Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp thành phố đà nẵng trong thời gian tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.36 KB, 59 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề nghiên cứu
Dệt may là mặt hàng truyền thống lâu đời và là một trong những mặt
hàng xuất khẩu mũi nhọn của đất nước. Đây là ngành khai thác có hiệu quả
lợi thế so sánh của quốc gia, góp phần quan trọng trong việc tăng thu ngoại tệ,
cải thiện cán cân thanh toán, giải quyết việc làm, đóng góp lớn cho ngân sách
nhà nước.
Đối với Đà Nẵng, dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang lại nguồn
thu ngoại tệ lớn cho thành phố. Năm 2005, ngành dệt may đứng vị trí thứ 3
trong các ngành công nghiệp, đóng góp 12,3% trong giá trị sản xuất công
nghiệp và giá trị kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Sự phát triển của ngành
còn góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động trong đó 80% là phụ
nữ, nhờ đó góp phần nâng cao mức sống và ổn định chính trị-xã hội.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành
dệt may Việt Nam nói chung và dệt may Đà Nẵng nói riêng đang đứng trước
những thách thức rất lớn. Sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ mà điển hình
là Trung Quốc, sự thay đổi trong cơ chế, chính sách, luật lệ, cũng như những
trở ngại trong môi trường kinh doanh quốc tế…Do vậy việc đi sâu nghiên
cứu, phân tích thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu dệt may ở Việt Nam
nói chung và ở thành phố Đà Nẵng nói riêng là một vấn đề có ý nghĩa thực
tiễn rất lớn. Xuất phát từ tính chất quan trọng như trên nên chuyên đề “Các
biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu hàng dệt may của các
doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới” được chọn để nghiên
cứu.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến chuyên đề
Cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến chuyên đề như:
Công trình nghiên cứu của Nguyễn Quang Huy (2001) “Những giải pháp
1
thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Tổng công ty dệt may Việt Nam” đã
phân tích thực trạng xuất khẩu ở Tổng công ty dệt may Việt Nam, làm rõ
được những nguyên nhân, hạn chế trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may ở


Tổng công ty dệt may Việt Nam, từ đó công trình đưa ra những giải pháp chủ
yếu đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của tổng công ty.
Công trình nghiên cứu của Nguyễn Thu Huyền (2005) “Thúc đẩy xuất
khẩu hàng may mặc của Việt Nam vào khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương” đã phân tích đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của Việt
Nam sang thị trường các nước APEC, làm rõ vị trí quan trọng của thị
trường này đối với việc xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam. Từ đó công
trình đề xuất những giải pháp chủ yếu thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc
sang thị trường này.
Tuy nhiên các nghiên cứu trên chỉ mang tính tổng hợp và phục vụ cho
mục đích chung và nghiên cứu trên góc độ toàn ngành dệt may chứ không đi
vào cấp độ tỉnh, thành phố cụ thể hoặc nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng
dệt may Việt Nam trong điều kiện Việt Nam chưa gia nhập WTO. Bên cạnh
đó có nhiều bài báo nghiên cứu về tình hình xuất khẩu dệt may nhưng vẫn
chưa có tính hệ thống và chưa đi sâu vào nội dung cụ thể.
Hiện nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu
hàng dệt may ở thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên
của WTO. Vì vậy, nghiên cứu và phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu
hàng dệt may tại thành phố Đà Nẵng trong điều kiện Việt Nam gia đã trở
thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới để đưa ra những giải pháp
thúc đẩy xuất khẩu là đề tài mới và phù hợp với yêu cầu thực tế.
3. Mục đích nghiên cứu
Chuyên đề nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt
may ở thành phố Đà Nẵng, chỉ ra những thuận lợi khó khăn, cơ hội và thách
thức của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may trong điều kiện Việt Nam là thành
2
viên của tổ chức thương mại thế giới. Từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy
xuất khẩu hàng dệt may ở thành phố Đà Nẵng. Thông qua đó góp phần thực hiện
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất
khẩu hàng dệt may ở thành phố Đà Nẵng.
Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề giới hạn ở hoạt động xuất khẩu hàng dệt
may của các doanh nghiệp ở thành phố Đà Nẵng kể từ năm 2000 đến nay
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng phương pháp của phép biện chứng duy vật và duy vật
lịch sử. Đồng thời sử dụng các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích
đánh giá…để giải quyết vấn đề đặt ra. Nguồn tư liệu sử dụng trong chuyên đề
được lấy từ Niên giám thống kê Việt Nam, Niên giám thống kê thành phố Đà
Nẵng, Bộ Công thương, Sở công thương thành phố Đà Nẵng, Sở Kế hoạch
đầu tư thành phố Đà Nẵng, Cục Thống kê Đà Nẵng, Các tạp chí chuyên
ngành, các Website…
5. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,
chuyên đề được trình bày trong 2 chương:
Chương 1: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may ở thành phố Đà
Nẵng trong thời gian qua.
Chương 2: Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt
may ở thành phố Đà Nẵng trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO.
3
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY
Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA
1.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH DỆT MAY ĐÀ NẴNG
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngành dệt may Đà Nẵng
Tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng trước đây là địa phương có truyền thống về
ngành dệt may và đã từng nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt
lụa, trồng bông dệt vải.
Sau ngày giải phóng thành phố coi đây là một ngành công nghiệp mũi
nhọn nên ngành dệt may đã được phục hồi và phát triển. Giai đoạn hiện

nay, mặc dầu gặp nhiều khó khăn, tốc độ phát triển còn chậm, chưa theo
kịp tốc độ phát triển toàn ngành nhưng các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng
đã có nhiều cố gắng và trở thành một trong 3 trung tâm lớn của cả nước sản
xuất hàng dệt may. Được sự quan tâm của Trung ương, thành phố Đà Nẵng
đã có nhiều chủ trương, biện pháp phát triển ngành công nghiệp dệt may,
đáp ứng yêu cầu đặt ra của ngành và thực hiện thành công mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của vùng.
Hiện nay, số lượng doanh nghiệp dệt may tại thành phố Đà Nẵng đã tăng
lên rất nhiều, trong đó thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng
chủ yếu. Ngành công nghiệp này tạo điều kiện giải quyết việc làm cho hàng
nghìn lao động của thành phố, có tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2001-
2005 là 25,7%.
Trong những năm qua, ngành dệt may thành phố Đà Nẵng đã có bước
phát triển vượt bậc, giá trị sản xuất tăng dần qua các năm. Tốc độ tăng trưởng
bình quân giai đoạn 1997-2001 là 21,5%/ năm, giai đoạn 2001-2005 tốc độ
tăng trưởng bình quân là 25,7%/ năm. Đưa tỷ trọng ngành dệt may từ 9,2 %
(năm 2001) lên 12,3% (năm 2005) trong giá trị sản xuất công nghiệp của
4
thành phố. Trong đó: Ngành dệt tăng bình quân 18,6% /năm. Ngành may tăng
bình quân 29,14%/năm.
Về giá trị sản xuất công nghiệp:
Trong lĩnh vực dệt, kinh tế quốc doanh luôn đóng vai trò chủ đạo,
chiếm 77,8% giá trị sản xuất của tiểu ngành dệt năm 2006 và có tốc độ tăng
trưởng khá ổn định, khu vực dân doanh chiếm 14,8%, khu vực có vốn
ĐTNN chiếm 7,4%. Trong lĩnh vực dệt khu vực có vốn ĐTNN bị giảm sút
mạnh do có sự di chuyển nhà máy Liên doanh dệt Hải Vân về trực thuộc
công ty dệt Phong Phú (DNNN).
Trong lĩnh vực may, kinh tế quốc doanh cũng chiếm tỷ trọng tương đối
lớn là 58,62% năm 2006. Kinh tế dân doanh chiếm tỷ trọng 35,4% và khối
ĐTNN chiếm tỷ trọng khá thấp 5,98%.

Bảng 1.1: Giá trị sản xuất công nghiệp ngành dệt may
TP Đà Nẵng qua các năm
ĐVT: Triệu đồng
GTSXCN
(Giá CĐ năm 1994)
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Toàn ngành
416.112 509.329 611.875 795.421 1028.736 1270.045 1843.897 2450.845
A/ Ngành dệt
287.476 307.185 375.157 461.723 628.535 715.372 945.723 1365.289
- Trung ương
106.529 125.422 138.861 215.576 303.471 305.132 420.408 606.795
- Địa phương
180.947 181.763 236.296 246.147 325.064 360.014 455.423 682.983
-DN có vốn ĐTNN
- - - - - 50.226 69.892 75.511
B/ Ngành may
128.636 202.144 236.718 333.698 400.201 554.673 898.174 1085.556
- Trung ương
55.493 90.367 98.474 143.971 153.445 213.480 390.906 415.612
- Địa phương
53.025 89.602 112.571 161.838 215.975 300.050 453.598 609.590
-DN có vốn ĐTNN
20.118 22.175 25.673 27.889 30.781 41.143 53.670 60.354
(Nguồn số liệu: Sở Công nghiệp thành phố Đà Nẵng)
Những năm gần đây, trong lĩnh vực dệt may tại thành phố Đà Nẵng có
nhiều biến động, khối kinh tế quốc doanh đang giảm dần về số lượng do quá
trình cổ phẩn hóa diễn ra mạnh mẽ, khối dân doanh bắt đầu gia tăng do chính
sách phát triển thành phần kinh tế tư nhân của thành phố. Tuy nhiên, phần lớn
5

khối dân doanh chỉ bao gồm các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, giá trị
sản xuất đóng góp cho ngành vẫn còn thấp. Đối với khối doanh nghiệp có vốn
ĐTNN, thành phố đang có nhiều chính sách ưu đãi và kêu gọi các nhà đầu tư
nước ngoài vào lĩnh vực dệt may, tuy nhiên số lượng doanh nghiệp thuộc
thành phần này vẫn còn hạn chế và quy mô nhỏ.
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu theo thành phần kinh tế của ngành dệt may
Đà Nẵng (Năm 2006)
Chỉ tiêu Số cơ sở
sản xuất
Lực lượng
lao động
Tỷ lệ GT sản xuất
(Giá CĐ 1994)
Tỷ lệ
ĐVT Cơ sở Người % Triệu đồng %
Toàn ngành 1016 16.311 100 1.843.897 100
A/ Ngành dệt
- Trung ương
- Địa phương
+ Quốc doanh
+ Ngoài quốc doanh
- DN có vốn ĐTNN
99
1
96
3
93
2
8.196
1.900

4.729
2.957
1.772
1.567
50,2
11,6
28,9
18
10,9
9,7
945.723
420.408
455.423
315.287
140.136
69.892
51,3
22,8
24,7
17,1
7,6
3,8
B/ Ngành may
- Trung ương
- Địa phương
+ Quốc doanh
+Ngoài quốc doanh
- DN có vốn ĐTNN
917
1

909
1
908
7
8.115
1.052
4.911
1.214
3.697
2.152
49,8
6,4
30,1
7,4
22,7
13,3
898.174
390.906
453.598
135.624
317.974
53.670
48,7
21,2
24,6
15,1
9,5
2,9
(Nguồn: Niên giám thống kê TP Đà Nẵng 2006)
1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu dệt may đối với sự phát triển

kinh tế-xã hội Đà Nẵng
Dệt may là ngành kinh tế mũi nhọn của công nghiệp thành phố Đà Nẵng.
Những năm qua, sự phát triển của ngành dệt may nói chung và hoạt động xuất
khẩu dệt may nói riêng đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc phát triển
kinh tế xã hội của thành phố. Cụ thể:
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH đúng với
6
tinh thần chủ trương của Đảng, Nhà nước và thành phố Đà Nẵng đã đề ra.
Giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người lao động
Góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác.
Góp phần tích lũy vốn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố
Góp phần thực hiện chiến lược mở cửa hội nhập vào khu vực và thế giới
của thành phố
1.2. THỰC TRẠNG NGÀNH DỆT MAY ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA
1. 2.1. Về công nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
Ngành dệt: Hiện nay, công nghệ dệt của thành phố đang ở trình độ trung
bình, mức tự động thấp khoảng 35%.
Về sản xuất sợi, những năm gần đây đã có một số dây chuyền mới, sử
dụng công nghệ bông chải liên hợp tự động cao, ứng dụng rộng rãi các kỹ
thuật tiến bộ về vi mạch điện tử vào hệ thống điều khiển tự động và khống
chế chất lượng sợi, nhờ vậy đã có sản phẩm đạt chất lượng cao, tuy nhiên sản
lượng còn ít.
Đối với dệt vải, dệt khăn bông tuy đã có sự tiến bộ đáng kể từ chỗ chỉ sử
dụng hoàn toàn công nghệ dệt thoi với năng suất và chất lượng thấp, nay bổ
sung một số thiết bị dệt kiếm và thổi khí, đã bước đầu phát huy tác dụng, góp
phần nâng cao năng suất, chất lượng và phong phú về mẫu mã.
Ngành May: Những năm trước đây ngành may tổ chức may trên dây
chuyền bằng các máy may đạp chân, dần dần được trang bị máy may công
nghiệp của Liên Xô. CHLB Đức, Hungari, đồng thời bổ sung máy của Nhật
để đảm bảo chất lượng hàng gia công. Từ năm 1997 đến nay, ngành may

thành phố liên tục tiến hành đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị đáp ứng
yêu cầu chất lượng thị trường thế giới ngày một nâng cao ở tất cả các công
đoạn cắt, may, hoàn tất sản phẩm. Hiện nay hầu như các thiết bị may đã được
đổi mới với khoảng 90% thiết bị của Nhật và 10% của Đức. Về công nghệ
may các dây chuyền được bố trí vừa và nhỏ cỡ 25-26 máy, cơ động nhanh.
Khâu hoàn tất từng bước được coi trọng bằng việc trang bị các súng bắn nhãn
mác, máy dò kim, Wash chống nhàu…
1.2.2. Về cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất
a/ Tổ chức quản lý
7
Các công ty dệt may TP Đà Nẵng nghiên cứu tổ chức bộ máy quản lý
theo kiểu trực tuyến chức năng, phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ tham mưu
b/ Tổ chức dây chuyền sản xuất sản phẩm: Các doanh nghiệp dệt may
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thường tổ chức dây chuyền sản xuất theo sơ
đồ sau:
Sơ đồ 1.2. Tổ chức dây chuyển sản xuất sản phẩm
Quy trình dệt Quy trình may xuất khẩu
8
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
kế
toán
thống

Phòng

kỹ
thuật
công
nghệ
Phòng
tổ
chức
-hành
chính
Phòng
kế
hoạch
kinh
doanh
XNK
Bộ
phận
kiểm
hóa
Các phân xưởng sản xuất
Các xí nghiệp trực thuộc
Các cửa hàng giới thiệu
và bán sản phẩm.
1.2.3. Về nguồn lao động
Nguồn lao động của thành phố Đà Nẵng nói chung và ngành dệt may nói
riêng là rất dồi dào, chủ yếu là lao động trẻ, khỏe. Trung bình hàng năm
ngành dệt may giải quyết được trên 20% lao động công nghiệp, trong năm
2005, tạo việc làm cho trên 15.000 lao động (trong đó nữ >80%)
Về chất lượng lao động, theo kết quả điều tra, trình độ lao động ngành
dệt may thành phố như sau:

Đại học, cao đẳng : 3,4%
Trung cấp : 2,7%
Sơ cấp : 0,67%
Công nhân bậc 4 trở lên : 18%
Búp sợi
Dủa sợi
Dệt
Tẩy nhuộm
In hoa
Thành phẩm
9
Nhập kho
thành phẩm
Kiểm hóa
Đóng kiện
Nguyên Vật
liệu chính
Vật liệu
phụ
Nguyên vật
liệu may
Trải vải-pha cắt
Xử lý mẫu giác
sơ đồ
May
Xử lý hoàn tất
Kiểm hóa-KCS
Đóng gói
Lao động khác : 75,23%
Tuy nhiên, lao động của ngành dệt may thành phố hiện nay còn nhiều

hạn chế: thiếu cán bộ kỹ thuật giỏi, cán bộ quản lý điều hành sản xuất như tổ
trưởng, chuyền trưởng giỏi, đặc biệt công nhân có tay nghề cao. Vì thế chưa
đáp ứng yêu cầu của công việc cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngoài ra lao
động tại các doanh nghiệp thường không ổn định làm cho sản xuất của các
doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
10
Biểu 1.3: Lao động sản xuất ngành dệt may thành phố giai đoạn 2000-2007
ĐVT: Người
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Toàn ngành 9.172 10.642 11.671 13.645 14.837 15.832 16.311 16.580
A/ Ngành dệt 4.144 5.155 5.472 5.820 6.035 7.349 8.196 8.204
Trung ương 1.495 1.580 1.732 1.840 1.828 1.872 1.900 1.970
Địa phương 2.645 3.575 3.740 3.980 4.207 4.125 4.729 4.721
+Quốc doanh 2.218 2.925 3.006 3.017 3.125 2.640 2.957 3.017
+Ngoài Quốc doanh 427 650 734 963 1.082 1.485 1.772 1.704
DN có vốn ĐTNN - - - - - 1.352 1.567 1.513
B/ Ngành may 5.028 5.487 6.199 7.825 8.802 8.483 8.115 8.376
Trung ương 797 850 875 960 1.054 1.089 1.052 1.145
Địa phương 3.321 3.617 4.088 5.408 5.485 4.970 4.911 5.126
+ Quốc doanh 1.296 1.667 1.512 1.913 1.931 1.364 1.214 1.236
+ Ngoài quốc doanh 1.925 1.950 2.576 3.495 3.554 3.606 3.697 3.890
DN có vốn ĐTNN 1.010 1.020 1.236 1.457 2.263 2.424 2.152 2.105
(Nguồn: Báo cáo qui hoạch phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2001-2010 và niên giám thống kê
TP Đà Nẵng 2007)
11
1.2.4. Về thị trường cung cấp nguyên liệu
Hiện tại, nguồn nguyên vật liệu cung ứng cho sản xuất của các doanh
nghiệp dệt may Đà Nẵng, chủ yếu từ hai nguồn chính:
Nguồn nguyên vật liệu trong nước: Cung cấp bởi các nhà máy sợi Huế,
nhà máy sợi Nha Trang, nhà máy dệt sợi Hòa Thọ, dệt Phong Phú và các

nguồn khác trong địa phương. Nguồn nguyên vật liệu trong nước chỉ đáp ứng
một phần cho sản xuất dệt may nhưng lại có tình trạng không ổn định về chất
lượng và giá cả nên phần lớn các doanh nghiệp dệt may phải nhập thêm
nguyên vật liệu từ nước ngoài.
Biểu 1.4 : Chất lượng sợi của các nhà cung cấp trong vùng
Chỉ tiêu chất lượng sợi Nhà máy dệt
sợi Hòa Thọ
Nhà máy sợi
Huế
Nhà máy sợi
Nha Trang
Nhà máy dệt
Phong Phú
Chỉ số sợi:Nm
Tải trọng đứt: N
Hệ số phân tán
Độ kết hạt
Độ tạp hạt
Chỉ tiêu chất lượng
58,00
24,00
17,70
76,00
15,00
1,09
58,28
26,00
18,10
67,00
14,70

1,43
58,88
31,60
18,50
42,00
6,00
2,01
58,60
29,40
18,20
47,00
8,00
1,81
(Nguồn: công ty dệt may 29/3 cung cấp)
Nguồn nguyên vật liệu từ nước ngoài: Chủ yếu từ các nước như Ấn Độ,
Pakistan, Trung Quốc, Anh…Nhìn chung nguồn nguyên vật liệu nhập từ nước
ngoài đáp ứng được các yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp dệt may. Tuy
nhiên do nhập từ nhiều nguồn khác nhau nên không mang tính ổn định về giá
cả, chất lượng, số lượng và điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất
kinh doanh nói chung.
Bảng 1.5: Kim ngạch nhập khẩu trực tiếp nguyên phụ liệu ngành dệt
may ĐN ĐVT: Triệu USD
Sản phẩm Kim ngạch nhập khẩu
2003 2004 2005 2006 2007
Bông xơ 1.976 2.508 2.705 3.160 4.367
12
Phụ liệu may mặc 52.762 60.554 63.893 70.902 76.967
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2007)
1.2.5. Nguồn lực về vốn và đầu tư phát triển sản xuất
Vốn sản xuất: Theo số liệu điều tra của 13 doanh nghiệp ngành dệt may

(chủ yếu là DNNN và ĐTNN), tính đến thời điểm 30/6/2005 tổng vốn kinh
doanh bình quân của một doanh nghiệp là 8,035 tỷ đồng trong đó vốn cố định
là 4,193 tỷ đồng, vốn lưu động là 3,842 tỷ.
Nhìn chung, vốn chủ sở hữu của các DNNN rất nhỏ, chủ yếu kinh doanh
bằng vốn vay, nên hiệu quả hạn chế. Doanh nghiệp dân doanh có qui mô nhỏ,
đồng thời việc vay vốn tại các ngân hàng phục vụ sản xuất phải thế chấp nên
hầu hết các đơn vị đều thiếu vốn. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại
thành phố cũng mới chỉ đầu tư ở qui mô vừa và nhỏ.
Đầu tư phát triển sản xuất: Tổng mức đầu tư của ngành dệt may thành
phố Đà Nẵng giai đoạn 2001-2005 là 174,713 tỷ đồng, trong đó: ngành dệt
96,673 tỷ đồng, ngành may 78,040 tỷ đồng.
Nhìn chung, thời gian qua các doanh nghiệp dệt may thành phố Đà Nẵng
đã đầu tư khá tích cực, kịp thời nắm bắt nhu cầu thị trường, để có sự điều
chỉnh, bổ sung về thiết bị, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắc khe và thay đổi
nhanh chóng của khách hàng. Tuy nhiên công tác đầu tư cũng còn một số hạn
chế như mới tập trung vào nâng cao năng lực khâu may, dệt vải cấp thấp,
chưa đồng bộ ở khâu hoàn tất, các lĩnh vực cần thiết như sản xuất phụ liệu
may thì chưa có đơn vị nào đầu tư, dệt vải cao cấp thì mới bắt đầu có khởi
động trong năm 2002, lĩnh vực thiết kế thời trang chưa được chú ý, chưa xây
dựng mẫu mốt cho riêng mình để định hướng cho nhu cầu tiêu dùng, chưa có
sự hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trên địa bàn trong quá trình đầu tư
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết bị chuyên dùng.
13
1.2.6. Hiệu quả sản xuất kinh doanh
Mặc dù rất khiêm tốn, nhưng ngành dệt may đã có đóng góp nhất định
cho ngân sách thành phố và giải quyết được nhiều lao động. Tuy nhiên, hiệu
quả sản xuất kinh doanh và thu nhập của người lao động còn thấp, bình quân
800.000- 1.200.000 đồng/người/tháng. Do vậy đời sống của công nhân còn
gặp nhiều khó khăn, chưa tạo động lực mạnh mẽ để gắn bó lâu dài người lao
động với doanh nghiệp.

1.3. Đánh giá chung về hiện trạng ngành dệt may thành phố Đà
Nẵng
1.3.1. Thành công
Có thể nói cùng với ngành dệt may cả nước, những năm qua ngành dệt
may thành phố đã có những bước tiến đáng kể, đóng góp quan trọng vào sự
phát triển của ngành công nghiệp và kinh tế xã hội thành phố.
Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất công nghiệp ngành dệt
may thành phố ngày càng cao: giai đoạn 2001-2005 là 25,7% cao hơn tốc độ
tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp thành phố, là một trong những
ngành xuất khẩu chủ lực với giá trị xuất khẩu tăng bình quân 22,3%/năm, giải
quyết việc làm cho lực lượng rất lớn của thành phố (chiếm trên 20% lao động
công nghiệp và trên 80% là lao động nữ).
So với trước, ngành dệt may đã có những thay đổi về chất rất quan trọng
từ thiết bị công nghệ đến sản phẩm, không chỉ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu tiêu dùng trong nước mà còn cạnh tranh và mở rộng thị trường tại nhiều
nước trên thế giới.
1.3.2. Hạn chế
Về trình độ công nghệ thiết bị, đã đổi mới một bước những vẫn còn lạc
hậu so với các nước trong khu vực.
Chưa sản xuất được phụ liệu phục vụ cho may xuất khẩu. Hoạt động
14
thiết kế thời trang hầu như chưa chú trọng, sản phẩm chưa thật sự đa dạng,
chủng loại mẫu mã chưa phong phú.
Tổ chức sản xuất còn nhiều mặt hạn chế, thiếu lao động có tay nghề cao,
cán bộ điều hành giỏi, năng suất lao động thấp so với các địa phương lớn của
cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…và một số nước trong khu
vực.
Các doanh nghiệp may xuất khẩu phần lớn mới chỉ làm gia công, chưa
ký trực tiếp, còn bị động, phụ thuộc quá nhiều vào đơn hàng, thời gian giao
hàng.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, giá trị gia tăng ít, đời sống của
người lao động vẫn còn nhiều khó khăn, khả năng cạnh tranh sản phẩm chưa
thật sự cao.
1.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, Đà Nẵng nằm trong khu vực miền Trung là khu vực có đặc thù
xuất phát điểm phát triển kinh tế xã hội thấp, thị trường nội địa tại khu vực
nhỏ hẹp, cước phí vận chuyển cao, thời gian kéo dài làm ảnh hưởng rất lớn
đến giá cả sản phẩm xuất khẩu, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Thứ hai, các ngành dịch vụ, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may chưa
được chú trọng đầu tư phát triển như sản xuất nguyên phụ liệu, thiết kế thời
trang, marketing…, nên đầu vào cho sản xuất bị phụ thuộc lớn vào nước
ngoài và một số địa phương khác cả về số lượng, chất lượng, giá cả.
Thứ ba, nguồn vốn cho sản xuất và đầu tư phát triển ngành dệt may
thành phố vẫn còn hạn chế, gần đây tuy được cải thiện hơn, nhưng vẫn chưa
đáp ứng yêu cầu.
Thứ tư, thành phố tuy đã bước đầu quan tâm nhưng chưa thực sự chú
trọng và có kế hoạch trong công tác đào tạo nguồn nhân lực.
Thứ năm, chưa xây dựng được cơ chế ưu đãi thích hợp để động viên,
15
khuyến khích, giữ và thu hút nhân tài về cho ngành dệt may, kể cả cán bộ
quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề.
1.4. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Đà
Nẵng
1.4.1. Kim ngạch xuất khẩu
Bảng 1.6: KNXK hàng dệt may Đà Nẵng trong thời gian qua
ĐVT: Triệu USD
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
KNXK dệt may 26,075 31,918 39,8 49,83 62,78 71,335 106,923 147,375
Tốc độ tăng (%) - 22,4 24,7 25,2 25,9 13,6 49,8 37,8

( Nguồn: Niên giám thống kê TP Đà Nẵng 2007)
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng trong thời gian qua kim ngạch xuất
khẩu hàng dệt may tại thành phố Đà Nẵng đã có bước tăng trưởng đáng kể.
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 1997-2001
12%/năm, giai đoạn 2001-2005 là 22,3%.
Tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn
ngành công nghiệp thành phố ngày càng tăng. Cụ thể năm 1997 là 22,98%,
năm 2001 là 23,47% và năm 2005 là 27,6%.
Giá trị xuất khẩu hàng dệt may hàng năm chiếm bình quân trên 90% giá
trị sản xuất công nghiệp của toàn ngành. Năm 2000, giá trị sản xuất toàn
ngành đạt hơn 400 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 26,075 triệu USD (chiếm
94%) giá trị sản xuất. Năm 2005 giá trị sản xuất toàn ngành đạt 1270,045 tỷ
đồng trong khi đó giá trị xuất khẩu đạt 71,335 triệu USD chiếm 84,2%.
Bảng 1.7: So sánh KNXK hàng dệt may TP Đà Nẵng/ tổng KNXK
ngành công nghiệp của thành phố.
Năm KNXK dệt may ĐN
(Triệu USD)
Tổng KNXK ngành công
nghiệp của TPĐN (Triệu
USD)
Tỷ trọng
(%)
2000 26,075 113,8 22,9
2001 31,918 135,9 23,47
2002 39,8 158,5 25,1
2003 49,83 160,7 31,0
16
2004 62,78 199,3 31,5
2005 71,335 258,5 27,6
2006 106,923 356,4 30,0

2007 147,375 582,5 25,3
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm xây dựng và phát triển Đà Nẵng)
Biểu đồ 1.1. Giá trị xuất khẩu so với giá trị sản xuất hàng dệt may TP Đà
Nẵng qua các năm
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam và niên giám thống kê TP Đà Nẵng
2007)
Bảng 1.8: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn TP Đà Nẵng
ĐVT: Triệu USD
Mặt Hàng Kim ngạch xuất khẩu
2003 2004 2005 2006 2007
Dệt may 49,83 62,78 71,335 106,923 147,375
Thủy sản 85,213 90,982 97,775 150,509 178,952
Cà phê 17,590 20,785 22,652 23,311 47,593
Thủ công mỹ nghệ 30,785 34,223 36,918 35,977 51,608
Giày dép 20,786 19,820 20,854 20,375 18,652
Gạo 3,572 4,375 5,106 5,393 9,659
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2007
Hình thức xuất khẩu: Hiện nay hình thức xuất khẩu chủ yếu của dệt may
17
Đà Nẵng đó là phương thức gia công xuất khẩu và xuất khẩu qua trung gian,
bên cạnh đó các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng cũng đã chuyển dần sang
hình thức xuất khẩu trực tiếp nhưng tỷ trọng còn rất thấp (<20%).
1.4.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Trước những năm 1990, dệt may Đà Nẵng chủ yếu thực hiện các hợp
đồng gia công để xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu. Từ năm
1993, sản phẩm dệt may Đà Nẵng bắt đầu xuất khẩu sang thị trường EU và
một số thị trường khác như Nhật Bản, Mỹ, Canada, Hồng Kông, Đài Loan và
các nước khác thuộc ASEAN. Hiện nay, thị trường xuất khẩu dệt may của Đà
Nẵng chủ yếu hướng vào những thị trường có sức nhập khẩu lớn: Nhật Bản,
EU, Mỹ, Đài Loan một số nước trong khu vực. Mặc dù các doanh nghiệp dệt

may Đà Nẵng có quan hệ với khá nhiều thị trường nhưng thực chất phần lớn
những thị trường này được hình thành theo sự phát triển tự phát của đối tác
giao dịch chứ không phải là kết quả của quá trình nghiên cứu và nỗ lực thâm
nhập thị trường của các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng.
Biểu đồ 1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may TP Đà Nẵng
năm 2007
(Nguồn: Sở Công thương thành phố Đà Nẵng)
Một số thị trường xuất khẩu chủ yếu của ngành dệt may Đà Nẵng:
Thị trường EU: EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của ngành dệt
18
may Đà Nẵng. Các khách hàng chủ yếu ở thị trường là Anh, Hà Lan, Ireland.
Trong những năm trước, EU là thị trường nhập khẩu chủ lực của dệt may Đà
Nẵng, nhưng từ khi xuất hiện thị trường Mỹ, kim ngạch xuất khẩu sang thị
trường EU đã có sự sụt giảm do các doanh nghiệp quá chú trọng vào thị
trường Mỹ, hơn nữa EU cũng là một thị trường khó tính, đòi hỏi cao về chất
lượng, mẫu mã, thời hạn giao hàng cũng điều kiện thương mại nghiêm ngặt
và được bảo hộ cao. Chính vì vậy, khả năng xâm nhập hàng dệt may Đà Nẵng
vào thị trường này có phần khó khăn. Hiện tại thị trường EU chiếm khoảng
22% kim ngạch xuất khẩu dệt may của Đà Nẵng.
Bảng 1.9: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Đà Nẵng vào thị trường EU
ĐVT: Triệu USD
Năm 2001 2002 200
3
2004 200
5
2006 2007
KNXK (Triệu USD) 8,13 9,35 11,5 14,7 17,1 25,73 36,6
Tốc độ tăng (%) - 15,0 22,9 27,8 16,3 50,4 42,2
(Nguồn: Sở Công thương thành phố Đà Nẵng)
Thị trường Mỹ: Mỹ là thị trường rất hấp dẫn đối với ngành dệt may Việt

nam cũng như dệt may thành phố Đà Nẵng. Đây được xem là thị trường nhập
khẩu lớn nhất thế giới nhưng lại không yêu cầu khắc khe như thị trường Châu
Âu và Nhật. Trong thời gian qua, cùng với dệt may cả nước, dệt may Đà
Nẵng đã cố gắng thâm nhập vào thị trường này. Tuy vẫn còn nhiều trở ngại
nhưng kim ngạch xuất khẩu dệt may của thành phố Đà Nẵng sang thị trường
Mỹ tăng liên tục qua các năm. Điều này thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.10: KNXK dệt may Đà Nẵng vào thị trường Mỹ
ĐVT: Triệu USD
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
19
KNXK (Triệu USD) 7,3 9,95 13,45 17,2 19,2 27,7 40,53
Tốc độ tăng (%) - 36,3 35,2 27,8 11,9 44,2 46,3
(Nguồn: Sở Công thương thành phố Đà Nẵng)
Thị trường Nhật Bản: Nhật Bản là thị trường không áp dụng chế độ hạn
ngạch, do vậy hàng dệt may từ khắp nơi đổ về thị trường này rất lớn tạo nên
sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp. Hơn nữa, Nhật Bản là một thị
trường rất khó tính, đòi hỏi rất cao về chất lượng, mẫu mã, nguồn gốc…Trong
thời gian qua hàng dệt may của các doanh nghiệp Đà Nẵng cũng đã có mặt ở
thị trường này. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
không cao. Cụ thể ở bảng sau:
Bảng 1.11: KNXK dệt may Đà Nẵng vào thị trường Nhật Bản
ĐVT: Triệu USD
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
KNXK 6,7 7,96 9,2 10,6 10,7 16,4 24,76
Tốc độ tăng (%) - 18,8 15,5 15,2 0,9 53,2 50,9
(Nguồn: Sở Công thương thành phố Đà Nẵng)
Bên cạnh các thị trường trên, hàng năm Đà Nẵng xuất khẩu một lượng
lớn sản phẩm sang các thị trường các nước trong khu vực, chủ yếu là thị
trường Đài Loan, Hồng Kông và Malaysia. Tuy nhiên các nước này không
phải là thị trường tiêu thụ hàng dệt may Đà Nẵng mà chủ yếu trung gian mua

hàng dệt may hoặc thuê Đà Nẵng gia công để xuất khẩu qua các nước khác.
1.4.3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Trong thời gian qua, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của ngành dệt may Đà
Nẵng là sợi toàn bộ, vải lụa thành phẩm, khăn mặt các loại, thảm len, quần áo
20
may sẵn. Nhìn chung cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hàng dệt may Đà Nẵng vẫn
còn nghèo nàn về chủng loại, đơn giản về kiểu cách. Chỉ xuất khẩu những
hàng hóa với thiết kế giản đơn hoặc theo mẫu gia công của khách hàng chứ
chưa xuất khẩu được những sản phẩm cao cấp đòi hỏi kỹ thuật cao.
Bảng 1.12: Sản phẩm dệt may xuất khẩu chủ yếu của Đà Nẵng
( Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2007)
Bảng 1.13: Cơ cấu sản phẩm may xuất khẩu của Đà Nẵng theo thị trường
Thị trường Sản phẩm
Mỹ Jacket, quần âu, polo shirt, áo sơ mi, áo quần thể thao,
áo vest.
Đài Loan Jacket, quần âu, polo shirt, áo sơ mi, áo quần thể thao.
EU Jacket, quần âu, áo sơ mi
Nhật Jacket, quần âu
Malaysia Jacket, quần âu
Canada Áo sơ mi, polo shirt
Thụy Sỹ Jacket
Ireland Jacket
Anh Quần âu, áo sơ mi

(Nguồn: Sở công thương thành phố Đà Nẵng)
1.4.4. Các chính sách và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may
đã được áp dụng
1.4.4.1. Từ phía thành phố Đà Nẵng
Thời gian gần đây, nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của hoạt động
Sản phẩm ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007

Sợi toàn bộ Tấn 2.398 3.257 3.766 4.540 5.112
Vải lụa thành phẩm 1000 mét 7.235 7.554 7.931 9.230 5.444
Khăn mặt các loại 1000 cái 7.620 7.995 8.123 8.957 9.723
Thảm len m2 2.840 3.052 3.767 4.520 5.508
Quần áo may sẵn
(Quy đổi)
1000 chiếc 28.407 27.847 28.256 42.407 23.797
21
xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế xã hội, thành phố Đà Nẵng đã có
những chính sách mới thúc đẩy nhằm tạo điều kiện thuận lợi hoạt động xuất
khẩu của thành phố nói chung và hoạt động xuất khẩu dệt may nói riêng.
Lãnh đạo thành phố đã có những đổi mới cơ bản về quan điểm, coi trọng
và đặt xuất khẩu là nhiệm vụ trọng tâm trong giai thời kỳ này, góp phần thực
hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH của thành phố. Vì thế, thành phố đã
ban hành những cơ chế chính sách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu
Từng bước đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, thay đổi cơ
chế quản lý, đơn giản hóa các bước trong hoạt động xuất nhập khẩu tạo điều
kiện rút ngắn thời gian, giảm chi phí cho các doanh nghiệp hoạt động xuất
nhập khẩu.
Từ năm 2000, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành cơ chế thưởng
xuất khẩu cho các doanh nghiệp có mức xuất khẩu lớn.
Chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực
ngoại thương có trình độ chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ, có kiến thức luật
pháp và ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu cho hoạt động xuất nhập khẩu trong điều
kiện hội nhập quốc tế.
Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư nước ngoài
vào các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu cũng như các doanh nghiệp dệt may nói
riêng có thể giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình đến với các khách hàng

quốc tế.
Chú trọng đến công tác nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng,
vật chất kỹ thuật phục vụ tốt cho hoạt động xuất khẩu và thu hút đầu tư nước
ngoài.
1.4.4.2. Từ phía các doanh nghiệp dệt may
22
Trong thời gian gần đây, một số doanh nghiệp dệt may lớn tại Đà Nẵng
đã bước đầu chú trọng đến công tác thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, tuy nhiên
vẫn chưa có sự đầu tư đúng mức cho hoạt động này. Hiện tại, một số biện
pháp thúc đẩy xuất khẩu được các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng áp dụng là:
Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ dệt may, bổ sung các loại máy móc
chuyên dùng nhằm nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng cho sản xuất hàng
xuất khẩu.
Cử các cán bộ của doanh nghiệp đi tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ
về hoạt động xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường…
Tích cực tham gia hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các cuộc hội
chợ triễn lãm quốc tế về hàng dệt may nhằm quảng bá sản phẩm dệt may của
doanh nghiệp, tìm kiếm cơ hội ký kết hợp đồng và thiết lập mối quan hệ với
khách hàng mới.
1.5. Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của thành phố Đà
Nẵng
1.5.1. Kết quả đạt được
Trong thời gian qua, với sự cố gắng nổ lực chung của toàn ngành cũng
như của từng doanh nghiệp, hoạt động xuất khẩu dệt may thành phố Đà Nẵng
đã đạt được một số kết quả:
Kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua các năm. Giai đoạn 1997-2001 kim
ngạch xuất khẩu hàng dệt may Đà Nẵng tăng bình quân 12%, giai đoạn 2001-
2005 tăng bình quân 22,3%. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may chiếm tỷ
trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp
thành phố: năm 2001 chiếm 23,47%, năm 2005 chiếm 27,6%.

Duy trì được thị trường truyền thống và mở rộng được một số thị trường
tiềm năng mới.
Góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng chung của ngành dệt may cả nước. Sự
23
phát triển của dệt may Đà Nẵng trong thời gian qua mặc dù còn hạn chế
nhưng đã góp phần vào sự phát triển chung của toàn ngành, đưa kim ngạch
xuất khẩu dệt may của nước ta lên đứng thứ hai chỉ sau dầu thô, trở thành
ngành xuất khẩu mũi nhọn của đất nước.
1.5.2. Hạn chế
Quy mô xuất khẩu còn nhỏ, tốc độ tăng trưởng còn thấp: So với dệt may
cả nước cũng như các thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh thì tốc độ tăng
trưởng dệt may Đà Nẵng vẫn còn thấp hơn nhiều. Chưa tương xứng với tiềm
năng và vị thế của thành phố Đà Nẵng.
Bảng 1.14: So sánh KNXK dệt may ĐN/ Tổng KNXK dệt may cả nước
Năm KNXK dệt may ĐN
(Triệu USD)
KNXK dệt may VN
(Tỷ USD)
Tỷ trọng
(%)
2001 31,918 2,02 1,58
2002 39,8 2,7 1,47
2003 49,83 3,6 1,48
2004 62,78 4,3 1,46
2005 71,335 4,8 1,48
2006 106,923 5,8 1,84
2007 147,375 7,8 1,89
(Nguồn: Niên giám thống kê TP Đà Nẵng và Niên giám thống kê Việt
năm 2007)
Tỷ trọng hàng gia công vẫn là chủ yếu chiếm khoảng trên 80%.

Cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu chưa đa dạng, mẫu mã thiết kế còn
đơn điệu, chủ yếu là các mặt hàng sản xuất đơn giản.
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Đà Nẵng còn rất thấp,
thương hiệu chưa có trên thị trường quốc tế.
Công tác mở rộng thị trường xuất khẩu tuy đã có nhiều cố gắng nhưng
chưa đáp ứng nhu cầu.
1.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu
24
dệt may của thành phố Đà Nẵng như:
Nguồn vốn đầu tư phát triển ngành dệt may tại Đà Nẵng còn nhiều hạn
chế.
Hiện tại dệt may Đà Nẵng vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên phụ
liệu cho ngành dệt may của mình.
Do phần lớn các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng có quy mô vừa và nhỏ,
nguồn lực về tài chính, nhân sự còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn
trong công tác nghiên cứu phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu, tìm
kiếm khách hàng cũng như thực hiện các đơn hàng.
Do vị trí địa lý của thành phố Đà Nẵng không thuận lợi, cơ sở hạ tầng, hệ
thống thông tin liên lạc, giao thông không thuận lợi, cước phí vận chuyển
cao…
Sự yếu kém trong công tác nghiên cứu thị trường, marketing quốc tế,
thiết kế thời trang…thành phố và các doanh nghiệp dệt may chưa chú trọng
công tác này.
Nguồn lao động cũng là một trong những yếu kém của dệt may Đà Nẵng.
Hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư…trong thời gian qua tuy
đã có nhiều cố gắng song chưa hiệu quả.
Công tác quản lý Nhà nước liên quan đến hoạt động xuất khẩu của một
số Sở, Ban ngành tuy đã có nhiều cải tiến nhưng nhìn chung còn khá thụ
động, thiếu cán bộ có trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ.

Việc hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới còn không ít lúng túng,
mới chỉ diễn ra ở cấp quản lý Nhà nước và một số ít doanh nghiệp lớn.
25

×