Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cầu Bây đoạn từ tổ dân phố An Lạc về trường đại học nông nghiệp Hà Nội, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.47 KB, 30 trang )

Mục lục
Phụ Lục
I. Thiết kế chương trình quan trắc môi trường nước 3
II. Thiết kế chương trình quan trắc môi trường không khí 10
III. Báo cáo chuyên đề chất lượng môi trường 14
Lời nói đầu 14
Chương 1: Tổng quan vấn đề môi trường nghiên cứu 15
Chương 2: Các nguồn gây ô nhiễm 17
Chương 3: Thực trạng môi trường nước đoạn sông nghiên cứu 19
Chương 4: tác động suy thoái môi trường 25
Chương 5: thực trạng quản lý môi trường 26
Chương 6: Giải pháp bảo vệ môi trường 26
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 28
Tài liệu tham khảo
1
Phụ Lục
Danh mục chữ viết tắt
DO ; oxi hòa tan
COD : nhu cầu oxi hóa học
TSS : Chất rắn lơ lửng
TCCP : tiêu chuẩn cho phép
QCVN : quy chuẩn Việt Nam
TCVN : tiêu chuẩn Việt Nam
KCN : khu công nghiệp
UBND : ủy ban nhân dân
Danh mục bảng
Bảng 1: các thông số quan trắc
Bảng 2: phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
Bảng 3: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung
quanh
Bảng 4: Các nguồn thải chính


Bảng 5 : Kết quả đo đạc thực địa
Bảng 6: thông số đo nhanh phòng thí nghiệm
Bảng 7: thông số phân tích phòng thí nghiệm
Danh mục hình ảnh
Hình 1: vị trí lấy mẫu
Hình 2 : Vị trí lấy mẫu khí
Hình 3 ; hướng dòng chảy, nguồn phát thải
Hình 4 :Đồ thị diễn biến ô nhiễm amoni ( NH
4
+
)
Hình 5 : Đồ thi diễn biến PO
4
3-
2
I. THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC
1. Mở đầu
a, Thông tin chung về chương trình quan trắc
Chương trình quan trắc được thực hiện bởi nhóm 5, chiều chủ nhật, lớp
thực tập quan trắc môi trường.
b, Cơ sở pháp lý của chương trình quan trắc
Chương trình quan trắc phải phù hợp với các quy định trong các bộ
luật: Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy
phạm pháp luật hiện hành có liên quan.
Các quy chuẩn và thông tư:
1. Thông tư 29: 2011/BTNMT - Hướng dẫn quan trắc nước mặt
lục địa và so ánh.2
2. Thông tư 29: 2011/BTNMT- Quy định quy trình kỹ thuật quan
trắc môi trường nước mặt lục địa
3. QCVN08:2008/BNTMT - Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất

lượng nước mặt.
4. Thông tư 21:2012/BTNMT - Quy định việc bảo đảm chất lượng
và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường
c. Sự cần thiết của chương trình quan trắc
+ Nước có vai trò quan trọng cho sự sống của con người và tất cả các
hoạt động kinh tế xã hội.
+ Tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, cộng với việc mở rộng các khu
công nghiệp, làm cho lòng sông Cầu Bây thu hẹp dần. Hàng chục dãy nhà
nằm dọc hai bờsông và Khu công nghiệp Sài Đồng lại xả thẳng nước thải
chưa qua xử lý xuống sôngkhiến nước sông luôn trong tình nhiễm bẩn nặng.
3
+ Theo quan sát thực địa: nước sông đục có màu đen nhiều váng dầu,
có mùi tanh hôi và có rất ít sinh vật sống trên sông, ảnh hưởng xấu đến sinh
trưởng, năng suấtcủa cây trồng và mỹ quan cùng với đó là gián tiếp ảnh
hưởng sức khỏe người dân xungquanh khu vực có sông chảy qua.
Đoạn sông Cầu Bây chảy qua tổ dân phố An Lạc, thị trấn Trâu Quỳ,
huyện Gia Lâm, TP Hà Nội có vai trò cấp nước tưới tiêu. Còn là nguồn tiếp
nhận nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý của tổ dân phố An Lạc và nước thải
khu công nghiệp Sài Đồng B. Chính vì vậy chất lượng nước sông đang bị
suy giảm ảnh hưởng xấu đến đời sống cũng như hoạt động sản xuất của
người dân trong khu vực.
Nhận thấy việc nghiên cứu đánh diễn biến chất lượng nước sông Cầu
Bây là cần thiết. Do đó nhóm chúng tôi đã thực hiện đề tài:
“Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cầu Bây đoạn từ tổ dân phố An
Lạc về trường đại học nông nghiệp Hà Nội, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia
Lâm, TP Hà Nội”.
2. Chương trình quan trắc
a, Mục tiêu và yêu cầu quan trắc
- Mục tiêu quan trắc:
+ xác định áp lực

+ thiết kế mạng lưới quan trắc tại địa điểm quan trắc
+ tìm hểu các thông số đánh giá chất lượng nước của đoạn sông
+ đề xuất những giải pháp khắc phục ô nhiễm
- Yêu cầu quan trắc:
+ xác định đúng các áp lực môi trường, đánh giá vấn đè môi trường
nước tại nơi quan trắc, từ đó các định được vị trí lấy mẫu đảm bảo đúng
mục tiêu cần quan trắc
+ Thu thập đầy đủ và chính xác các thông tin liên quan đến thủy vực
nghiên cứu, bao gồm: ranh giới thủy vực, chế độ thủy lực, các thông số thủy
4
văn và hóa – lý – sinh học của sông Cầu Bây, các nguồn ô nhiễm có tác
động đến chất lượng nước sông, các yếu tố khí hậu, thời tiết…
+ Tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu trong quá trình lấy mẫu và bảo quản
mẫu tại hiện trường.
+ Đảm bảo độ chính xác trong các kết quả phân tích mẫu ở ngoài hiện
trường và trong phòng thí nghiệm.
+ đề xuất các giải pháp hạn chế ô nhiễm nước sông Cầu Bây
b, Đối tượng và phạm vi quan trắc
- Đối tượng quan trắc: Chất lượng nước mặt sông Cầu Bây
- Phạm vi quan trắc:
+ Phạm vi về thời gian: Từ ngày 06/9/2013 đến ngày 27/10/2013
+ Phạm vi về không gian: Đoạn sông chảy qua tổ dân phố An Lạc kéo
dài 1700m,bắt đầu từ cầu vườn cải đến cầu sau khoa nông học.
c, Phương án quan trắc
Quan trắc môi trường nước mặt sông Cầu Bây đoạn chảy qua tổ dân
phố An Lạc thuộc phương án quan trắc nền.
d, Thông số quan trắc
Bảng 1: các thông số quan trắc
stt Thông số Phương pháp phân tích Thiết bị đo đạc
1 pH Đo đạc trực tiếp

TCVN 6492 – 1999
Máy đo pH điện cực
thủy tinh.
2 DO Đo đạc trực tiếp
TCVN 5499-1995
Máy đo oxi hòa tan
điện cực màng. DO
meter
3 Cl
-
Chuẩn độ sử dụng muối
bạc
TCVN 6194-1996
Máy đo pH
4 NH4
+
Phương pháp so màu
Indophenol theo
TCVN 5988-1995 (ISO
5664-1984)
Máy đo UV/VIS
5
5 NO3
-
Phương pháp so màu theo
TCVN 6180-1996 (ISO
7890-3-1988)
Máy đo UV/VIS
6 COD Phương pháp chuẩn độ
theo TCVN

6491-1999 ( ISO 6060-
1989)
7 PO4
3-
Phương pháp so màu theo
TCVN 6494-1999
Máy đo UV/VIS
8 TSS Phương pháp khối lượng
theo TCVN
6625 – 2000 (ISO 11923 -
1997)
Giấy lọc sợi thủy tinh
e, Phương án khảo sát thực địa và thu thập thông tin thứ cấp
- Phương án khảo sát thực địa:
+ Khảo sát đặc điểm, địa hình khu vực xung quanh đối tượng cần
nghiên cứu.
+ Xác định các loại nguồn thải và số lượng các nguồn thải tác động trực
tiếp đến đối tượng nghiên cứu.
+ Xác định ranh giới khu vực cần quan trắc, vị trí điểm quan trắc và mô
tả vị trí điểm lấy mẫu.
-> Việc khảo sát giúp nắm bắt đc chính xác đặc điểm khu vực nghiên
cứu từ đó xác định lại mục tiêu, lựa chohn địa điểm, vị trí và số lượng mẫu
cần lấy.
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
+ Số liệu được thu thập từ các nguồn trình, báo internet, sách.
6
+ Phỏng vấn người dân.
f, Phương án lấy mẫu
- Số lượng mẫu cần lấy
Do vận tốc dòng chảy trên đoạn mương tương đối nhỏ và tính đồng

nhất của thành phần vật chất trong nước cũng tương đối cao nên ở mỗi vị trí
lấy mẫu sẽ chỉ lấy một mẫu đại diện ở vị trí giữa dòng. Vậy số lượng mẫu
nước mặt cần lấy cho mỗi lần lấy mẫu là 3 mẫu ở 3 vị trí đã xác định.
- Vị trí lấy mẫu
Theo mục tiêu quan trắc đó là đánh giá diễn biến chất lượng nước sông
Cầu Bây đoạn từ tổ dân phố An Lạc về trường đại học nông nghiệp nên các
vị trí lấy mẫu được xác định như sau:
+ Vị trí 1: cầu sau khoa nông học
+ Vị trí 2: trạm bơm nông nghiệp cách cổng viện rau 400 m.
+ Vị trí 3: cầu vườn cải.
7
Hình 1: vị trí lấy mẫu nước
- Thời gian và tần suất lấy mẫu
+ Thời gian lấy mẫu
Từ ngày 06/10/2013 đến ngày 27/10/2013
+ Tần suất lấy mẫu
Do đặc điểm xả thải của nguồn thải chính tới đoạn sông đó là thay đổi
giữa những ngày trong tuần và cuối tuần nên tiến hành lấy mẫu 2 lần trên
tuần, 1 mẫu lấy vào thứ năm và chủ nhật
8
- Kỹ thuật lấy mẫu
Kỹ Thuật lấy mẫu thước hiện theo hướng dẫn của TCVN 6663-
1:2011(ISO 5667-1:2006). Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật
lấy mẫu.
+ Phương pháp lấy mẫu
Phương pháp lấy mẫu phải đảm bảo tính đại diện của mẫu
+ Dụng cụ: chai nhựa thể tích 500ml (PE)
+ Thiết bị: Thuyền.
+ Cách lấy mẫu: mẫu được lấy cách mặt nước20cm,tránh xáo trộn.lấy
mẫu đầy chai và nút chặt nắp chai trước khi đưa lên mặt nước. sau khi lấy

mẫu xong tiến hành bảo quản mẫu trong thùng lạnh và đưa về phòng thí
nghiệm, hạn chế tối đa sự xáo trộn. Các chai chứa mẫu được tráng rửa bằng
nước mẫu tại đó và đánh số để phân biệt.
g, Phương án phân tích
Mẫu sau khi lấy được bảo quản lạnh sau đó mang đến phòng thí nghệm
đo các thông số:
+ Đo pH: đo bằng máy đo điện cực thủy tinh.
+ Đo DO: đo trực tiếp bằng máy đo oxy hòa tan điện cực màng.
Sau khi đo các thông số đo nhanh mẫu được đạy nắp kín và bảo quản
lạnh theo đúng hướng dẫn bảo quản mẫu của TCVN 6663-3:2011. Hướng
dẫn bảo quản và lưu giữ mẫu nước.
+ Phân tích Clo bằng phương pháp chuẩn độ bạc nitrat với chỉ thị
cromat.
+ Phân tích COD, phương pháp oxy hoá bằng K2Cr2O7 trong môi
trường axit theo TCVN 6491 - 1999.
+ Phân tích Nitrat, phương pháp so màu.
+ Phân tích Amoni, phương pháp so màu indophenol.
9
+ TSS: phương pháp phân tích khối lượng
+ PO4
-
: phương pháp so màu
h, Phương án xử lý số liệu và đánh giá kết quả
Số liệu được xử lý thông qua phần mềm Excel
- Phương pháp đánh giá: So sánh kết quả phân tích và đo đạc với
QCVN phù hợp.
- Tiêu chuẩn đánh gía
QCVN 08: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt
- Sản phẩm của chương trình:

+ Diễn biến chất lượng nước của sông Cầu Bây đoạn từ tổ dân phố An
Lạc về trường đại học nông nghiệp Hà Nội
II. THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ.
1. Mở đầu:
- Tên chương trình: Quan trắc chất lượng môi trường không khí
đoạn sông Cầu Bây.
- Người thực hiện: Nhóm 5
- Sự cần thiết của chương trình quan trắc: Đánh giá kịp thời chất
lượng môi trường không khí đoạn sông Cầu Bây từ cầu Vườn Cải đến cầu
sau khoa Nông Học.
2. Chương trình quan trắc
- Mục tiêu và yêu cầu quan trắc: Đánh giá chất lượng môi trường
không khí xung quanh đoạn sông Cầu Bây từ cầu Vườn Cải đến cầu sau
khoa Nông Học.
- Đối tượng và phạm vi quan trắc
+ Đối tượng: Môi trường không khí xung quanh đoạn sông Cầu Bây
+ Không gian: Từ cầu Vườn Cải đến cầu sau khoa Nông Học.
+ Thời gian: Từ 12h-18h ngày 8 – 10 - 2013
10
- Phương án quan trắc: Lấy mẫu tại 3 điểm, tần suất 3 lần/ ngày.
Thông số quan trắc: SO
2
, CO, NO
x
, Bụi lơ lửng, Bụi < 10 m, pb.
- Phương án khảo sát thực địa và thu thập thông tin thứ cấp:
đi thực tế theo dõi hướng gió tại khu vực nghiên cứu, xác định vị trí
khu dân cư và vị trí lấy mẫu.
- Phương án lấy mẫu

+ Số lượng mẫu: 3 mẫu.
+ Vị trí lấy mẫu: Theo mục tiêu quan trắc, sử dụng các thông tin thứ
cấp, dựa trên các kết quả quan sát đo đạc tại hiện trường để xác định địa
hình và hướng gió. Từ các kết quả thu được nhóm xác định vị trí lấy mẫu.
+ Thời gian và tần suất lấy mẫu: dựa vào hướng gió, thời tiết, nhóm đề
nghị lấy mẫu 3 lần/ngày, thời gian cụ thể lấy mẫu: 12h, 15h, 18h.
+ Kỹ thuật lấy mẫu: Lấy mẫu hệ thống, lấy mẫu chất lượng không khí
Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu khô đơn giản
- Phương án phân tích: Áp dụng các TCVN hiện hành
Bảng 2: phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
stt Thông số Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp
1 SO
2
TCVN 5971:1995 (ISO 6767:1990);
TCVN 5978:1995 (ISO 4221:1980)
2 CO TCVN 5972:1995 (ISO 8186:1989);
TCVN 7725:2007 (ISO 4224:2000)
3 NO
2
TCVN 6137:2009 (ISO 6768:1998);
TCVN 6138:1996 (ISO 7996:1985)
4 Bụi chì TCVN 6152:1996 (ISO 9855:1993)
5 Bụi TCVN 5067:1995
(Nguồn: TT 28:2009/BTNMT)
- Phương án xử lý số liệu và đánh giá kết quả
+ Xử lý số liệu: trên phần mềm excel
+ Phương pháp đánh giá: So sánh với QCVN
+ Tiêu chuẩn đánh giá: QCVN 05:2009/BTNMT
Bảng 3: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh
11

Đơn vị: Microgam trên mét khối (μg/m
3
)
T Thông số Trung
bình 1
giờ
Trung
bình 3
giờ
Trung
bình
24 giờ
Trung
bình
năm
1 SO
2
350 - 125 50
2 CO 30000 10000 5000 -
3 NO
x
200 - 100 40
4 Bụi lơ lửng
(TSP)
300 - 200 140
5 Bụi ≤ 10 μm
(PM10)
- - 150 50
7 Pb - - 1,5 0,5
Ghi chú: Dấu (-) là không quy định

+ Sản phẩm của chương trình: Thông tin đánh giá về chất lượng môi
trường không khí xung quanh khu vực đang xét.
3. Kết quả khảo sát.
- Thời gian: ngày 8/10/2013
- Hướng gió thổi chủ yếu là hướng Đông Bắc – Tây Nam, thổi trực
tiếp vào khu dân cư, không có vật cản. Do có 2 khu dân cư nằm gần đoạn
sông nghiên cứu, nên nhóm lấy mẫu tại 3 điểm. Tại độ cao 1,5m
Vị trí 1: khu dân cư gần cầu cuối khoa nông học.
Vị trí 2: lấy mẫu tại sông, chỗ gần điểm xả thải mương Lào.
Vị trí 3: lấy mẫu tại khu tập thể viện rau hoa quả.
12
Hình 2 : Vị trí lấy mẫu khí
III. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên
nghiêm trọng ở việt nam. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng
ngày, chúng ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, thông tin về việc môi
trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng
ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng.Vấn đề ô nhiễm nguồn nước, ô
nhiễm sông ngòi hiện nay đang là bài toán chưa có lời giải đáp của các quốc
13
gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có việt nam.
Mặc dù lượng nước chiếm hơn 97% bề mặt trái đất nhưng lượng nước có thể
dùng cho sinh hoạt và sản xuất chỉ chiếm 3%. Tuy nhiên , hiện nay do hoạt
động sản xuất, sinh hoạt và đặc biệt la hoạt động công nghiệp của con người
đang ngày càng gây ô nhiễm nặng nề cho các con sông.Sông Cầu Bây là
sông đào cung cấp nước tưới cho một số phường của quận Long Biên và các
xã: Kiêu Kỵ, Đông Dư, Đa Tốn, Dương Xá, thị trấn Trâu Quỳ (huyện Gia
Lâm). Do tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, cộng với việc mở rộng các khu
công nghiệp, làm cho lòng sông Cầu Bây thu hẹp dần. Hàng chục DN

nằm dọc hai bờ sông và Khu công nghiệp Sài Đồng lại xả thẳng nước thải
chưa qua xử lý xuống sông khiến nước sông luôn trong tình trạng nhiễm
bẩn. Ngoài ra sông cầu bâylà nơi tiếp nhận nước của một số con kênh,
mương ở thị trấn trâu quỳ như conmương đi qua khu cửu việt, an đào, Đào
Nguyên do đó chất lượng nước của các con kênh cũng một phần ảnh hưởng
đến chất lượng nước sông Cầu Bây. Đứng trên cầu trước cổng viện nghiên
cứu rau quả thấy nước sông đen ngòm, nước bốc mùi hôi tanh. Theo người
dân cho biết sau khi dùng nước sông tưới cây thi cả giun lẫn chuột chui lên
chết, cây trông cũng héo rũ sau đó.từ đó cho thấy sông không những ảnh
hưởng đến cảnh quan khu vực mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống
của người dân. Xuất phát từ thực tế trên chúng thôi thực hiện đề tài: “ Đánh
giá diễn biến chất lượng nước sông Cầu Bây đoạn từ cầu sau khoa nông
học đến cầu vườn cải, tháng 10 năm 2013”
Chương 1: Tổng quan vấn đề môi trường nghiên cứu
Sông cầu bây nằm ở phía nam sông đuống vốn là một nhánh của nghĩa
trụ bắt nguồn từ ô cách, lệ mật ( nay thuộc phường việt hưng , long biên) chảy
qua phường gia thụy, phường thạch bàn nối với sông dài bi chảy qua các xã đa
14
tốn và xã kiêu kị đổ ra sông bắc hưng hải qua cửa cống xuân thụy của xã kiêu
kị.
Sông cầu bây chảy qua khu công nghiệp sài đồng B và là nguồn
Sông cầu bây dài khoảng 11,8 km với diện tích lưu vực khoảng 6000ha.
Tuyến sông cần nghiên cứu nằm từ cầu sau khoa nông học đến cầu vườn cải dài
khoảng 1700m
1. Điều kiện tự nhiên thị trấn Trâu Quỳ
- Vị trí địa lý
Trâu quỳ là một thị trấn thuộc huyện Gia Lâm nằm ở ngoại thành Hà
Nội. thị trấn nằm dọc theo quốc lộ 5 cách trung tâm hà nội 12km.
+ phía Đông giáp xã Phú Thị, Dương Xá.
+ Phía Tây giáp xã Đông Dư và quận Long Biên.

+ Phía nam giáp xã Đa Tốn.
+ Phía bắc giáp các xã Cổ Bi, Đặng Xá và quận Long Biên
Thị trấn hiện có 734,28 ha diện tích tự nhiên trong đó diện tích đất
trồng lúa chiếm 144,4 ha chiếm 19,94%. Trâu Quỳ có tổng số dân trên 21
nghìn người trong đó có 12 thôn và tổ dân phố là: Kiên Trung, Voi Phục,
Bình Minh, Chính Trung, Kiên Thành, Cửu Việt, Thành Trung, Vường Dâu,
An Lạc, NÔng Lâm, Đào nguyên, An Đào.
- Điều kiện khí tượng thủy văn:
Khí hậu của thị trấn Trâu Quỳ mang nhiều nét đặc trưng của khí hậu
vùng Đông Bắc Bộ, gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng chủ đạo đến khí hậu của
vùng.
15
Nhiệt độ không khí trung bình năm là 24,15
0
C, cao nhất vào tháng 7.
Độ ẩm không khí dao động từ 73,6-96,4%.
Lượng mưa trong khu vực tương đối dồi dào trung bình khoảng
1660mm/năm, tập trung chủ yếu vào khoảng thời gian từ thnags 5 đến tháng
9 với giá trị dao động khoảng 110-115mm/tháng. Những tháng còn lại từ
tháng 10 đến tháng 5 năm sau rơi vào mùa khô với lượng mưa thấp hơn
115mm/tháng. Lượng mưa cũng chia làm hia mùa chính là mùa mưa và mừa
khô, do đó hệ thống cống, kênh mương đầy đủ, cộng thêm việc gần các
nhánh sông nên lượng mưa chỉ ảnh hưởng chủ yếu vào mùa mưa. ( trạm khí
tượng thủy văn trường đại học nông nghiệp hà nội
- Điều kiện địa hình
Đây là khu vực có đại hình tương đối bằng phẳng, mang những đặc
điểm chung của khu vực sản xuất lúa đồng bằng châu thổ sông Hồng: đất
phù sa trung tính ít chua, có thành phần cơ giới và độ phì nhiêu ở mức trung
bình. ( Nguồn: kết quả điều tra của UBND thị trấn Trâu Quỳ 2010)
2. Điều kiện kinh tế xã hội

Số dân của thị trấn khoảng 21772 người với gần 30000 sinh viên
trường đại học nông nghiệp hà nội đang học tập và sinh sống trên địa bàn thị
trấn. do đó, cùng với nghề nông, thị trấn Trâu Quỳ cong phát triển thêm
nhiều nghề phụ, đặc biệt là thương mại và dịch vụ phát triển khá mạnh với
nhiều cửa hàng lớn nhỏ nằm dọc theo các tuyến phố và nhà trọ sinh viên góp
phần tăng nguồn thu nhập cho người dân. Năm 2011, tổng thu nhập của thị
16
trấn đạt 168 tỷ đồng, Thu nhập bình quân đầungười đạt khoảng 19 triệu
đồng/ năm. Số hộ giàu và khá chiếm trên 80%, số hộ nghèo chỉ còn khoảng
34 hộ chiếm 0,89% tổng số hộ trong xã.trong đó thuwowgn mại dịch vụ
chiếm tỉ lệ 49,2% cơ cấu nền kinh tế, công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ
trọng 39,8%, nông nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 11% tổng thu.
Chương 2: Các nguồn gây ô nhiễm
Chất lượng sông cầu bây chịu áp lực bởi các hoạt động kinh tế xã hội.
Điều kiện tự nhiên của khu vực. Các hoạt động đó chính là các nguồn gây
tác động đến chất lượng nước sông: nước thải sinh hoạt, nước thải công
nghiệp, nước chảy tràn, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật
+ nguồn ô nhiễm do nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt sản sinh từ các hoạt động sinh hoạt của cá hộ dân
xung quanh khu vực sông.các hộ dân sử dụng nước với các mục đích khác
nahu do đó tạo nên các loại nước khác nhau hoặc hỗn hợp nước thải với
nồng độ khác nhau ví dụ như
• Hoạt động của hộ gia đình các nhân:nấu ăn rửa bát,lau nhà, tắm rửa,
giặt quần áo, rửa các bề mặt khác
• Hoạt động của các công trình công cộng: lau rửa các bề mặt, vệ sinh
công cộng, nước phục vụ cảnh quan
Nước thải sinh hoạt chiếm tỉ lệ lớn trong các loại nước xả vào kênh mương rồi
đổ vào sông cầu bây. Nước thải sinh hoạt phần lớn được xả trực tiếp ra sông
hoặc được xử lí sơ bộ tại các bể tự hoại sau đó được xả vào các tuyến cống
chung hoặc kênh mương ao, hồ và bể chỉ sử dụng cho các khu vực vệ sinh nên

nước thải ra sông sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước sông.
+ Nguồn ô nhiễm từ nông nghiệp
17
Xung quanh khu vự nghiên cứu là cánh đồng lúa, đất trồng hoa màu.
Dể tăng năng suất cây trồng người dân thường sử dụng hóa chất bảo vệ thực
vật, phân bón hóa học và đây cũng là nguồn gây ảnh hưởng đến chất lượng
nước sông làm tăng chất hữu cơ khó phân hủy trong nước, gây độc cho hệ
VSV và động vật nước. Các hóa chất bảo vệ thực vật rẻ tiền được sử dụng
phổ biến có tính độc cao. Mức độ ảnh hưởng của hóa chất BVTV trong môi
trường nước luôn tuân theo quy luật tồn tại, sự phân hủy và các cơ chế phản
ứng riêng rẽ. Dư lượng hóa chất BVTV trong nước thường nhỏ hơn rất nhiều
trong bùn cặn. Mặt khác sự tồn tại của háo chất BVTV và sử dụng không
đúng cách sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn nước
Do nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng người dân sử dụng
phân hóa học cung cấp cho cây trồng ngày càng nhiều, phân hóa học thường
được sử dụng chủ yếu là phân đạm, lân,kali (thành phần chủ yếu là nito,
phốt pho, kali) người dân thường bón phân theo ước lượng từng đơn vị diện
tích. Vì vậy cây trồng hấp thụ không hết, để tồn dư trong môi trường đất.
Sau mỗi cơn mưa, lượng phân hóa học bị nước mưa cuốn trôi và đổ về
nguồn tiếp nhận (sông) . Ngoài ra phân và nước tiểu động vật được thải ra từ
những hộ gia đình chăn nuôi là nguồn ô nhiễm khá lớn đối với nước sông,
nó làm gia tăng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học và nhiều loại VSV gây
bệnh trong nước
+ nước thải khu công nghiệp
Sông cầu bây chủ yếu chịu sự ảnh hưởng của nước thải khu công
nghệp sài đồng B. Từ khi hoàn thành và đưa vào khai thác đến nay, trung
bình tại KCN này luôn có hơn 20 doanh nghiệp thuê đất làm nhà máy,
xưởng sản xuất. Nhưng, 14 năm đi vào hoạt động, KCN này không hề có
nhà máy xử lí nước thải. Toàn bộ nước thải công nghiệp từ hoạt động sản
18

xuất của các doanh nghiệp đang hoạt động tại đây đều được xả thẳng xuống
sông Cầu Bây mà không qua bất kì công đoạn xử lý nào. Các doanh nghiệp
trong khu công nghiệp sản xuất các sản phẩm trong nhiều lĩnh vực do đó đặc
điểm nước thải có thành phần khá đa dạng khó xử lý nên nước sông cầu bây
ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng do không được xử lý ngay từ nhà máy.
Chương 3: Thực trạng môi trường nước đoạn sông nghiên cứu
1. Các nguồn phát thải vào đoạn sông
Khu vực này chủ yếu là chủ yếu là khu dân cư thôn An Lạc, khu tập
thể viện rau, khu thí nghiệm và khu ký túc xá sinh viên trường đại học Nông
nghiệp Hà Nội. Nhưng qua khảo sát thực cho thấy đoạn sông này chứa nước
thải chủ yếu là nước thải của khu công nghiệp Hanel và khu công nghiệp Sài
Đồng, nước thải của các khu dân cư xung quanh và khu vực trường Nông
nghiệp là không đáng kể. Nước thải chủ yếu là nước thải công nghiệp, nước
thải sinh hoạt chỉ chiếm một phần nhỏ.
Nguồn phát thải
19
Hướng dòng chảy
Đoạn sông nghiên cứu
Hình 3 ; hướng dòng chảy, nguồn phát thải
Bảng 4: Các nguồn thải chính
Nguồn áp lực Nguồn thải Lưu lượng
Nước thải
công nghiệp
25 công ty của khu công nghiệp 9000 m
3
/ ngày
Nước thải
sinh hoạt
Khu tập thể viện rau và khu dân cư đâu
thôn An Lạc

100 m
3
/ngày
Nước chảy
tràn
Nước mưa chảy tràn Không đáng kể,
chỉ tập trung vào
mùa mưa
Qua bảng trên cho thấy, lượng thải chủ yếu là từ khu công nghiệp Sài
đồng đổ về đoạn sông, nước thải chủ yếu là nước thải công nghiệp. Còn các
nguồn thải khác là không đáng kể. Nước thải công nghiệp là áp lực chính tác
động lên đoạn sông.
Nước thải từ khu công nghiệp được xả trực tiếp ra sông Cầu Bây với
lưu lượng thải lớn và tập chung.
Khu công nghiệp sài đồng tập chung nhiêu công ty với nhiều các sản
phẩm khác nhau như sản xuất đồ điện tử, thức ăn chăn nuôi, đúc khuôn
chính xác,dệt may. Đặc tính nước thải của khu công nghiệp có lượng chất
hữu cơ cao do nước thải của nhà máy thức ăn chăn nuôi và nhà máy sản xuất
giấy. Các công ty sản xuất linh kiện điện tử thải ra nước thải chủ yếu là nước
thải sinh hoạt của công nhân là cho nước thải có hàm lượng chất hữu cơ dễ
phân hủy lớn, chứa các chất hoạt động bề mặt. Do nước thải có thành phần
các chất hữu cơ lớn.sau khi thải ra ngoài môi trường qua một thời gian nước
có mùi hôi đặc trưng, nước có màu đen, ít rêu tảo.
20
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Kết quả đo đạc thực địa
Bảng 5 : Kết quả đo đạc thực địa
Ngày lấy mẫu Q
tb
(m

3
/ngày) V
tb
(m/s) h
tb
(m)
17/10/2013 ( thứ 5) 11,318.4 0.1 1.1
20/10/2013 (chủ nhật) 2,851.2 0.045 0.55
Qua bảng ta có thể thấy được lưu lượng thải có xu hướng giảm mạnh
vào cuối tuần do hoạt động của khu công nghiệp chỉ hoạt động từ thứ 2 đến
thứ 7 do đó lượng nước thải chỉ xuất hiện vào những ngày đó. Ngày chủ
nhật lưu lượng ít do hôm đó chỉ có nước thải sinh hoạt của khu dân cư xung
quanh với lưu lượng thải nhỏ.
Mực nước có xu hướng tăng vào đầu tuần và giảm vào cuối tuần do
cuối tuần khu công nghiệp không hoạt động lên lượng thải ít. Đầu tuần các
công ty hoạt động và bắt đầu xả thải làm cho mực nước tăng nhanh và làm
cho mực nước thải ở tại thời điểm này là cao nhất và duy trì cho đến cuối
tuần. Mực nước xuống thấp nhất vào ngày chủ nhật.
2.2. kết quả phân tích mẫu nước thải
Bảng 6: thông số đo nhanh phòng thí nghiệm
Ngày lấy mẫu Vị trí pH DO
17/10/2013 Vị trí 1 7.72 0.74
Vị trí 2 7.59 0.93
Vị trí 3 7.54 1.03
20/10/2013 Vị trí 1 7.56 0.91
Vị trí 2 7.52 0.93
Vị trí 3 7.50 1.11
QCVN 08 cột B1 5.5- 9 >= 4
Nguồn : số liệu đo phòng thí nghiệm
(QCVN 08- 2008/BTNMT cột B1 : giá trị tối đa cho phép của nước

mặt phục vụ cho mục đích thủy lợi.)
21
Qua bảng trên cho thấy thông số pH không có biến động lớn, năm
trong giới hạn cho phép của quy chuẩn cho thấy nước ở mức trung tính. Do
nước thải của khu công nghiệp không có nước thải của nhà máy nào có tính
chất pH thấp lên pH của sông luôn ở mức trung tính. DO trong nước thấp
hơn so với quy chuẩn là do nước thải của khu công nghiệp có DO thấp và
nước thải chưa qua xử lý thải trực tiếp vào môi trường làm cho DO của nước
sông hạ thấp. Do lượng oxi hòa tan thấp nó gây ảnh hưởng tới các thủy sinh
vật sinh sống. làm cho sông ít xuất hiện các loài động vật cỡ lớn như tôm, cá
và các thủy thực vật như rêu, tảo. Do khi đến đoạn sông này được hòa trộn
them nước thải của khu dân cư và nước thải từ mương lào lên làm cho lượng
oxi hòa tang trong nước có xu hướng giảm theo hướng dòng chảy.
Bảng 7: thông số phân tích phòng thí nghiệm
COD
(mg/l)
TSS
(mg/l)
NO
3
-
(mg/l)
NH
4
+
(mg/l)
PO
4
3-
(mg/l)

Cl
-
(mg/l)
Vị trí 1 48 826 0.559 7.98 1.365 36.92
Vị trí 2 44 734 0.461 8.52 1.423 31.24
Vị trí 3 40 645 0.136 8.86 1.498 39.6
TCCP 30 50 10 0.5 0.3 600
Nguồn: số liệu phân tích phòng thí nghiệm
Qua bảng số liệu ta thấy nước sông có nồng độ các chất ô nhiễm đều
vượt tiêu chuẩn cho phép ngoại trừ có NO
3
-
, cl
-
. Chứng tỏ đoạn sông này
đang bị ô nhiễm, nó ảnh hưởng đến hoạt động sống của các thủy sinh vật
trên đoạn sông này. Với nồng độ các chất ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho
thấy đoạn sông này đang dần biến thành một đoạn sông chết.
Nồng độ COD có xu hướng tăng dần theo hướng dòng chảy do trước
khi nước thải khu công nghiệp chảy đến đoạn sông này thì đã trải qua một
khoảng thời gian nhưng khi đến đây thì chúng lại tăng lên là do chúng được
hòa trộn thêm nước thải sinh hoạt của khu dân cư và nước thải từ mương lào
22
đổ ra làm cho COD tăng dần lên. Do có sự hòa trộn thêm nước thải từ các
nguồn trên cũng làm cho nồng độ TSS trong nước sông tăng lên đáng kể và
nước sông ở đây có nồng độ TSS vượt tiêu chuẩn từ 13 – 17 lần.
Hình 4 :Đồ thị diễn biến ô nhiễm amoni ( NH
4
+
)

Qua biểu đồ ta thấy được đoạn sông này đang bị ô nhiễm amoni.
Nồng độ amoni vượt tiêu chuẩn từ 16-18 lần so với tiêu chuẩn. Mức độ ô
nhiễm có sự giảm dần theo hướng dòng chảy nhưng vẫn ở mức rất cao cho
thấy nước ở đây ô nhiễm amoni rất nặng.
23
Hình 5 : Đồ thi diễn biến PO
4
3-
Cũng tương tự như NH
4
+
đoạn sông này cũng bị ô nhiễm PO
4
3-
cũng
rất nặng, vượt tiêu chuẩn từ 4-5 lần cho phép. Nhưng mức độ ô nhiễm này
cũng giảm dần theo hướng dòng chảy. Với nồng độ PO
4
3-
cao như vậy trong
tương lai đoạn sông này có khả năng xảy ra hiện tượng phú dưỡng.
Như vậy, ta có thể thấy được chất lượng nước sông đoạn nghiên cứu
có chất lượng nước diễn biến theo chiều hướng suy giảm chất lượng theo
hướng dòng chảy. Với các loại chất thải chủ yếu là các chất hữu cơ và có
nồng độ cao là cho lượng oxi trong nước giảm mạnh. Do lưu lượng thải lớn
và tốc độ dòng chảy nhỏ làm cho các chất ô nhiễm được tích tụ và khả năng
hòa tan oxi thấp dẫn đến sự sụt giảm của oxi hòa tan trong nước.
Chương 4: tác động suy thoái môi trường
Theo các hộ dân tại khu vực nghiên cứu thì Vào mùa mưa, tuy nước
sông đầy song vẫn bốc mùi còn mùa khô thì nước sông chuyển thành màu

đen ngòm, hôi thối khủng khiếp. Các hộ dân sống hai bên bờ sông phải đóng
cửa vì không thể chịu nổi mùi từ sông bốc lên. Trước đây khi sông chưa bị ô
nhiễm nước sông được bơm vào để tưới nước cho vườn rau cho viện nghiên
cứu rau quả vài năm trở lại đây nước sông đen ngòm, nước bơm vào kênh
nổi bọt trắng xóa,tanh nồng. Khi tưới cây đất bị nhiễm bẩn ảnh hưởng đến
24
động vật sống trong đất, cây trồng cũng héo rũ ngay sau đó. từ năm 2008
đến nay các trạm bơm lấy nước sông Cầu Bây đều ngừng hoạt động do
nguồn nước nhiễm bẩn nặng. Theo đó hàng ngàn mét kênh dẫn cũng tê liệt.
Viện đã phải khoan nhiều giếng để lấy nước tưới. Thế nhưng nước ngầm từ
giếng khoan bị nhiễm bẩn do nước sông thẩm thấu gây bốc mùi khó chịu.
Kết quả kiểm tra cho thấy mẫu nước có nhiều dư lượng kim loại vượt mức
cho phép…dân cư hai bên bờ sông nhiều người bị viêm mũi, viêm xoang,
đau mắt đỏ, lở loét, nước ăn chân….
Chương 5: thực trạng quản lý môi trường
Đến ngày 13/7/2007, Công ty Hanel đã có một biên bản thỏa thuận
với Công ty TNHH Thương mại Him Lam (Him Lam), địa chỉ 2A Nguyễn
Thị Minh Khai, phường Đa Kao, quận 1, TP HCM về việc chuyển giao chủ
đầu tư 38 ha KCN Sài Đồng B để thực hiện dự án Khu công viên Công nghệ
thông tin Hà Nội.
Trong đó có nội dung Him Lam sẽ chịu trách nhiệm xây dựng khu xử
lý nước thải chung cho cả KCN Sài Đồng B và Khu Công nghệ thông tin Hà
Nội tại vị trí quy hoạch mới ngay khi Khu Công nghệ thông tin Hà Nội được
phê duyệt quy hoạch.
Thỏa thuận này đã được UBND TP Hà Nội chấp thuận bằng văn bản
do Phó chủ tịch UBND TP Phí Thái Bình ký, và sau đó là Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt. Him Lam cam kết sẽ xây dựng trạm xử lý nước thải, tuy
nhiên trạm xử lý nước thải lại nằm trong dự án Khu công viên Công nghệ
thông tin Hà Nội.
25

×