Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

skkn hướng dẫn học sinh làm bài tập vẽ kỹ thuật,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 24 trang )

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT BA VÌ

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP VẼ KỸ THUẬT,
MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 11 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BA VÌ”
Người thực hiện : Giang Trọng Khánh
Giáo viên Công nghệ
Tổ Công nghệ-Sinh-GDQP
Năm học 2011 – 2012
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
Giang Trọng Khánh- giáo viên công nghệ Trường THPT Ba Vì
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012
TRƯỜNG THPT BA VÌ
==============
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I-SƠ YẾU LÝ LỊCH
Họ và tên : Giang Trọng Khánh
Ngày sinh: 24 tháng 12 năm 1958
Năm vào ngành : 1980
Chức vụ : Tổ trưởng bộ môn
Đơn vị công tác : trường THPT Ba Vì, Hà Nội.
Trình độ chuyên môn : ĐHSP Hà nội, khoa SPKT.
Hệ đào tạo : Tập trung chính quy
Trình độ chính trị : sơ cấp
Ngoại ngữ: Anh A
Khen thưởng: Chiến sỹ thi đua cơ sở năm 2006, 2008, 2009, 2010
II-NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
“HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP VẼ KỸ THUẬT,
MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 11 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BA VÌ”


Giang Trọng Khánh- giáo viên công nghệ Trường THPT Ba Vì
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012
1-ĐẶT VẤN ĐỀ:
Môn công nghệ(CN) ở trường THPT trước đây gọi là môn kỹ thuật(KT) gồm 2
phân môn KTCN và KTNN. Môn công nghệ là môn học có tính ứng dụng cao, nó bao
gồm các lĩnh vực rất gần gũi với cuộc sống. Đây là môn học chuyên nghiên cứu việc vận
dụng những nguyên lý khoa học vào thực tiễn sản xuất và đời sống của con người.
Vẽ kỹ thuật là một phân môn trong công nghệ lớp11, cung cấp cho học sinh(HS)
những kiến thức cơ bản nhất về cách lập và cách đọc bản vẽ kỹ thuật đơn giản, tạo điều
kiện bồi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng không gian và tư duy kỹ thuật, rèn luyện cho
HS đức tính cần cù, chính xác, cẩn thận, ý thức tổ chức kỷ luật.
Vẽ kỹ thuật là môn học có tính hướng nghiệp cao. Ngày nay, tất cả các máy móc,
công trình dù to, dù nhỏ, trước khi chế tạo, thi công đều được con người vẽ ra và tính
toán trước. Vì vậy, vẽ kỹ thuật là “tiếng nói”, là “ngôn ngữ” dùng chung trong kỹ thuật.
Ở trường THPT, vẽ kỹ thuật là môn học tương đối khó đối với nhiều học sinh(HS)
vì kiến thức môn học chưa có sự đồng tâm, vì môn học liên quan nhiều đến việc hình
dung và biểu diễn các vật thể trong không gian, chương trình giảng dạy vẽ kỹ thuật ở cấp
học THCS chưa được giáo viên(GV) và học sinh(HS) quan tâm đúng mức.
Kết quả là nhiều học sinh(HS) không nắm được kiến thức cơ bản, không có hứng
thú học tập, chất lượng dạy và học bộ môn thấp.
Để giúp học sinh có thể học tốt vẽ kỹ thuật, đòi hỏi người giáo viên(GV) cần phải tìm tòi
suy nghĩ đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn, đặc biệt cần chú ý:
+Chuẩn bị kỹ bài giảng lý thuyết, hướng dẫn học sinh(HS) làm bài tập thực hành
lập và đọc bản vẽ.
+Giáo viên(GV) cần rèn luyện kỹ năng vẽ hình tốt trên bảng để hướng dẫn học
sinh(HS) vẽ hình vào vở ghi.
+Khai thác kênh hình trong sách giáo khoa, sử dụng máy chiếu đúng lúc, đúng
chỗ.
Giang Trọng Khánh- giáo viên công nghệ Trường THPT Ba Vì
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012

+Mục đích của học vẽ kỹ thuật là phải biết lập bản vẽ và biết đọc bản vẽ dùng
trong kỹ thuật, trong đó:
-Lập bản vẽ là phải chủ động thể hiện ý nghĩ của mình bằng hình vẽ.
-Đọc bản vẽ là xem bản vẽ của người khác, hiểu được ý đồ của họ để từ đó
làm ra được vật thể.
Ngôn ngữ của vẽ kỹ thuật là các bản vẽ kỹ thuật, cho nên để giúphọc sinh(HS) học tốt vẽ
kỹ thuật thì việc hướng dẫn các em làm bài tập giữ một vai trò đặc biệt quan trọng không
những có tác dụng củng cố kiến thức mà còn có tác dụng rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo lập
bản vẽ và đọc bản vẽ.
Chuyên đề “Hướng dẫn HS làm bài tập vẽ kỹ thuật” chủ yếu đi sâu cách làm 2 loại bài
tập điển hình của phần vẽ kỹ thuật cơ sở.
2-THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN VẼ KỸ THUẬT Ở TRƯỜNG THPT BA VÌ
+Về đội ngũ giáo viên(GV) được đào tạo đạt chuẩn, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi
mới, nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh(HS).
+Đa số học sinh(HS) trường THPT Ba Vì là con em các dân tộc Kinh, Mường, Dao sinh
sống trên địa bàn miền núi, kinh tế, văn hoá xã hội còn chậm phát triển, trình độ nhận
thức của các em học sinh không đồng đều. Tình trạng học sinh lười học, coi nhẹ môn
công nghệ, học đối phó vì cho đây là môn không thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi , thi
đại học trở nên khá phổ biến.
+Học vẽ kỹ thuật cũng tương tự như học môn toán, nếu không làm bài tập thì coi như
chưa học, chưa nghiên cứu về bộ môn này. Khảo sát thực tế ở một số lớp 11 cho thấy đa
số học sinh(HS) không có vở bài tập vẽ kỹ thuật, ít làm bài tập, không có hoặc không có
đủ các dụng cụ, vật liệu dùng cho lập bản vẽ.(bảng 1)
+Vì vậy, chất lượng học tập bộ môn có thể nói là còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu
môn học. Cho nên, trong các nội dung đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn, thì việc
hướng dẫn học sinh làm bài tập vẽ kỹ thuật đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Giang Trọng Khánh- giáo viên công nghệ Trường THPT Ba Vì
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012
Lớp Sĩ số Có vở bài tập Có đủ dụng cụ vẽ Ghi chú
11A2 47 12 10

11A3 46 6 4
11A4 46 4 3
11A8 43 4 4
Bảng 1: Bảng điều tra khảo sát số HS có vở bài tập, có dụng cụ vẽ kỹ thuật
Lớp Sĩ số
Làm bài tập vào
vở bài tập
Làm bài tập vào
vở ghi
Ghi chú
11A2 47 10 11
11A3 46 6 7
11A4 46 4 7
11A8 43 4 8
Bảng 2: Bảng điều tra khảo sát số HS thường xuyên làm bài tập vẽ kỹ thuật
3. PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP VẼ KỸ THUẬT
3a. Bài tập vẽ kỹ thuật ở trường THPT thường có 2 dạng chủ yếu là :
+Cho hình không gian 3 chiều(hoặc vật mẫu), hãy lập bản vẽ 3 hình chiếu và trình
bày bản vẽ theo tiêu chuẩn vẽ kỹ thuật.
+Cho 2 hình chiếu của vật thể, hãy vẽ hình chiếu thứ 3, hình cắt, hình chiếu trục
đo và hoàn thiện bản vẽ.
Để học sinh làm được các bài tập vẽ kỹ thuật, giáo viên(GV) cần hướng dẫn học
sinh(HS) ôn lại các kiến thức đã học :
+Các phép chiếu và ứng dụng(chiếu xuyên tâm, chiếu song song, chiếu vuông góc
+Vẽ được các khối hình học cơ bản và hình chiếu của chúng
+Các phương pháp biểu diễn vật thể trên bản vẽ
3b. Các khối hình học cơ bản và hình chiếu của chúng:
Giang Trọng Khánh- giáo viên công nghệ Trường THPT Ba Vì
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012
Giáo viên có thể sử dụng các vật mẫu(tranh vẽ khổ A

0
), hoặc sử dụng máy chiếu
làm mô hình để giới thiệu về 5 khối hình học cơ bản và hình chiếu của chúng.
1-Hình hộp chữ nhật và lăng trụ
Giang Trọng Khánh- giáo viên công nghệ Trường THPT Ba Vì
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012
2-Hình chiếu của khối chóp, chóp cụt
3-Hình chiếu của khối trụ
Giang Trọng Khánh- giáo viên công nghệ Trường THPT Ba Vì
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012
4-Hình chiếu của khối cầu
Giang Trọng Khánh- giáo viên công nghệ Trường THPT Ba Vì
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012
5-Hình chiếu của khối nón, nón cụt
Giang Trọng Khánh- giáo viên công nghệ Trường THPT Ba Vì
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012
3c. Loại bài tập thứ nhất :
+Cho hình không gian 3 chiều( hoặc vật mẫu). Hãy lập bản vẽ 3 hình chiếu và trình bày
theo tiêu chuẩn vẽ kỹ thuật.
-Đây là loại bài tập rất cơ bản, nó là cơ sở để học sinh hiểu được các bài sau. Để
làm được loại bài tập này, học sinh(HS) cần hiểu rõ phương pháp hình chiếu vuông góc
là phương pháp chính để biểu diễn vật thể. Hình chiếu vuông góc cho ta thấy được hình
dạng thật và kích thước thật của vật thể, tuy nhiên nó chỉ thể hiện được 2 chiều của vật
nên học sinh(HS) khó hình dung hình dạng vật thể. Vì vậy, giáo viên(GV) nên sử dụng
phương pháp trực quan “ thấy thế nào, vẽ như thế ấy”, kết hợp dùng mô hình , tranh vẽ,
vật mẫu, sử dụng máy chiếu để hướng dẫn học sinh(HS) vẽ hình chiếu vật thể.
-Các bước vẽ hình chiếu từ vật mẫu(hoặc hình không gian):
Bước 1: GV cho HS vận dụng kiến thức đã học để phân tích vật thể thành những phần có
dạng các khối hình học cơ bản để vẽ dần từng bước, chọn hướng chiếu vuông góc với
các mặt của vật thể, chọn phương án biểu diễn trên bản vẽ, chọn khổ giấy và tỉ lệ bản vẽ.

Lấy GIÁ LỖ TRÒN làm thí dụ.
Giang Trọng Khánh- giáo viên công nghệ Trường THPT Ba Vì
GIÁ LỖ TRÒN
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012
Cụ thể: phân tích hình dạng GIÁ LỖ TRÒN ta thấy nó có dạng chữ L nội
tiếp trong hình hộp chữ nhật(1), phần cắt đi để tạo dạng chữ L là hình hộp chữ nhật (2),
phần nằm ngang có lỗ hình trụ (3), phần thẳng đứng là rãnh hình hộp(4).
Chọn hướng chiếu đứng vuông góc với mặt trước, hướng chiếu bằng vuông
góc với mặt trên, hướng chiếu cạnh vuông góc với mặt bên trái của vật.
Bước 2: Vẽ mờ bằng chì cứng. Áp dụng phương pháp HCVG(PPCGI) để vẽ các hình
chiếu đứng, bằng, cạnh của vật. Tiến hành vẽ lần lượt từ ngoài vào trong, từ bộ phận lớn
đến nhỏ, căn cứ vào hình chiếu đứng để vẽ.
Giang Trọng Khánh- giáo viên công nghệ Trường THPT Ba Vì
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012
Bước 3: Tô đậm. Trước khi tô các nét vẽ cần kiểm tra bước vẽ mờ. Sau đó dùng chì
cứng để tô kẻ đường dóng, đường chấm gạch, nét đứt… và dùng chì mềm để kẻ đường
bao thấy.
Giang Trọng Khánh- giáo viên công nghệ Trường THPT Ba Vì
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012
Bước 4: Ghi kích thước trên hình chiếu. Ghi nội dung khung tên và hoàn thiện bản vẽ.
Giang Trọng Khánh- giáo viên công nghệ Trường THPT Ba Vì
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012
3d.Loại bài tập thứ 2 :
Cho 2 hình chiếu của vật thể, hãy vẽ hình chiếu thứ 3, vẽ hình cắt, hình chiếu trục đo và
hoàn thiện bản vẽ.
Bản vẽ 2 hình chiếu của GÁ LỖ CHỮ NHẬT
Các bước tiến hành làm dạng bài tập này như sau:
Bước 1: Đọc bản vẽ hai hình chiếu, vẽ phác hình dạng vật thể:
Đây là bước quan trọng nhất, bởi vì học sinh(HS) có đọc được 2 hình chiếu đã cho, có
hình dung được hình dạng vật thể thì mới vẽ được hình chiếu thứ 3, hình chiếu trục đo.

Lấy bản vẽ : GÁ LỖ CHỮ NHẬT làm ví dụ
+Quan sát hình chiếu đứng và hình chiếu bằng thấy Gá lỗ chữ nhật có dạng chữ L nội
tiếp trong hình hộp chữ nhật dài 57, rộng 32, cao 28, phần cắt đi có dạng chữ L.
+Trên hình chiếu đứng có 2 nét đứt chạy suốt chiều cao của gá lỗ chữ nhật, tương ứng
với hình chữ nhật dài 30, rộng 12 trên hình chiếu bằng.
+Vẽ phác hình dạng gá lỗ chữ nhật.
Giang Trọng Khánh- giáo viên công nghệ Trường THPT Ba Vì
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012
Giang Trọng Khánh- giáo viên công nghệ Trường THPT Ba Vì
31
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012
Bước 2: Vẽ hình chiếu thứ 3
Sau khi đã vẽ phác được hình dạng vật thể, mới tiến hành vẽ hình chiếu thứ ba, ta dựng
đường phụ trợ và dóng tương ứng từ hình chiếu đứng và hình chiếu bằng để vẽ hình
chiếu cạnh bằng chì cứng.
Bước 3: Vẽ hình cắt
Để biểu diễn cấu tạo bên trong những vật thể có lỗ rỗng, có rãnh, ta dùng cắt đứng hoặc
hình cắt cạnh. Khi vẽ hình cắt, ta cần xác định vị trí mặt phẳng cắt đi qua vật thể. Vẽ
hình cắt đứng thì mặt phẳng cắt phải song song với mặt phẳng chiếu đứng; vẽ hình cắt
cạnh thì mặt phẳng cắt phải song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh. Để học sinh(HS)
dễ hiểu, giáo viên nên sử dụng mô hình, tranh vẽ hoặc máy chiếu hình ảnh động để học
sinh(HS) dễ quan sát.
Giang Trọng Khánh- giáo viên công nghệ Trường THPT Ba Vì
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012
Giang Trọng Khánh- giáo viên công nghệ Trường THPT Ba Vì
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012
Bước 4: Vẽ hình chiếu trục đo:
Giáo viên cần phân tích cho học sinh thấy rằng các vật thể xung quanh chúng ta
đều có hình khối 3 chiều. Các vật thể dù phức tạp đến mức nào cũng đều do các khối
hình học cơ bản tạo nên. Cho nên, việc vẽ hình chiếu trục đo của một vật thể chính là đi

vẽ hình chiếu trục đo của các khối hình học tạo nên vật thể đó.
Giang Trọng Khánh- giáo viên công nghệ Trường THPT Ba Vì
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012
Sau đó, giáo viên trình bày trình tự các bước vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều
và hình chiếu trục đo xiên góc cân của một vật thể nào đó. Giáo viên nên chuẩn bị sẵn
tranh vẽ khổ A
0
mô tả các bước vẽ hình chiếu trục đo của vật thể. Chuẩn bị thước dẹt,
bộ com pa, ê ke , phấn màu để hướng dẫn các em vẽ theo. Giáo viên cần vẽ mẫu lên bảng
hoặc dùng máy chiếu có sử dụng phần mềm PowerPoint để trình chiếu cách vẽ hình
chiếu trục đo.
*Các bước vẽ hình chiếu trục đo:
+Bước 1: Chọn trục đo phù hợp(vuông góc đều hoặc xiên góc cân). Gắn các
trục tọa độ lên hình chiếu.
+Bước 2: Dựng trục đo; Chọn một mặt của vật thể làm mặt cơ sở ( thường
chọn mặt trước hoặc mặt đáy có hình dạng phức tạp).
+Bước 3: Dựng hình chiếu trục đo của mặt cơ sở.
+Bước 4 :Từ các đỉnh của mặt cơ sở, dựng các đường thẳng song song với
trục đo còn lại và đặt các đoạn thẳng tương ứng của chiều còn lại vật thể lên các đường
thẳng song song đó.
+Bước 5: Nối các điểm đã xác định, sửa chữa, xóa các đường phụ. Tô đậm,
ghi kích thước hình chiếu trục đo.
Giang Trọng Khánh- giáo viên công nghệ Trường THPT Ba Vì
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012
Bản vẽ GÁ LỖ CHỮ NHẬT hoàn chỉnh
Do số tiết bài tập trong phân phối chương trình phần vẽ kỹ thuật còn hạn hẹp, cho
nên ngoài những đề bài tập ở trang 21 và trang 36 SGK công nghệ lớp 11, giáo viên cần
chuẩn bị một ngân hàng đề bài tập vẽ để giúp học sinh luyện tập thêm.
Giang Trọng Khánh- giáo viên công nghệ Trường THPT Ba Vì
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012

Bài tập 1: Lập bản vẽ 3 hình chiếu từ hình biểu diễn 3 chiều của vật thể:
Giang Trọng Khánh- giáo viên công nghệ Trường THPT Ba Vì
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012
Bài tập 2: Cho 2 hình chiếu của vật thể, hãy:
+Đọc bản vẽ và phác thảo hình dạng vật thể
+Vẽ hình chiếu thứ 3, hình cắt đứng và hình chiếu trục đo của vật thể
+Ghi kích thước của vật thể lên các hình chiếu vuông góc
III-MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:
Vẽ kỹ thuật là môn cơ sở của nhiều trường đại học, cao đẳng khối kỹ thuật mà sau
này các em theo học và để việc dạy và học bộ môn này có chất lượng, đề nghị các cấp có
thẩm quyền của Bộ, Sở giáo dục nên điều chỉnh phân phối chương trình môn công nghệ,
phần vẽ kỹ thuật theo hướng tăng số tiết bài tập thực hành lập và đọc bản vẽ.
Nên xây dựng cuốn “Bài tập thực hành vẽ kỹ thuật” dành cho học sinh tương tự
như cuốn Bài tập thực hành của môn Địa lý. Cuốn: “Bài tập thực hành vẽ kỹ thuật” ,
sẽ thay thế cho vở bài tập của học sinh mà lâu nay rất ít học sinh làm bài tập.Cuốn: “Bài
tập thực hành vẽ kỹ thuật” sẽ có tác dụng rèn luyện kỹ năng lập và đọc các bản vẽ,
đồng thời giúp giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả nhận thức của học sinh được chính
xác và toàn diện hơn.
Giang Trọng Khánh- giáo viên công nghệ Trường THPT Ba Vì
68
24
24
12
0
30
45
45
15
60
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2012
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Tác giả
Giang Trọng Khánh
Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
Chủ tịch Hội đồng
(ký tên, đóng dấu)
Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH
Giang Trọng Khánh- giáo viên công nghệ Trường THPT Ba Vì
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012
Chủ tịch Hội đồng
(ký tên, đóng dấu)
Giang Trọng Khánh- giáo viên công nghệ Trường THPT Ba Vì

×