỷ lệ SDD rất cao, 60%

ở trẻ dưới 5 tuổi.
Theo điều tra 1991 trẻ em dưới 5 tuổi vào khám và điều trị tại Bệnh viện
Trung ương Huế cho thấy tỷ lệ SDD cân nặng/tuổi là 20,9%. Trong đó chủ yếu
là SDD độ I (16,6%): Tỷ lệ SDD ở trẻ trai (22,9%), cao hơn trẻ gái (18%).
Nhóm tuổi từ 36-48 tháng chiếm 28,2%, tỷ lệ SDD chiều cao/tuổi là 25,8% và
cân nặng/chiều cao là 10,3%.
8
Về suy dinh dưỡng theo vùng sinh thái thì tỷ lệ SDD thể nhẹ cân cao nhất
ở vùng Tây Nguyên 45,4% (± 1,0), tiếp theo là Bắc Trung Bộ 40,3% (±0,8%),
miền núi Tây bắc 41,6% (± 0,8), Đông Bắc 37% (± 0,5), duyên hải Trung Bộ
35,6% (± 0,8), đồng bằng Sông Hồng 30,3% (± 0,5), đồng bằng sông Mêkông
30% (± 0,5) và thấp nhất ở vùng đông Nam Bộ 27,6% (± 0,7) [22], [36].
Theo Thư viện dinh dưỡng quốc gia, diễn biến tình hình SDD ở nước ta từ
1992-2000 như sau:
Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000
% 53 47,9 45,6 44,9 43,9 40,6 39,8 36,7 33,8
Qua nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Sóc
Sơn, Hà Nội năm 2001 và 2006 cho thấy tỷ lệ SDD ở Hà Nội giảm tương đối
thấp nhưng có sự chênh lệch khá xa giữa nội thành và ngoại thành. Một số
phường ở nội thành, tỷ lệ SDD đã giảm xuống 10% nhưng ở một số xã huyện
nghèo tỷ lệ SDD còn cao.
Tỷ lệ SDD của trẻ em năm 2004 vẫn còn cao ở mức 26,6% đặc biệt là khu
vực Tây nguyên và Tây Bắc.
1.4.3. Định nghĩa suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý do "Nhu cầu dinh dưỡng bình
thường của cơ thể không được đáp ứng" [24].
Ngày nay người ta cho rằng đây là một tình trạng bệnh lý do thiếu nhiều
chất dinh dưỡng hơn là thiếu đơn thuần protein và năng lượng [19].
Theo chiến lược xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, nếu trẻ có dấu gầy mòn
nặng rõ rệt hoặc mờ giác mạc hoặc phù cả hai bàn chân thì phân loại trẻ SDD

nặng. Nếu trẻ nhẹ cân so với tuổi thì phân loại là trẻ nhẹ cân.
1.4.4. Nguyên nhân suy dinh dưỡng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị SDD. Nguyên nhân sâu xa như
điều kiện kinh tế xã hội, thu nhập kém, tình trạng đói nghèo, việc cung cấp
lương thực thực phẩm không đủ, thiếu kiến thức về dinh dưỡng và y học thường
9
thức, tập quán lạc hậu như mê tín, ăn kiêng, cúng bái. Các nguyên nhân khác
như dị tật bẩm sinh, mẹ thiếu sữa, chế độ ăn không hợp lý, mắc các bệnh nhiễm
khuẩn khác. Tuy nhiên qua nghiên cứu người ta nhận thấy yếu tố nguy cơ của
SDD trẻ em là:
- Các yếu tố trực tiếp:
+ Trọng lượng lúc sinh thấp dưới 2500gram điều này có ý nghĩa cho
chúng ta cần làm tốt công tác quản lý thai nghén, chăm sóc bà mẹ khi mang thai.
+ Số con trong gia đình đông > 2 con
+ Điều kiện kinh tế gia đình thấp
+ Thời gian cai sữa sớm dưới 12 tháng
+ Thời gian ăn dặm sớm, ăn dặm không đúng phương pháp
+ Trẻ bị các bệnh nhiễm khuẩn (nhiễm khuẩn hô hấp cấp, ỉa chảy trong 2
tuần qua).
- Các yếu tố gián tiếp phía mẹ:
+ Nghề nghiệp của mẹ
Từ năm 1978 đến 1984, viện bảo vệ sức khoẻ trẻ em đã tiến hành nghiên
cứu trẻ SDD nằm tại viện và phỏng vấn các bà mẹ về các nguyên nhân SDD tóm
tắt như sau: Nuôi dưỡng kém 60%, nhiễm trùng 35%, nguyên nhân khác 5% [11].
1.4.5. Biểu hiện lâm sàng của suy dinh dưỡng
Trẻ không tăng cân hoặc sụt cân. Theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng thấy
đường biểu diễn đi ngang hoặc đi xuống dưới giới hạn bình thường. Lớp mỡ
dưới da mỏng, cơ nhẽo, mất hết lớp mỡ dưới da bụng, da xanh, tóc thưa rụng, dễ
gãy, đổi màu, ăn kém hay ỉa chảy, nhiễm khuẩn hô hấp, đi cầu phân sống. Thể
nặng có thể phù hoặc teo đét, có thể thiếu vitamin A gây quáng gà, khô giác

mạc, loét giác mạc, hiện nay thể nặng hiếm gặp [9], [35].
1.4.6. Hậu quả của suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng nặng và kéo dài ở thời kỳ bào thai và dưới 2 tháng tuổi
ảnh hưởng đến sự phát triển của trí tuệ.
10
Suy dinh dưỡng nặng và kéo dài trước 3 tuổi sẽ làm ảnh hưởng đến cân
nặng, chiều cao, các chức năng và các bộ phận của cơ thể.
Suy dinh dưỡng và nhiễm trùng có liên quan chặt chẽ với nhau, đây là
vòng xoắn bệnh lý. Suy dinh dưỡng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn, mắc
bệnh nhiễm khuẩn sẽ tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng và tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em.
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em ở các
nước đang phát triển [30], [33].
1.4.7. Phòng bệnh suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là vấn đề dinh dưỡng cộng đồng quan tâm nhất trên thế
giới hiện nay. Trẻ em là đối tượng chính của SDD, nếu không can thiệp kịp thời
thì quảng thời gian phát triển nhanh nhất và quan trọng nhất (thời kỳ bào thai và
những năm đầu của đời sống) sẽ trôi qua và hậu quả SDD không hồi phục.
- Công tác phòng chống SDD là trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành, mọi
người và toàn xã hội.
- Đối với trẻ phải theo dõi cân nặng hàng tháng ghi vào biểu đồ tăng
trưởng để phát hiện sớm SDD. Tìm nguyên nhân và các biện pháp can thiệp kịp
thời có hiệu quả.
Hai thời điểm làm cho trẻ dễ bị SDD nhất là lúc bắt đầu cho ăn bổ sung và
lúc cai sữa mẹ các biện pháp phòng chống SDD tốt nhất hiện nay là: [2], [5]
- Nuôi con bằng sữa mẹ đúng là biện pháp quan trọng để phòng chống
SDD ở trẻ em.
- Cho ăn bổ sung hợp lý, ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc và thực hiện
tô màu bát bột cho trẻ. Thức ăn bổ sung cần có đậm độ năng lượng và độ đặc
thích hợp đồng thời phải cân đối các chất dinh dưỡng.
- Phải tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm theo lịch tiêm chủng.

- Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn như (nhiễm khuẩn hô hấp cấp, tiêu chảy).
- Cung cấp vitamin A
- Theo dõi tình trạng của mẹ, trước, trong khi có thai và thời kỳ cho con bú.
- Theo dõi cân nặng hàng tháng.
11
1.5. CHẾ ĐỘ NUÔI DƯỠNG ĐÚNG DÀNH CHO TRẺ DƯỚI 6 THÁNG
ĐẾN 5 TUỔI (THEO IMCI)
1.5.1. Trẻ dưới 6 tháng
- Cho trẻ em bú hoàn toàn cho bú bất cứ lúc nào trẻ muốn, cả ngày lẫn
đêm, ít nhất 8 lần một ngày.
- Không nên cho trẻ ăn, uống thêm thức ăn gì khác
- Đối với trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi, chỉ cho trẻ ăn thêm nếu thấy trẻ:
+ Vẫn còn dõi theo sau mỗi bữa bú hoặc
+ Không tăng cân bình thường
Cho trẻ ăn thêm 1 đến 2 bữa bột đặc dần mỗi ngày với các loại thức ăn
như cho trẻ từ 6 - 12 tháng.
- Không cho trẻ bú chai.
1.5.2. Trẻ từ 6 đến 12 tháng
- Cho trẻ bú mẹ bất cứ lúc nào trẻ muốn, cả ngày lẫn đêm
- Cho trẻ ăn các thức ăn bổ sung giàu chất dinh dưỡng. Thực hiện “tô màu
bát bột" với đầy đủ 4 nhóm thức ăn.
Bột đặt với:
+ Thịt (gà, lợn, hoặc bò) hoặc cá, tôm, cua, đậu phụ băm hoặc nghiền nhỏ
hoặc trứng và
+ Rau xanh nghiền hoặc băm nhỏ như rau ngót, bí ngô, cà rốt, rau cải, rau
muống, bắp cải, xu hào và
+ 1 thìa mỡ hoặc dầu ăn.
- Cho trẻ ăn ít nhất 3/4 đến 1 bát các thức ăn này
+ 3 bữa một ngày nếu trẻ còn bú mẹ
+ 5 bữa một ngày nếu trẻ không còn bú mẹ

- Cho trẻ ăn thêm các loại quả sẵn có tại địa phương như chuối, hồng
xiêm, xoài, đu đủ, táo sau khi ăn và xen giữa các bữa ăn.
- Không cho trẻ bú chai.
12
1.5.3. Trẻ từ 12 tháng đến 2 tuổi
- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ bất cứ lúc nào trẻ muốn
- Cho trẻ ăn phối hợp các loại thức ăn sau: cháo đặc, hoặc cơm nát hoặc
bún, phở, mì với:
+ Thịt (gà, lợn hoặc bò) ninh nhừ hoặc băm hay thái nhỏ hoặc cá, tôm,
hoặc trứng và
+ Ranh xanh băm nhỏ như rau ngót, rau cải, rau muống, xu hào, bắp cải, và
+ 1 thìa mỡ hoặc dầu
- Cho trẻ ăn các thức ăn này 5 bữa một ngày, ít nhất 1-1,5 bát một bữa.
- Cho trẻ ăn thêm các loại quả sẵn có tại địa phương như chuối, hồng
xiêm, cam, xoài, đu đủ.
- Không cho trẻ bú chai.
1.5.4. Trẻ từ 2 tuổi và lớn hơn
- Cho trẻ ăn ba bữa cùng gia đình, ưu tiên cho trẻ thức ăn có nhiều chất
dinh dưỡng như thịt, cá, tôm, trứng, các loại rau xanh.
- Xen giữa các bữa chính nên cho trẻ ăn thêm ít nhất 2 bữa phụ bằng các
loại bánh, sữa
- Cho trẻ ăn thêm các loại quả sẵn có ở địa phương như đu đủ, xoài, hồng
xiêm, chuối, cam
1.6. THIẾU MÁU
1.6.1. Một số nghiên cứu về thiếu máu của trẻ em
Theo UNICEF năm 1998 gần hai tỷ người trên thế giới bị thiếu máu thiếu
sắt trong đó có khoảng 40 - 50% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu máu ở các nước
đang phát triển.
Tại Việt Nam theo điều tra dịch tễ học năm 1995 của Viện dinh dưỡng
cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai là 57,7%, trẻ trước tuổi đi học là

61,1%. Nguyên nhân là do thiếu quan tâm đến chăm sóc bà mẹ và trẻ em trong
thời kỳ phát triển của trẻ. Qua khảo sát 1.824 trẻ em ở những vùng khác nhau tại
tỉnh Bình Định, thiếu máu xảy ra 36,8% cho lứa tuổi từ 0 - 5 tuổi và thiếu máu
13
có liên quan đến SDD, nhiễm giun, nhiễm trùng đường hô hấp và khẩu phần ăn
thiếu sắt [21].
Công trình của Nguyễn Công Khanh và cộng sự (1987 - 1989) qua khảo
sát 878 chỉ số hồng cầu và feritine huyết thanh trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi tại
các nhà trẻ ở Hà Nội và các tỉnh Miền Bắc, cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở các trẻ
giao động từ 25,1% đến 55,6%. Tỷ lệ thiếu máu ở miền núi cao hơn đồng bằng
(40,5% so với 35%). Trẻ 6 tháng đến 2 tuổi có tỷ lệ cao hơn so với 2-3 tuổi, nhất
là các tỉnh vùng cao (82,62% và 69,42%). Tác giả đã kết luận có tới 40% các
trường hợp trên do thiếu sắt và tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt có liên quan với tỷ lệ
SDD [14]. Trong công trình nghiên cứu của Phạm Thị Liên Hoa về tình hình
TM dinh dưỡng trẻ em 2 tháng đến 5 tuổi ở xã Thuỷ Phù và Thuỷ Bằng, Thừa
Thiên Huế năm 2003, tỷ lệ thiếu máu còn quá cao chiếm 60,9% trong đó trẻ 6 -
12 tháng chiếm tỷ lệ cao (17,6%) [14].
Qua nghiên cứu tỷ lệ TM theo vùng sinh thái theo nhóm đối tượng của
Nguyễn Xuân Vinh và cộng sự năm 2006 cho kết quả như sau:
Vùng sinh thái
Trẻ em < 60 tháng
Năm 1995 Năm 2000
Núi phía Bắc 41,1 37,7
Đồng bằng Sông Hồng 36,7 23,7
Bắc miền Trung 43,0 40,6
Nam miền Trung 49,2 33,2
Tây Nguyên 61,4 45,1
Đông Nam Bộ 45,7 43,4
Nông Thôn 46,9 36,1
Thành phố 38,1 26,5

Tỷ lệ thiếu máu ở mức trung bình về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng là
36,7%. Cao nhất ở Bắc cạn 73,4% thấp nhất ở An Giang 17,0%, Bắc Ninh và
Đắc Lắc 25,6%, Hà Nội 32,5%, Huế 38,6%. Tỷ lệ thiếu máu nhiều nhất ở nhóm
6 - 12 tháng tuổi (56,9%), có xu hướng giảm dần khi tuổi của trẻ tăng lên: 45%
ở trẻ 12 - 24 tháng, 38% ở trẻ 24-36 tháng và 29% ở trẻ 36 - 48 tháng, còn
19,7% là ở trẻ 48 - 59 tháng [27], [28].
14
1.6.2. Định nghĩa thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng giảm lượng Hemoglobin hay khối lượng hồng cầu
trong một đơn vị thể tích máu, Hemoglobin hay khối hồng cầu thấp hơn giới hạn
bình thường của người cùng lứa tuổi [30].
Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố trong một đơn vị thể tích máu.
Theo quy định của Tổ chức y tế thế giới 2001 có thiếu máu khi: [30].
Tuổi Hemoglobin (g/dl)
Sơ sinh
2 tháng - 5 tháng
6 tháng - 6 tuổi
> 6 tuổi
< 13,5
< 9,5
< 11
< 11,5
Theo Chiến lược xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, phân loại trẻ thiếu máu khi
có dấu hiệu lòng bàn tay nhợt hoặc rất nhợt [15].
1.6.3. Nguyên nhân thiếu máu
1.6.3.1. Thiếu máu do giảm sinh
Do thiếu yếu tố tạo máu, thiếu sắt, thiếu axit folic, vitamin B
12
, thiếu
protein và do sử dụng sắt kém.

Do giảm sản và bất sản tuỷ, giảm sinh nguyên hồng cầu đơn thuần, suy
tuỷ, bệnh bạch cầu và các ung thư di căn vào tuỷ.
Do suy thận mãn, thiểu năng giáp, nhiễm khuẩn mạn tính.
1.6.3.2. Thiếu máu do mất máu
Tan máu là do bất thường tại hồng cầu, di truyền, bệnh về hemoglobin,
alpha - thalassemia, bệnh HbE, HbS, HbC
Bệnh ở màng hồng cầu, hồng cầu nhỏ hình cầu.
Bệnh thiếu hụt enzym hồng cầu: thiếu gluco - 6 phosphatdehydrogenase,
thiếu pyruvat - kinase, glutathion.
Tan máu do nguyên nhân ngoài lồng cầu mắc phải.
15
Tan máu miễn dịch bất đồng nhóm máu mẹ con Rh, ABO, tự miễn, nhiễm
khuẩn, sốt rét
1.6.4. Những dấu hiệu và triệu chứng thiếu máu
Biểu hiện lâm sàng của thiếu máu phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ, tính
chất cấp tính hay mãn tính của TM với những biểu hiện sau:
Thiếu máu nhẹ thường không có triệu chứng. Bệnh nhân cảm thấy mệt
mỏi, khó thở, đánh trống ngực, đặc biệt sau khi hoạt động, thiếu máu nặng biểu
hiện da và niêm mạc xanh xao tuy nhiên triệu chứng này khó phát hiện ở những
người nhiễm sắc tố da. Ngoài ra còn có dấu hiệu khó thở hồi hộp đánh trống ngực
ngay cả khi nghỉ ngơi, tim đập nhanh, có thể nghe tiếng thổi tâm thu cơ năng.
Theo chương trình lồng ghép bệnh trẻ em thiếu máu có dấu lòng bàn tay
nhợt hoặc rất nhợt [6].
- Cận lâm sàng: định lượng Hemoglobin và Hematocrit để nhận định về
tình trạng thiếu máu theo ngưỡng tổ chức Y tế thế giới đề nghị. Có thể chia ra 3
mức độ nhẹ, vừa và nặng ở các mức 10g/100ml, 7-10g/100ml và dưới 7g/100ml.
1.6.5. Tầm quan trọng của thiếu máu
Thiếu máu dù bất kỳ nguyên nhân nào cũng gây tình trạng thiếu oxy ở các
mô đặc biệt là cơ quan như não. Người thiếu máu thì khả năng vận động, hoạt
động hàng ngày giảm, chậm phát triển cân nặng, chiều cao.

1.6.6. Dự phòng thiếu máu
Trước hết cần tích cực chống ô nhiễm môi trường bằng mọi biện pháp
triển khai kế hoạch chăm sóc sức khoẻ ban đầu, ở cơ sở.
Quan tâm hơn nữa đến kế hoạch hoá gia đình và phát triển dân số, hạn chế
dị tật bẩm sinh, bổ sung viên sắt khi mang thai, tẩy giun định kỳ, tiêm chủng đầy
đủ, hạn chế các bệnh nhiễm khuẩn nâng cao chế độ dinh dưỡng toàn dân [35].
16
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là tất cả các trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi và các bà mẹ
của những trẻ đó ở xã Hương Hồ - Thừa Thiên Huế.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn
Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi ở tất cả các hộ gia đình của thôn.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Các trường hợp trẻ em 2 tháng đến 5 tuổi bị các bệnh bẩm sinh (thiểu
năng não, sứt môi hở hàm ếch hay các tật bẩm sinh khác).
- Bà mẹ không bình thường về mặt tinh thần hoặc không hợp tác.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu theo phương pháp tiến cứu, cắt ngang, có mô tả, phân tích.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 03 năm 2007 đến tháng 05 năm 2008
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu
Xã Hương Hồ - Thừa Thiên Huế
2.3. THU THẬP SỐ LIỆU
2.3.1. Các thông tin thu thập
- Phần hành chính: Họ và tên, tuổi, giới, họ tên mẹ, nghề nghiệp mẹ, trình
độ văn hoá mẹ.
- Số con trong gia đình

- Điều kiện kinh tế gia đình
- Cân nặng hiện tại của trẻ
- Tính cân nặng theo tuổi.
- Dấu hiệu bàn tay nhợt
17
- Dấu hiệu gầy mòn năng rõ rệt
- Dấu hiệu phù cả hai chân
- Dấu hiệu mờ giác mạc
- Lúc mang thai trẻ, mẹ có được uống bổ sung viên sắt không
- Trong thời gian mang thai tăng mấy kg
- Thời gian mang thai trẻ
- Cân nặng lúc sinh
- Tuổi ăn dặm
- Trong vòng 2 tuần trẻ có ho, viêm phổi (VP) không
- Trong vòng 2 tuần trẻ có bị tiêu chảy (TC) không
- Trong 6 tháng qua trẻ có được tẩy giun không
- Có được hướng dẫn cách nuôi dưỡng trẻ không
- Trẻ có được nuôi dưỡng đúng theo khuyến cáo của IMCI theo độ tuổi.
2.3.2. Kỹ thuật thu thập số liệu
2.3.2.1. Cách tính tuổi
Theo quy ước của WHO 1983 hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Cách tính
tuổi theo tháng đối với trẻ < 5 tuổi quy ước:
- Từ lúc mới sinh đến ngày tròn tháng (tức là ngày đầu tiên đến 29) gọi là
tháng thứ nhất, được coi là một tháng tuổi.
- Từ ngày tròn 1 tháng đến trước ngày tròn 2 tháng tuổi (từ ngày 30 đến
ngày 59 là tháng thứ 2 được coi là 2 tháng tuổi.
Tóm lại, lấy ngày sinh làm mốc trẻ đang ở tháng thứ bao nhiêu thì bấy
nhiêu tháng [3]. Nếu mẹ quên ngày dương thì quy đổi ra ngày dương để tính.
(VD: Trẻ sinh ngày 12/6/2000 sẽ được xem là 5 tháng tuổi nếu được thăm
khám từ ngày 12/10/2000 đến ngày 11/11/2000).

2.3.2.2. Thu thập thông tin
Thiết kế bộ câu hỏi đảm bảo nguyên tắc sau
- Bộ câu hỏi phải được thiết kế gọn gàng, rõ ràng dễ thực hiện.
18
- Dựa vào bộ câu hỏi phỏng vấn bà mẹ để thu thập các thông tin liên quan
đến nhẹ cân và thiếu máu kết hợp với khám lâm sàng và cân trẻ.
2.3.2.3. Kỹ thuật cân
Dùng cân xách tay của UNICEF có độ nhạy 100gram khi cân đặt cân ở vị
trí bằng phẳng chỉnh cân về số 0 trước khi cân, hàng ngày kiểm tra độ nhạy, độ
chính xác của cân, kết quả được ghi với một số lẻ.
Cân trực tiếp đối với trẻ mặc quần áo mỏng, cởi bỏ hết giày dép, mũ.
Cân gián tiếp chuẩn bị như cân trực tiếp cho bà mẹ bồng trẻ lên cân ghi
kết quả lần 1, sau đó cân lại bà mẹ không có trẻ ghi lần 2. Lấy kết quả lần một
trừ kết quả lần 2 ta sẽ có kết quả của trẻ.
2.3.2.4. Kỹ thuật khám da lòng bàn tay
- Đặt lòng bàn tay trẻ hơn khum, khám cả hai lòng bàn tay của trẻ so sánh
lòng bàn tay của trẻ với lòng bàn tay của người khám để đánh giá theo 3 mức
độ.
+ Lòng bàn tay hồng: trẻ không thiếu máu
+ Lòng bàn tay nhợt: trẻ có thiếu máu
+ Lòng bàn tay rất nhợt: trẻ thiếu máu nặng
2.3.2.5. Kỹ thuật tìm dấu hiệu mờ giác mạc
Bình thường giác mạc trẻ sáng bóng và trong suốt. Khi giác mạc bị mờ
nhìn vào giác mạc mức độ trong suốt giảm, giống như một vùng sương mờ phủ
lên giác mạc.
- Có thể để trẻ nằm mở mắt tự nhiên hoặc kéo nhẹ mi dưới để tìm dấu
hiệu này.
2.3.2.6. Kỷ thuật tìm dấu hiệu gầy mòn
Trẻ có dấu hiệu này là trẻ rất gầy, nhìn chỉ có da bọc xương để tìm dấu
hiệu này cho trẻ cởi hết quần áo quan sát dấu hiệu gầy mòn ở cơ vai, cánh tay,

mông và chân. Quan sát các xương sườn của trẻ xem có nhìn rõ không, nhìn
hông của trẻ có nhỏ so với ngực và bụng không. Quan sát từ phía bên xem lớp
19
mỡ dưới mông có mất không. Trẻ có dấu gầy mòn rõ rệt sẽ có rất nhiều nếp da ở
mông và đùi nhìn giống như mặc quần rộng [7].
2.3.2.7. Kỷ thuật tìm dấu hiệu phù 2 chi
Một tay người khám đỡ vào vùng cổ chân trẻ, tay kia ngón cái đặt lên mu
bàn chân, bốn ngón còn lại đặt vào lòng bàn chân trẻ, dùng ngón cái ấn vào mu
bàn chân khoảng 30 giây rồi thả ra quan sát có vết lõm của dấu ấn ngón tay [7].
2.3.2.8. Kỷ thuật xác định cân nặng theo tuổi
- Tính tuổi của trẻ theo tháng
- Cân trẻ chính xác
- Sử dụng biểu đồ cân nặng theo tuổi để xác định cân nặng so với tuổi (có
biểu đồ kèm theo).
- Nhìn vào trục đứng để xác định cân nặng của trẻ.
- Nhìn vào trục ngang để xác định tuổi của trẻ theo tháng.
- Tìm điểm giao nhau giữa cân nặng và tuổi trên biểu đồ
- Xác định điểm đó nằm phía trên, hay phía dưới đường cong ranh giới
giữa vùng bình thường và vùng nhẹ cân. Nếu điểm đó nằm phía trên đường cong
ranh giới này trẻ không nhẹ cân so với tuổi.
Nếu điểm đó trùng ngay trên hay bên dưới đường cong ranh giới này là
trẻ nhẹ cân so với tuổi [8].
2.4. PHÂN LOẠI SUY DINH DƯỠNG VÀ/HOẶC THIẾU MÁU
- Các dấu hiệu đánh giá phân loại SDD:
+ Gầy mòn nặng rõ rệt hoặc mờ giác mạc hoặc phù cả hai chân phân loại
“SDD nặng”.
+ Nhẹ cân so với tuổi và không có dấu hiệu của SDD nặng phân loại trẻ
“nhẹ cân”.
+ Không nhẹ cân so với tuổi phân loại “không nhẹ cân”
- Các dấu hiệu phân loại thiếu máu:

+ Dấu hiệu lòng bàn tay rất nhợt phân loại “thiếu máu nặng”.
+ Dấu hiệu lòng bàn tay nhợt phân loại “thiếu máu”.
20
+ Dấu hiệu lòng bàn tay hồng phân loại “không thiếu máu” [3]
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Xử lý và phân tích số liệu theo phương pháp thống kê y học thông
thường, sử dụng phần mềm Excel và MedCalc.
- Các thuật toán thống kê được sử dụng gồm:
+ Trị trung bình, độ lệch chuẩn, trị cực đại, trị cực tiểu.
+ So sánh hai tỷ lệ bằng kiểm định Ho sử dụng thống kê χ
2
.
21
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON TRONG NHÓM
TRẺ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU
3.1.1. Tuổi của các bà mẹ
Bảng 3.1. Tuổi của các bà mẹ
Độ tuổi (năm) n Tỷ lệ %
20-30 109 53,43
31-40 82 40,20
41-50 13 6,37
Tổng 204 100
Tuổi trung bình 31,60 ± 5,52
Biểu đồ 3.1. Tuổi của các bà mẹ
Trong 204 trẻ được nghiên cứu, số trẻ có bà mẹ ở độ tuổi 20-30 chiếm tỷ
lệ cao nhất (53,43%), tiếp đến độ tuổi 31-40 tuổi chiếm tỷ lệ 40,20%, thấp nhất
ở độ tuổi 41-50 tuổi (6,37%).
Tuổi trung bình các bà mẹ : 31,60 ± 5,52

Tuổi cao nhất: 49 tuổi, thấp nhất : 21 tuổi
3.1.2. Nghề nghiệp của các bà mẹ
Bảng 3.2. Nghề nghiệp của các bà mẹ
22
Nghề nghiệp n %
Công chức 8 3,92
Giáo viên 13 6,37
Buôn bán 51 25,00
Nông dân 44 21,57
Thợ thủ công 33 16,18
Nội trợ 55 26,96
Tổng 204 100,00
Trong số 204 trẻ được nghiên cứu, số trẻ có bà mẹ nội trợ chiếm tỷ lệ
26,96%; tiếp đến là buôn bán (25,00%); số trẻ có bà mẹ công chức chiếm tỷ lệ
thấp chỉ 3,92%.
3.1.3. Trình độ học vấn của các bà mẹ
Bảng 3.3. Trình độ học vấn của các bà mẹ
TĐVH n Tỷ lệ %
Mù chữ 4 1,96
Cấp I 52 25,49
Cấp II 116 56,86
Cấp III 23 11,27
CĐ-ĐH 9 4,41
Tổng 204 100,00
Trong số 204 trẻ được điều tra, số trẻ có bà mẹ trình độ cấp II chiếm tỷ lệ
cao nhất (56,86%), tiếp đến bà mẹ có trình độ cấp I chiếm 25,49%, CĐ-ĐH
chiếm 4,41% và thấp nhất là có 4 bà mẹ mù chữ chiếm 1,96%.
3.1.4. Tình hình số con của các gia đình
Bảng 3.4. Tình hình số con của các gia đình
Số con n Tỷ lệ %

1 156 76,47
2 45 22,06
≥ 3 3 1,47
Tổng 204 100,00
23
Trong 204 trẻ được nghiên cứu, số trẻ sống trong gia đình có 1 con chiếm tỷ
lệ cao nhất với 156 trường hợp (76,47%), tiếp đến số trẻ sống trong gia đình có 2
con chiếm 22,06% và thấp nhất là gia đình đông con (≥ 3 con) chiếm tỷ lệ 1,47%.
3.1.5. Tình hình kinh tế của các gia đình
Bảng 3.5. Tình hình kinh tế của các gia đình
Điều kiện kinh tế n Tỷ lệ %
Nghèo 20 9,80
Trung binh 139 68,14
Khá 45 22,06
Tổng 204 100,00
Trong 204 trẻ được nghiên cứu, số trẻ sống trong gia đình có điều kiện
kinh tế trung bình chiếm đa số (68,14%), số trẻ sống trong gia đình có điều kiện
kinh tế khá chiếm thấp nhất (22,06%).
3.1.6. Tiếp thu kiến thức nuôi dưỡng trẻ từ các phương tiện truyền thông
Bảng 3.6. Tiếp thu kiến thức nuôi dưỡng trẻ từ các phương tiện truyền thông
Phương tiện truyền thông n Tỷ lệ %
Radio 4 1,85
Tivi 203 93,98
Sách báo 9 4,17
Tổng 216 100,00
Trong 204 trẻ được nghiên cứu, số trẻ có bà mẹ tiếp thu kiến thức nuôi
dạy trẻ từ tivi chiếm tỷ lệ cao nhất 93,98%, tiếp đến sách báo chiếm 4,17% và
thấp nhất là từ radio chỉ chiếm 1,85%.
3.1.7. Đánh giá tình hình trẻ được nuôi dưỡng đúng theo khuyến cáo IMCI
Bảng 3.7. Tình hình nuôi dưỡng trẻ của các gia đình

Mức độ dánh giá n Tỷ lệ %
Tốt ( 90-100 điểm) 57 27,94
Khá (70-89điểm) 96 47,06
Sai (< 70 điểm) 51 25,00
Tổng 204 100,00
24
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ đánh giá tình hình trẻ nuôi dưỡng
Trong 204 trẻ được nghiên cứu tình hình trẻ nuôi dưỡng, bà mẹ có mức
độ khá chiếm tỷ lệ cao nhất 47,06%, tốt chiếm 27,94%.
3.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM TRẺ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU
3.2.1. Độ tuổi của nhóm trẻ được nghiên cứu
Bảng 3.7. Độ tuổi của nhóm trẻ được nghiên cứu
Độ tuổi (tháng) n Tỷ lệ %
≤ 4 2 0,98
4 - 5 4 1,961
6 - 11 28 13,73
12 -23 30 14,71
24 - 60 140 68,63
Tổng 204 100
Tuổi Trung bình 31,63 ± 15,88 tháng
Tuổi cao nhất = 60 tháng; tuổi thấp nhất = 3 tháng
Trong 204 trẻ được nghiên cứu, nhóm trẻ có độ tuổi từ 24-60 tháng tuổi
chiếm tỷ lệ cao nhất 68,63%, tiếp đến độ tuổi 12-24 tháng 14,71%. Các độ tuổi
nhỏ chiếm tỷ lệ thấp.
3.2.2. Giới của nhóm trẻ được nghiên cứu
25

×