SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỈM SƠN
THANH HOÁ NĂM 2013
KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC HÁT, LUYỆNTẬP
– TRÒ CHƠI ÂM NHẠC LỚP 2
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết
Chức vụ: Giáo viên Đơn
vị công tác: Trường tiểu học Ngọc Trạo
SKKN thuộc môn: Âm nhạc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sáng kiến kinh nghiệm
2013
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Âm nhạc là món ăn tinh thần là môn nghệ thuật âm thanh và là
nhu cầu không thể thiếu được với con người nói chung và trẻ em nói
riêng .
Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời mỗi chúng ta ai cũng một lần
được nghe tiếng hát ru của mẹ, khi đi mẫu giáo các em được học hát,
học múa. Như vậy âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu trong đời
sống tinh thần của trẻ nói riêng và âm nhạc đã làm nổi bật lên những
sinh hoạt hàng ngày trong đời sống xã hội, đó là những cảnh tượng,
những âm thanh tự nhiên cũng được diễn tả khá sinh động và đầy đủ,
như vậy ta có thể khẳng định rằng âm nhạc luôn luôn tồn tại ở mọi lúc
mọi nơi và mọi thời đại .
Âm nhạc là một môn năng khiếu, tuy nhiên việc dạy học âm nhạc
trong các nhà trường tiểu học không nhằm đào tạo cho các em trở thành
những người hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp, những người làm nghề
âm nhạc sau này. Mà mục đích chính là thông qua việc học hát các em
2
Sáng kiến kinh nghiệm
2013
được hoạt động, được nhận thức và được cảm thụ về âm nhạc. Nhưng
với nhiệm vụ, chức năng chủ yếu của mình, giáo dục âm nhạc trước hết
phải thể hiện được mục tiêu, yêu cầu giáo dục trội bật của mình là giáo
dục thẫm mĩ. Giúp các em phát triển toàn diện về mọi mặt "Đức-Trí-
Văn -Thể- Mĩ" và đáp ứng yêu cầu của giáo dục là đào tạo con người
mới xã hội chủ nghĩa, góp phần hình thành nhân cách các em, tạo cho
các em có phong cách mạnh dạn, tự nhiên, tự tin hơn trong cuộc sống.
Đó cũng là quá trình rèn luyện kỹ năng ca hát của các em và giúp các
em cân bằng lại trạng thái tinh thần sau những giờ học căng thẳng và
mệt mỏi .
Vậy làm thế nào để âm nhạc đến với các em một cách tự nhiên,
hài hoà mà vẫn mang tính chất một môn học, với mỗi giáo viên vấn đề
quan trọng không phải chỉ làm sao dạy cho học sinh những kiến thức
trong chương trình mà còn nắm vững khả năng giáo dục nhiều mặt của
môn âm nhạc, có ý thức và kế hoạch khai thác các khả năng giáo dục
đó thông qua các biện pháp sư phạm cụ thể nhằm góp phần đào tạo các
em thành những người có nhân cách và phát triển toàn diện. Là một
3
Sáng kiến kinh nghiệm
2013
giáo viên giảng dạy môn âm nhạc tuổi đời còn trẻ, tôi chẳng có được
nhiều kinh nghiệm lâu năm như những thầy cô đã dạy tôi cũng như
những anh chị trước. nhưng bù lại tôi có lòng yêu trẻ, yêu nghề đó là
con đường mà tôi đã chọn.Cho nên để học sinh say mê với môn học
này, ngoài những phương pháp mới thì vấn đề học hỏi sáng tạo để gây
hứng thú cho các em thì đó là vấn đề luôn trăn trở trong tôi và từ đó
thôi thúc tôi tìm hiểu và chọn đề tài này:
" Kinh nghiệm giúp học sinh học hát , luyện tập - trò chơi âm nhạc
lớp 2’’
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lý luận
Ca hát là một nhu cầu của trẻ, trẻ em được ca hát, được tự hoạt
động và tự nhận thức được thế giới xung quanh bằng cảm xúc thông
4
Sáng kiến kinh nghiệm
2013
qua những hình tượng âm thanh để phát triển trí tuệ đồng thời được
giáo dục về đạo đức, tình cảm
Việc dạy hát và chơi trò chơi âm nhạc là một vấn đề đòi hỏi sự
nhiệt tình, sáng tạo của người thầy. Bởi lẽ các em đang trong độ tuổi rất
nhạy cảm về âm nhạc, hơn nữa giọng hát của các em dang trong thời kỳ
phát triển mạnh nên ngươi thầy cần nắm được giọng hát của học sinh
lên cao chỉ đến nốt C
3
,
xuống thấp chỉ đến nốt A
1
.Giáo viên dạy hát
tránh tình trạng để học sinh hát cao quá hoặc thấp quá dẫn đến việc các
em hát phô, hát trênh nhạc. Để đảm bảo tính hiệu quả cho một giờ học
hiệu quả cho một giờ học hát và chơi trò chơi người thầy phải có biện
pháp cụ thể song song.
II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Về học sinh
Trước đây khi học một bài hát, học sinh chỉ thuộc được lời ca của
bài hát mà các em không hát đúng giai điệu lời ca, các em hát tự do, hát
không đúng nhạc đã thành thói quen, các em chưa có ý thức để lắng
nghe, quan sát kỹ trường độ (độ ngân dài - ngắn của âm thanh), độ cao
5
Sáng kiến kinh nghiệm
2013
(độ cao - thấp) của âm thanh trên đàn để hát cho đúng. Những chỗ móc
giật, luyến láy, các cách vận động phụ hoạ theo bài hát, cũng như tình
cảm, tính chất của từng bài hát chưa được chú trọng.
2. Về giáo viên
Thông qua các tiết dạy còn có những vấn đề sau:
- Một số đồng chí giáo viên chưa chú trọng đến luyện hát đúng
cho học sinh, ít tổ chức các trò chơi âm nhạc giúp học sinh thẩm thấu
về âm nhạc.
- Một số giáo viên ít sử dụng đàn trong các tiết học nên học sinh
hát chưa chuẩn về trường độ và cao độ của bài hát.
3- Kết quả thực trạng trên
Tình hình nhà trường năm học 2012 -2013 có rất nhiều thuận lợi:
Trường được xây dựng khang trang với đội ngũ giáo viên trẻ, có năng
lực và được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Năm học 2012 -2013 tôi
đã được nhà trường phân công dạy môn Âm nhạc từ khối 1 đến khối 5
Như vậy thời gian học của các em mỗi tuần chỉ học có 1 tiết, 1 năm có
35 tiết/năm, tôi thấy rằng việc giảng có nhiều thuận lợi vì chuyên môn
6
Sáng kiến kinh nghiệm
2013
đã được đào tạo qua trường cao đẳng sư phạm Âm nhạc. Bản thân lại
còn trẻ, có lòng yêu nghề yêu trẻ nên rất nhiệt tình trong công tác giảng
dạy. Bên cạnh đó nhà trường và các đồng nghiệp cùng giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện cho tôi phấn đấu, tham dự tất cả các cuộc thi có liên quan đến
chuyên môn.
- Về phòng học của lớp: Trường đã được xây dựng khang trang
nên phòng học đạt tiêu chuẩn thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa
đông. Ghế ngồi đạt tiêu chuẩn cho học sinh ngồi hát và hoạt động.
Nhưng vì chưa có phòng học chức năng nên khi học hát còn hạn chế,
bên cạnh đó còn một số học sinh ở các khu vực Phường Quang Trung,
Bắc Sơn một số học sinh ở ga gia đình còn gặp nhiều khó khăn do vậy
dân trí thấp, đời sống vật chất thiếu thốn, nên việc phân nhóm học sinh
và việc kết hợp với phụ huynh là rất khó khăn, môn âm nhạc còn chưa
được coi trọng như như môn học khác Vì thế việc nhận thức bộ môn âm
nhạc đang còn cổ hủ và kém cỏi: các em thiếu sách giáo khoa, thiếu vở
chép nhạc, thiếu đồ dùng dụng cụ dành cho học sinh (như thanh phách,
song loan, Trống con……).Chính vì những khó khăn này nên khi dạy
7
Sáng kiến kinh nghiệm
2013
các em tiếp thu kém, khả năng tư duy cũng như năng lực tiếp nhận rất
nghèo nàn. Các em có thói quen hát tự do, không đúng nhạc nên khi
uốn nắn chỉnh sửa rất lâu và khó hình thành một cách sâu sắc về cách
trình bày, thể hiện bài hát, hát đúng nhạc theo đàn, đúng phách, đúng
cao độ, trường độ…
* Đề khảo sát của tôi như sau: " Em hãy trình bày một bài hát mà
em yêu thích nhất trong chương trình đã học ở lớp 1".
Qua khảo sát ban đầu ở lớp 2D, bằng thực tế trình độ của học sinh
tôi thu được kết quả như sau:
Chất lượng đầu năm
SS Hoàn thành tốt
(A
+
)
Hoàn thành ( A ) Chưa hoàn thành (B)
29 SL % SL % SL %
2 6,9 24 82,7 3 10,4
* Từ kết quả khảo sát trên tôi rút ra được nguyên nhân như sau:
8
Sáng kiến kinh nghiệm
2013
- Qua thực tế giảng dạy cho thấy nguyên nhân chủ yếu mà các em
vấp phải là khi hát các em đang còn rụt rè, e ngại, chưa mạnh rạn, tự tin
để thể hiện bài hát.
- Phần lớn học sinh của lớp các em chưa biết hát một bài hát có
đệm nhạc. Các em hát tự do đã trở thành một thói quen hát không đúng
nhạc, không theo đàn, hát không có sức biểu cảm, sai cao độ, trường
độ, nhịp phách rất nhiều.
Từ thực trạng trên tôi đã rút ra một số kinh nhgiệm nhỏ của bản
thân trong việc dạy học hát ở lớp 2. Chính vì thế tôi đã đi sâu tìm hiểu,
nghiên cứu đưa ra một số kinh nghiệm để phục vụ tốt cho việc giảng
dạy môn học hát, luyện tập - trò chơi âm nhạc lớp 2.
III- CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Dạy cho các em hát đúng giai điệu, tiết tấu những bài hát phù
hợp với lứa tuổi, để tập cho các em hát đồng đều, hoà giọng hát cá nhân
trong giọng hát chung của tập thể.
9
Sáng kiến kinh nghiệm
2013
2. Qua giai điệu, tiết tấu lời ca của các bài hát nhằm giáo dục tình
cảm
đạo đức trong sáng, lành mạnh, góp phần làm cho đời sống tinh thần
của các em thêm phong phú.
3. Dạy cho các em biết phân biệt âm thanh cao - thấp, dài- ngắn
với tốc độ khác nhau và tập nhận xét hướng đi của chuỗi âm thanh ( đi
lên- đi xuống - đi ngang,….)
4. Phát triển năng lực nghe nhạc, năng lực cảm thụ âm nhạc thông
qua ca hát, biểu diễn, trò chơi và kể chuyện âm nhạc.
IV- CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Dạy học sinh học hát một bài hát, giáo viên phải giải quyết 2
vấn đề then chốt:
- Giúp học sinh nắm được và thực hiện chính xác các bước cần
thiết của quá trình học hát và rèn luyện thực hiện các bước đó một cách
thành thạo.
10
Sáng kiến kinh nghiệm
2013
- Giúp các em biết vận dụng các khả năng, năng lực, năng khiếu
mà mình vốn có để cảm thụ âm nhạc và thể hiện nó thích hợp với từng
bài hát có tính chất giai điệu khác nhau.
1. Phần một: Dạy hát
* Vấn đề thứ nhất:
Quy trình học hát một bài hát gồm các bước sau :
+ Giới thiệu bài (giới thiệu về tác giả, tác phẩm)
+ Nghe hát mẫu bài hát
+ Đọc lời ca theo tiết tấu
+ Khởi động giọng ( Luyện thanh)
+ Tập hát
+ Luyện tập, kiểm tra đánh giá kiến thức vừa học
+ Rút ra bài học giáo dục
Thực tiễn dạy hát đã khẳng định sự đúng đắn của các bước học
trên. Để làm cho học sinh có thói quen và kỹ năng áp dụng các bước
học, cần giúp các em từng bước nắm được và biết cách thực hiện vận
động ngay từ tiểu học.
11
Sáng kiến kinh nghiệm
2013
*Vấn đề thứ hai: Quá trình học hát của học sinh, ta thấy học sinh
phải sử
dụng khả năng, năng lực có tính chính xác để hát thuộc và đúng giai
điệu lời ca bài hát, có khả năng cảm thụ âm nhạc bằng một tình cảm
trong sáng, lành mạnh mới có thể diễn đạt được tính chất của bài hát.
Trong quá trình dạy chúng ta cần nghiên cứu kỹ hơn các bước học
để giúp các em nắm vững kiến thức một cách khoa học và dễ hiểu nhất.
a- Giới thiệu bài
- Giới thiệu bài: giới thiệu tác giả, tác phẩm là một bước quan
trọng vì nó là một bước khởi đầu cho việc dạy học một bài hát. Giáo
viên phải có một lời giới thiệu hấp dẫn, nhẹ nhàng và cần kết hợp với
tranh minh hoạ, giáo viên vừa giới thiệu vừa chỉ vào tranh sao cho phù
hợp với nội dung bài hát.
VD: Bài hát : Chiến sĩ tí hon
Yêu cầu giáo viên phải có bức tranh minh hoạ cho bài hát: Vẽ về
các chiến sĩ tí hon, mặc quần áo bồ đội, đội mũ ca nô, bạn đi trước cầm
cờ, các bạn đi sau cầm súng, cầm trống.
12
Sáng kiến kinh nghiệm
2013
1
13
Sáng kiến kinh nghiệm
2013
2
14
Sáng kiến kinh nghiệm
2013
3
Giáo viên hỏi học sinh: + Bức tranh vẽ gì ?
+ Bức tranh nói về nội dung bài hát nào
?
15
Sáng kiến kinh nghiệm
2013
Tuổi thơ có nhiều ước mơ được làm chến sĩ tí hon. Các em bé trong
tranh vai mang súng bước theo lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong tiếng
trống nhịp nhàng.
Ngoài những bài hát nói về quang cảnh quê hương, đất nước, con
người. Còn có những bài hát có xuất xứ được dịch sang lời Việt bằng
giai điệu nhạc của nước ngoài, hay làn điệu dân ca thì chúng ta giới
thiệu như thế nào?
Đối với những bài hát nước ngoài và dân ca, lời giới thiệu bao giờ
cũng hướng cho học sinh biết tới xuất xứ của bài hát đó. Giáo viên có
thể giới thiệu vị trí địa lý của nước đó, vùng miền đó trên bản đồ, có thể
mở rộng cho học sinh bằng các tập tục đặc điểm riêng từng vùng,
miền, từng đất nước. Hoặc có thể liên hệ với các bài hát nước ngoài và
các bài hát dân ca để dẫn dắt vào bài hát mới.
VD Bài hát ''Chúc mừng sinh nhật" nhạc Anh. Giáo viên có thể sử
dụng cách như sau: Giáo viên thuyết trình" Trong chương trình học của
môn âm nhạc lớp 1 các em đã được học các bài hát nước ngoài như.
"Đàn gà con (nhạc Philippencô, lời Việt Anh)…Đến lớp 2 chúng ta sẽ
16
Sáng kiến kinh nghiệm
2013
được học thêm một bài hát nước ngoài với một ngày thật vui và tràn
đầy ý nghĩa đó là bài "Chúc mừng sinh nhật" nhạc Anh.
b- Nghe hát mẫu bài hát
Hát mẫu: là một bước nắm vai trò then chốt trong việc dạy học
hát. Trong bất kể một tiết học nào cũng không thể thiếu bước đi quan
trọng này.
Ở phần này giáo viên là người truyền đạt và học sinh là người tiếp
nhận. Tuy nhiên làm thế nào để tạo ra một tiết học thành công là một
việc không dễ.
Đây là một hoạt động có sức cuốn hút, lôi kéo hứng thú cho học
sinh một cách mạnh mẽ, nên để thực hiện được hoạt động này, giáo
viên phải là người ''Nghệ sĩ" thực thụ phải thể hiện thật chính xác bài
hát, tình cảm, tính chất ẩn chứa trong bài hát. Vì thế đối với giáo viên
hát mẫu như là diễn mẫu.
Để giúp học sinh hát chuẩn xác một bài hát trước hết yêu cầu giáo
viên cần hát mẫu một cách chính xác, thể hiện tốt sắc thái, tình cảm của
17
Sáng kiến kinh nghiệm
2013
bài hát, tác phong của giáo viên từ cách đứng, nét mặt và nhất là một số
động tác minh hoạ cũng dất cần thiết cho tiết dạy. Giáo viên cần chững
chạc, tự tin, vui tươi sẽ gây hứng thú cho học sinh ngay từ đầu giờ học.
Giáo viên cần nhắc học sinh các tư thế ngồi hát, đứng hát thoải
mái, đúng cách, khi hát cần hát hoà giọng, hát đều, to tiếng, thể hiện
được sắc thái bài hát.
Hiện nay phần hát mẫu thường được thay thế từ giáo viên thực
hiện thành đài các-sét, băng, đĩa nhạc thâu sẵn bài hát. Đó cũng là một
phương pháp đổi mới đang được chú ý và thu được hiệu quả cao.
c - Đọc lời ca
Đối với học sinh lớp 2 việc đọc lời ca so với các lớp trên chưa
được thạo cho lắm tuy nhiên các em đã đọc được để giúp các em đọc
đúng, đọc đều, giáo viên cần treo bảng phụ có chép sẵn lời ca, đánh dấu
từng câu. Giáo viên cần đọc trước, đọc chậm, rõ ràng từng câu cho học
sinh đọc theo. Sau đó giáo viên cho
các em hát, có thể gõ thước cho cả lớp đọc từng câu. Cần cho học sinh
đọc thạo rồi mới cho các em hát.
18
Sáng kiến kinh nghiệm
2013
d – Khởi động giọng (Luyện thanh)
Quá trình phát âm phải là sự phối hợp chính xác của các hoạt
động lấy hơi, đẩy hơi với các hoạt động khác của cơ quan phát âm, như
phối hợp với thanh quản, bộ phận truyền âm (cuống họng và mồm). Đó
là những hoạt động tương hỗ, nó tác động qua lại với nhau, tất cả mọi
hoạt động phải đúng, chính xác phù hợp với nhau tạo nên những âm
thanh đẹp, chính vì thế trước khi vào học một bài hát, học sinh phải
thực hiện bước luyện giọng khởi động để có một bàn tựa cho bước học
hát tiếp theo. Nói cách khác luyện thanh là bước mở âm để chuẩn bị
học hát.
Khi khởi động giọng cho học sinh không đơn giản là làm theo
giáo viên mà phải biết cách mở khẩu hình, biết cách lấy hơi. Mở khẩu
hình là khi hát tạo nên hình dáng của mồm và môi. Bởi hình dáng của
mồm và môi khi hát thay đổi theo sự phát âm, nhả chữ, nghĩa là phụ
thuộc vào nguyên âm và phụ âm. Chẳng hạn nguyên âm A Ô U Ê môi
tạo hình dáng mở tròn, nguyên âm. U môi hơi chúm lại đưa ra phía
trước, nguyên âm Ê môi hơi nhếch lên… Tư thế của mồm và môi sẽ
19
Sáng kiến kinh nghiệm
2013
làm cho âm thanh phát ra nghe tròn trĩnh, chuẩn và đẹp. Nếu quen dần
cách phát âm đó trong bước luyện giọng, khi hát sẽ tạo được âm thanh
mềm mại, tự nhiên giúp hát hay hơn và tốt hơn.
Đối với học sinh tiểu học giáo viên không nên chọn bài khởi
động giọng với những âm vực, những quãng khó. Nên chọn những
quãng đơn giản và cơ bản như giọng cdur.
Là la la lá lá lá la la la
là
20
Sáng kiến kinh nghiệm
2013
Với hoạt động luyện giọng khởi động, nếu học sinh tập trung nghe đàn
chuẩn xác thì sẽ đạt được mục tiêu đặt ra trong hoạt động này và sẽ tạo
được nền móng cho bước tập hát tiếp theo.
e- Tập hát
Hát bài hát so với học bài hát là những vấn đề khác nhau về chất.
Học sinh tiểu học trước hết cần biết cách hát. Đó là những tri thức kĩ
năng cơ bản phổ thông bước đầu đơn giản nhất cho việc sử dụng giọng
hát tự nhiên của mình hướng vào việc học. Biểu hiện cái hay, cái đẹp,
tư thế ngồi, cách lấy hơi, phát âm nhả chữ, tình cảm Biết cách hát là
hát một bài hát một cách diễn đạt, không biết cách hát thì không có
nghê thuật và diễn cảm được. Vì vậy học hát bài hát là bước rèn luyện
có yêu cầu một cách tổng hợp cao hơn. Nó là nội dung trung tâm thể
hiện nhưng yêu cầu về mục tiêu để hình thành trực tiếp năng lực hoạt
động âm nhạc thích hợp và cần thiết nhất cho trẻ.Đã có rất nhiều
phương pháp khác nhau để thực hiện hoạt động này.
Trước đây, dạy hát thường theo cách truyền khẩu móc xích giáo
viên thường hát mẫu mỗi câu vài ba lần sau đó bắt nhip cho học sinh
21
Sáng kiến kinh nghiệm
2013
hát hoà theo. Tiếp tục như vậy nối tiếp các câu (móc xích) thành bài
hát, đây cũng là cách dạy hát truyền khẩu, truyền nghề cho âm nhạc dân
gian. Tuy nhiên ngày nay do sự phát triển của đất nước, sự tân tiến
trong việc nâng cao công cụ lao động. Dạy hát đã có những nhạc cụ cần
thiết để giảng dạy như đàn óc-gan, kèn Melodion….Thay cho việc dạy
truyền khẩu là giáo viên đàn giai điệu từng câu, học sinh lắng nghe,
nhẩm lời ca theo giai điệu, nghe bắt nhịp và hát hoà theo tiếng đàn.
VD: Bài hát'' Múa vui'' nhạc và lời Lưu Hữu Phước, học sinh hát
được hướng dẫn như sau :
Câu 1:
Câu 2:
22
Sáng kiến kinh nghiệm
2013
Câu 3:
Câu 4:
Giáo viên đàn giai điệu câu hát 3 lần, (chậm, rõ ràng) sau đó bắt
nhịp cho học sinh hát theo, đàn một cách chậm rãi hai lần, tăng tốc độ
vừa phải cho các em hát 2 đến 3 lần nữa. Giáo viên lắng nghe nếu học
sinh hát sai, giáo viên có thể hát mẫu lai, đàn lại cho học sinh hát.Đến
câu 2: Giáo viên cũng dạy như câu 1, khi học sinh hát hoàn chỉnh câu 2
giáo viên đàn ghép hai câu 1 và 2 cho học sinh hát, ghép 2 câu này rồi
tiếp tục chuyển sang câu 3 và cứ dạy như thế cho đến hết bài theo lối
móc xích.
23
Sáng kiến kinh nghiệm
2013
Phương pháp này đã được đổi mới trong nhiều năm trở lại đây,
khi sử dụng phương pháp này có rất nhiều yêu điểm dành cho học sinh
là:
+ Nâng cao khả năng nghe nhạc của học sinh
+ Phát huy tính tích cực của học sinh khi nghe nhạc
+ Phát huy màu sắc giọng hát từng học sinh
Tuy nhiên, để thực hiện tốt, phát huy tốt những ưu điểm đó, giáo
viên và học sinh phải năng động trong việc dạy học hát.
Đối với giáo viên, vì là người dẫn dắt và chủ động, nên trước yêu
cầu được đặt ra là biết sử dụng nhạc cụ của mình một cách thành thạo
bởi trong quá trình học, học sinh chủ yếu là nghe đàn để hát. Chỉ cần
một câu, một từ, một nốt nhạc sai cao độ cũng làm cho các em hát sai.
Bên cạnh đó người giáo viên phải biết quan sát, lắng nghe để uốn nắn,
sửa chữa kịp thời những câu học sinh hát sai. Khi phát hiện ra chỗ học
sinh hát sai, cần ngừng ngay ở đó, giáo viên hát mẫu và đàn lại giai
điệu một vài lần rồi giúp học sinh học hát cho đúng mới tiếp tục học.
Sau đó giaó viên lắng tai nghe học sinh hát để sửa đúng hay sai. Tuy
24
Sáng kiến kinh nghiệm
2013
nhiên giáo viên không hát to theo học sinh sau mỗi câu hát hoặc mỗi
đoạn, nên cho một hoặc vài ba bàn hát, số còn lại nhận xét đúng sai.
Khi bắt đầu vào hát giáo viên cần bắt nhịp cho học sinh hát.
Khi học sinh hát giáo viên cần nhắc học sinh hát đều, rõ lời, đúng
lời ca, giáo viên sửa sai và khen chê kịp thời.
Lúc đầu giáo viên dạy học sinh với tốc độ chậm, sau đó các em đã
hát đều, giáo viên nhắc học sinh hát với tốc độ vui tươi hơn tạo cho bài hát
có sắc thái.
Để thay đổi không khí lớp học giáo viên nên thay đổi hình thức
dạy học cho học sinh hát, lúc đứng hát, ngồi hát, hát luân phiên các tổ
nhóm. Khi các em hát đúng giai điệu lời ca bài hát cần cho học sinh vận
động theo bài hát như: Vỗ tay hoặc gõ các dụng cụ theo phách, theo
nhịp, theo tiết tấu lời ca. Giáo viên cần đưa một số động tác phụ hoạ
đơn giản để tập cho các em, đó cũng là hình thức thay đổi không khí
giờ học, góp phần làm tăng sự lôi cuốn, sự sôi nổi tạo cho giờ học âm
nhạc đạt kết quả cao.
25