Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

CHUYÊN đề GIÚP SINH VIÊN KHỞI NGHIỆP VỮNG VÀNG, HIỆU QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.52 KB, 36 trang )

TƯ LIỆU TÂM LÍ HỌC.

CHUYÊN ĐỀ
GIÚP SINH VIÊN KHỞI NGHIỆP
VỮNG VÀNG, HIỆU QUẢ.

HẢI DƯƠNG – NĂM 2014
LỜI NÓI ĐẦU
Đừng bao giờ quên rằng mọi giấc mơ đều bắt nguồn từ niềm
hy vọng. Tất cả những câu chuyện về sự thành công với một kết
thúc có hậu đều bắt đầu bằng câu: “Ngày xửa ngày xưa, có một
người mơ rằng một ngày nào đó ” Câu chuyện về sự thành công
của bạn cũng phải có lời mở đầu như thế. Tích lũy là nền tảng
của tương lai tài chính của bạn. Chuyên đề muốn nói đến những
bước bạn có thể thực hiện để tăng mức tích lũy và tạo dựng một
nền tảng cho thành công về tài chính trong tương lai. Những câu
hỏi “bẫy” của nhà tuyển dụng (Phần 1, 2, 3) sẽ giúp bạn xin việc
đỡ khó khăn. Câu hỏi: “Tại sao bạn muốn từ bỏ công việc hiện
tại?”, chắc chắn nhiều ứng viên sẽ không khỏi lúng túng khi bắt
gặp câu hỏi như trên. Một câu trả lời đúng mực, thông minh sẽ
giúp bạn ghi điểm và lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng. Nếu
bạn muốn vượt qua được buổi phỏng vấn của nhà tuyển dụng, hãy
chuẩn bị thật kỹ. Trong một cuộc khảo sát với 2000 quản lý, 33%
trong số họ cho rằng chỉ cần 90 giây đầu của một cuộc phỏng vấn
họ đã có thể biết họ nên thuê ai. Do đó, chuyên đề cung cấp thông
tin quan trọng giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho cuộc phỏng vấn xin
việc của mình.
Trân trọng giới thiệu với các bạn sinh viên cùng quý vị bạn đọc
tham khảo tài liệu và phát triển: “CHUYÊN ĐỀ: GIÚP SINH VIÊN
KHỞI NGHIỆP VỮNG VÀNG, HIỆU QUẢ”
Chân trọng cảm ơn!


TÀI LIỆU GỒM CÁC NỘI DUNG:
PHẦN I: Thành công khởi đầu từ niềm hy
vọng.
PHẦN II : 7 bước xây dựng tương lai tài
chính tốt đẹp.
PHẦN III: Dành cho sinh viên: Những câu
hỏi “bẫy” của nhà tuyển dụng (Phần 1)
PHẦN IV: Dành cho sinh viên: Những câu
hỏi “bẫy” của nhà tuyển dụng (Phần 2)
PHẦN V: Dành cho sinh viên: Những câu hỏi
“bẫy” của nhà tuyển dụng (Phần 3)
PHẦN VI: Những điều bạn nên biết khi
phỏng vấn tuyển dụng
PHẦN I:
Thành công khởi đầu
từ niềm hy vọng.
Đừng bao giờ quên rằng mọi giấc mơ đều bắt
nguồn từ niềm hy vọng. Tất cả những câu
chuyện về sự thành công với một kết thúc có
hậu đều bắt đầu bằng câu: “Ngày xửa ngày
xưa, có một người mơ rằng một ngày nào
đó ” Câu chuyện về sự thành công của bạn
cũng phải có lời mở đầu như thế.
Hy vọng càng nhiều niềm tin càng lớn
Nhiều năm về trước, James J. Hill, một nhân viên đường sắt,
đang ngồi bên chiếc máy điện báo gửi đi thông điệp của một
người phụ nữ dành cho một người bạn của bà có chồng bị giết
thì một ý nghĩ nảy sinh trong đầu Hill trước nội dung của bức
thông điệp: “Hãy hy vọng là bà sẽ gặp lại ông ấy ở một thế
giới tốt đẹp hơn, như thế nỗi đau của bà sẽ được xoa dịu hơn

nhiều”.
“Hy vọng”, hai chữ có tác động mạnh mẽ đến tâm trí Hill.
Anh bắt đầu nghĩ tới sức mạnh của niềm hy vọng. Điều đó
thôi thúc anh mơ ước tới một ngày nào đó sẽ xây dựng một
tuyến đường sắt mới từ miền Bắc tới miền Tây. Mơ ước đó trở
thành một ý chí quyết tâm mạnh mẽ giúp Hill được toại
nguyện. Ước mơ của một nhân viên trực máy điện báo, hình
thành trên sức mạnh của chỉ một từ “hy vọng”, cuối cùng đã
trở thành hệ thống Đường Sắt Lớn Miền Bắc.
Hill đã giúp rất nhiều người trở thành triệu phú trong công
cuộc biến ước mơ thành hiện thực vì ông hiểu được rằng việc
xây dựng thành công tuyến đường sắt này gắn liền với vận
mệnh của các khách hàng của mình. Ông thuyết phục những
người nông dân, những người trồng táo, thợ mỏ và thợ đốn gỗ
đi tới miền Tây và vận chuyển hàng hóa của họ trên hệ thống
Đường Sắt Lớn Miền Bắc. Hill đã xây dựng một hệ thống
đường sắt trải dài từ Canada tới Missouri, và từ Great Lakes
(thường gọi là Ngũ Hồ) tới vịnh Puget Sound. Thậm chí, ông
còn mở rộng tuyến đường sắt của mình sang hướng đông.
Giúp người khác hiện thực hóa hy vọng
Cựu Tổng thống Philippine Manuel L. Quezon cũng đã dám
hy vọng và mơ ước tới việc xây dựng Quần đảo Philippines
thành một vùng tự trị. Thậm chí, ông còn dám mơ ước rằng
một ngày nào đó ông sẽ trở thành Tổng thống của nước cộng
hòa Philippines tự do. Niềm hy vọng của ông đã trở thành một
niềm tin mạnh mẽ giúp ông biến nó thành hành động tham gia
tranh cử chức vụ Ủy viên thường trực của quần đảo xinh đẹp
này. Trong suốt 24 năm, ông đã thực hiện mọi nỗ lực để một
ngày nào đó, vùng lãnh thổ này sẽ trở thành một quốc gia độc
lập.

Bài học qua câu chuyện của Quezon chính là bạn cần để trí
tưởng tượng của mình bay bổng để tạo dựng niềm hy vọng
cho chính bản thân mình. Hãy dám nghĩ đến những giấc mơ
lớn lao. Hãy giữ vững niềm tin rằng không có gì là không thể.
Như nhà văn Thoreau từng nói, “Nếu bạn đã xây một lâu đài
trên mây thì lâu đài đó sẽ không biến mất, nó sẽ luôn ở đó.
Bây giờ chỉ cần bạn đặt nền móng cho nó mà thôi.”
Xuất phát từ niềm tin và hy vọng của mình, bạn hãy xác định
mục tiêu rõ ràng cho bản thân. Hãy viết mục tiêu đó lên giấy
và coi đó là kim chỉ nam để bạn có thể vạch đường đi nước
bước đạt được thành công. Sau đó hãy hành động để biến ước
mơ thành hiện thực. Khi bạn hướng toàn bộ tâm trí mình vào
ngôi sao dẫn đường đó, thì việc đạt được mục tiêu sẽ dễ dàng
hơn nhiều. Và bạn có thể nhanh chóng xác định xem việc gì sẽ
giúp bạn đạt mục tiêu nhanh chóng và việc gì sẽ cản trở bạn.
Nếu bạn không dồn hết tâm trí mình vào đó thì có thể bạn sẽ
bị lầm đường lạc lối nhiều lần trước khi tới đích.
Đừng bao giờ quên rằng mọi giấc mơ đều bắt nguồn từ niềm
hy vọng. Tất cả những câu chuyện về sự thành công với một
kết thúc có hậu đều bắt đầu bằng câu: “Ngày xửa ngày xưa, có
một người mơ rằng một ngày nào đó ” Câu chuyện về sự
thành công của bạn cũng phải có lời mở đầu như thế.
“Hy vọng là chiếc áo bạn sẽ mặc ngày mai từ sự thất vọng của
ngày hôm nay” - Evan Esar (1899 - 1995).
PHẦN II:
7 bước xây dựng
tương lai tài chính tốt đẹp.
Tích lũy là nền tảng của tương lai tài
chính của bạn. Dưới đây là những bước bạn có thể
thực hiện để tăng mức tích lũy và tạo dựng một

nền tảng cho thành công về tài chính trong tương
lai
1. Biết mục đích của việc tích lũy
Như lời tác giả của cuốn 7 thói quen của người thành đạt:
“Hãy bắt đầu với sự suy nghĩ về cái kết”. Mục tiêu cuối cùng
của việc tích lũy là đạt được sự tự do về tài chính, khi bạn đạt
điều đó, bạn không cần phải làm việc để được sống thoải mái
nữa và có thể dành thời gian làm những việc tùy thích. Hãy
vui vẻ và mơ mộng về tất cả những điều bạn có thể làm trong
thời gian rảnh rỗi đó.
Hãy bổ sung thêm các mục tiêu ngắn hạn trên cuộc hành trình
đó chẳng hạn như trở thành người không nợ nần hoặc mua
một ngôi nhà hay một chiếc xe hơi mới. Cuối cùng, viết ra
những mục tiêu đó sẽ làm tăng khả năng trở thành hiện thực
của chúng. Bạn thậm chí còn có thể muốn sử dụng các hình
ảnh và đặt chúng ở vị trí nổi bật để bạn có thể thấy chúng và
cảm thấy có động lực.
2. Đảm bảo các mục tiêu tích lũy đều là những mục tiêu
thông minh
Sau khi bạn đã xong vế mơ mộng, bạn sẽ muốn các mục tiêu
của mình trở nên cụ thể hơn. Các mục tiêu này phải cụ thể, có
thể đánh giá được, có thể đạt được, thực tế và có thể theo dõi
được. Với mỗi mục tiêu, hãy ước tính chi phí và dựa vào tính
toán đó để xem mỗi tháng bạn cần tích lũy bao nhiêu tiền để
đạt được các mục tiêu đó.
3. Tìm cách giảm chi tiêu
Trừ khi bạn có cách kiếm thêm thu nhập, thì việc cắt giảm chi
tiêu sẽ cung cấp tiền phục vụ cho các mục đích của bạn. Bước
đầu tiên là xem xét các sao kê tài khoản ngân hàng và thẻ tín

dụng để xem tiền của bạn đi về đâu. Sau đó hãy từ bỏ những
khoản không cần thiết hay lãng phí mà bạn có thể loại bỏ hoặc
thay thế.
Ví dụ, thẻ tập gym mà bạn không dùng hoặc có thể thay thế
bằng việc tập luyện tại nhà hoặc ngoài trời; những phiếu đăng
ký mua báo, tạp chí mà bạn không đọc hoặc có thể đọc trực
tuyến; các kênh truyền hình cáp mà bạn không xem hoặc có
thể thay thế,… Cuối cùng, bạn hãy xem có thể giảm các danh
mục còn lại trong các hóa đơn bằng cách mua sắm ở gần nhà
hoặc đàm phán để được mức giá thấp hơn.
4. Tạo ra một ngân sách
Hãy coi việc dự thảo ngân sách như việc đảm bảo rằng việc
chi tiêu của bạn phản ảnh những ưu tiên và giá trị của bạn. Dự
thảo ngân sách cho phép bạn kiểm soát tiền của mình và đảm
bảo rằng các nhu cầu của bạn (cả ngắn hạn và dài hạn) đều
đang được đáp ứng trước cả khi bạn muốn. Việc đó cũng đồng
nghĩa với việc cân nhắc một trong những khoản chi phí còn lại
của bạn theo mục tiêu tiết kiệm và và đưa ra những quyết định
tỉnh táo về những việc cần ưu tiên. Sau đó bạn có thể tạo ra
cam kết tiết kiệm theo mục tiêu của bạn.
5. Hãy chi trả cho bản thân trước tiên
Một khi bạn đã quyết định sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền để
phục vụ cho các mục tiêu tương lai, cách tốt nhất để đảm bảo
bạn thực sự thực hiện nó là hãy để món tiền đó sang một bên
trước khi bạn có cơ hội tiêu nó. Quỹ lương hưu do công ty bạn
thực hiện sẽ khiến khiến việc này dễ dàng vì các khoản đóng
góp sẽ được khấu trừ ngay từ khoản lương hàng tháng của
bạn, vì vậy đây là chỗ tuyệt vời để bắt đầu tiết kiệm, nhất là
khi ông chủ của bạn đề xuất một khoản tương xứng. Bạn có
thể làm tương tự với những khoản ngoài quỹ lương hưu bằng

cách chuyển tiền tự động vào một tài khoản đầu tư hoặc tiết
kiệm.
6. Cân nhắc tăng các khoản tích lũy lên theo thời gian
Nếu hiện tại bạn không thể tiết kiệm đủ, có một phương án
nữa là hãy bắt đầu với những việc bạn có thể làm bây giờ và
tăng dần mức tiết kiệm lên theo thời gian. Một số quỹ lương
hưu có mức đóng góp tăng dần, cho phép bạn thực hiện việc
tiết kiệm một cách tự động. Đây là một trong những cách hiệu
quả nhất để tạo dựng sự giàu có theo thời gian.
7. Tuân thủ chặt chẽ kế hoạch
Giờ đây khi bạn có ít tiền để chi tiêu hơn, điều quan trọng là
bạn phải tuân thủ các mục tiêu chi dùng nếu không bạn sẽ
ngập trong đống nợ tăng dần. Bạn có thể theo dõi các chi phí
của mình trong các bảng tính hoặc các công cụ như Mint,
Yodlee MoneyCenter, và Personal Capital trực tuyến và miễn
phí. Một số trang sẽ thông báo nếu bạn bắt đầu chi tiêu quá
nhiều vào một danh mục nào đó.
Nếu bạn không muốn đếm từng xu từng hào, thì có một cách
khác là tự đặt ra cho bản thân một khoản tiền giới hạn hàng
tháng hoặc hàng tuần trong một tài khoản trả tiền riêng biệt
hoặc thậm chí là tiền mặt để dùng cho các khoản chi tiêu bất
chợt như mua sắm, đồ ăn và giải trí. Điều cốt yếu là khi tiền
đã hết thì bạn sẽ phải đợi tới tuần sau hoặc tháng sau.
Tiết kiệm là việc chúng ta cần chú trọng thực hiện vào mỗi
tuần. Làm theo những bước này, bạn có thể vững bước trên
con đường tạo lập thói quen tiết kiệm. Khi bạn làm được việc
đó, bạn sẽ nhận được phần thưởng lớn hơn rất nhiều.
PHẦN III:
Dành cho sinh viên:
Những câu hỏi “bẫy” của

nhà tuyển dụng (Phần 1)
“Tại sao bạn muốn từ bỏ công việc hiện
tại?”, chắc chắn nhiều ứng viên sẽ không khỏi
lúng túng khi bắt gặp câu hỏi như trên. Một câu
trả lời đúng mực, thông minh sẽ giúp bạn ghi
điểm và lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng.


Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn thường gặp. Bạn hãy
tham khảo để chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn tuyển dụng
nhé!

1.Hãy nói về bản thân bạn

Đó không phải là lời đề nghị bạn kể về tiểu sử bản thân mình.
Bạn nên đề nghị nhà tuyển dụng nêu yêu cầu cụ thể hơn trước
khi đưa ra câu trả lời. Hãy hỏi lại: “Anh muốn tôi nói về khía
cạnh nào của bản thân?”. Họ có thể sẽ yêu cầu bạn nói về
mình trong công việc.

Bạn nên tập trung miêu tả mình là người như thế nào trong tối
đa vài phút. Tập trung vào những điểm tích cực và gắn chúng
với các nhiệm vụ chính của công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Ví dụ: “Tôi là người hòa đồng, tôi thích làm việc với mọi
người và trở thành thành viên của nhóm. Tôi luôn hăng hái với
các dự án và thích nhìn thấy một dự án thành công từ khâu lập
kế hoạch ban đầu đến giai đoạn cuối cùng”.

2.Bạn thích điều gì nhất trong công việc hiện tại?


Đây là câu hỏi mẹo. Nhà tuyển dụng đang nhử để bạn lộ ra
những điều bạn không thích trong công việc hiện tại. Bởi như
vậy có lẽ cũng sẽ có những điều bạn không thích trong công
việc bạn đang ứng tuyển, điều này không thật sự mang lại cho
bạn kết quả khích lệ. Vì vậy câu trả lời duy nhất bạn đưa ra là
nói rằng bạn thích mọi thứ trong công việc hiện nay

Bạn cũng có thể trả lời rằng: “Tôi thật sự may mắn. Tôi không
thể tìm ra bất kỳ điều gì khiến tôi không thích trong công việc
hiện nay. Nhưng tôi cho rằng điều tôi thích nhất là được giao
lưu với khách hàng. Đó là lý do tại sao tôi nộp đơn xin vào vị
trí này vì tôi muốn được làm công việc tôi yêu thích”.

3.Thách thức lớn nhất trong công việc mà bạn phải đối
mặt là gì?

Đây là câu hỏi rất thú vị. Câu trả lời không chỉ là liệt kê những
thách thức mà phải kể lại cả quá trình bạn đương đầu với
chúng như thế nào. Do đó bạn phải đưa ra ví dụ minh họa. Ví
dụ như một quyết định khó khăn, một tình huống khó khăn,
một hệ thống cần nâng cấp để nâng cao năng suất?

Hãy ghi nhớ: đưa ra ví dụ về những rắc rối với đồng nghiệp là
rất nguy hiểm. Nó có thể tạo ấn tượng rằng bạn coi việc hòa
thuận với đồng nghiệp là một thách thức lớn.

4.Tại sao bạn muốn từ bỏ công việc hiện tại?

Nếu lý do thật sự khiến bạn bỏ việc là bạn không thể làm việc
với ông chủ hiện nay hoặc mức lương quá thấp thì cũng không

nên nói ra điều gì đó. Nhà tuyển dụng đang tìm kiếm một lý
do tích cực để bạn tiến lên chứ không phải lý do tiêu cực để
bạn tránh một việc mà mình không cảm thấy vui khi làm.
Câu trả lời cho câu hỏi này là: “Vì tôi muốn trau dồi thêm kinh
nghiệm và tôi nghĩ tôi có thể thực hiện điều đó tốt hơn ở công
ty mới”.

5.Ông chủ hiện tại của bạn là người thế nào?

Không bao giờ được chỉ trích bất kỳ ông chủ nào. Nhà tuyển
dụng có thể trở thành ông chủ tương lai của bạn và ông ấy
muốn bạn trung thành với các ông chủ khác cả khi bạn ở sau
lưng họ. Vì vậy hãy luôn nói tốt về họ bất kể họ là người như
thế nào. Chỉ nên trả lời kiểu như: “Tôi may mắn có một ông
chủ rất tốt”.

Vấn đề không chỉ là nhà tuyển dụng muốn biết bạn là người
trung thành, mà họ còn hiểu rằng họ không thể biết được mặt
trái của câu chuyện. Những lời phàn nàn về ông chủ của bạn là
đúng, nhưng đối với nhà tuyển dụng, họ có thể nghĩ bạn là
người soi mói, và bạn cũng sẽ nói về họ tương tự nếu bạn
được tuyển dụng.

6.Bạn biết gì về công ty chúng tôi?

Đây là cơ hội tốt để bạn thể hiện những gì bạn đã chuẩn bị
trước. Hãy bám vào những đặc điểm liên quan đến công việc
như quy mô, doanh thu, lĩnh vực kinh doanh, sự phát triển và
đặc điểm công ty. Ví dụ như: “Tôi được biết công ty là một
doanh nghiệp trẻ, đang phát triển có uy tín trong lĩnh vực phát

triển con người”.

Hãy trả lời ngắn gọn, nhưng bổ sung thêm một hai điều thể
hiện bạn đã nghiên cứu sâu chứ không chỉ đơn thuần là đọc
báo cáo hàng năm của công ty. Ví dụ: “Thông qua các tờ báo
thương mại, tôi được biết công ty vừa ký kết một số hợp đồng
lớn ở Đông Âu”. Điều đó sẽ giúp bạn ghi điểm.

PHẦN IV:
Dành cho sinh viên:
Những câu hỏi “bẫy” của
nhà tuyển dụng (Phần 2)
Nếu bạn muốn vượt qua được buổi phỏng
vấn của nhà tuyển dụng, hãy tham khảo những
câu hỏi sau và chuẩn bị thật kỹ.
1.Tại sao bạn muốn có công việc này?

Với câu hỏi này cố gắng không nói dông dài về các thách thức
cũng như viễn cảnh. Hãy nói về những lợi ích và nêu ra cụ thể
loại thách thức nào mà bạn cảm thấy hứng thú. Ví dụ: “Tôi là
một nhà tổ chức giỏi và tôi đang tìm kiếm một vị trí tạo cho
tôi cơ hội lập kế hoạch và tổ chức” hoặc “Tôi rất muốn làm
việc ở một nhóm thành công và công việc này dường như sẽ
cần một người có khả năng hòa đồng nhanh với nhóm”.

Đây cũng là cơ hội tốt để bạn thể hiện bạn đã tìm hiểu kỹ về
công ty, bạn nên nói ngắn gọn và chỉ nói những gì có liên
quan. Bạn có thể nói kiểu như: “Tôi nhận thấy các công ty
đang phát triển có một môi trường năng động và tôi biết trong
bốn năm gần đây tăng trưởng bình quân của công ty các anh là

6%”.

2.Bạn có những khả năng gì để đảm đương công việc?

Thêm một câu hỏi nữa cho bạn có cơ hội để tỏa sáng. Bạn cần
gắn kết các kinh nghiệm hoặc kỹ năng của bạn với yêu cầu
công việc. Vì vậy, hãy nêu khoảng 3 điểm mạnh chính có lợi
cho bạn có liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Ví dụ như: “Tôi rất giàu kinh nghiệm giao tiếp với khách
hàng, thậm chí với cả những khách hàng rất khó tính. Tôi rất
dễ hòa đồng với người khác nên làm việc nhóm rất tốt. Tôi
vốn là người ngăn nắp có thể dễ dàng đảm nhiệm những công
việc giấy tờ và phù hợp với bất kỳ hệ thống nào. Theo tôi hiểu
đây chính là những kỹ năng quan trọng đối với công việc
này”.

3.Bạn hy vọng sẽ làm việc ở công ty này bao lâu?

Nhà tuyển dụng không muốn tuyển dụng một người sẽ từ bỏ
công ty khi đã khai thác hết giá trị của nó. Vì vậy, hãy thể hiện
rằng bạn muốn làm việc ở công ty trong thời gian dài. “Tôi
muốn làm việc, trưởng thành và phát triển tại đây. Tôi sẽ làm
việc trong một thời gian dài, không ngừng tiến bộ và có những
đóng góp nhất định cho công ty”.

4.Những điểm mạnh nhất của bạn là gì?

Đây là một câu hỏi lý tưởng. Bạn chỉ cần trả lời xoay quanh
các nhiệm vụ chính của công việc để khẳng định những điểm

mạnh có liên quan đến công việc. Hãy nhớ không nói dài
dòng, chỉ nêu từ một đến hai điểm mạnh chính, quan trọng là
đối với công việc này.

5.Những điểm yếu nhất của bạn là gì?

Câu hỏi này buộc bạn phải nói những điều không tốt của bản
thân. Cách phòng thủ tốt nhất là:
-Nói kiểu hài hước.

-Kể một điều về bản thân không liên quan đến công việc. Ví
dụ như: “Tôi không rành về việc nhà như thay bóng đèn hay
lắp vòi nước”.

-Kể về một sự việc đã xảy ra rất lâu mà bạn đã rút ra được một
bài học. Ví dụ như: “15 năm trước tôi luôn bị la mắng về việc
để giấy tờ lộn xộn, nhưng giờ tôi đã học được cách dành 30
phút đầu tiên mỗi ngày cho công việc này. Bây giờ tôi nghĩ tôi
làm công việc này tốt hơn bất kỳ đồng nghiệp nào”.

-Nói về một điều mà nhà tuyển dụng coi là điểm mạnh. Ví dụ:
“Tôi rất sợ phải dừng lại giữa chừng. Tôi thường ở lại công ty

×