Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

BÀI TIỂU LUẬN Môn hóa trị liệu Ung thư máu và các phương pháp trị liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.54 KB, 18 trang )


TRƯỜN
G ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN
Môn hóa trị liệu
Chủ đề 4:
“Ung thư máu và các phương pháp trị liệu”

Giảng viên: Nguyễn Tường Vy
Học viên: Dương Thị Thanh Tâm
Mã HV: 1211075
Lớp: CH 17
HÀ NỘI, 2013
Học viên: Dương Thị Thanh Tâm MHV: 1211075 Lớp: CH 17
I./ ĐẠI CƯƠNG VỀ UNG THƯ MÁU
1. Khái niệm
Ung thư máu (bệnh bạch cầu) là bệnh ác tính bắt nguồn từ các tổ chức tạo
máu. Phần lớn các tế bào tạo máu bình thường bắt nguồn từ tế bào nguồn trong tủy
xương. Các tế bào nguồn phát triển thành các dòng tế bào máu khác nhau.
Ở người bị bệnh bạch cầu, tủy xương hình thành các tế bào bạch cầu bất
thường và đây chính là các tế bào bạch cầu ác tính. Không giống các tế bào máu bình
thường, tế bào máu không chết đi mà có thể tăng sinh phát triển lấn át các dòng tế
bào máu bình thường khác, làm cho chức năng bình thường của các dòng tế bào này
không được thực hiện. Đây cũng là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo ra u
2. Phân loại
Bệnh bạch cầu được chia theo 2 cách. Cách thứ nhất theo tốc độ tiến triển
của bênh, cách thứ hai theo loại tế bào máu bị bệnh.
Dựa trên sự phát triển của bệnh:
Bệnh bạch cầu mạn: trong giai đoạn sớm của bệnh, tế bào bạch cầu ác
tính còn có khả năng thực hiện một số chức năng bình thường của bạch cầu. Lúc đầu


người bệnh có thể không có triệu chứng gì. Dần dần, các tế bào bạch cầu ác tính trở
nên tồi tệ hơn và số lượng tăng dần. Khi số lượng các tế bào ác tính tăng sinh trong
máu, các triệu chứng xuất hiện, lúc đầu các triệu chứng có thể nhẹ sau đó nặng nề hơn.
1
Học viên: Dương Thị Thanh Tâm MHV: 1211075 Lớp: CH 17
Bệnh bạch cầu cấp: các tế bào bất thường là các nguyên bào còn non và tế
bào bạch cầu không thể thực hiện được vai trò của tế bào bình thường. Số lượng tế
bào bạch cầu ác tính phát triển rất nhanh và bệnh xấu đi nhanh chóng.
Dựa theo dòng bạch cầu bị ảnh hưởng: bệnh bạch cầu có thể bắt nguồn từ
các tế bào dòng tủy hoặc dòng lympho
Ung thư máu cấp tính bạch cầu nguyên bào tủy ( Acute Myelogenous
Leukemia - AML) Là dạng ung thư máu có thể thấy ở cả trẻ em và người lớn. Là
sự tăng sinh các tế bào non bất thường và sự thiểu sản các tế bào máu bình thường.
Các tế bào ác tính tăng sinh trong tủy dần thay thế các tế bào tạo máu cùng các
chức năng của chúng.
Ung thư máu cấp tính nguyên bào lympho ( Acute Lymphocytic
Leukemia - ALL ) Đây là dạng ung thư máu thường nhất của trẻ em ( 60 -70% ung
thư máu ở trẻ em). Đặc trưng là sự tăng sinh ác tính các tế bào lympho non trong
tủy xương. Các tế bào này lấn át các tế bào bình thường trong tủy làm giảm sin h
các tế bào này gây thiếu máu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt.
Ung thư máu mạn tính nguyên bào tủy ( Chronic Myelogenous Leukemia
- CML ) Loại này thường thấy ở người lớn. Đặc tính của loại này có bất thường của
nhiễm thể gọi là Philadelphia chromosome. Đặc trưng là tăng sinh và không trưởng
thành các bạch cầu hạt, tăng bạch cầu ái kiểm, thiếu máu, tăng tiểu cầu và lách to.
Ung thư máu mạn tính nguyên bào lympho ( Chronic Lymphocytic
Leukemia ) Loại này thường ở ngườì lớn, rất hiếm ở trẻ em. Thường không gây
triệu chứng trong nhiểu năm. Bệnh bạch cầu lympho mạn là một bệnh tăng sinh ác
tính bạch cầu lympho trưởng thành về hình thái học, có xu hướng tích lũy ở trong
máu ngoại vi, tủy xương, hạch, lách và gan dẫn đến suy giảm chức năng tủy xương
và phì đại các cơ quan nói trên. Trong số các trường hợp mắc bệnh, 98% thuộc

dòng lympho B và chỉ có 2% thuộc dòng lympho T
Bệnh bạch cầu tế bào lông là một thể hiếm gặp của bệnh bạch cầu mạn.
2
Học viên: Dương Thị Thanh Tâm MHV: 1211075 Lớp: CH 17
3. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư máu:
Hiện tại chưa xác định được nguyên nhân chính thức gây bệnh ung thư.
Các nghiên cứu chỉ ra một số nguyên nhân gây bệnh bao gồm:
Xạ trị: Các người bệnh bị tiếp xúc tia phóng xạ liều cao sẽ có nguy cơ bị
bệnh bạch cầu tủy cấp, bạch cầu tủy mạn, bạch cầu lympho cấp cao hơn.
Vụ nổ bom hạt nhân: Vụ nổ bom hạt nhân ở Hirosima Nhật Bản trong
chiến tranh thế giới thứ 2 đã tạo nên hàm lượng phóng xạ rất cao. Những người
sống sót sau vụ nổ hạt nhân có nguy cơ bị bệnh bạch cầu cao hơn.
Tiền sử xạ trị điều trị ung thư hoặc các bệnh khác làm tăng nguy cơ bị
bệnh bạch cầu.
Chẩn đoán bằng tia X: Hiện tại vẫn chưa xác định được mối liên quan giữa
sự tiếp xúc với nồng độ tia thấp với bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em và người lớn. Các
nhà nghiên cứu đang nghiên cứu mối liên quan nguy cơ mắc bệnh bạch cầu và tiển
sử chụp X-quang nhiều lần hoặc chụp cắt lớp khi còn nhỏ.
Hút thuốc lá: làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu tủy cấp
Benzen: Chất này có trong nền công nghiệp hóa chất, khói thuốc lá, khí đốt. Khi
tiếp xúc nhiều với benzen có thể làm tăng nguy cơ bạch cầu tủy mạn, bạch cầu lympho cấp.
Tiền sử hóa trị: một số người bệnh được hóa trị cho ung thư sau này có thể
bị mắc bạch cầu tủy cấp hoặc bạch cầu lympho cấp.
Hội chứng down và một số bệnh di truyền khác có thể làm tăng nguy cơ
mắc bệnh ung thư máu cấp.
Tiền sử gia đình: rất hiếm khi có trên một người trong gia đình bị ung thư
máu. Nếu có, chủ yếu gặp thể bạch cầu lympho mạn.
Tuy nhiên, khi bị một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ không có nghĩa rằng
chúng ta sẽ bị bệnh bạch cầu. Phần lớn các người bị bệnh có yếu tố nguy cơ không
bị mắc bệnh này.

3
Học viên: Dương Thị Thanh Tâm MHV: 1211075 Lớp: CH 17
4. Triệu chứng:
Giống như các tế bào máu khác, tế bào bạch cầu ác tính di chuyển trong máu
gây nên các triệu chứng. Các triệu chứng này phụ thuộc số lượng tế bào bạch cầu
ác tính, vị trí các tế bào này trong cơ thể.
Ở thể bạch cầu mạn, người bệnh không có triệu chứng, bệnh được phát hiện
qua khám định kỳ và làm xét nghiệm máu.
Người bệnh bị bệnh bạch cầu cấp thường đến viện với các triệu chứng rầm rộ
hơn. Nếu não bị tổn thương, các triệu chứng như đau đầu, nôn, lú lẫn, mất trương
lực cơ, động kinh. Bệnh bạch cầu cũng có thể ảnh hưởng đến các vị trí khác trong
cơ thể như: hệ tiêu hóa, thận, phổi, tim, tinh hoàn.
Khi dạng bạch cầu ung thư phát triển nhanh trong tủy làm đau nhức, đồng
thời chiễm chỗ và làm giảm sự phát triển những tế bào máu bình thường khác. Lúc
đó, người bệnh có thể có những triệu chứng sau:
- Do sức công phá trong tủy: sốt, cảm lạnh, đau đầu, khớp.
- Do thiếu hồng cầu: mệt mỏi, yếu sức, da đổi thành màu trắng nhạt.
- Do bạch cầu không bình thường: hay bị nhiễm trùng.
- Do giảm khả năng làm đông máu: chảy máu nướu răng, dễ bầm.
- Biếng ăn, sút cân
- Nếu người bệnh là nữ sẽ có hiện tượng ra mồ hôi về ban đêm.
- Sưng nề bụng hoặc cảm giác khó chịu ở bụng.
Phần lớn các triệu chứng này không đặc hiệu cho ung thư. Cần đến tư vấn bác
sĩ ngay khi có triệu chứng.
4
Học viên: Dương Thị Thanh Tâm MHV: 1211075 Lớp: CH 17
II./ ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ MÁU
1. Các phương pháp chung điều trị ung thư máu:
Bệnh nhân ung thư máu có nhiều biện pháp điều trị khác nhau như: hóa trị,
xạ trị, điều trị sinh học, điều trị đích, ghép tế bào gốc hoặc phẫu thuật cắt bỏ lách

to. Đôi khi có thể phối hợp nhiều biện pháp điều trị để thu được hiệu quả cao nhất.
Sự lựa chọn các biện pháp chủ yếu tùy thuốc vào:
o Thể bệnh
o Tuổi
o Sự xuất hiện tế bào bạch cầu trong tủy.
Bệnh nhân bị bạch cầu cấp cần được điều trị ngay với mục đích giảm các triệu
chứng của bệnh để đạt hiệu quả lui bệnh. Sau khi đạt lui bệnh, một số biện pháp
được tiến hành nhằm ngăn chặn sự tái phát của bệnh ( điều trị củng cố, duy trì)
Với bệnh bạch cầu mạn không có triệu chứng, điều trị có thể được trì hoãn với
sự theo dõi của các bác sĩ và tiến hành điều trị các triệu chứng xảy ra. Điều trị giúp
kiểm soát bệnh và các triệu chứng. Người bệnh có thể được điều trị duy trì nhằm tránh
tái phát nhưng với phác đồ điều trị thông thường, rất hiếm người bệnh khỏi bệnh, tuy
nhiên ghép tủy có thể mang lại hy vọng điều trị khỏi bệnh cho bệnh bạch cầu.
Hóa trị liệu: là phương pháp dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Tùy
thuộc vào loại ung thư tế bào máu, bệnh nhân có thể được điều trị bằng một loại
thuốc đơn độc hoặc phối hợp hai hay nhiều loại thuốc
Một số thuốc chống ung thư có thể đưa vào bằng đường uống. Còn lại hầu
hết các thuốc được tiêm truyền tĩnh mạch. Thông thường thuốc được tiêm truyền
vào tĩnh mạch qua một catheter đặt ở một tĩnh mạch lớn (tĩnh mạch cảnh trong
5
Học viên: Dương Thị Thanh Tâm MHV: 1211075 Lớp: CH 17
hoặc tĩnh mạch dưới đòn). Nhờ đó, bệnh nhân tránh được đau đớn và các tổn
thương da khi phải tiêm nhiều lần.
Thuốc chống ung thư đi vào cơ thể qua đường tiêm hoặc uống sẽ theo mạch
máu tới hầu khắp cơ thể để diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên thuốc không tiếp cận
được các tế bào ung thư trong hệ thần kinh trung ương do bị hàng rào máu não
ngăn lại. hàng rào bảo vệ này được cấu tạo từ một mạng lưới mạch máu và có
nhiệm vụ lọc dòng máu đến não và tủy sống. Để tiếp cận được các tế bào ung thư
trong hệ thần kinh trung ương, thuốc chống ung thư được tiêm trực tiếp vào dịch
não tủy. Một số bệnh nhân được đưa thuốc vào tủy sống (phần thắt lưng). Một số

khác, đặc biệt là trẻ em, được đặt một loại catheter đặc biệt được gọi là ống dự trữ
Ommaya vào dưới da đầu để tạo một con đường vào dịch não tủy. Người ta tiêm
thuốc chống ung thư vào ống dự trữ này thay cho tiêm vào tủy sống và như vậy có thể
thực hiện việc điều trị một cách dễ dàng hơn và bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn.
Hóa trị được sử dụng thành từng đợt: một đợt điều trị, sau đó là một đợt nghỉ
hồi sức tiếp đến là một đợt điều trị khác Trong một số trường hợp, bệnh nhân
được điều trị hóa trị ngoại trú ở bệnh viện, tại văn phòng bác sĩ hoặc tại nhà. Tuy
nhiên, tùy thuộc vào loại thuốc điều trị và tình trạng sức khỏe chung, bệnh nhân có
thể phải nằm viện trong một thời gian ngắn.
Xạ trị: Liệu pháp xạ trị được kết hợp với hóa trị liệu cho một số loại ung thư
tế bào máu. Xạ trị sử dụng các tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư và
ngăn chúng phát triển. Phóng xạ có thể được chiếu từ một máy lớn.
Xạ trị để điều trị bệnh bạch cầu có thể được tiến hành theo hai cách. Đối với
một số bệnh nhân, bác sĩ có thể xạ trị cho một vùng cụ thể trên cơ thể nơi tập trung
tế bào ung thư tế bào máu như lách hoặc tinh hoàn. Một số bệnh nhân khác được xạ
trị toàn thân. Xạ trị toàn thân thường được thực hiện trước khi ghép tủy xương.
6
Học viên: Dương Thị Thanh Tâm MHV: 1211075 Lớp: CH 17
Ghép tủy xương (Ghép tế bào gốc): cũng được chỉ định cho một số bệnh nhân.
Tủy xương sản xuất ra tế bào ung thư máu của người bệnh bị phá hủy bằng thuốc và
phóng xạ liều cao, sau đó được thay thế bằng tủy xương lành. Tủy xương lành có thể
là do người khác cho hoặc có thể là lấy từ chính bệnh nhân và được cất giữ, bảo quản
trước khi bị phá hủy. Nếu sử dụng chính tủy xương của người bệnh thì lúc đầu cần
phải xử lý nó bên ngoài cơ thể để loại bỏ tế bào ung thư. Bệnh nhân được ghép tủy
xương thường phải nằm viện trong vài tuần. Bệnh nhân cần được bảo vệ cẩn thận
tránh nhiễm khuẩn cho đến khi tủy xương ghép có thể xản xuất đủ lượng bạch cầu.
Liệu pháp sinh học: Là phương pháp sử dụng các chất ảnh hưởng tới đáp
ứng của hệ thống miễn dịch lên ung thư. Interferon là một dạng của liệu pháp miễn
dich để chống lại một số loại ung thư tế bào máu. Rất khó hạn chế tác dụng của
điều trị chỉ lên các tế bào ung thư. Do điều trị còn phá hủy các mô và tế bào lành

nên nó cũng gây ra các tác dụng phụ.
2. Điều trị hóa chất ung thư máu theo dòng bạch cầu bị ảnh hưởng
2.1. Điều trị hóa chất Ung thư máu cấp tính bạch cầu nguyên bào tủy
So với bệnh bạch cầu lympho cấp, ung thư máu cấp tính bạch cầu nguyên bào
tủy kém nhạy cảm với hóa chất hơn, tỉ lệ lui bệnh hoàn toàn vì thế mà thấp hơn.
a./ Điều trị tấn công: có khá nhiều phác đồ hóa chất để điều trị tấn công,
việc lựa chọn phác đồ dựa vào một số yếu tố như: tình trạng toàn thân, tuổi, bệnh
kèm theo (Ví dụ bệnh tim ). Điều trị tấn công chuẩn hiện nay là phối hợp
cyratabine với một anthracycline hoặc với một anthracenedione. 7-10 ngày sau kết
thúc hóa chất nên chọc hút tủy lại (hoặc sinh thiết tủy).
- Nếu số tế bào non còn lại ít hơn 5%, tạm ngừng điều trị hóa chất, chỉ điều
trị hỗ trợ cho đến khi tủy hồi phục (thường 1-3 tuần).
- Nếu các dòng tế bào tủy giảm nặng, cần ngừng hóa chất, đợi hồi phục.
7
Học viên: Dương Thị Thanh Tâm MHV: 1211075 Lớp: CH 17
- Nếu bệnh bạch cầu giảm nhưng vẫn còn tồn tại trong tủy, điều trị tiếp đợt 2
nhưng liều giảm tùy theo mức độ giảm tế bào của đợt trước. 14 ngày sau chọc hút
tủy hoặc sinh thiết tủy lại, với những bệnh nhân vẫn còn bệnh cần điều trị tiếp đợt 3.
Quá trình đánh giá và điều trị tiếp tục như vậy.
Phác đồ hay được sử dụng là cyratabine phối hợp daunorubicin (còn gọi là
phác đồ 7+3). Ara-C (Cyratabine) truyền tĩnh mạch trong 7 ngày, daunnorubicine
truyền tĩnh mạch trong 3 ngày. Nếu sau khi đánh giá lại tủy xương, lượng tế bào
non giảm nhiều nhưng chưa thoái giảm hoàn toàn, sẽ điều trị tiếp đợt 2 với
cyratabine truyền tĩnh mạch trong 5 ngày và Daunorubicin truyền tĩnh mạch trong 2
ngày. Liều mỗi ngày không đổi, chỉ giảm khi bệnh nhân bị suy gan do thuốc. Nếu
tế bào non giảm ít hoặc không giảm, cần đổi phác đồ có cyratabine liều cao hơn
(như HDAC hoặc DAT)
Một số phác đồ điều trị tấn công
Phác đồ 7+3 ( Ara-C/DNR)
o Cyratabine 100mg/m2, TM trong 24h trong 7 ngày.

o Daunorubicine 45mg/m2, TM, ngày 1,2,3.
o Đối với bệnh nhân ≥ 60 tuổi, giảm liều Daunorubicine xuống còn
30mg/m2
o Bắt đầu củng cố khi lượng bạch cầu hạt trung tính> 1500 và số lượng
tiểu cầu > 100000.
Phác đồ Ara-C/Dox
o Cyratabine 100mg/m2, Tm, 24h x 7 ngày.\
o Doxorubicine 30mg/m2, TM, ngày 1,2,3
Phác đồ Ara-C/thioguanine
o Cyratabine 100mg/m2, TM, 12h/lẫn 10 ngày.
8
Học viên: Dương Thị Thanh Tâm MHV: 1211075 Lớp: CH 17
o 6-Thioguanine 100mg/m2, TM, 12h/lần x 10 ngày
o Chu kì mỗi đợt 30 ngày, điều trị cho tới khi bệnh thuyên giảm.
Phác đồ DAT
o Daunorubicine 60mg/m2, TM. Ngày 5,6,7.
o Cyratabine (Ara-C) 100mg/m2, TM, 30 phút x 7 ngày.
o 6-Thioguanine 100mg/m2, uống, 12h/lần x 7 ngày.
Phác đồ Ara-C/Mito cho người già
o Cyratabine 3000mg/, ngày 1-5
o Mitoxantrone 12mg/m2, TM trong 30 phút, ngày 1-3.
o Không điều trị củng cố.
b./ Điều trị sau lui bệnh
Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc điều trị duy trì kéo dài không cho
kết quả cao hơn điều trị duy trì trong thời gian ngắn. Điều trị duy trì cũng có kết
quả thấp hơn so với điều trị củng cố mạnh trong thời gian ngắn. Vì vậy, phương
pháp điều trị sau lui bệnh được chấp nhận rộng rãi hiện nay là điều trị mạnh như
ghép tế bào gốc hoặc cyratabine liều cao mà không điều trị duy trì nữa.
Phác đồ củng cố thường dùng là HDAC với liều cytarabine lên tới 3g/m2.
Các kết quả nghiên cứu cũng thấy khi điều trị liều cao tỷ lệ sống không bệnh cao

hơn đáng kể so với cách dùng củng cố giảm liều.
Phương pháp điều trị thứ hai sau lui bệnh là ghép tế bào gốc (từ tủy xương
hoặc từ máu ngoại vi). Sau khi dùng hóa chất liều rất cao hoặc xạ trị hóa chất toàn
thân, tế bào gốc được ghép cho bệnh nhân. Phương pháp này cho kết quả cao hơn
so với điều trị hóa chất đơn thuần.
Một số phác đồ điều trị sau lui bệnh
9
Học viên: Dương Thị Thanh Tâm MHV: 1211075 Lớp: CH 17
Phác đồ HDAC
o Cyratabine 3000mg/m2, TM, 12h/lần, ngày 1,3,5.
o Được điều trị hóa chất ban đầu bằng phác đồ 7+3
o Nhắc lại mỗi đợt sau 28 ngãy 4 đợt.
Phác đồ MiDAC
o Mitoxantrone 10mg/m2, TM ngày 1-5
o Cyratabine 1g/m2, TM trong 2 giờ, cứ 12 giờ một liều, từ ngày 1 đến
ngày 3.
Phác đồ 7+3+3 (Ara-C/Dauno) tấn công và củng cố.
- Tấn công:
o Cyratabine 100mg/m2, TM 24 giờ x 7 ngày sau đó 2000mg/m2, TM,
12 giờ/lần, ngày 8-10
o Daunorubicine 45mg/m2, TM, ngày 1,2,3.
-Củng cố:
+ Chu kì 1 và 3:
o Cyratabine 200mg/m2, TM 24 giờ x 5 ngày.
o Daunorubicine 60mg/m2, TM ngày 1,2
+ Chu kì 2:
o Cyratabine 2000mg/m2, TM, 12 giờ/lần, ngày 1,2,3
o Etoposid 100mg/m2, TM, ngày 4,5
2.2. Điều trị hóa chất Ung thư máu mạn tính bạch cầu nguyên bào tủy
Điều trị hóa chất thường quy chủ yếu sử dụng hai thuốc: Hydroxyurea và

busulfan theo đường uống . Busulfan là thuốc được sử dụng rất rộng rãi trong ung
10
Học viên: Dương Thị Thanh Tâm MHV: 1211075 Lớp: CH 17
thư máu mạn tính bạch cầu nguyên bào tủy cho đến khi các thử nghiệm ngẫu nhiên
chứng minh Hydroxyurea có nhiều ưu điểm hơn. Khi sử dụng Hydroxyurea thời
gian sống của bệnh nhân kéo dài hơn, tỷ lệ biến chứng và tử vong khi ghép tủy sau
dùng Hydroxyurea thấp hơn. Do đó, busulfan được sử dụng ở hàng thứ hai trong
điều trị hóa chất khi bệnh nhân không dung nạp với Hydroxyurea.
- Hydroxyurea: Thuốc có tác dụng giảm nhanh số lượng bạch cầu do đó cần
phải theo dõi sát và kiểm tra số lượng bạch cầu thường xuyên. Liều ban đầu thông
thường từ 1-4g/ ngày cho tới khi số lượng bạch cầu giảm xuống còn khoảng
100000/mm3. Tiếp sau đó có thể dùng ở liều 0,5 đến 2g/ngày hoặc ngừng thuốc
sao cho số lượng bạch cầu đạ từ 5000 đến 20000/mm3
- Busulfan: là thuốc thuộc nhóm Alkyl hóa, có tác dụng ức chế sự tăng sinh
của các tế bào gốc. Thời gian đáp ứng của bệnh với thuốc kéo dài hơn so với
Hydroxyurea. Liều 2-10mg/ngày, uống liên tục 7-10 ngày. Khi bạch cầu hạ xuống
còn 50% cần giảm còn ½ liều. Cần lưu ý là bạch cầu sẽ tiếp tục hạ trong 1-2 tuần
sau khi ngừng thuốc.
Điều chỉnh liều thuốc theo số lượng bạch cầu máu ngoại vi
Số lượng bạch cầu máu
ngoại vi
Liều dùng
Hydroxyurea Busulfan
>80000/mm3 3-4g/ngày( có thể đến 6g) 8-10mg/ngày
20000-80000/mm3 1,5-2g/ngày 4-6mg/ngày
10000-20000/mm3 0,5-1g/ngày 2-4mg/ngày
≤ 10000/mm3 Ngừng thuốc Ngừng thuốc
2.3. Điều trị hóa chất Ung thư máu cấp tính nguyên bào lympho
a./ Điều trị tấn công: Trong giai đoạn này cần dùng hóa chất mạnh với mục
đích tiêu diệt tối đa dòng tế bào ác tính, đạt lui bệnh hòa toàn

11
Học viên: Dương Thị Thanh Tâm MHV: 1211075 Lớp: CH 17
- Trẻ em: đối với các trường hợp nguy cơ thường, các phác đồ 3 thuốc
(vincristine, prednisolon hoặc dexamethasone và L-asparaginase) kết hợp với hóa
chất nị tủy là đủ lui bệnh hoàn toàn. Việc sử dụng 4 thuốc không cho kết quả cao
hơn mà gây dộc tính cao hơn. Các trường hợp nguy cơ cao cần thêm
Daunorubicine. Các phác đồ thường dùng là VP, VP±DNR±ASP, VPDA+Me.
- Người lớn: các phác đồ tấn công hiện nay được sử dụng với người lớn
thường gồm prednisolone, vincristine và một anthracyline. Một số phác đồ có thêm
các thuốc khác như asparaginase hoặc cyclophosphamide. Đối với các thể Ung thư
máu cấp tính nguyên bào lympho loại tế bào B trưởng thành (L3 theo FAB) cần điều
trị hóa chất liều mạnh gồm nhiều thuốc. Các bệnh nhân với loại tế bào T cần sử dụng
phác đồ có cyclophosphamide. Phác đồ thường dùng là DOAP hoặc VPDo+Me.
Cả người lớn và trẻ em đều cần được kiểm tra lại tủy vào ngày 14 và 28 để
đánh giá lui bệnh.
Sau một đợt điều trị tấn công, nếu chưa lui bệnh hoàn toàn cần điều trị nhắc
lại, có thể đổi phác đồ khác như CcyT+Me hoặc các phác đồ có 5,6 loại thuốc. Nếu
đạt lui bệnh hoàn toàn chuyển sang giai đoạn điều trị củng cố.
Một số phác đồ điều trị tấn công
Phác đồ VP:
o Vincristin 2mg/m2 ( tối đa 2mg), truyền tĩnh mạch, ngày 1, 7, 14, 21,
28, 35, 42
o Prednisone: 20mg/m2 uống liên tục từ ngày 1 đến ngày 42 ( giảm liều
dần từ ngày 35)
Phác đồ VP±DNR±ASP
o Vincristine: 1,5mg/m2 truyền tĩnh mạch, tuần 1 lần, 4-6 tuần.
o Prednisone: 40mg/m2 uống hàng ngày (chia thành liều nhỏ) trong 4
đến 6 tuần
12
Học viên: Dương Thị Thanh Tâm MHV: 1211075 Lớp: CH 17

Có thể dùng hoặc không dùng các thuốc sau:
o Daunorubicine: 25mg/m2 truyền tĩnh mạch tuần 1 lần, 4-6 tuần, cùng
ngày với vincristine.
o Asparaginase: 10000UI/m2, truyền tĩnh mạch tuần 1 lần trong 2 tuần:
tuần 1 và tuần 2 cùng ngày với vincristin.
Phác đồ VPDA + Me
o Vincreatin: 1,5mg/m
2
truyền tĩnh mạch ngày 1, 8,15,22.
o Prednisone: 60mg/ m
2
, uống từ ngày 1 đến ngày 28, sau 2 tuần giảm
dần liều.
o Daumorubisin: 30mg/m
2
, truyền tĩnh mạch ngày 18, 15, 22.
o Asparaginase: 500UI/m
2
, truyền tĩnh mạch trong 30 phút, ngày 15 và 28.
o Metrotresat: 15mg tiêm nội tủy ngày 1.
Phác đồ DVPA
o Daumorubisin: 50mg/m
2
, truyền tĩnh mạch ngày 1, 2, 3.
o Vincreatin: 2mg tĩnh mạch ngày 1, 8, 15, 22.
o Prednison: 60mg/ m
2
, uống từ ngày 1 đến ngày 28.
o Asparaginase: 6000UI/m
2

, tiêm bắp từ ngày 17 đến ngày 28.
Nếu tủy xương ngày 14 còn bệnh bạch cầu thêm Daumorubisin 50mg/m
2
,
truyền tĩnh mạch ngày 15.
Nếu tủy xương ngày 28 còn bệnh bạch cầu thêm Daumorubisin 50mg/m
2
,
truyền tĩnh mạch ngày 29,30; Vincreatin 2mg truyền tĩnh mạch ngày 29,36;
Prednison 60 mg/m
2
uống tù ngày 29 đến 42; Asparaginase 6000UI/m
2
tiêm bắp từ
ngày 29 đến 35.
Phác đồ VP-Do+Me
13
Học viên: Dương Thị Thanh Tâm MHV: 1211075 Lớp: CH 17
o Vincreatin 2mg, tĩnh mạch ngày 1, 8, 15, 22.
o Prednison 2mg/m
2
uống cách 8h 1 liều từ ngày 1 đến 28.
o Doxorubisin 25mg/m
2
truyền tĩnh mạch ngày 1,8,15, 22.
o Methotrexat 15mg tiêm nội tủy ngày 1.
b./ Điều trị củng cố: Với mục đích tiêu diệt những tế bào ác tính kháng với
các thuốc trong giai đoạn tấn công, giảm thểm số lượng tế bào non.
Đối với trẻ em thuộc nhóm nguy cơ thường, phác đồ thường có cytarabine
phối hợp với 6-mercaptopurine hoặc 6-thioguanine, có thể thêm vincristin và

prednisone. Một số nới sử dụng Methotrexat liều trung bình hoặc liều cao hoặc L-
asparaginase liều cao để giảm thiểu tiếp xúc với các thuốc alkyl hóa ở trẻ em có nguy
cơ thường. Đối với nhóm nguy cơ cao thường phải điều trị mạnh với nhiều thuốc.
Đối với người lớn, thường dùng hóa chất liều tương đối mạnh. Các phác đồ
thường dùng là: VM 26-Ara-C hoặc C-Ara-C hoặc Me-Aspa-6MP hoặc Ara-Mitox.
Thời gian điều trị thường từ 2 đến 4 tuần
Một số phác đồ điều trị củng cố:
Phác đồ VM 26-Ara-C
o VM 26 (Teniposide): 100mg/m
2
. Truyền tĩnh mạch trong 1 giờ từ ngày
1 đến ngày 5.
o Ara-C (Cytarabine, Cytosine): 150mg/m
2
. Truyền tĩnh mạch trong 1
giờ từ ngày 1 đến ngày 5.
(Chú ý: Ara-C truyền tĩnh mạch trước VM 26)
Phác đồ C-Ara-C
o Cyclophosphamide: 1000 mg/m
2
. Truyền tĩnh mạch ngày 1.
o Ara-C: 500 mg/m
2
. Truyền tĩnh mạch trong 24h, ngày 1.
14
Học viên: Dương Thị Thanh Tâm MHV: 1211075 Lớp: CH 17
o Do phác đồ có cyclophosphamide liều cao, phải sử dụng mesna
(uromitexan) kèm theo.
Phác đồ Ara-C-Mitox
o Ara-C: 1mg/m

2
truyền tĩnh mạch trong 3h, cứ 12h dùng 1 liều từ ngày
1 đến ngày 4 (tổng cộng 8 liều)
o Mitoxantrone: 10mg/m
2
. Truyền tĩnh mạch trong 30 phút ngày 3-5
c./ Điều trị duy trì: dùng các thuốc tác động đến các tế bào trong chu kì
phân bào sau pha G0 với liều vừa phải trong thời gian 2-3 năm. Thuốc hay được
dùng nhất là 6MP và Methotrexat. Đôi khi người ta thêm vincristin và một steroid
(prednisone hoạc dexamethaxone) dùng từng đợt ngắn.
d./ Điều trị tăng cường: Gần đây, một số nghiên cứu cho thấy điều trị tăng
cường sau khi điều trị duy trì tạm trong vài tuần cho kết quả cao hơn. Điều trị duy
trì tạm có mục đích duy trì lui bệnh nhưng để tủy hồi phục. Phác đồ tăng cường có
thể gồm cyclophosphmide, cyratabine, vincristine và steroid
2.4. Điều trị hóa chất Ung thư máu mạn tính nguyên bào lympho
Phác đồ được sử dụng nhiều cho bệnh nhân Ung thư máu mạn tính nguyên
bào lympho là phối hợp chlorambucil và prednisolon. Tỉ lệ đáp ứng ở các nghiên
cứu khác nhau dao động từ 38% - 74% và thời gian sống trung bình khoảng 5 năm.
Phác đồ CVP (hay còn gọi là COP) cũng cho tỉ lệ đáp ứng và thời gian sống
tương đương với phác đồ chlorambucil + prednisolon. Phác đồ không những có
hiệu quả khi điều trị các bệnh nhân mới (chưa điều trị) mà còn có tác dụng cả với
các bệnh nhân trước đó đã điều trị bằng chlorambucil + prednisolon. Độc tính với
tủy xương của phác đồ CVP cũng cao hơn chlorambucil + prednisolon.
Phác đồ CHOP cho tỉ lệ đáp ứng cao hơn nhưng thời gian sống sau điều trị không
15
Học viên: Dương Thị Thanh Tâm MHV: 1211075 Lớp: CH 17
khác với các phác đồ nói trên là bao. Phác đồ được sử dụng khi bệnh tiến triển
mạnh, cần sự lui bệnh nhanh.
Các dẫn chất purine : Các thuốc này thường được sử dụng theo phác đồ một
hóa chất. Các phác đồ phối hợp thuốc thuộc nhóm này với các thuốc khác đang còn

trong nghiên cứu. Hiện có 3 thuốc sau: Fludarabine, Cladribine, Pentostatin. Trong
đó, fludarabine tỏ ra có hiệu quả cao nhất và được coi là thuốc có tác dụng nhất
trong điều trị vớt vát. Gần đây, nhiều nơi đã điều trị hoá chất bắt đầu bằng
fludarabine đơn thuần hoặc phối hợp với các thuốc khác.
Một số phác đồ hóa chất điều trị bệnh bạch cầu lymphô mạn :
Phác đồ Chlorambucil + Prednisolon:
o Chlorambucil 0,3mg/kg/ ngày. Uống từ ngày 1 đến ngày 5.
o Prednisolon 40mg/ m2 / ngày . Uống từ ngày 1 đến ngày 5
Mỗi tháng dùng 1 đợt.
Phác đồ CVP:
o Cyclophosphamide 300mg/m2/ ngày. Uống từ ngày 1 đến ngày 5
o Vincristin 1mg/m2. Truyền tĩnh mạch ngày 1
o Prednisolon 40mg/ m2 / ngày. Uống từ ngày 1 đến ngày 5
Mỗi tháng dùng 1 đợt.
Phác đồ Fludarabine:
o Fludarabine 25mg/ m2/ ngày x 5 ngày .
Mỗi tháng dùng 1 đợt.
Phác đồ Pentostatin:
o Pentostatin 4mg/ m2 / tuần x 3 tuần, sau đó cách 2 tuần dùng 1 đợt.
16
Học viên: Dương Thị Thanh Tâm MHV: 1211075 Lớp: CH 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Thanh Đàm, Hãy cảnh giác với bệnh ung thư, NXB Y học, 2009, tr
280-293
2. PGS,TS Lê Thanh Hải, TS Trần Minh Điển, Bài giảng chuyên khoa định hướng
Nhi, NXB Y học, 2012, tr 323-332
3. PGS,TS Nguyễn Bá Đức, Bệnh ung thư ở trẻ em, , NXB Y học, 2006, tr, 9-11,
67,68, 80,81,86-119
4. TS Bùi Diệu, Những kiến thức cơ bản về phòng chống ung thư, NXB Y học,
2011, tr 212-219

5. PGS, TS Nguyễn Bá Đức, Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, NXB Y học
2008, tr 426-467
6. PGS, TS Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Tuyết Mai, Trần Văn Thức (chủ biên), Điều
trị nội khoa bệnh ung thư, NXB Y học, 2010, tr 47-65
.
17

×