Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

báo cáo tóm tắt nội dung một số giải pháp lao động sáng tạo năm 2012 trong trương mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.26 KB, 20 trang )

Báo cáo tóm tắt nội dung một số giải pháp lao động sáng tạo năm 2012
TÓM TẮT NỘI DUNG GIẢI PHÁP LAO ĐỘNG SÁNG TẠO
Tên đề tài: Phân tích nét nghĩa tiểu từ của động từ cụm ít mang tính thành ngữ trong tiếng Anh và đối
chiếu với nghĩa tiếng Việt tương đương
Tác giả: Võ Thị Thanh Điệp - Đơn vị trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
I. Mục đích đề tài
Thông thường học sinh học một ngoại ngữ sẽ thấy một số cấu trúc ngữ pháp tương đối dễ dàng
để nắm bắt và một số cấu trúc cực kỳ khó khăn trong qúa trình học tập của mình. Những cấu trúc quen
thuộc, tương đồng với tiếng mẹ đẻ của học sinh thì học sinh dễ dàng tiếp thu, còn những cấu trúc
không tồn tại hoặc không có tính tương đồng với tiếng mẹ đẻ sẽ khiến cho học sinh khó nhớ, khó nắm
bắt. Và động từ cụm trong tiếng Anh được xem là một trong những cấu trúc gây khó khăn không ít
cho học sinh trong quá trình học tiếng Anh của mình.
Có nhiều lý do để học sinh nhận thấy động từ cụm trong tiếng Anh là một điểm ngữ pháp khó.
- Một là, động từ cụm chỉ tồn tại trong tiếng Anh, không có trong tiếng Việt.
- Hai là, một động từ cụm có thể có nhiều nghĩa, và nghĩa của nó đôi khi không phải là sự kết
hợp nghĩa của động từ gốc và tiểu từ. Ví dụ trong câu “Both teachers and students must put up with
many problems”. Nghĩa của động từ gốc “put” và tiểu từ “up”, “with” dừng như không liên quan gì
đến nghĩa của động từ cụm “chịu đựng, đối mặt”.
Trong quá trình giảng dạy, nhiệm vụ của giáo viên là làm cho những khó khăn, vướng mắc của
học sinh được đơn giản hóa, giúp các em dễ dàng nắm bắt, vận dụng tốt kiến thúc ngôn ngữ. Đó là lý
do tác giả thực hiện đề tài này.
II. Bản chất của giải pháp
1. Thực trạng
Hiện nay tất cả các tự điển Anh- Anh, Anh-Việt hoặc tự điển động từ cụm (Dictionary of Phrasal
Verbs) chỉ cung cấp nghĩa của động từ cụm và cho ví dụ minh họa. Tuy nhiên, với số lượng động từ
cụm quá nhiều học sinh khó có khả năng nhớ và sử dụng có hiệu quả.
2. Tính mới của giải pháp
Tác giả đã phân tích từng nét nghĩa của tiểu từ (ABOUT, AFTER, AGAINST, AT, AWAY,
BACK, BEFORE, DOWN, FORWARD, IN, INTO, OFF, ON, OUT, OVER, OUT OF, UP ) trong các
động từ cụm ít mang tính thành ngữ, có tầng suất xuất hiện cao như (BREAK, BRING, CALL,
COME, CUT, DO, DROP, FALL, GET, GIVE, GO, KEEP, LOOK, MAKE, PUT, RUN, SEE, SET,


STAND, TAKE), đồng thời đã mô hình hóa và đối chiếu với tiếng Việt tương đương. Một khi học
sinh nắm vững nét nghĩa của tiểu từ trong động từ cụm, các em có thể suy được nghĩa của động từ
cụm và từ đó có thể dễ dàng nhớ và sử dụng có hiệu quả.
III. Nội dung giải pháp
1. Giải pháp mới
Back
(1) suggests the sense of moving away from the front to the rear.
e.g. The two lovers dropped back so as to be alone.
Hai người yêu nhau lùi lại đằng sau để được đi riêng.
The enemy fell back as our troops advanced.
Quân địch rút lui khi quân ta tiến lên.
Table 1
English Vietnamese
Vintrans
adv.par Main V C
come, drop, fall, let,
go, keep, stand
back
lùi, rơi, rút, di,
chuyển, giữ, đứng
về phía sau
(2) expresses a movement to an original position or state.
e.g The colour is coming back to her cheek.
Sắc da hồng hào hào trở lại trên đôi má cô.
Please put the dictionary back on the shelf when you have finished it.
Đề nghị khi dùng xong để cuốn từ điển về chỗ cũ trên giá.
Table 2
English Vietnamese
V (1) intrans
(2) monotrans

adv.par Main V C
(1) call, come, get, go,
run, see
back
gọi, về chạy, xem
lại (về tình
trạng, nơi
chốn cũ)
(2) bring, call, get,
give, put, take
mang, gọi, lấy, trả đặt
(3) denotes a reverse direction.
e.g My watch is fast, it needs putting back five minutes.
Đồng hồ của tôi chạy nhanh, cần phải vặn lùi năm phút.
Run the record back.
Quay ngược cuốn băng lại.
Table 3
English Vietnamese
V monotrans
adv.par Main V C
put, run
back vặn, quay
ngược lại, lùi
lại
(4) conveys the sense of restraining, hindering the progress of something.
e.g Financial problems have set back our building programme.
Những khó khăn về tài chính đã cản trở chương trình xây dựng của chúng tôi.
She was unable to keep back her tears.
Cô ấy không thể cầm được nước mắt.
Table 4

English Vietnamese
Vintrans adv.par Main V
Keep, put, set back ngăn cản, trì hoãn
2. Khả năng áp dụng
Việc nắm bắt nghĩa của tiểu từ trong động từ cụm tiếng Anh đã được mô hình hóa và có đối
chiếu nghĩa tiếng Việt tương đương phần nào đã giúp cho học sinh không còn cảm thấy khó khăn
trong việc hiểu và nhớ quá nhiều nghĩa của động từ cụm.
3. Lợi ích kinh tế, xã hội
Một khi nét nghĩa của tiểu từ được phân tích mô hình hóa và đối chiếu sang tiếng Việt. Nó
được xem như là một công cụ hỗ trợ cho học sinh giải quyết khó khăn trong việc nhớ nghĩa của động
từ cụm, từ đó các em sẽ giải quyết có hiệu quả các bài tập về chọn từ, viết lại câu có chứa động từ cụm
và các văn bản đọc hiểu ở trình độ nâng cao thường xuất hiện trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp Quốc
gia, kỳ thi tuyển sinh đại học và đặt biệt là khả năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp một cách tự
nhiên và hiệu quả.
Giải pháp đã được áp dụng trên đối tượng học sinh lớp 12A năm học 2010 - 2011 và thu được
kết quả khảo sát như sau:
Năm học Đối tượng Kết quả điểm thi đại học môn tiếng Anh
2
10 9-9,75 8-8,75 7-7,75 6-6,75 5-5,75 Đ.tr.bình
2009-2010 12A(34hs) 0 (0%) 5(14,7%) 22(64,7%) 6(17,6%) 1(3%) 0(0%) 8,07
2010-2011 12A(24hs) 1(4,2%) 5(20,8%) 11(45,8%) 7(29,2%) 0(0%) 0(0%) 8,36
Như vậy qua kết quả khảo sát cho thấy việc áp dụng giải pháp mới này phần nào cũng nâng
cao chất lượng nắm bắt kiến thức và khả năng vận dụng ngôn ngữ của học sinh, cải thiện điểm số, giúp
học sinh đạt kết quả cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp Quốc gia và tuyển sinh đại học, giúp các em
thực hiện được mơ ước của mình.
TÓM TẮT NỘI DUNG GIẢI PHÁP LAO ĐỘNG SÁNG TẠO
Tên đề tài: Một số thủ thuật giúp học sinh nhớ từ vựng môn tiếng Anh ở bậc Tiểu học.
Họ và tên tác giả: Nguyễn Hồng Phương
Đơn vị: Trường tiểu học số 1 thị trấn Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ
I. Mục đích

- Một số thủ thuật giúp học sinh nhớ từ vựng môn tiếng Anh ở bậc tiểu học không chỉ đơn
thuần giúp học sinh nghe từ, nhớ từ, phát âm từ một cách chính xác và sử dụng từ trong giao tiếp bằng
tiếng Anh, mà còn tạo được khả năng tư duy, phát triển khả năng học tập một cách độc lập, tạo niềm
say mê và thích thú cho học sinh. Đặc biệt là học sinh tiểu học rất thích học tiếng Anh có lồng ghép trò
chơi vào trong các tiết học. Điều này là rất tốt vì phần nào giáo viên đã làm được việc: “học mà chơi,
chơi mà học” cho học sinh.
- Ngoài những giờ học tiếng Anh trên lớp, học sinh biết cách học từ vựng khi ở nhà và cách ôn
từ thông qua một sồ bài hát do giáo viên tạo ra.
II. Bản chất của giải pháp
1. Thực trạng
- Hạn chế về trang thiết bị dạy học và các hình thức tổ chức trò chơi.
- Cơ hội thực hành tiếng Anh ít.
- Động cơ và ý thức học tập chưa cao.
2. Tính mới của giải pháp
- Giáo viên thực hiện các trò chơi hợp lí, tạo không khí lớp học vui vẻ và sinh động, biến mỗi
hoạt động trở thành trò chơi lí thú, dễ lôi cuốn học sinh.
- Tùy vào nội dung của mỗi bài học, giáo viên có thể vận dụng một số thủ thuật này vào trong
các phần Warm-up, Lead-in, Free-practice, Consolidation, …. hoặc ngay sau khi dạy xong từ vựng
(kiểm tra vốn hiểu từ của học sinh).
- Vận dụng một số thủ thuật này giúp cho các em không chỉ nhớ từ ở lớp học mà còn giúp các
em một số cách học và ôn từ khi ở nhà. Nếu thuộc và nhớ từ, sẽ giúp các em tự tin khi thực hành hoặc
giao tiếp bằng tiếng Anh. Tạo cho các em có một động cơ và ý thức học tập môn học này.
III. Nội dung giải pháp mới
1. Giải pháp mới
1.1. Sử dụng tranh
- Giúp học sinh học được từ, nhớ từ thông qua tranh ảnh.
- Sử dụng tranh thông qua trò chơi trong các phần của tiết học: Warm-up, Lead-in, Controlled-
practice, Free-practice, Consolidation,…
- Trong một tranh có thể ôn rất nhiều từ và mẫu câu.
- Học sinh có nhiều cơ hội thực hành tiếng Anh.

Ví dụ:

* Công dụng của việc sử dụng tranh:
- Dùng tranh để dạy từ.
3
- Nhìn tranh đoán từ; Nhìn tranh hoàn thành ô chữ.
- Nhìn tranh nối từ; Nhìn tranh điền từ vào chỗ trống.
- Nhìn tranh để sắp xếp chữ cái thành từ.
- Nghe đọc và vẽ tranh.
- Nhìn tranh ôn từ thông qua mẫu câu.
* Có thể sử dụng tranh trong một số thủ thuật: Guess the pictures, Pair Race, Matching,
Jumbled Word, Draw pictures, Crossword, Nhìn tranh nói từ,…
1.2. Học và nhớ từ khi ở nhà:
- Giúp học sinh nhớ được cách viết, cách phát âm và nghĩa của từng từ.
- Sau khi học từ trên lớp, giáo viên hướng dẫn các em làm những tấm thẻ bìa.
- Một mặt của tấm thẻ các em viết từ, mặt còn lại các em có thể viết nghĩa hoặc vẽ đồ vật minh
họa cho từ đó.
- Các em có thể dán những tấm thẻ ở góc học tập, bỏ vào túi áo, hoặc trong cặp sách cuả mình,
học được mọi lúc, mọi nơi.
- Các em có thể học và ôn từ theo cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm.

Ví dụ:
Mặt A Mặt B Mặt B
1.3. Ôn từ thông qua một số bài hát:
- Giúp học sinh nhớ từ thông qua những bài hát do giáo viên tự sáng tác dựa vào nền nhạc của
một số bài hát quen thuộc với học sinh tiểu học.
- Học sinh có thể hát những bài này khi chào giáo viên, trong các phần Warm-up,
Consolidation, …. ở trên lớp, ở nhà hoặc vào những lúc giải lao.
- Học sinh có thể hát theo cá nhân, theo cặp, theo nhóm hoặc cả lớp.
Ví dụ: Ôn các từ chỉ màu sắc thông qua bài hát Bắc Kim Thang

Red yellow blue white pink. Black and gray brown purple. What color is this?
It’s red. What color is this? It’s pink. Green purple brown and white. Orange pink black and red red
red.
2. Khả năng áp dụng của giải pháp
- Một số thủ thuật mà tôi đưa ra có thể sử dụng trong hầu hết tất cả các tiết học và các khối lớp
ở bậc tiểu học. Tùy vào từng nội dung của bài học, giáo viên phải biết cách chọn lọc và tổ chức thực
hiện các thủ thuật ấy một cách linh hoạt và có hiệu quả.
- Sử dụng nhiều tranh ảnh, đồ dùng dạy học tự tạo kết hợp với việc sử dụng công nghệ thông
tin trong các trò chơi tạo cho không khí lớp học thêm sinh động.
- Học sinh không những nhớ từ ở trên lớp thông qua các trò chơi, mà còn biết cách học từ, ôn
từ ở nhà, ôn từ mọi lúc, mọi nơi.
3. Lợi ích kinh tế-xã hội
- Các thủ thuật giúp học sinh nhớ từ đa số được thực hiện dưới hình thức các trò chơi nên
không khí của lớp học ít căng thẳng giúp cho tiết học sinh động và đạt hiệu quả cao.
- Sử dụng nhiều tranh ảnh, giáo cụ trực quan, những bài hát quen thuộc với học sinh tiểu học
phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh. Học sinh có thể ôn từ mọi lúc, mọi nơi.
- Các em học và nhớ được nhiều từ, nắm được nghĩa và cách sử dụng vốn từ vựng trong thực
hành giao tiếp. Điều này sẽ giúp các em có được động cơ học tập và niềm say mê đối với môn học
này.
* Sau đây là kết quả khảo sát chất lượng học tập của khối lớp 3,4,5 như sau:
Năm
học
Số HS
khảo sát
Kết quả khảo sát
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
4
Flower Bông hoa


2008-2009
338 82 24,3 103 30,5 110 32,5 43 12,7
2009-2010
335 116 34,6 105 31,3 81 24,2 33 9,9
2010-2011
323 166 51,4 107 33,2 44 13,6 6 1,8

Như vậy, qua kết quả khảo sát cho thấy rằng việc áp dụng những thủ thuật này giúp cho tiết
học trở nên sinh đông, học sinh nhớ được từ lâu hơn, vận dụng vốn từ trong thực hành giao tiếp, chất
lượng học tập môn tiếng Anh ngày càng cao.
TÓM TẮT NỘI DUNG GIẢI PHÁP LAO ĐỘNG SÁNG TẠO
Đề tài: Cách khai thác và tổ chức dạy học phần Tiểu dẫn trong giờ đọc hiểu văn bản ở trường
THPT đạt hiệu quả cao
Tác giả: Lê Huy Hoàng
Đơn vị: Trường THPT Lý Tự Trọng
I. Mục đích đề tài
- Với HS: Rèn luyện cách khai thác Tiểu dẫn, giúp học sinh từng bước tự khám phá nội
dung bài học và bước đầu định hướng tiếp nhận, giải mã tác phẩm có chiều sâu.
- Với GV: Khai thác và tổ chức dạy học phần Tiểu dẫn linh hoạt, tạo nên tính tích cực,
hứng thú, hấp dẫn đối với người học.
II. Bản chất của giải pháp
1. Thực trạng
- Trong các đề kiểm tra, GV ít ra nội dung trong phần Tiểu dẫn nên khi khai thác nhiều
GV thực sự chưa quan tâm và thường dạy lướt qua phần này.
- GV thường cung cấp kiến thức về tác giả, tác phẩm nhưng chưa có sự quan tâm đến
việc hướng dẫn HS vận dụng nó để giải mã văn bản và để giải các đề Làm văn có liên quan.
- Khả năng khai thác và tổ chức dạy phần Tiểu dẫn của GV còn hạn chế nên chỉ dạy
qua loa, hình thức dạy đơn điệu, không gợi được hứng thú học tập cho HS.
2. Tính mới của giải pháp
- Người học sẽ tự học, tự nghiên cứu được Phần Tiểu dẫn.

- Tri thức từ phần Tiểu dẫn là tri thức nền tảng nên khi khai thác và tổ chức dạy học
phải định hướng cho học sinh biết cách vận dụng những tri thức này vào giải mã văn bản và
vận dụng để bài Làm văn.
- Đưa ra cách khai thác và tổ chức dạy học phần Tiểu dẫn dựa trên quan điểm tiếp cận
đồng bộ trong quá trình tiếp nhận TPVH; phù hợp với phương pháp, phương tiện dạy học hiện
đại, tránh sự đơn điệu, nhàm chán, tạo sự hấp dẫn hứng thú cho HS đối với bộ môn.
III. Nội dung của giải pháp
1. Giải pháp
Giải pháp 1: Khai thác đầy đủ và có chiều sâu phần Tiểu dẫn
- Khai thác những nội dung chủ yếu trong phần Tiểu dẫn là những thông tin xoay quanh
tiểu sử, sự nghiệp sáng tác văn học của tác giả và những thông tin khái quát về văn bản đọc
hiểu.
- Định hướng khai thác thông tin theo cách dạy học tích hợp và tích cực; phương pháp và
phương tiện dạy học linh hoạt hiện đại để khai thác phần Tiểu dẫn đạt hiệu quả cao nhất.
5
Giải pháp 2: Cách tổ chức dạy học phần Tiểu dẫn trong giờ đọc hiểu VB có hiệu quả
cao
Giải pháp 2.1. Tổ chức cho HS làm việc với SGK để khai thác nội dung phần Tiểu dẫn
Hướng dẫn học sinh đọc SGK ở nhà và xác định những nội dung cơ bản cần triển
khai trong phần Tiểu dẫn. Sau đó lập dàn ý vế tác giả và tác phẩm vào bài soạn (Về tác
giả HS phải nắm rõ những đặc điểm về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong
cách nghệ thuật, những đánh giá về tác giả đó ; Về tác phẩm HS phải biết rõ hoàn cảnh
ra đời, thể loại, những nhận định về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.)
Giải pháp 2.2. Tổ chức cho học sinh đối thoại để khai thác nội dung trong Tiểu dẫn
Trên cơ sở những nội dung cơ bản được đề cập trong phần Tiểu dẫn, GV xây dựng câu
hỏi nhằm đạt được mục tiêu là học sinh tiếp cận được tri thức gì qua phần Tiểu dẫn? GV xây
dựng một hệ thống câu hỏi tái hiện, phát hiện, nêu vấn đề để học sinh lần lượt nắm bắt vấn đề.
Giải pháp 2.3. Tổ chức cho học sinh khai thác nội dung phần Tiểu dẫn bằng những hình
ảnh trực quan và hình thức sơ đồ hóa
- Sử dụng phương pháp trực quan: Dùng những hình ảnh liên quan đến quá trình sống,

làm việc của tác giả giới thiệu để học sinh có được những cảm nhận ban đầu và nhận thức sâu
sắc hơn về cuộc đời của tác giả trước khi tiếp cận văn bản.
- Hình thức sơ đồ hoá: Chuyển hóa thông tin cần khai thác thành dạng sơ đồ, biểu đồ,
hình vẽ, biểu tượng. Hình thức này sẽ tránh tình trạng “độc diễn” của thầy ; phát huy tư duy
sáng tạo và tích cực hóa hoạt động học tập của HS
Giải pháp 2.4. Tổ chức cho học sinh khai thác sâu sắc hơn nội dung phần Tiểu dẫn bằng
hình thức kể chuyện để tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn
- GV kể giai thoại văn học liên quan về tác giả, tác phẩm phù hợp nội dung yêu cầu bài
dạy.
- GV kể chuyện có nghệ thuật khi tóm tắt tác phẩm.
Giải pháp 2.5. Sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ để tạo hứng thú khi dạy Tiểu dẫn
Để đạt hiệu quả cao khi dạy phần tiểu dẫn, GV cần có sự hỗ trợ của CNTT. Dùng
powerpoint để đưa các hình ảnh về chân dung tác giả, về quê hương, về hoàn cảnh xã hội; đưa
lên màn hình những sơ đồ; hoặc các đoạn phim liên quan về tác giả, về hoàn cảnh xã hội, hoặc
những tri thức khác cần thiết để minh chứng cho những nội dung cần khai thác.
2. Khả năng áp dụng
- Áp dụng cho HS đại trà, HS giỏi tự nghiên cứu, chuẩn bị bài có hiệu quả.
- GV phổ thông sử dụng như một tài liệu giảng dạy vì dễ áp dụng và có hiệu quả cao.
- Là cơ sở tốt để GV kiểm chứng, đánh giá tiết dạy của đồng nghiệp khi dự giờ.
3. Hiệu quả
- Khai thác có chiều sâu các thông tin về tác giả, tác phẩm trong phần Tiểu dẫn.
- HS có thể tự khai thác và chuẩn bị bài ở nhà tốt hơn so với trước.
- Cách tổ chức dạy học phần Tiểu dẫn tạo được sự hấp dẫn, hứng thú cho người học.
- HS biết cách sử dụng những thông tin trong Tiểu dẫn để tiếp nhận, phân tích các hình
tượng văn học trong văn bản. Đồng thời học sinh biết cách huy động những kiến thức phục vụ
cho các đề Làm văn có liên quan.
6
- Những năm qua, kết quả Tốt nghiệp bộ môn đều vượt mặt bằng tỉnh và năm nào cũng
có học sinh giỏi cấp tỉnh (có học sinh chọn vào đội tuyển Văn thi quốc gia)
___________

TÓM TẮT NỘI DUNG GIẢI PHÁP LAO ĐỘNG SÁNG TẠO
Tên đề tài: “Xây dựng và sử dụng Bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học Lịch sử Việt Nam
lớp 12 – Chương trình chuẩn”
Tác giả: Nguyễn Chí Tâm Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Diêu
I. Mục đích
Xây dựng và sử dụng Bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử ở trường phổ
thông nhằm phát huy tính tích cực, hứng thú học tập của học sinh, góp phần thực hiện việc đổi
mới phương pháp dạy học lịch sử theo hướng tăng cường hoạt động nhận thức chủ động, sáng
tạo của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
II. Bản chất của giải pháp
1. Thực trạng
- Sự thiếu hụt về các loại bản đồ giáo khoa ở nhà trường phổ thông.
- Nội dung thể hiện trên bản đồ giáo khoa lịch sử chưa đa dạng về các kênh thông tin
cần cung cấp, mở rộng kiến thức cho học sinh.
- Ít phát huy tính hứng thú, chủ động, tích cực trong học tập và rèn luyện kỹ năng
thực hành của học sinh.
2. Tính mới của giải pháp
- Sử dụng Bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông có thể bổ
sung thêm những kiến thức ngoài nội dung vốn có của bản đồ, như hình ảnh, các đoạn phim,
một văn bản,… cần minh họa hay mở rộng kiến thức cho người học.
- Người học dễ tiếp thu bài học, tạo hứng thú, say mê trong học tập bộ môn thông qua
những yếu tố có tính hoạt hình, đồ họa trên bản đồ, đồng thời giúp học sinh tiếp nhận được
nhiều thông tin kiến thức ngoài những kiến thức của sách giáo khoa thông qua kênh hình ảnh,
các đoạn phim,… được thể hiện trên Bản đồ giáo khoa điện tử.
- Sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học bộ môn còn giúp học sinh rèn luyện
kỹ năng thực hành để nắm kiến thức bài học.
III. Nội dung của giải pháp
1. Giải pháp mới
1.1. Đặc điểm của Bản đồ giáo khoa điện tử.
- Yếu tố số hoá của Bản đồ giáo khoa điện tử tạo ra khả năng lưu giữ, điều chỉnh và

chia sẻ khá thuận lợi.
- Yếu tố chương trình hoá giúp GV và HS chủ động, linh hoạt trong quá trình sử dụng.
- Tính đa phương tiện, đa truyền thông của Bản đồ giáo khoa điện tử có thể tích hợp
nhiều dạng thông tin phong phú: ký hiệu chữ (văn bản), đồ hoạ, hoạt hình, màu sắc, hình ảnh,
phim… giúp học sinh nhận thức lịch sử một cách sâu sắc và hứng thú hơn.
1.2. Xây dựng và sử dụng Bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học nội dung “Hoạt
động của Nguyễn Ái Quốc” và nội dung “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975”
trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 – chương trình chuẩn.
- Xác định những tư liệu cần thiết để minh họa, mở rộng kiến thức bài học để xây dựng
bản đồ
- Những biểu tượng động trên bản đồ (mũi tên, biểu tượng hình tròn) nhằm giúp học
sinh nắm được toàn bộ về thời gian, diễn biến, những điểm đến của Nguyễn Ái Quốc trong
cuộc hành trình tìm đường cứu nước từ 1911 đến 1941.
7
Hình 1 Hình 2 Hình 3
- Những mũi tên được tạo động trên bản đồ giúp các em nắm bắt cụ thể về diễn biến
của từng trận đánh trong các chiến dịch giữa quân đội ta và địch trong cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy Xuân 1975.

Hình 4 Hình 5 Hình 6
- Những hình ảnh, đoạn phim, đoạn văn bản trình bày trên bản đồ nhằm giúp các em
tiếp cận những hình ảnh sinh động, mở rộng kiến thức bài học, tạo sự hứng thú trong tiếp thu
nội dung bài học.
2. Khả năng áp dụng của giải pháp
- Bản đồ giáo khoa điện tử được xây dựng chủ yếu trên phần mềm Powerpoint, một
phần mềm rất thông dụng và gần gũi với giáo viên trong soạn giảng bài giảng điện tử hiện nay
ở trường phổ thông.
- Việc sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử sẽ tạo thuận lợi cho giáo viên trong việc mở
rộng kiến thức bài học thông qua việc tạo ra các hình ảnh động, âm thanh, phim minh họa,…
rất cần thiết và phù hợp trong dạy học bộ môn nhằm phát huy tính tích cực, hứng thú, say mê

học tập bộ môn của học sinh.
3. Hiệu quả của giải pháp
- Hầu hết các em đều nắm được bài và tạo được sự hứng thú, say mê trong học tập bộ
môn của học sinh (đây là yếu tố quan trọng tạo sự thành công của người giáo viên trong một
tiết dạy lịch sử).
- Mở rộng nhiều kiến thức mới, sinh động ngoài kiến thức của sách giáo khoa.
- Kết quả khảo sát chất lượng học tập của học sinh lớp 12 tại trường THPT Nguyễn
Diêu.
Năm
học
Số học sinh Kết quả thực nghiệm
Yếu, kém
SL / %
Tr. Bình
SL / %
Khá
SL / %
Giỏi
SL / %
2009-
2010
Đối chứng
53
11
20,75%
27
50,94%
14
26,42%
01

1,89%
Thực nghiệm
53
03
5,66%
15
28,30%
29
54,72%
06
11,32%
Mức
Chênh lệch
15,09% 22,64% 28,3% 9,43%
2010-
2011
Đối chứng
54
09
16,67%
28
51,85%
15
27,78%
02
3,70%
Thực nghiệm
54
02
3,70%

19
35,19%
26
48,15%
07
12,96%
Mức
Chênh lệch
12,97% 16,66% 20,37% 9,26%
8
Như vậy, xét cả về mặt định tính và định lượng, việc sử dụng Bản đồ giáo khoa điện tử
trong dạy học lịch sử nhằm đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng bộ môn là khả
thi và hiệu quả, đồng thời những kết quả trên là cơ sở để chứng minh giả thuyết khoa học của
đề tài là: Xây dựng và sử dụng Bản đồ giáo khoa điện tử sẽ góp phần đổi mới phương pháp
dạy học, nâng cao chất lượng bộ môn trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
TÓM TẮT NỘI DUNG GIẢI PHÁP LAO ĐỘNG SÁNG TẠO
Tên đề tài: Một số cách dùng tính từ và cụm tính từ tiếng Anh
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Minh Đơn vị : Trường THPT Số 1 Tuy Phước

I. Mục đích đề tài:
Tăng cường hoạt động nhận thức tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, nâng cao
chất lượng dạy học bộ môn, hoàn thành mục tiêu môn học.
II. Bản chất của giải pháp
1. Thực trạng:
Thực tiễn dạy học tiếng Anh ở trường phổ thông, cách dùng tính từ và cụm tính từ
nói riêng tuy được chú trọng nhưng chưa chuyên sâu, chương trình sách giáo khoa hướng
dẫn giảng dạy và học tập ít đề cập đến nội dung này và hiệu quả mang lại chưa cao.
2. Tính mới của giải pháp:
Để sử dụng tiếng Anh thành thạo trong giao tiếp, người học cần nắm vững mọi khía
cạnh của nó, cả hệ thống cấu trúc phức tạp lẫn từ vựng. Tính từ và cụm tính từ trong tiếng Anh

xuất hiện rất nhiều trong các thể loại văn viết và đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho
bài văn hay hơn, góp phần to lớn vào sự phong phú và màu sắc của ngôn ngữ.
Khai thác hết các khía cạnh đặc biệt của tính từ và cụm tính từ để vận dụng linh hoạt
trong giảng dạy và giúp học sinh sử dụng tốt hơn trong giao tiếp. Chính từ những lỗi sai
của học sinh khi quan sát các em làm bài viết cũng như khi thực hành nói tiếng Anh qua
nhiều năm giảng dạy, tôi đã quyết định chọn “The uses of Adjectives and Adjective phrases
in English” - Một số cách dùng tính từ và cụm tính từ tiếng Anh – làm đề tài nghiên cứu cho
mình.
III. Nội dung giải pháp:
1. Giải pháp mới:
1.1 Đối với học sinh:
Sau khi hiểu rõ cơ sở lí thuyết về định nghĩa của tính từ và cụm tính từ cũng như ngữ
nghĩa, cú pháp của chúng, học sinh có thể vận dụng tính từ và cụm tính từ da dạng trong văn
viết cũng như văn nói. Cụ thể trong các bài tập áp dụng về tính từ và cụm tính từ.
EXERCISE 1 : Rewrite the following sentences, replacing the relative clauses in each
sentence by an adjective phrase , remembering that such a phrase can be realized by a
single word. (Áp dụng cho học sinh lớp 11, Chương trình SGK Chuẩn)
Eg: With all students who are interested write their name on this list
Answer: With all students interested write their name on this list.
1. All the women who were present looked up in alarm.
2. We should call the doctor who is nearest.
3. We must find the doctor who is concerned.
4. What are the best seats that are available.
5. Can you recommend that is really interesting?
Suggested answers:
1. All the women present looked up in alarm.
2. We should call the doctor nearest.
3. We must find the doctor concerned.
4. What are the best seats available or available seats.
5. Can you recommend something really interesting?

9
EXERCISE 2: Add modifiers to the one-word adjective phrases in these sentences to
form adjective phrases with quite heavy modification, choosing them from the following
list:
Eg: She found it difficult to say goodbye.
Answer: It was difficult for her to say goodbye.
1. You were very kind to come.
2. I think it important that you take some exercise everyday.
3. You were wrong to ride your bike across Mr Taylor’s garden.
4. I think you were greedy when you took the last cake.
5. I find it unacceptable that newspapers publish this kind of story.
Suggested answers:
1. It was very kind of you to come.
2. It’s important for you to take some exercise everyday.
3. It was wrong of you to ride your bike across Mr Taylor’s garden.
4. It was greedy of you to take the last cake.
5. It’s unacceptable for newspapers to publish this kind of story.
1.2 Đối với giáo viên:
Trên cơ sở lí thuyết cơ bản về cách dùng tính từ và cụm tính từ và các nguyên tắc cơ
bản, giáo viên có thể ứng dụng giảng dạy tính từ và cụm tính từ trong nhiều tình huống khác
nhau. Với phần bài tập và một số thủ thuật gợi ý, giáo viên có thể linh hoạt áp dụng vào từng
kiểu bài theo chương trình sách giáo khoa hoặc theo nhu cầu, trình độ của học sinh.
Ví dụ: The semantic roles of adjectives and adjective phrases :
(1) Descriptors:
Descriptors can be divided into subclasses, including:
+ COLOR- denoting color,brightness: black,white,dark,bright,blue,brown,green,grey,red.
Eg: The passenger turned quite green with sea-sick.
Life seemed grey and pointless after she’d gone.
+ SIZE/QUANTITY/EXTENT
-denoting size,weight,extent: big,deep,heavy,huge,long,large,little,short,small,thin,wide.

Eg: Lead is a heavy metal.
You’ve cut my hair very short.
+ TIME- denoting chronology, age, frequency: annual,daily,early,late,new,old,recent,young.
Eg: There is an early train every Saturday.
Ours is a recent accquaintance.
+ EVALUATIVE/EMOTIVE
- denoting judment, affect,emphasis: bad,beautiful,best,fine,good,great,lovely,nice,poor.
Eg: The car has very good brakes.
+ MISCELLANEOUS DESCRIPTIVE -
apropriate,cold,complex,dead,empty,free,hard,hot,open,
possitive,practical,pirate,serious,strange,strong,sudden.
Eg: That’s a good film.
Especially if you can get the right price.
(2) Classifiers
Classifiers can be grouped into subclasses:
+ RELATIONAL/CLASSIFICATIONAL/RESTRICTIVE- delimiting the referent of a noun,
particularly in relation to other referents:
additional,overage,chief,complete,different,direct,entire,external,final,following,general,initia
l,internal,left,main,maximum,necessary,original,particular,previous,primary,public,similar,si
ngle,standard,
10
top,various,same.
+ AFFILIATIVE- designing the national or religious group to which a referent belongs:
American,Chinese,Christian,English,French, German,Irish,united.
+ TOPICAL/OTHER (e.g. giving the subject area or showing a relationaship with a noun):
chemical,commercial,environmental,human,industrial,legal,medical,mental,official,oral,
phonetics,political,sexual,social,ventral,visual.
1.2.2. The syntactic roles of adjectives and adjective phrases :
The functions of adjectives and adjective phrases in phrases can be shown in the following
table:

(pre-modifier(s)) ADJECTIVES (post-modifier(s))
adverb (intensifier), e.g. very /
perfectly / extremely
good, nice, rich, happy,
wide, bright, uncertain,
possible, glad, busy, easier,
worse, better
prepositional phrase, e.g. at
maths, about this
adverb (viewpoint), e.g.
technically / theoretically
adverb, enough / indeed
noun, e.g. sixteen feet / two
kilometres

that-clause, e.g. that you’re
careful

to-infinitive clause, e.g. to hear
from you

-ing-clause, e.g. handing out
letters

comparative clause, e.g. than
they say
Eg: We were confident that Karen was still alive. Many adjectives expressing certainty or
confidence, such as aware, certain, confident, sure can be used in this way.
I am anxious that he be/shoud be/?is permitted to resign. Many adjectives expressing
volition, like anxious, eager, willing are used with a subjunctive or putative should in the that-

clause.
2. Khả năng ứng dụng:
Các thủ thuật, hoạt động, và nhiều bài tập có thể được ứng dụng cho nhiều cấp học,
trình độ của học sinh.
3. Hiệu quả :
- Sau khi nắm vững sự đa dạng về cách dùng và ngữ nghĩa của tính từ và cụm tính từ,
học sinh có thể tự tin khi nói và viết tiếng Anh, đặc biệt trong thể loại văn miêu tả, các em sẽ
hứng thú hơn với các bài học vì có thể tiếp thu bài dễ dàng và hiểu được nghĩa phong phú của
chúng so với tiếng Việt.
- Kết quả áp dụng tại trường THPT Số 1 Tuy Phước trong năm học 2010 - 2011:
Lớp SS
Khảo sát ban đầu 85 học sinh Kết quả áp dụng giải pháp mới
Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
11A1 43 8 18,6 18 41,9 12 27,9 5 11,6 14 32,6 21 48,8 7 16,6 1 2,3
11A4 42 3 7,1 9 21,4 20 47,6 10 23,8 6 14,3 13 31 19 45,2 4 9,5
11
Như vậy kết quả cho thấy việc áp dụng dạy tính từ và cụm tính từ theo phương pháp
mới giúp học sinh tiến bộ nhiều trong việc sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp .
____________
TÓM TẮT NỘI DUNG GIẢI PHÁP LAO ĐỘNG SÁNG TẠO
Tên đề tài: Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện nhảy xa cho học sinh THCS
Tác giả: Nguyễn Văn Dần
Đơn vị: Trường THCS Ân Tường Tây – Hoài Ân
I. Mục đích
Tuyển chọn và áp dụng một số bài tập vào giảng dạy nhằm phát triển tố chất sức bật
cho học sinh trên cơ sở những yếu tố đặc trưng quyết định đến thành tích trong nhảy xa của
học sinh THCS.
II. Bản chất của giải pháp
1- Thực trạng – phương pháp dạy học truyền thống

- Chương trình giảng dạy phân môn nhảy xa cho học sinh THCS nhằm giúp học sinh hiểu biết
về kỹ thuật, phương pháp tập luyện để rèn luyện thể lực, phát triển sức mạnh chân còn về nâng cao
thành tích thì chưa đủ để các em phát triển thành tích cao.
- Thời lượng học của chương trình quy định là (8 tiết/năm). Nội dung bài tập nhảy xa chưa đủ
để phát triển cho những học sinh có năng khiếu. Vì vậy thành tích của học sinh sẽ bị hạn chế so với thể
thao thành tích cao mà học sinh dự thi trong các kỳ đại hội TDTT cũng như HKPĐ.
2. Tính mới của giải pháp
Bằng cách tiến hành đồng bộ, hệ thống những giải pháp trong quá trình tuyển chọn và
huấn luyện học sinh môn nhảy xa bậc THCS, tôi đã có được các tiêu chí tuyển chọn và hệ
thống bài tập khoa học, có độ tin cậy cao trong huấn luyện nhằm duy trì và phát huy thành tích
thi đấu của học sinh trong nhiều năm qua.
2.1. Về việc tuyển chọn học sinh
Tuyển chọn học sinh là công việc hết sức quan trọng nên phải thực hiện một cách công
phu, chính xác. Trước tiên phải chọn những em có thành tích tốt và ổn định, ngoài ra chúng ta
còn căn cứ vào những đặc điểm sau: Thể hình, thể lực cân đối khỏe mạnh, Cơ bắp chưa phát
triển, gang bàn chân phải săn, có độ lõm nhất định. không mắc các bệnh tim mạch …
2.2. Áp dụng hệ thống bài tập khoa học, hiệu quả:
Lựa chọn một số nội dung bài tập phù hợp, kết hợp với các bài tập kinh nghiệm riêng
của cá nhân đã qua kiểm chứng nhằm phát triển tố chất sức bật trong nhảy xa cho học sinh
III. NỘI DUNG GIẢI PHÁP
1. Giải pháp mới
1.1 Giai đoạn huấn luyện ban đầu:
- Mục tiêu cần đạt của giai đoạn này: Thông qua các tiêu chí đánh giá giáo viên xác
định khả năng sức bật của từng cá nhân học sinh để áp dụng hệ thống bài tập phát triển sức bật
phù hợp.
Để huấn luyện sức bật trong môn nhảy xa cho học sinh, vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải có
các tiêu chí đánh giá. Để giải quyết vấn đề trên tôi tiến hành các bước sau :
Bước 1: Thu thập tài liệu liên quan và các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá sức bật trong
môn nhảy xa
Bước 2 : Tuyển chọn những bài tập có tác dụng cao và có tính khả thi trong thực tiễn giảng

dạy.
Bước 3 : Kiểm định độ tin cậy của bài tập bổ trợ cũng như sự phát triển tố chất cho học sinh.
- Giai đoạn này tôi sử dụng các bài tập sau: Bật cao, bật xa tại chỗ, Bật cóc 20m, Lò cò
40m, Chạy đạp sau 30 m, Giậm nhảy bằng 1 chân co chân qua xà, Nhảy dây (trong 30 giây),
Bật bục cao 0,4m Bật xa 3 bước đổi chân ( Kinh nghiệm của cá nhân )
1.2. Giai đoạn huấn luyện chuyên sâu:
12
- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh vừa phát triển sức bật vừa tăng cường sự ổn định về
thể lực cũng như thành tích trong thi đấu.
- Phương pháp: Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học
sinh nhằm nâng cao sức bật trong môn nhảy xa. Qua nghiên cứu lý luận, các tác giả đi trước và
thực tiễn trong giảng dạy huấn luyện, tôi đã tổng hợp được 15 bài tập (15 bài tập này có độ tin
cậy cao) trong đó có 3 bài tập thuộc kinh nghiệm của cá nhân đó là:
- Bật xa vào hố cát hai gối thu chân chạm ngực. (kinh nghiệm của cá nhân)
- Bật 3 bước đổi chân. ( kinh nghiệm của cá nhân )
- Đà tự do giậm nhảy qua xà cao 0,5m và cách ván giậm 1,2m ( Kinh nhiệm cá nhân)
- Kiểm tra đánh giá: Để kiểm nghiệm tính hiệu quả của hệ thống bài tập phát triển sức
mạnh tốc độ được tiến hành theo phương pháp thực nghiệm sư phạm và tiến hành các bài test
để kiểm tra.
1.3. Giai đoạn hoàn thiện sẵn sàng thi đấu:
- Mục tiêu cần đạt: hoàn thiện về thể lực cũng như kỹ thuật trong nhảy xa để chuẩn bị
cho vận động viên thi đấu thông qua hệ thống bài tập phù hợp giữa khối lượng và cường độ
của lượng vận động một cách khoa học nhất.
- Yêu cầu của bài tập: khối lượng bài tập chủ yếu trong giai đoạn này nhằm mục đích
nâng cao mức độ chạy cực đại của chạy đà và cho giai đoạn đặt chân giậm nhảy vào ván giậm
và hoàn thiện kỹ thuật.
Nội dung bài tập: Chạy chậm sau đó chạy tăng tốc 20m – 30m; Đà 7-9-11 bước giậm
nhảy vào hố cát; Hoàn thiện kỹ thuật chạy đà – giậm nhảy – trên không – tiếp đất
2. Khả năng áp dụng
Một số yêu cầu đối với GVBM thể dục

- Để hoàn thành tốt nhiệm vụ – yêu cầu đặt ra là một giáo viên TDTT ta cần có một sự
định hướng, một kế hoạch cụ thể cho công tác giảng dạy – huấn luyện như sau:
- Kích thích sự vận động tích cực cho học sinh bằng các bài tập đặc trưng là điều kiện
cần thiết và không thể thay thế đối với sự phát triển hài hòa về thể chất, tâm lý và sức khỏe
cho học sinh, ngược lại nếu không có sự vận động tích cực sẽ làm hạn chế sự phát triển bình
thường đối với các em.
- Nâng cao chất lượng trong 1 tiết dạy, thực hiện lượng vận động hợp lý và tăng tiến sẽ
có tác dụng rất lớn trong việc phát triển tố chất thể lực cho học sinh.
Phạm vi vận dụng: Các giải pháp áp dụng trong quá trình tuyển chọn và huấn luyện
nhảy xa cho học sinh bậc THCS nêu trên rất dễ vận dụng và có thể vận dụng rộng rãi ở các
trường THCS trong và ngoài huyện.
3. Hiệu quả
3.1. Ích lợi về mặt giáo dục:
- Lợi ích về mặt kinh tế: Giúp cho bản thân các em và gia đình không tiêu tốn nhiều
tiền của vào việc chăm sóc sức khỏe cũng như các bệnh thường gặp ở học sinh, từ đó góp phần
hoàn thiện hình thể cho học sinh.
- Góp phần rèn luyện thế hệ trẻ lối sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, khoẻ mạnh.
- Phát triển về mặt thể chất: Biểu hiện ở sự tăng trưởng chiều cao, cân nặng, hoàn thiện
các giác quan.
- Phát triển về mặt tâm lý: Biểu hiện ở những thay đổi cơ bản trong quá trình nhận thức,
tình cảm, ý chí, nghị lực, sự phấn khởi, hoạt bát, nếp sống …
- Phát triển về mặt xã hội: Biểu hiện ở các mặt tích cực, tham gia các hoạt động ngoại
khoá của nhà trường và địa phương, cùng với việc thay đổi trong việc ứng xử với mọi người
xung quanh.
3.2. Chất lượng, hiệu quả của đề tài:
Kết quả đạt được qua phương pháp tuyển chọn và huấn luyện nhảy xa như sau:
13
- VĐV của trường đạt giải nhất cấp huyện trong 4 năm gần đây: Nguyễn Thị Mỹ Tho
4,32m ; Nguyễn Thị Mỹ Nguyên 4,45m ; Nguyễn Phước Thịnh 5,53m, Phan Thị Mỹ Nhung
4,52m, Nguyễn Thị Quyên 4,34m.

- VĐV đạt HCV và HCB qua các kỳ HKPĐ cấp tỉnh:
Phan Thị Mỹ Nhung 4,86m HCB ; Nguyễn Thị Quyên 4,54m HCB; Đinh Văn Sum 5,93m
HCV.
TÓM TẮT NỘI DUNG GIẢI PHÁP LAO ĐỘNG SÁNG TẠO
Tên đề tài: Vận dụng Thuyết về các loại hình trí thông minh để đa dạng hóa các hoạt động
khởi động trong giờ học Reading- tiếng Anh 12 chương trình chuẩn
Họ và tên tác giả : Nguyễn Thị Thanh Huyền - Đơn vị: Trường THPT số 3 An Nhơn
I .Mục đích của đề tài:
- Giúp giáo viên tiếng Anh hiểu thêm về hiệu quả của Thuyết về các loại hình trí thông
minh trong giảng dạy tiếng Anh và vận dụng thuyết này khi thiết kế bài giảng.
- Tạo ra nhiều hoạt động warm up giúp cho các giờ dạy đọc hiểu thêm sinh động và đạt
hiệu quả.
- Thu hút sự hứng thú, thúc đẩy động cơ học tập của mọi đối tượng học sinh trong giờ
học tiếng Anh
II. Bản chất của giải pháp
1. Thực trạng
- Việc sử dụng các hoạt động giảng dạy tiếng Anh chưa linh hoạt, các hoạt động khởi
động trong giờ học ít được chú trọng.
- Sử dụng cùng những hoạt động giống nhau cho mọi lớp học, mọi đối tượng học sinh
hoặc các hoạt động chỉ có học sinh khá giỏi tham gia, những học sinh yếu hơn là khán giả
hoặc các cổ động viên, trong khi số lượng học sinh yếu kém chiếm khá nhiều ở mỗi lớp.
- Việc sử dụng thuyết về các loại hình trí thông minh là một đường hướng dạy học còn
khá mới mẻ đối với giáo viên tiếng Anh.
2. Tính mới của giải pháp:
- Vận dụng Thuyết về các loại hình trí thông minh trong giảng dạy tiếng Anh
- Thiết kế hoạt động dạy học dựa trên cách tiếp thu bài giảng của học sinh
- Phân loại học sinh và tạo ra các hoạt động warm up dựa trên những điểm mạnh và
điểm yếu của học sinh chứ không đơn thuần là dựa trên nội dung của bài học.
III. Nội dung giải pháp
1. Giải pháp:

Nhằm phát huy tính tích cực chủ động, tư duy sáng tạo, thúc đẩy động cơ học tập của
mọi đối tượng trong giờ học tiếng Anh, giáo viên cần nắm được những điểm mạnh và điểm
yếu trong cách tiếp thu bài giảng của học sinh để thiết kế và phân loại các hoạt động giảng
dạy.
Lý thuyết về các loại hình trí thông minh là một trong những giải pháp giúp giáo viên
nhận thức rõ hơn việc linh hoạt sử dụng các hoạt động phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Hoạt động warm up trong giờ học reading góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy
động cơ học tập của học sinh.Các hoạt động warm up có thể đươc phân loại dựa theo các loại
hình trí thông minh như sau:
Các hoạt động dựa trên sự tư duy ngôn ngữ - Các hoạt động dựa trên sự tư duy logic,
toán hoc - Các hoạt động dựa trên sự tư duy về hình thể, không gian - Các hoạt động dựa trên
sự tư duy về vận động - Các hoạt động dựa trên sự tư duy về âm nhạc - Các hoạt động dựa trên
sự tư duy về khả năng tương tác - Các hoạt động dựa trên sự tư duy về khả năng bộc lộ nội
tâm - Các hoạt động dựa trên sự tư duy về hòa nhập thiên nhiên.
Ví dụ: Hoạt động dành cho đối tượng học sinh thuộc loại hình trí thông minh về hình
thể, không gian, trí thông minh vận động và trí thông minh về tương tác.
14
Unit 3:Ways of socialising- Reading- Warm up: WALKING WARMERS
- Chuẩn bị: Khoảng trống rộng trong lớp học, phiếu photo mô tả các hoạt động
- Tiến trình: phát mỗi học sinh 1 tờ phiếu, học sinh đọc và chuẩn bị 2 hoạt động trong 2
phút. Cho một số học sinh xung phong đi vòng quanh ở giữa lớp và làm các hành động theo
phiếu đã chuẩn bị. Những học sinh còn lại đoán và nói to hành động của bạn bằng tiếng Anh.
Học sinh tiếp tục đi và chọn 1 bạn cùng đi và làm hành động theo cặp. Ví dụ: một số học sinh
đi vòng quanh và làm hành động như thể họ đang mệt, đang mang một túi xách nặng, trời rất
lạnh, họ vừa nghe 1 tin vui, Học sinh khác đoán hành động. Giáo viên dẫn vào nội dung bài
đọc.
Unit 11: Books– Reading (p118, sgk Tiếng Anh 12) – Warm up:Game: PICTURE
CATEGORIES
- Chuẩn bị: 2 bộ tranh về các loại sách và 2 bản phụ
- Tiến trình: + Chia lớp thành 2 nhóm,phát tranh cho 2 nhóm , treo bảng phụ có tên 4

loại sách
Comic
books
Textbooks Science books Novels
+ 4 học sinh đại diện mỗi nhóm lên bảng tick tranh vào cột thích hợp và viết một số
tính từ về đặc điểm của các loại sách. Nhóm có nhiều tranh và tính từ hơn là nhóm thắng cuộc
+ Giáo viên nhận xét,nêu câu hỏi liên hệ và dẫn vào nội dung bài học.
2. Khả năng áp dụng:
Giáo viên tiếng Anh có thể sử dụng các hoạt động trong đề tài này vào các tiết dạy
reading ở chương trình sách tiếng Anh 12 và các tiết dạy reading ở những khối lớp khác.
Ngoài ra, đề tài còn có thể được vận dụng trong những khía cạnh khác của việc giảng dạy
tiếng Anh như dạy viết, dạy nghe, dạy nói,
3. Hiệu quả:
Giáo viên hiểu rõ hơn về bản chất của các hoạt động Warm up và Thuyết về các loại
hình trí thông minh
Phát triển tư duy sáng tạo của mọi đối tượng học sinh, hầu hết học sinh đều hứng thú,
ham thích hơn trong các giờ đọc hiểu
Học sinh năng động , tích cực hơn trong giờ học, đặc biệt là học sinh trung bình , yếu
kém cũng có có cơ hội được thể hiện mình,tạo động cơ tốt hơn cho đối tượng này trong giờ
học Tiếng Anh
Kết quả học tập của học sinh được nâng cao.
+ Kết quả học tập của học sinh lớp 12A7 và 12A8 năm học 2009 – 2010
Tổng số
hs
Học kì Giỏi Khá Tb Yếu
SL % SL % SL % SL %
Học kì I 7 8 14 13 52 48 36 33
109 Học kì 2 10 9 18 17 60 55 21 19
Tốt nghiệp 12 11 21 19 64 59 12 11
+ Kết quả khảo sát về mức độ hứng thú trong giờ học Reading ở 196 học sinh khối 12

như sau
Mức độ
hứng thú
Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú
15
SL % SL % SL % SL %
Trước khi
vận dụng
18 9.2% 25 12.8% 95 48.5% 58 29.5%
Sau khi
vận dụng
49 25% 78 39.8% 58 29.6% 11 5.6%
TÓM TẮT NỘI DUNG GIẢI PHÁP LAO ĐỘNG SÁNG TẠO
Tên đề tài: Số hóa thiết bị dạy học, một biện pháp nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng
thiết bị dạy học.
Họ và tên tác giả: Lê Ngọc Ẩn
Đơn vị: Trường THPT số 1 Phù Cát
I. Mục đích
- Giúp GV tạo thành thói quen mượn và sử dụng TBDH .
- Giúp cán bộ quản lý TBDH dễ dàng quản lý TBDH, cho GV mượn nhanh chóng ít
mất thời gian.
- Kho chứa TBDH tối thiểu, phòng thực hành bộ môn sắp xếp có khoa học, thẩm mỹ.
- Lãnh đạo nhà trường dể dàng kiểm tra việc quản lý TBDH của cán bộ quản lý TBDH
và mượn TBDH của giáo viên; nắm bắt được tiết học nào GV lên lớp bắt buộc phải chuẩn bị
TBDH.
II.Bản chất và giải pháp
1.Thực trạng
Từ năm học 2006-2007 trở về trước, nhà trường chưa có cán bộ quản lý TBDH chuyên
trách, cán bộ quản lý TBDH là giáo viên kiêm nhiệm.
Hầu hết các trường phổ thông hiện nay (kể cả trường THPT số 1 Phù Cát), cán bộ quản

lý TBDH là giáo viên kiêm nhiệm, số tiết kiêm nhiệm từ 2 đến 3 tiết tùy theo từng trường
Thiết bị dạy học mua về, vào sổ, nhập kho để ngổn ngang, thiếu khoa học thiếu thẩm mỹ.
Giáo viên bộ môn, lâu nay quen với cách dạy truyền thống, chỉ truyền thụ kiến thức
một chiều, bắt buộc học sinh chấp nhận kết quả thí nghiệm đã được mô tả trong sách giáo
khoa
Giáo viên ít quan tâm đến TBDH, ngại mượn TBDH vì mất nhiều thời gian khi mượn,
Có thiết bị dạy học từ khi mua về đến khi hư hỏng phải thanh lý chưa hề được sử dụng
bao giờ; sự lãng phí sử dụng là vô cùng lớn.
2.Tính mới của giải pháp
Mỗi TBDH được gắn một dãy ký tự
Dễ mượn, dễ quản lý
III. Nội dung của giải pháp
1. Giải pháp
1.1. Số hóa thiết bị dạy học
Số hóa TBDH là dùng mẫu tự A, B, C, , a,b,c, , các chữ số 0, 1, 2, 3, , các ký
hiệu ., /, ( ) tạo thành một chuỗi kí tự gán cho một TBDH tương ứng để tiện quản lý và mượn
sử dụng.
Yêu cầu của số hóa TBDH:
+ TBDH đó thuộc bộ môn nào? Sử dụng cho khối lớp nào? Trong tiết học nào của
PPCT?
+ TBDH đó mang số thứ tụ mấy trong sổ danh mục TBDH tối thiểu của bộ môn?
+ TBDH cùng tên số lượng bao nhiêu? TBDH này là thiết bị thứ mấy? ( Số giáo viên
dạy cùng 1 tiết của cùng một khối lớp có thể mượn được TBDH).
+ TBDH này có thể dùng chung cho 3 khối lớp hay không?
Trong các yêu cầu trên ưu tiên đặc trưng bộ môn, khối lớp và dạy tiết mấy của PPCT.
Các bước tiến hành:
16
B1: GVBM nghiên cứu kỹ nội dung sách giáo khoa, phân phối chương trình của Sở
GDĐT cả 3 khối 10,11,12.
B2:Thống kê thực tế TBDH hiện có trong kho (TBDH tối thiểu đã được trang bị theo

qui định của Bộ GDĐT).
B3: Lập danh mục gắn TBDH theo tiết PPCT của Sở GDĐT Bình Định theo từng khối
lớp, theo
từng ban hoặc có thể dùng chung cho Ban cơ bản và Ban nâng cao hoặc dùng chung cho cả 3
khối lớp 10, 11 ,12.
B4:Căn cứ vào danh mục tiến hành Số hóa TBDH ( mỗi TBDH được gắn một mã số).
B5- Lập bản danh mục TBDH đã được số hóa lưu phòng TBDH, gửi GVBM, gửi BGH
theo dõi thực hiện.
1.2. Qui trình mượn TBDH (tính mới)
Mỗi GVBM đã có sẵn Danh mục thiết bị dạy học đã được số hóa, khi chuẩn bị thiết kế
bài giàng trên lớp, giáo viên tra cứu vào danh mục TBDH biết được tiết học cần chuẩn bị
những TBDH nào để phục vụ tiết dạy.
Sáng thứ hai đầu tuần CB quản lý TBDH dán bảng đăng ký mượn TBDH cho tuần tiếp
theo.
Căn cứ nội dung chương trình tiết dạy, GVBM tự đăng ký (từ thứ 2 đến thứ 6).
Cán bộ quản lý TBDH lưu danh sách GV mượn TBDH vào Sổ theo dỏi, chuẩn bị sẵn
TBDH cần mượn của GV theo mã số đã đăng ký (thời gian cho mượn mất không quá 5 phút).
1.3. Kết quả mượn TBDH của các Tổ bộ môn
Qua kết quả thống kê cho thấy:
Mượn TBDH nhiều nhất là bộ môn Tiếng Anh: 106,7 lượt/GV/năm.
Sử dụng máy chiếu projector nhiểu nhất là bộ môn Sinh học: 11,2 lượt/GV/năm.
Bình quân sử dụng máy chiếu projector của GV nhà trường 3,4 lượt/GV/năm; một số
giáo viên vật lý, hóa học sử dụng thành thạo phầm mềm các thí nghiệm ảo thông qua máy
chiếu.
1.4. Những bài học kinh nghiệm
Phái có sự quyết tâm của Lãnh đạo nhà trường, của tập thể cán bộ giáo viên về việc Số
hóa TBDH.
Cán bộ quản lý TBDH phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, Số hóa kịp thời các TBDH
được bổ sung.
2. Những lợi ích mà số hóa TBDH đã mang lại:

- GVBM không ngại mượn TBDH vì qui trình mượn đơn giản, không mất nhiều thời
gian. Tiết học tiếp theo mượn TBDH nào? (đã có trong danh sách Số hóa TBDH). GVBM học
tập và sử dụng thành thạo TBDH sẵn có tronh nhà trường.
- Cán bộ quản lý TBDH không vất vả khi cho mượn TBDH hoặc phát hiện TBDH đã bị
mất là TBDH có tên gọi là gì? Mất lúc nào? Tại sao? Tất cả đã có sẵn thông tin của TBDH.
- Khi Lãnh đạo , GV dự giờ: Nếu trong tiết dạy,có thiết bị dạy học tối thiểu mà GVBM
không sử dụng thiết học đó đánh giá xếp loại tối đa đạt yêu cầu.
- Tiết học GV có sử dụng TBDH tối thiểu, học sinh dễ tiếp cân kiến thức mới, lớp học
sôi nổi, học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, tự học phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới.
- Thiết bị dạy học đẵ dược số hóa, sắp xếp vào vào vị trí cố định, theo từng khối lớp,
theo số thứ tự của thiết bị; hằng ngày người CBQL thiết bị dễ dàng phát hiện TBDH nào bị
mất.
3.Ứng dụng : Số hóa TBDH đơn giản, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng. Có thể
Số hóa TBDH trong nhà trường phổ thông.

Kết luận:
Ngôn ngữ dạy học của giáo viên nhiều khi không thể diễn tả hết ý tưởng khoa học cốt
lõi của một định luật vật lý, của một phản ứng hóa học, của một bài học lịch sử , TBDH là
17
công cụ hỗ trợ đác lực giúp người thầy truyền thụ kiến thức cho học sinh đạt hiệu quả cao
nhất, phát huy được tính tích cực của học, một yêu cầu bắt buộc của đổi mới phương pháp dạy
học; tạo cho giáo viên thói quen sử dụng thiết bị dạy học, xem việc sử dụng TBDH trong tiết
học là một yêu cầu không thể thiếu. Trách nhiệm của nhà quản lý trường học tạo mọi điều kiện
tốt nhất để giáo viên sử dụng, khai thác tối đa TBDH góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học Số hóa TBDH mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
TÓM TẮT NỘI DUNG GIẢI PHÁP LAO ĐỘNG SÁNG TẠO
Tên đề tài: Một số kỹ thuật giải toán trên máy tính cầm tay
Tác giả: Nguyễn Thái Quang - Đơn vị công tác: Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Định
I. Mục đích của đề tài
+ Giúp GV THCS, THPT trong tỉnh có thêm một số tư liệu để nâng cao kỹ năng sử dụng

MTCT nhằm giúp cho HS ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu kiểm tra, thi cử trong giai đoạn mới.
+ Trang bị HS trong các đội tuyển HSG các cấp có thêm một số kỹ năng và kinh nghiệm cần
thiết để làm tốt hơn bài thi, nhằm nâng cao thành tích trong các kỳ thi HSG MTCT các cấp.

II. Bản chất của giải pháp:
1. Thực Trạng: Vì nhiều lý do khách quan nên:
+ Đa số GV tỉnh ta còn thiếu nhiều kỹ năng trong việc sử dụng MTCT để giải toán.
+ Đội ngũ GV bồi dưỡng đội tuyển HSG MTCT dự thi cấp Quốc gia còn thiếu kinh nghiệm so
với GV các tỉnh khác trong sân chơi này nên thành tích của đội tuyển bước đầu tuy đáng khích lệ
nhưng chưa đáp ứng mong muốn của những người làm công tác giáo dục.
+ Sách, vở chính thống viết về nội dung này gần như không có.
2. Tính mới của giải pháp:
+ Đầu tư nghiên cứu sâu các chức năng của từng loại MTCT để khai thác tối đa tính ưu việt của
chúng, từ đó giúp GV, HS có thể giải quyết nhanh chóng, chính xác cho từng dạng toán.
+ Nêu những lỗi thường gặp của HS khi làm các bài toán MTCT và nêu các biện pháp khắc
phục.
+ Nghiên cứu sâu một số thủ thuật để giải nhanh, chính xác một số dạng toán thường gặp trong
các kỳ thi HSG MTCT, từ đó giúp HSG có thể giành thắng lợi trong các kỳ thi các cấp.

III. Nội dung giải pháp:
1. Giải pháp:
1.1. Các kỹ thuật giúp HS tránh một số lỗi thông thường khi giải toán trên MTCT.
+ Cài chế độ máy ban đầu không phù hợp với yêu cầu của bài toán.
+ Kỹ thuật giúp HS tính chính xác các biểu thức dài, với nhiều phép toán +, -, ., :, lũy thừa, căn
số của nhiều loại hàm số sơ cấp bằng máy tính.
+ Kỹ thuật giúp HS tính chính xác đáp số.
+ Sử dụng đúng loại MTCT cho từng dạng toán để giúp HS tìm kết quả nhanh chóng, chính xác.
+ Kỹ thuật trình bày các bài toán MTCT
Chẳng hạn: Chỉ cần ghi: Gán 1 cho A, thay vì phải viết:
+ Cần kiểm tra kết quả trước khi làm bài khác….

1.2. Các bài toán cần sử dụng kỹ năng bấm máy (các bài toán liên phân số )
1.3. Các bài toán cần tận dụng ưu thế của từng loại máy tính để giải từng dạng toán
1.4. Các bài toán tính toán có nhiều hướng để giải quyết : Chúng tôi giới thiệu chuyên đề
Các bài toán về Đa thức: Các bài toán Đa thức thường gặp trong các kỳ thi MTCT thường được
quy về bài toán giải hệ n phương trình bậc nhất với n ẩn a,b,c,d,e,f
+ Nếu n = 2, 3 máy tính nào cũng có chương trình giải: (dễ dàng)
+ Nếu n=4: ta nên sử dụng máy tính cầm tay Vinacal 570MS New để giải
+ Nếu n=5,6,7 Khi đó chúng tôi xin giới thiệu một số phương pháp giải sau:
Cách 1: Dùng kỹ thuật tính toán để đưa hệ 5,6,7 phương trình bậc nhất 5,6,7 ẩn về hệ 3 hoặc
4 phương trình bậc nhất 3, 4 ẩn để sử dụng máy để giải.
18
1
sto
shift
A
Cách 2: Tìm đa thức phụ R(x) để xác định nghiệm của đa thức Q(x)=P(x)-R(x)
Một số phương pháp tìm đa thức phụ
Phương pháp 1: Suy đoán được ngay đa thức phụ cần tìm
Phương pháp 2: Dựa vào một số kỹ thuật biến đổi để tìm đa thức phụ
a/ Sử dụng công cụ giải tích (tìm mối quan hệ của các số hạng của dãy số) để tìm đa thức phụ
b/ Dùng công cụ hình học để tìm đa thức phụ.
c/ Dùng công cụ đại số để tìm đa thức phụ.
1.5. Các bài toán vận dụng tư duy để tìm ra công thức chính xác và lập trình bấm phím tối
ưu:
1.5.1. Các bài toán về dãy số
a) Các bài toán tìm số hạng và tổng một số số hạng của một dãy số đơn giản:
Ví dụ: Cho dãy số: U
n
=
22

)23()23(
nn
−−+
với n = 1,2,3,
a) Tính U
1
, U
2
, U
3
, U
4,
U
5
.
b) Chứng minh U
n+2
= 6U
n+1
-7U
n
c) Lập quy trình ấn phím liên tục tính U
n+2
theo U
n+1
và U
n
trên máy tính.

Giải: Câu a) , b): Dễ dàng. Câu c) Lập quy trình bấm phím liên tục tính U

n+2

Cách 1 : + Gán 1 cho A (giá trị U
1
); Gán 6 cho B (giá trị U
2
); Gán 2 cho D (biến đếm).
+ Bấm liên tục các phím: (-7A +6B) gán vào C, ghi kết quả U
3
.+ Lặp lại thêm 2 lượt: (-7B + 6C)
gán vào A, ghi kết quả U
4
… (theo quy luật đường tròn ABC, BCA, CAB). Bấm phím

trở về lượt 1,
tiếp Shift copy sau đó bấm =, = liên tục và đếm chỉ số, ta được kết quả cần tìm.
Cách 2 : Gán như cách 1. Lập quy trình bấm phím: D=D+1: C= 6B-7A: D= D+1:A =6C-7B: D
=D+1:
B = 6A-7C sau đó bấm=, =, = liên tục ta tính được các giá trị của U
n
của dãy số.
Cách 3: Gán như cách 1. Lập quy trình bấm phím: D =D+1: A= 6B -7A: D = D+1: B = 6A -7B
sau đó bấm = = = liên tục ta tính được U
n
.
Cách 4: Gán như cách 1.Lập quy trình bấm phím: D = D+1: C= 6B-7A: A = B: B = C
sau đó bấm =, =, = liên tục ta tính được U
n
. Cách 4 là cách tối ưu so với 4 cách được nêu.
Vận dụng cách 4, chúng tôi đi sâu vào hướng dẫn quy trình bấm phím các dạng toán phức tạp hơn

như:
b) Các bài toán tìm số hạng và tổng một số số hạng của dãy số cho bỡi 2 công thức, 2 dãy số có
các công thức đan xen lẫn nhau.
c) Các bài toán tìm số hạng và tổng một số số hạng của dãy số phức tạp
1.5.2. Các bài toán về lãi kép :
a) Các công thức cần nhớ :A=a(1+r)
n
(1); A= a
[
(1+r) + (1+r)
2
+ + (1+r)
n

]
(2)
b) Một số lưu ý để tránh những sai sót trong khi lập công thức để giải các bài toán lãi kép :
- Dạng toán gửi tiết kiệm cho Ngân hàng
+ Đọc đề kỹ để phân biệt được bài toán thuộc dạng (1) hay dạng (2)
+ Phải chú ý kỹ quan hệ giữa lãi suất với kỳ hạn r để lập công thức đúng theo yêu cầu bài toán
+ n trong công thức là số kỳ hạn của người gửi.
- Dạng vay trả dần: Cần vận dụng một cách sáng tạo công thức (1), (2) và cả thực hiện các lập
trình bấm máy sao cho phù hợp với yêu cầu của từng bài toán. Để làm tốt, cần lưu ý thêm:
+ Thời điểm trả nợ ban đầu của người trả nợ dần (đây là vấn đề HS thường bị nhầm lẫn)

2. Khả năng áp dụng giải pháp:
- Nhiều nội dung là những vấn đề hết sức cơ bản mà GV, HS có thể vận dụng để có thêm một số
kỹ năng cần thiết giúp cho việc kiểm tra, thi cử đạt được hiệu quả tốt hơn.
- Nhiều nội dung nâng cao giúp cho công tác bồi dưỡng HSG các cấp đạt hiệu quả cao hơn.
- Trên những chuyên đề được giới thiệu, GV, HS có thể sáng tạo để làm các dạng toán khác

MTCT.

19
3. Hiệu quả: Sau 2 năm tích lũy kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG tỉnh ta tham gia dự
thi MTCT cấp Quốc gia, chúng tôi đã viết và áp dụng SKKN này và cùng một số GV tham gia bồi
dưỡng đội tuyển HSG môn toán trong NH 2011-2012 (năm thứ 3 tỉnh ta tham gia), kết quả:

- NH 2009-2010: đạt 1 giải ba; 1 giải khuyến khích (đạt 2/10, tỉ lệ 20%)
- NH 2010-2011: đạt 2 giải ba, 3 giải khuyến khích (đạt 5/15, tỉ lệ 33,3%).
- NH 2011-2012: đạt 1 giải nhất, 2 nhì, 3 giải ba, 5 giải khuyến khích (đạt 11/14, tỉ lệ 78,6%)
20

×