Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu đánh giá đa dạng khu hệ cá và đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn lợi cá tại các thủy vực ở 2 xã Ba Nam và Ba Xa, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 76 trang )

1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT



HOÀNG ANH TUẤN


NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG KHU HỆ CÁ VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN LỢI CÁ TẠI CÁC THỦY VỰC Ở 2
XÃ BA NAM VÀ BA XA, HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI



LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC





HÀ NỘI, NĂM 2013
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


MỞ ĐẦU


Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa có lƣợng mƣa
hàng năm rất cao, cùng với sự phân hóa phức tạp về địa hình đã tạo cho nƣớc
ta sự đa dạng về các loại hình thủy vực. Toàn quốc có tới 2.360 con sông lớn
nhỏ, 231 hồ tự nhiên với 34.600 ha, 2.470 hồ chứa với 1.835.780 ha có khả
năng phát triển nguồn lợi cá. Do các thủy vực đa dạng lại phân bố ở nhiều loại
địa hình, độ cao và vùng sinh thái khác nhau nên nƣớc ta có nguồn lợi cá
nƣớc ngọt vô cùng phong phú và đa dạng với 1027 loài và phân loài cá nằm
trong 22 bộ, 97 họ và 427 giống [16][24].
Việc nghiên cứu cá nƣớc ngọt ở nƣớc ta đƣợc tiến hành từ cuối thế kỷ
19 (1881) nhƣng chủ yếu do các chuyên gia nƣớc ngoài tiến hành và chỉ đƣợc
nhà nƣớc quan tâm từ năm 1954. Sau khi hòa bình lặp lại công tác nghiên cứu
cá nƣớc ngọt ngày càng đƣợc đi sâu và mở rộng, đã đạt đƣợc nhiều thành tựu,
góp phần cho việc phát triển nghề cá trong cả nƣớc. Tuy nhiên việc nghiên
cứu mới chỉ tập trung vào các con sông lớn, các loài cá kinh tế, còn vùng sâu,
vùng xa và đặc biệt nguồn lợi cá suối và cá hang động còn ít đƣợc các nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu.
Ba Tơ là một trong 6 huyện miền núi, nằm về phía Tây Nam của tỉnh
Quảng Ngãi. Phía Bắc giáp các huyện Minh Long, Sơn Hà; phía Đông Bắc
giáp huyện Nghĩa Hành; phía Đông giáp huyện Đức Phổ; phía Nam và Đông
Nam giáp huyện An Lão của tỉnh Bình Định; phía Tây và Tây Nam giáp
huyện Kon Plông của tỉnh Kon Tum và huyện K’Bang của tỉnh Gia Lai. Đây
là huyện lớn nhất trong tỉnh có diện tích 1.136,69km
2
, chiếm 1/5 diện tích
toàn tỉnh, địa hình của Ba Tơ chủ yếu là đồi núi (chiếm 4/5 diện tích toàn
huyện), thung lũng và vực sông xen kẽ. Ba Tơ nối liền với nhiều dãy núi cao
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



hiểm trở nhƣ dãy Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum, núi Cao Muôn Ba Tơ cũng
là huyện có nhiều sông lớn nhƣ: sông Reh, Sông Liên, sông Vực Liêm là
thƣợng nguồn của các con sông lớn của tỉnh Quảng Ngãi. Chính sự phân hóa
phức tạp về địa hình ở đây đã tạo nên sự đa dạng cả về thành phần loài sinh
vật và sinh cảnh sống, đặc biệt là các loài cá suối sinh sống trên nhiều loại
hình thủy vực khác nhau [69].
Cho đến nay, Ba Tơ vẫn vẫn chƣa có nhiều nghiên cứu về sự đa dạng
thành phần loài cá. Nhằm xây dựng danh lục thành phần các loài cá mới nhất,
từ đó phát hiện các loài cá có giá trị kinh tế cao và các loài cá quý hiếm, góp
phần đề ra các biện pháp bảo vệ, khai thác nguồn lợi cá một cách hợp lý, đề
tài: “Nghiên cứu khu hệ cá và đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn lợi cá tại
các thủy vực ở 2 xã Ba Nam và Ba Xa, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi” đã
đƣợc thực hiện với các mục tiêu và nội dung nghiên cứu sau:
Mục tiêu nghiên cứu:
+ Lập đƣợc danh lục mới nhất về thành phần loài cá tại 2 xã Ba Nam và Ba
Xa, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Đánh giá sự đa dạng về thành phần loài
cá tại khu vực.
+ Xác định các loài cá có giá trị kinh tế, các loài cá quý hiếm, đặc hữu cần
đƣợc bảo tồn và duy trì nguồn lợi.
+ Phân tích, đánh giá hiện trạng khai thác và quản lý các loài cá nhằm đề xuất
các giải pháp bảo tồn, sử dụng hợp lý và phát triển bền vững nguồn lợi cá tại
khu vực nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu:
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


+ Điều tra, khảo sát thu thập mẫu cá nhằm xác định thành phần loài cá tại khu
vực nghiên cứu.
+ Điều tra, nghiên cứu xác định các loài cá có giá trị kinh tế, các loài cá quý

hiếm, đặc hữu cần đƣợc bảo tồn và phát triển nguồn lợi.
+ Khảo sát hiện trạng nghề cá và đề xuất các giải pháp bảo vệ, khai thác hợp
lý và phát triển nguồn lợi cá tại địa phƣơng.















5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




NỘI DUNG
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐA DẠNG LOÀI CÁ Ở THỦY VỰC NỘI ĐỊA
1.1.1. Sự đa dạng về thành phần loài cá nƣớc ngọt tại Việt Nam
Đến năm 1996, các nhà khoa học đã thu thập, định loại và thống kê
đƣợc 544 loài cá nƣớc ngọt tại Việt Nam, thuộc 57 họ và 18 bộ (Nguyễn Tấn

Trịnh và cộng sự, 1996) [1].
Hiện nay, sau một thời gian dài thu thập và phân loại mẫu vật của các
loài cá trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, các nhà khoa học đã thống kê đƣợc
1027 loài và phân loài cá nằm trong 22 bộ, 97 họ và 427 giống. Trong đó có
322 loài cá có nguồn gốc biển và cửa sông di cƣ vào nƣớc ngọt (theo Nguyễn
Văn Hảo, 2005) [16]. Nhƣ vậy, trong vòng 10 năm số loài và phân loài cá
nƣớc ngọt Việt Nam đã tăng gần gấp đôi (Hình 1.1).







6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu





1.1.2. Nguồn gốc khu hệ và đặc trƣng về phân bố địa lý của khu hệ
Theo Nguyễn Văn Hảo (2005) [16], khu hệ cá nƣớc ngọt Việt Nam bao
gồm khu Cao Lạng với 104 loài (chiếm 10,13%), khu Việt Bắc với 226 loài
(chiếm 22,01%), khu Tây Bắc với 192 loài (chiếm 18,7%), khu Bắc Trung Bộ
372 loài (chiếm 36,22%), khu Đồng Bằng Bắc Bộ 316 loài (chiếm 30,77%),
khu Tây Nguyên 189 loài (chiếm 18,4%), khu Đông Nam Bộ với 277 loài
(chiếm 26,97%), khu Đồng Bằng Sông Cửu Long với 388 loài (chiếm
37,78%), khu Nam Trung Bộ với 251 loài (chiếm 24,44%), khu Điện Biên
Phủ với 110 loài (chiếm 10,71%). Trong 10 khu hệ cá nƣớc ngọt tại Việt Nam

thì có 2 khu hệ lớn là khu Bắc Trung Bộ và khu Đồng Bằng Sông Cửu Long
có thành phần loài phong phú và đa dạng nhất.
1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÁ NƢỚC NGỌT
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu cá trên thế giới
Năm - 384-322 (Trƣớc công nguyên) thời Aristode, Ngƣ loại học đƣợc hình
thành thực sự và có nhà khoa học ghi chép lại để cùng hiểu biết và sử dụng
chung. Từ đó đến nay, nhiều công trình khoa học vô cùng quí giá của rất
nhiều nhà khoa học nổi tiếng nhƣ: C. Linnaeus (1707,1778); G. Cuvier ; A.
Valenciennes (1828-1848); P. Bleeker (1819-1878); A. Giinther (1830-
1914); J. Richardson (1844-1845); Ds. Jordan (1854-1931); L. S. Berg (1876-
1950); Pravdin (1964), Bănărescu Song nhìn chung Ngƣ loại học thế giới
chia làm 3 thời kỳ:
Hình 1.1. Về sự đa dạng cá nƣớc ngọt Việt Nam qua
hai thời kỳ (năm 1996 và năm 2005)
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


- Thời kỳ thứ nhất (Thời kỳ từ thời Aristode -384-322(trƣớc Công Nguyên)
đến thế kỷ XVI): Aristode với tác phẩm “Historia animalum” đã giới thiệu
115 loài cá với những dẫn liệu phân bố, sinh sản, di cƣ Thế kỷ XVI sau
thời kỳ phục hƣng của Châu Âu, Ngƣ loại học cùng với các môn khoa học
tự nhiên khác mới phát triển một cách mạnh mẽ. Thời kỳ này có các nhà
Ngƣ loại nổi tiếng nhƣ: P. Belon (1518-1564) ngƣời Pháp đã giới thiệu 110
loài cá; G. Rondelt (1507-1557) ngƣời Pháp giới thiệu 197 loài ở Địa Trung
Hải; C. Gasneri (1516-1565) ngƣời Pháp, đã gợi ý cách đặt tên hai chữ cho
cá mà sau này C. Linnaeus đã sử dụng.
- Thời kỳ thứ hai (Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX): Ngƣ loại bắt đầu tích
luỹ nhiều dẫn liệu khác nhau, nhất là về phân loại, địa lý phân bố và khu hệ
cá ở các vùng nƣớc khác nhau. Thời kỳ này có các nhà Ngƣ loại học nổi

tiếng với công trình nghiên cứu nhƣ: P. Artedi (Thuỵ Điển), 1705 - 1734 với
5 cuốn sách nổi tiếng: Bibliotheca ichthylogica, Philosophia ichthyologica,
Genera piscium, Species piscium, Synonymia piscium; C. Linnaeus (Thụy
Điển), 1707-1778 - Systema nature (1735) đã đề ra cách gọi tên cá 2 chữ và
đã giới thiệu 2600 loài; G. Cuvier và A. Valenciennes - Historie Naturelle
des Poissons gồm 21 tập xuất bản trong 20 năm (1828-1848); P. Bleeker
(Hà Lan), 1819-1878 - Atlas Ichthyologiques Indes Orientales of the
Neserlandaises gồm 9 tập; A. Giinther (Đức), 1830-1914 - catalogue of the
Fishes of British Museum gồm 8 tập; Richardson (1844-1845); Bovelli
(1608-1679)
- Thời kỳ thứ ba (Từ đầu thế kỷ XX đến nay): Những nghiên cứu về Ngƣ
loại học tăng lên rất nhanh và toàn diện, trong đó phân loại cá, sinh lý sinh
thái cá đóng vai trò là bƣớc tiên phong để phát triển bền vững nghề cá.
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


Thời kỳ này có các nhà khoa học nổi tiếng nhƣ:
D. S. Jordan (1854-1931) đã giới thiệu các loài cá ở Nam Mỹ và Trung Mỹ;
G. A. Boulenger (1851) với 15 tập sách giới thiệu các loài cá ở bảo tàng Anh;
L.S. Berg (1876-1950) ngƣời Liên Xô, đã giới thiệu hệ thống Ngƣ loại; M.
Weber và L.F.de Beaufort (Hà Lan) đã công bố 10 tập sách về các loài cá ở
vùng quần đảo Châu Úc (1911-1953); K. Matsubara (Nhật) đã viết cuốn sách
Hình thái và bảng tra các loài cá; F. Day đã viết về các loài cá Ấn Độ và
rất nhiều nhà Ngƣ loại khác của Liên Xô và các nƣớc xã hội chủ nghĩa khác
đã góp phần thúc đẩy nền Ngƣ loại học phát triển.
Phần nửa những năm sau của thập kỷ XX cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của nền khoa học công nghệ, Ngƣ loại học cũng đƣợc chú ý phát triển hơn.
Theo thống kê của Nelson, 1984 hiện trên thế giới có khoảng 29.000 loài cá
sống ở các thủy vực; R. Frose và D. Pauly, 1995 - Fishbase a Biological

Database on Fish trên đĩa CD đã tổng hợp giới thiệu trên 12000 loài chiếm
khoảng 50% loài cá sinh sống trong các thủy vực.
Ngày nay, Ngƣ loại học đã đi sâu nghiên cứu chi tiết hơn và phân chia các
vùng nghiên cứu, các khu hệ và phân bố địa lý. Các nƣớc, các Châu lục đều
có các nhà Ngƣ loại nghiên cứu. Điển hình: Pravdin, P. Bănărescu, Chu
Xinluo, Chen Yinrui, R. Tyson, Kottelat, Walter Rainboth, Mai Đình Yên,
Về sinh lý, sinh thái cũng phát triển mạnh, nhiều công trình nghiên cứu, các
sách chuyên khảo có giá trị nhƣ Sinh lý cá của Brown (1957), Putrkov (1941),
E. Hoar (1968), Sinh thái chủng quần cá của G. V. Nicholxki, Hƣớng dẫn
nghiên cứu cá của Pravdin (1958)
Tóm lại, lịch sử nghiên cứu Ngƣ loại có rất sớm và lâu đời, ở mỗi nƣớc trên
thế giới đều có nghiên cứu về cá. Tập hợp đã xác định đƣợc 32700 loài cá
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


trên thế giới đƣợc thống kê từ 49500 tài liệu tham khảo và 53400 ảnh cá
(Fishbase, 2013) [67]. Qua đó cho thấy nhóm cá rất phong phú và đa dạng.
Tuy nhiên cũng chỉ là gần với thực tế mà chƣa phản ánh hết giá trị thực của
thực tế. Ngƣ loại học thế giới đang phát triển vƣợt bậc cả về số lƣợng và chất
lƣợng, đã nghiên cứu sâu về khu hệ, tính đa dạng sinh học, nghiên cứu sinh
học cá thể và quần thể Trong những năm gần đây do sự suy giảm về môi
trƣờng, khai thác không hợp lý làm cho một số động vật quí hiếm trong đó
có cả một số loài cá đã và đang có nguy cơ bị diệt vong. Vì vậy, Ngƣ loại lại
càng có trách nhiệm nặng nề hơn trong công tác bảo vệ tính đa dạng sinh học
và nguồn lợi hiện nay: đƣa ra những dự báo và phƣơng hƣớng để duy trì và
phát triển nguồn lợi giúp cho nghề cá phát triển bền vững [37].
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu cá nƣớc ngọt tại Việt Nam
1.2.2.1. Giai đoạn trước năm 1954
Các nghiên cứu phân loại cá nƣớc ngọt ở Việt Nam đã đƣợc tiến hành

khá sớm bởi các nhà khoa học nƣớc ngoài, trong đó công trình nghiên cứu
đầu tiên là của H.E. Sauvage (1881): “Nghiên cứu về khu hệ cá Á Châu và
mô tả một số loài mới ở Đông Dƣơng” trong công trình này tác giả đã thống
kê 139 loài cá chung cho toàn Đông Dƣơng và mô tả 2 loài mới ở miền Bắc
Việt Nam [37].
G.Tirant (1883) đã mô tả 70 loài cá nƣớc ngọt ở sông Hƣơng (Thừa
Thiên Huế) trong đó có 3 loài mới. Những năm tiếp theo, có nhiều công bố về
thành phần loài cá ở các thủy vực khác nhau hoặc mô tả loài mới của nhiều
tác giả nhƣ: H.E. Sauvage (1884) thu thập 10 loài ở Hà Nội trong đó có 7 loài
mới; L.Vaillant (1891-1904) thu thập 6 loài, mô tả 4 loài mới ở Lai Châu
(1891), 1 loài mới ở sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn).
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


Với công trình nghiên cứu khá tổng quát về cá nƣớc ngọt miền Bắc
Việt Nam “Góp phần nghiên cứu các loài cá nƣớc ngọt miền Bắc Việt Nam”,
P.Chevey & J. Lemasson (1937) đã giới thiệu 98 loài thuộc 17 họ cá ở miền
Bắc Việt Nam.
Thời kỳ cuối thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20 (1945) do hầu hết các nghiên
cứu cá nƣớc ngọt đều do ngƣời Pháp tiến hành nên các mẫu chuẩn hầu hết lƣu
giữ tại các Bảo tàng tự nhiên Paris. Các nghiên cứu trong thời kỳ này mới chỉ
dừng lại ở mức mô tả thống kê thành phần loài [37].
1.2.2.2. Giai đoạn sau năm 1954
Thời kỳ này công tác nghiên cứu phân loại cá chủ yếu do các nhà khoa
học Việt Nam tiến hành. Có thể chia thời kỳ này thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (Từ năm 1955-1975): Thời kỳ này ở miền Bắc các nhà khoa học
Việt Nam đã điều tra ở nhiều vùng sinh thái khác nhau nhƣ: Tây Bắc, Đông
Bắc và khu Bốn cũ ở nhiều loại hình thủy vực sông, suối, ao, hồ, đầm,
ruộng…Điển hình có các tác giả và các công trình đã nghiên cứu nhƣ: Đào

Văn Tiến, Mai Đình Yên (1959) “Dẫn liệu sơ bộ ngƣ giới Sông Bôi”; Đặng
Ngọc Thanh, Mai Đình Yên (1961) “Điều tra nguồn lợi sinh vật Hồ Tây”;
Mai Đình Yên (1962) “Sơ bộ điều tra thành phần, nguồn gốc và phân bố của
chủng quần cá Sông Hồng”; Nguyễn Văn Hảo (1964) “Dẫn liệu nguồn lợi cá
hồ Ba Bể”; Nguyễn Văn Hảo và cộng sự (1964) “Kết quả điều tra nguồn lợi
cá sông Thao”; Mai Đình Yên (1964) “Đặc điểm sinh học các loài cá sông
Hồng”; Mai Đình Yên (1966) “Đặc điểm sinh học một số loài cá ruộng ở
đồng bằng miền Bắc Việt Nam”.
Giai đoạn này ở miền Nam cũng có một số công trình do các nhà khoa
học trong và ngoài nƣớc tiến hành nhƣ: Trần Ngọc Lợi, Nguyễn Cháu (1964);
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


M. Yamamura (1966); Kawamoto, Nguyễn Viết Trƣơng và Trần Tuý Hoa
(1972)…[37].
- Giai đoạn 2 (từ năm 1975 đến nay): Đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu
đánh giá tiềm năng về nguồn lợi cá nƣớc ngọt Việt nam, mở đƣờng cho nghề
cá phát triển. Đáng chú ý là 3 công trình tổng hợp các kết quả nghiên cứu các
thời kỳ là: “Định loại cá nƣớc ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam” của Mai
Đình Yên (1978) [39] tác giả đã lập danh mục, mô tả chi tiết, lập khóa định
loại, đặc điểm phân bố và ý nghĩa kinh tế của 201 loài, 105 giống thuộc 27 họ
và 11 bộ; “Định loại cá nƣớc ngọt Nam Bộ” của Mai Đình Yên, Nguyễn Văn
Thiện, Lê Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan, Nguyễn Văn Trọng (1992)[40] đã mô
tả 255 loài, 133 giống thuộc 57 họ và 14 bộ; “Định loại cá nƣớc ngọt vùng
ĐBSCL” của Trƣơng Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hƣơng (1993), gồm 173
loài Đây là 3 công trình tổng hợp đầy đủ nhất về khu hệ cá miền Bắc và
miền Nam nƣớc ta. Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu có ý nghĩa
quan trọng nhƣ: Nguyễn Thái Tự và cộng sự (1999) “Khu Hệ cá Phong Nha”;
Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Văn Chiến

(2001) đã nghiên cứu khu hệ cá Sông Đà thuộc 2 tỉnh Lai Châu và Sơn La
gồm 174 loài; Mai Đình Yên và Nguyễn Hữu Dực (1991) công bố thành phần
loài cá sông Thu Bồn (85 loài), Trà Khúc (47 loài), sông Vệ (34 loài), sông
Côn (43 loài), sông Ba (48 loài), sông Cái (25 loài); Nguyễn Thái Tự (1983)
với khu hệ cá sông Lam (157 loài); Nguyễn Thái Tự (1986), Đặc điểm khu hệ
cá Nghệ Tĩnh; Nguyễn Thái Tự (1992) Khu hệ cá Vũ Quang; Mai Đình Yên,
Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến và Hứa Bạch Loan
(1992) đã nghiên cứu về thành phần loài các sông: Tiền, Hậu, Vàm Cỏ, Sài
Gòn và sông Đồng Nai (255 loài); Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Hữu Dực
(1994) đã xác định đƣợc thành phần loài ở một số sông suối của Tây Nguyên
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


(82loài); Võ Văn Phú (1995) Thành phần loài cá ở các đầm phá Thừa Thiên
Huế (163 loài); Nghiên cứu về đặc trƣng phân bố và đặc điểm địa động vật
học của cá nƣớc ngọt Việt Nam, có các tác giả: Võ Quý (1966); Mai Đình
Yên (1973, 1985, 1988); Nguyễn Thái Tự (1983, 2000, 2003); Kottelat (1989),
Mai Đình Yên và Nguyễn Hữu Dực (1991) [37]
Năm 1998, Hội nghị khoa học toàn quốc về nuôi trồng thủy sản tổ chức
tại Viện NCNT Thủy sản I đã có nhiều báo cáo có giá trị trong nghiên cứu
ứng dụng nhƣ: Mai Đình Yên “Hiện trạng nguồn lợi thủy sản nƣớc ngọt và đề
xuất chƣơng trình bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi này”; Trần Thanh
Xuân “Bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá nƣớc ngọt ở đồng bằng sông Cửu
Long”; Nguyễn Thị Thu Hè “Dẫn liệu bƣớc đầu về thành phần loài cá tự
nhiên ở sông suối Đăk Lắc và một vài ý kiến bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong
vùng”[18]…. Về đặc trƣng phân bố và đặc điểm địa động vật của cá nƣớc
ngọt Việt Nam có nghiên cứu của các tác giả nhƣ: Mai Đình Yên (1973),
Nguyễn Thái Tự (1983), Mai Đình Yên và Nguyễn Hữu Dực (1991), Nguyễn
Văn Hảo (1993,1998), Nguyễn Hữu Dực (1995) [34, 37].

Những năm gần đây đã có khá nhiều công trình nghiên cứu của các nhà
khoa học nƣớc ngoài tại Việt Nam. Nhiều loài mới đã đƣợc phát hiện và mô
tả: W.J.Rainboth (1996) với công trình nghiên cứu “The taxonomy
systematics and zoogeography of Hypsibarbus a new Genus of Large Barbs
(Pisces, Cyprinidae) from the Rivers of Southeastern Asia” đã mô tả 1 giống
mới tại Quảng Trị; J. Freyhof & D.V. Serov (2000) với “Review of the genus
Sewellia with descriptions of two new species from Vietnam (Cypriniformes:
Balitoridae)”[47] đã mô tả 8 loài trong giống Sewellia trong đó có 2 loài mới
cho khoa học tại Gia Lai. Năm 2001, J.Freyhof, và D.V. Serov đã mô tả 14
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


loài mới và 1 giống cá mới cho khoa học ở miền Trung Việt Nam [48]. Năm
2003 J.Freyhof đã mô tả 1 loài cá mới thuộc giống Sewellia ở sông Thu Bồn
[49]. Năm 2007, Heok Hee Ng và Heok Hee Tan đã công bố 1 loài mới thuộc
giống Pseudecheneis tại Đà Nẵng với 1 mẫu duy nhất [60]. Năm 2012, Koichi
Shibukawa và cộng sự đã công bố 1 loài mới Phallostethus cuulong là loài
duy nhất đại diện cho họ Phallostethidae tại Việt Nam [66].
Nhìn chung, kể từ khi nƣớc nhà độc lập các nghiên cứu về ngƣ loại học
đã có nhiều thành tựu to lớn, góp phần không nhỏ vào sự phát triển nghề cá
nói riêng và sự phát triển của nƣớc nhà nói chung. Các công trình nghiên cứu
của các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc đã cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về
sự đa dạng thành phần loài của khu hệ cá nƣớc ngọt Việt Nam. Tuy nhiên,
nhƣ đã đề cập ở trên các công trình nghiên cứu phần lớn mới chỉ tập trung vào
điều tra khu hệ cá các con sông lớn còn vùng sâu, vùng xa, hải đảo và đặc biệt
là nguồn lợi cá hang động vẫn ít đƣợc các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Do đó, cần phải có nhiều công trình nghiên cứu hơn nữa để đánh giá đúng
hiện trạng về đa dạng các loài cá và nghề cá trên cả nƣớc để có biện pháp bảo
vệ và phát triển bền vững nguồn lợi cá.

1.2.3. Lịch sử nghiên cứu cá nƣớc ngọt tại tỉnh Quảng Ngãi và khu vực
nghiên cứu
Các nghiên cứu về khu hệ cá 2 con sông lớn là sông Vệ và sông Trà
Khúc của tỉnh Quảng Ngãi đã đƣợc tiến hành từ khá sớm bởi các nhà khoa
học trong và ngoài nƣớc. Điển hình là các công trình nghiên cứu: Nguyễn
Hữu Dực (1995) “Góp phần nghiên cứu khu hệ cá nƣớc ngọt Nam Trung bộ
Việt Nam” luận án Tiến sĩ khoa học trƣờng Đại học Sƣ phạm I [8];Võ Văn
Phú, Nguyễn Hoàng Diệu Minh, Hoàng Đình Trung (2011) “Dẫn liệu bƣớc
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


đầu về thành phần loài cá ở vùng rừng Cà Đam, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng
Ngãi" [26];
Võ Văn Phú, Nguyễn Hoàng Diệu Minh, Hoàng Đình Trung (2012),
“Dẫn liệu bƣớc đầu về thành phần loài cá ở vùng rừng Cao Muôn, huyện Ba
Tơ, tỉnh Quảng Ngãi” [27].
Ngoài ra cũng có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học
nƣớc ngoài tiến hành tại khu hệ miền Trung trong đó có Quảng Ngãi. Điển
hình là:
T. R. Roberts (1997) với công trình nghiên cứu “Systematics revision
of the Balitorid loach genus Sewellia of Vietnam and Laos, with diagnoses of
four new species” tác giả đã công bố 4 loài mới thuộc giống cá Đép (Sewellia)
trong đó có 1 loài (Sewellia pterolineata) thuộc sông Trà Khúc của tỉnh
Quảng Ngãi [62] .
Năm 2001, bằng công trình “Nemacheiline loaches from central
Vietnam with descriptions a new genus and 14 new species (Cypriniformes:
Balitoridae)” các tác giả J.D.Freyhof, D.V.Serov đã công bố 14 loài mới và 1
giống mới trong đó có ghi nhận 1 loài mới thuộc tỉnh Quảng Ngãi [48].
Năm 2006, D.V.Serov, V.K.Nezdoliy và D.S.Pavlov bằng công trình

nghiên cứu “The Freshwater Fishes of Central Vietnam” đã thống kê và mô tả
178 loài cá trong đó có nhiều loài quý hiếm và đặc hữu đƣợc ghi nhận ở
Quảng Ngãi nhƣ: Sewellia pterolineata, Sewellia marmorata, Sewellia
lineolata [64].
Huyện Ba Tơ là đầu nguồn của 2 con sông lớn của tỉnh Quảng Ngãi là
sông Vệ (xã Ba Xa) và sông Trà Khúc (xã Ba Nam). Tuy nhiên hiện nay vẫn
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


chƣa có 1 nghiên cứu cụ thể nào đƣợc tiến hành tại Ba Tơ. Do đó, việc tiến
hành khảo sát điều tra thành phần loài tại Ba Tơ nhằm phát hiện các loài cá
quý hiếm, các loài cá có giá trị kinh tế để bảo vệ và phát triển bền vững nguồn
lợi cá tại địa phƣơng là hết sức cần thiết.
1.3. NGUỒN LỢI, THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ NHỮNG THÁCH
THỨC ĐỐI VỚI NGUỒN LỢI CÁ NƢỚC NGỌT VIỆT NAM
1.3.1. Nguồn lợi và thực trạng khai thác
Nƣớc ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có diện tích
mặt nƣớc khá lớn, trong đó diện tích mặt nƣớc có thể nuôi trồng và phát triển
thủy sản là 1,35 triệu ha. Tuy nhiên tiềm năng diện tích mặt nƣớc đƣợc phân
bố khác nhau theo từng vùng kinh tế, trong đó diện tích nƣớc ngọt tập trung
nhiều nhất ở đồng bằng Nam Bộ với 55,07%, còn Bắc Bộ là 24,15%. Diện
tích ruộng có khả năng nuôi cá tập trung chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ chiếm
90,59%. Trong vòng 15 năm (1981 – 1994), sản lƣợng cá nội địa biến động từ
180 – 415.280 tấn/năm (trung bình 281.197 tấn/năm) và chiếm từ 26,94 –
32,78% (trung bình 30,11%) tổng sản lƣợng cá khai thác trên toàn quốc [1].
Do mang tính chất nhiệt đới gió mùa nên nguồn lợi thủy sản vùng đồng
bằng sông Hồng phong phú về thành phần loài nhƣng năng suất và sản lƣợng
thấp. Sản lƣợng cá sông Hồng ƣớc tính đạt 1200 tấn/năm. Sản lƣợng hàng
năm ở đồng bằng sông Hồng khai thác tự nhiên khoảng 4000 tấn cá/năm. Đối

với đồng bằng sông Cửu Long do mang tính chất nhiệt đới rõ rệt nên nguồn
lợi thủy sản tại đây đƣợc đánh giá là rất đa dạng về thành phần loài cũng nhƣ
có tiềm năng cao về sản lƣợng. Nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao đã đƣợc
nhân nuôi và xuất khẩu nhƣ: cá Tra, cá Ba Sa…Sản lƣợng cá nội địa ở đồng
bằng sông Cửu Long biến động hàng năm từ 112.650 – 176.156 tấn (trung
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


bình 146.991 tấn) trong thời gian từ năm 1981 đến năm 1988 chiếm từ
36,79% – 43,87% (trung bình 40,41%) sản lƣợng cá của vùng [1].
Hiện nay nghề nuôi cá lồng bè trên sông, hồ đang phát triển mạnh,
mang lại nguồn thu không nhỏ cho ngƣ dân. Tuy nhiên, nghề khai thác thủy
sản vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, việc nuôi cá tràn lan của ngƣời dân chƣa
đƣợc kiểm soát, nhiều loài cá nhập nội có nguy cơ xâm hại đã phát triển mạnh
ngoài tự nhiên, tác động tiêu cực đến môi trƣờng, sinh thái nhƣ: cá Vƣợc Nam
Mỹ, cá Bống Tƣợng,
1.3.2. Những thách thức đối với nguồn lợi cá nƣớc ngọt Việt Nam
Hiện nay, nguồn lợi cá nƣớc ngọt ở nƣớc ta đang phải đối mặt với
nhiều thách thức lớn:
- Việc ngƣời dân khai thác quá mức bằng các phƣơng tiện mang tính hủy diệt
nhƣ: kích điện, nổ mìn, hóa chất đã ngày càng làm suy kiệt và ảnh hƣởng
nghiêm trọng tới môi trƣờng, sinh thái cũng nhƣ nguồn lợi cá nƣớc ngọt ở
nƣớc ta. Nhiều loài cá nƣớc ngọt đã và đang trên bờ vực của sự tuyệt chủng.
- Việc xây đắp đập thủy điện ở các rừng đầu nguồn và hiện tƣợng phá rừng
bừa bãi, tập tục du canh du cƣ của đồng bào dân tộc thiểu số đã làm thay đổi
dòng chảy của nhiều sông suối đầu nguồn, thu hẹp và biến đổi môi trƣờng
sống của nhiều loài cá.
- Rác thải của nhiều nhà máy, xí nghiệp; hóa chất diệt cỏ, diệt sâu bệnh đã
làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nƣớc và làm ảnh hƣởng tiêu cực đến môi

trƣờng sống của nhiều loài cá.
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


- Công tác quản lý nghề cá ở nhiều nơi trong cả nƣớc còn nhiều bất cập, kém
hiệu quả. Nhiều loài cá nhập nội hiện nay có nguy cơ trở thành loài xâm hại
gây mất cân bằng sinh thái nhƣ: cá Dọn Bể, cá Bống Tƣợng,…

1.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.4.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu:
Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên Hải Nam Trung
Bộ Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định,
phía Tây giáp tỉnh Kon Tum, phía Đông giáp Biển Đông. Diện tích của tỉnh
Quảng Ngãi có là 5140,8 Km
2
[3].
Ba Tơ là huyện có diện tích lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi với diện tích
là 1.136,69 Km
2
. Khu vực nghiên cứu nằm trên địa bàn 2 xã Ba Nam và Ba
Xa, có vị trí địa lý từ 14
0
32’ đến 14
0
41,5’ Bắc, từ 108
0
28,5’ đến 108
0
42’

Đông. Đây là 2 trong 19 xã miền núi của huyện Ba Tơ, có diện tích lần lƣợt
là 119,59Km
2
và 100,11Km
2
[3].
1.4.2. Đặc điểm địa hình
Quảng Ngãi có địa hình tƣơng đối phức tạp, có xu hƣớng thấp dần từ
Tây sang Đông với các dạng địa hình đồi núi, dải đồng bằng hẹp, phía Tây
của tỉnh là sƣờn Đông của dãy Trƣờng Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và
đồi xen kẽ đồng bằng [68]. Quảng Ngãi có rất nhiều dãy núi cao hiểm trở.
Các núi có độ cao trên 1.000m chủ yếu phân bổ ở phía Tây, Tây Bắc, Tây
Nam và phía Bắc tỉnh nhƣ: núi Cà Đam (1413m), núi Bờ Rẫy (1371m), núi
Roong (1459m) Về hình thái, các dãy núi của tỉnh thƣờng có dạng tuyến,
nhiều đỉnh nhọn, sƣờn dốc. Cấu thành các dãy núi này là các thành tạo đá
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


xâm nhập và các đá biến chất có thành phần thạch học và tuổi khác nhau [69].
Các dãy núi trong vùng có độ cao trên 300m hình thành nhiều đỉnh, với sƣờn
núi hƣớng về các phía khác nhau, tạo nên nhiều vùng tiểu khí hậu. Cấu tạo
phức tạp của các dãy núi ở Quảng Ngãi đã tạo nên nhiều khe suối, từ đó hình
thành nên các sông suối nhỏ với lƣu tốc nƣớc lớn.
Địa hình của Ba Tơ chủ yếu là đồi núi, thung lũng và vực sông xen kẽ.
Đồi núi chiếm 4/5 diện tích toàn huyện, có nhiều núi cao hiểm trở nối liền với
các huyện miền núi xung quanh nhƣ núi Cao Muôn, là một trong những ngọn
núi cao của tỉnh Quảng Ngãi, Núi liền chân với các dãy núi ở các huyện Sơn
Hà, Minh Long với dãy Ngọc Linh nổi tiếng của tỉnh Kon Tum, đồng thời nó
cũng liền chân với núi Lớn hay núi Dầu Rái của huyện Mộ Đức [69].

Địa điểm nghiên cứu của đề tài tập trung ở dạng sinh cảnh núi đất và
núi đá vôi thuộc 2 xã Ba Nam và Ba Xa ở độ cao từ 100-990m so với mực
nƣớc biển.
1.4.3. Đặc điểm khí hậu
Quảng Ngãi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, phân thành 2
mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình năm là 25,7
0
C, nhiệt độ tháng thấp nhất là
20,7
0
C (tháng I), nhiệt độ tháng cao nhất là 29,9
0
C (tháng VII), lƣợng mƣa
trung bình hàng năm đạt 2713 mm, tập trung nhiều từ tháng 9 đến tháng 1
năm sau. Tháng có lƣợng mƣa ít nhất chỉ đạt 12 mm (tháng II và tháng VII),
tháng có lƣợng mƣa nhiều nhất là 786 mm (tháng IX). Số giờ nắng trong năm
là 1804 giờ, độ ẩm không khí trung bình là 83%, thấp nhất là 73% (tháng VII)
Tổng lƣợng bức xạ lớn thuận lợi cho việc phơi sấy; sử dụng năng lƣợng mặt
trời trong công nghiệp chế biến Nông – Lâm - Thuỷ sản.
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


Huyện Ba Tơ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hai mùa mƣa và
mùa khô rõ rệt. Ba Tơ cũng là vùng có lƣợng mƣa khá lớn, có số giờ nắng
2.034 giờ/năm; tổng bức xạ năm là 136,2 kcal/cm
2
. Nhiệt độ trung bình hàng
năm là 25,3
0

C, nhiệt độ trung bình tháng I là 21,4
0
C, nhiệt độ trung bình
tháng VII là 27,9
0
C, biên độ nhiệt độ trung bình ngày và đêm là 8,8
0
C [3].
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


1.4.4. Chế độ thủy văn
Trên địa bàn Quảng Ngãi, sông suối phân bố tƣơng đối đều. Các sông
có một số đặc điểm nhƣ: bắt nguồn từ phía Đông dãy Trƣờng Sơn và đổ ra
biển, do chảy trên hai địa hình đồi núi phức tạp và đồng bằng hẹp nên sông
ngắn và độ dốc lòng sông lớn. Quảng Ngãi có 4 sông chính:
- Sông Trà Bồng: dài 45km, chiều dài lƣu vực 56km, diện tích lƣu vực
697km
2
, chiều rộng lƣu vực trung bình 12,4km. Phần lớn sông chảy qua vùng
địa hình rừng núi có độ cao 200- 1.300m, phần còn lại chảy trong vùng đồng
bằng xen đồi trọc và bãi cát.
- Sông Trà Khúc: dài 135km, chiều dài lƣu vực 123km, diện tích lƣu vực
3.240km
2
, chiều rộng lƣu vực trung bình 26,3km. Là sông lớn nằm ở giữa
tỉnh, sông Trà Khúc là sông lớn có lƣợng nƣớc dồi dào nhất so với các con
sông khác trong tỉnh. Ở Thạch Nham, ngƣời ta đã xây dựng đập chắn ngang
sông, để nƣớc dâng lên theo hai kênh Chính Bắc- Chính Nam chảy tƣới cho

các đồng bằng Quảng Ngãi. 1/3 chiều dài của sông chảy qua vùng rừng núi có
độ cao 200-1000m, phần còn lại chảy qua vùng đồng bằng. Chế độ mực nƣớc
trung bình hằng năm tại các trạm Sông Giang là 2846cm, trạm Trà Khúc là
210cm. Mực nƣớc cao nhất năm thƣờng xuất hiện vào tháng 10 đến tháng 11;
mực nƣớc cao nhất tại cầu Trà Khúc là 8,36m. Mực nƣớc thấp nhất năm
thƣờng xuất hiện vào mùa cạn. Lƣu lƣợng dòng chảy của sông Trà khúc rất
lớn và có tốc độ dòng chảy mạnh.
- Sông Vệ: Bắt nguồn từ phía Tây của huyện Ba Tơ. Sông chảy theo hƣớng
Tây Nam – Đông Bắc, dài 90km trong đó 2/3 chiều dài chảy trong vùng núi
có độ cao từ 100 – 1000m. Diện tích lƣu vực là 1.260km
2
, chiều dài lƣu vực
70km, chiều rộng lƣu vực trung bình 18 km. Thực vật che phủ phần thƣợng
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


lƣu hầu hết là rừng già rậm rạp, vùng hạ lƣu chủ yếu là vùng đất canh tác
nông nghiệp. Mực nƣớc trung bình hàng năm tại sông Vệ là 506 cm, mực
nƣớc cao nhất là 599 cm, mực nƣớc thấp nhất là 338 cm.
- Sông Trà Câu: dài 32km, chiều dài lƣu vực 19 km, diện tích lƣu vực 442km
2
,
chiều rộng lƣu vực trung bình 14km.
Ngoài các con sông lớn kể trên, ở huyện Ba Tơ còn có khá nhiều sông
suối chủ yếu chạy qua vùng rừng núi có độ cao từ 100-1000m trong đó có 3
con sông lớn là sông Rhe, sông Liên, sông Vực Liêm là thƣợng nguồn của các
con sông lớn ở Quảng Ngãi: sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Trà Câu.
- Sông Rhe: là thƣợng nguồn của sông Trà Khúc, bắt nguồn từ vùng núi Tây
Nam Ba Tơ chảy theo hƣớng Bắc, qua các xã Ba Xa, Ba Vì, Ba Ngạc đến địa

hạt Sơn Hà, hợp với các con sông khác chảy về sông Trà Khúc. Sông Rhe dài
khoảng 60km (đoạn chảy qua Ba Tơ dài khoảng 30km), quanh co khúc khuỷu,
chia cắt, tạo thành các vực sông sâu dƣới lòng các thung lũng.
- Sông Liên: là thƣợng nguồn của sông Vệ, bắt nguồn từ vùng núi Giá Vụt,
chảy qua thị trấn Ba Tơ, đến gần chân núi Cao Muôn thì chảy về hƣớng Đông
Bắc. Khúc sông Liên ở Ba Tơ dài khoảng 30km.
- Sông Vực Liêm: bắt nguồn từ vùng Bàn Thạch, Hồng Thuyền, vực Liêm, xã
Ba Trang, chảy thẳng về hƣớng Đông, là thƣợng nguồn của sông Trà Câu.
Sông chảy qua các xã phía bắc huyện Đức Phổ trƣớc khi đổ ra cửa biển Mỹ Á
[68].
1.4.5. Đa dạng Sinh học tại Quảng Ngãi
Theo kết quả kiểm kê diện tích rừng năm 2000 (Đoàn Điều tra Quy
hoạch Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi) thì trong số
22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


513.151ha đất tự nhiên có 336.455,8ha đất lâm nghiệp, trong đó đất rừng là
126.604,9ha, phân bố ở hầu hết các huyện miền núi [69].
Rừng Quảng Ngãi hiện tại chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo
(phân loại theo trữ lƣợng gỗ) hoặc rừng tái sinh. Chỉ có một số diện tích rừng
nguyên sinh và rừng già thứ sinh (rừng giàu) ít bị tác động của con ngƣời
phân bố ở vùng núi cao, độ dốc lớn ở các huyện Ba Tơ (7.609ha), Sơn Hà
(3.988,5ha) [69].
Theo thống kê năm 2005 của tỉnh Quảng Ngãi, khu hệ thực vật của tỉnh
có khoảng 560 loài thực vật thuộc 140 họ trong đó có 26 loài nằm trong Sách
Đỏ Việt Nam (1996). Quảng Ngãi cũng là tỉnh có sự đa dạng cao về thành
phần loài động vật với khoảng 478 loài, thuộc 279 giống, 102 họ, 28 bộ thuộc
4 lớp động vật có xƣơng sống ở cạn - Tetrapoda.
Bảng 1.1. Cấu trúc phân loại một số nhóm động vật có xƣơng sống

ở Quảng Ngãi [69]
STT
Lớp
Bộ
Họ
Giống
Loài
Loài quý
hiếm
1
Thú (Mammalia)
10
27
50
76
24
2
Chim (Aves)
15
52
172
308
14
3
Bò sát (Reptilia)
2
17
46
65
15

4
Ếch nhái (Amphibia)
1
6
11
29
2
Tổng Cộng
28
102
279
478
55
Nhìn chung, khu hệ động vật của Quảng Ngãi khá phong phú, đặc
trƣng cho vùng đa dạng sinh học khu vực Trung Trung Bộ. Chúng thể hiện rõ
23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


tính phong phú về thành phần loài, đa dạng về các taxon, đặc biệt là taxon bậc
giống.
Ba Tơ là huyện có diện tích rừng nguyên sinh lớn nhất của tỉnh Quảng
Ngãi. Theo thống kê của nhóm nghiên cứu Trƣờng Đại học Huế năm 2000 thì
ở Ba Tơ có 469 loài thực vật, trong đó có 43 loài đƣợc ghi vào Sách Đỏ Việt
Nam (1992) [69].
1.5. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.5.1. Đặc điểm dân số
Tính đến năm 2011, dân số trung bình của tỉnh Quảng Ngãi có khoảng
1.221.640 ngƣời, trong đó có 81,96% sống ở đồng bằng, 16,53% sống ở miền
núi và 1,5% sống ở hải đảo. Mật độ dân số là 237 ngƣời/Km

2
.
Tỉnh Quảng Ngãi có 17 dân tộc khác nhau cùng chung sống trong đó
chiếm đa số chỉ có 4 dân tộc: dân tộc Kinh (chiếm 86,7%), Hre (9,49%), Cor
(2,3%), Ca Dong (1,5%), số ngƣời của 13 dân tộc thiểu số khác chỉ chiếm
0,04% dân số của tỉnh.
Dân cƣ tại huyện Ba Tơ chủ yếu là ngƣời Hre và ngƣời kinh. Dân số
trung bình tại huyện Ba Tơ là 51,703 ngƣời, mật độ dân số 45 ngƣời/Km
2
.
Dân cƣ tại 2 xã Ba Nam và Ba xa hầu hết là ngƣời Hre, chỉ có một số hộ là
ngƣời Kinh. Dân số tại xã Ba Nam là 748 ngƣời với mật độ dân số là 6,3
ngƣời/Km
2
; dân số tại xã Ba Xa là 3,883 ngƣời với mật độ dân số là 38,8
ngƣời/Km
2
[3].
24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


1.5.2. Đặc điểm kinh tế
Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đƣợc
Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên
của cả nƣớc và sẽ hình thành khu kinh tế Dung Quất nối liền với khu kinh tế
mở Chu Lai. Đây là lợi thế rất quan trọng, tạo điều kiện để tỉnh phát triển
nhanh công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp đi kèm theo chƣơng trình phát triển
lọc dầu của quốc gia, đồng thời góp phần đẩy mạnh tăng trƣởng kinh tế và
chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế tỉnh theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại

hoá.
Quảng Ngãi có 129 Km chiều dài bờ biển, có 6 cửa biển, với vùng lãnh
hải rộng 11,000 Km
2
giàu nguồn lực hải sản. Theo thống kê 6 tháng đầu năm
2013 tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) 6 tháng đầu năm có mức tăng ấn tƣợng
13,6%, cao nhất trong các tỉnh thành và cao hơn nhiều so với mức bình quân
thu nhập của cả nƣớc (4,9%).
Cơ cấu kinh tế huyện Ba Tơ đƣợc xác định gồm: Nông - Lâm Nghiệp,
Công Nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, Thƣơng mại - Dịch vụ. Theo Báo cáo
tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Ba Tơ trong
năm 2012 cho thấy, tổng giá trị sản xuất (hiện hành) ƣớc đạt 462,17 tỷ đồng,
tăng 16,1% so với năm 2011. Thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng từ 7,6 triệu
đồng năm 2011 lên 8,7 triệu đồng năm 2012. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hƣớng giảm dần tỷ trọng Nông - Lâm – Ngƣ Nghiệp, tăng dần tỷ trọng Công
Nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp và Thƣơng mại – Dịch vụ (Nông - Lâm –
Ngƣ Nghiệp từ 61,03% xuống 59,10%, Công Nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
từ 17,85% lên 18,80%, Thƣơng mại – Dịch vụ từ 21,12% lên 22,10%) [71].
25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


Chƣơng 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Chúng tôi đã tiến hành 3 đợt khảo sát tại 2 xã Ba Nam và Ba Xa huyện
Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Cụ thể nhƣ sau:
- Đợt 1: tại xã Ba Nam ở độ cao 400 - 990m từ ngày 26/5 – 5/6/2011.
Các địa điểm khảo sát và thu mẫu: Suối nƣớc Cao, thƣợng lƣu suối nƣớc Lếch,
suối Làng Vờ 1, suối làng Vờ 2, Ao kinh tế, Ngòi Reh, Chợ Ba Tơ.

- Đợt 2: tại xã Ba Xa ở độ cao 260 – 900m từ ngày 10/03 – 25/03/2012.
Các địa điểm khảo sát và thu mẫu: Thƣợng lƣu suối nƣớc Lây, hạ lƣu suối
nƣớc Lây, suối nƣớc Lang, suối nƣớc Lếch làng Jut, Ngòi Reh, suối nƣớc Pà
Ƣ, chợ Ba Vì, suối nƣớc Cơi.
- Đợt 3: tại xã Ba Nam ở độ cao 100 – 900m từ ngày 14/4 -23/4/2013
Các địa điểm khảo sát và thu mẫu: hạ lƣu suối nƣớc Lếch, suối nƣớc Lơi, suối
Bàu, ngòi Reh.
Bảng 2.1. Tọa độ, độ cao và đặc điểm nền đáy tại khu vực nghiên cứu
STT
Địa điểm
thu mẫu
Độ cao
(m)
Đặc điểm nền
đáy
Tọa độ
N
E
1
Ao kinh tế
743
Đáy bùn, có
nhiều rong, rêu
14
0
39’47,58’’
108
0
36’13,98’’
2

Suối Nƣớc
cao
922
Nền đáy có đá
phủ rêu, nền
cát sỏi, dòng
14
0
37’30,78’’
108
0
36’49,62’’

×