Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

“CHUYÊN ĐỀ: LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI GIÁO VIÊN CÓ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN GIÁO DỤC GIỎI.”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.33 KB, 41 trang )

TƯ LIỆU CHUYÊN MÔN.

CHUYÊN ĐỀ
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH
NGƯỜI GIÁO VIÊN CÓ TRÌNH ĐỘ
CHUYÊN MÔN GIÁO DỤC GIỎI.


HẢI DƯƠNG – NĂM 2014
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo viên là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục. Hiện nay, hầu hết các trường trên toàn quốc đều có
đội ngũ giáo viên phổ thông đảm bảo số lượng, trình độ chuyên môn
được nâng cao, để đáp ứng cho thời đại mới, mỗi giáo viên cần rèn
luyện để có chất lượng, thực sự nhiệt huyết và say mê nghề nghiệp.
Tất nhiên dạy học không chỉ cần trí tuệ, sự nhiệt huyết của tấm
lòng, tình cảm mà còn là năng khiếu nghề nghiệp và không phải ai
cũng có được năng khiếu đó. Có những giáo viên có kiến thức nhưng
không có năng lực truyền thụ. Có những giáo viên rất tâm lý với học
sinh nhưng tri thức thầy cô cần phải mang đến cho các em trong mỗi
tiết học chưa đủ để thuyết phục lòng say mê học tập của các em. Đặc
trưng của mỗi bộ môn đòi hỏi người giảng dạy phải có sự ứng biến
linh hoạt với từng bài cụ thể. Điều đó cần phải có sự đầu tư thời gian,
sự tìm tòi học hỏi đồng nghiệp hay tự học trên Internet. Chẳng những
quan tâm nâng chất lượng đại trà mà giáo viên cần quan tâm giáo dục,
giúp đỡ học sinh yếu, học sinh cá biệt (lớp nào, khối nào, năm nào
cũng có). Bởi vậy, mỗi giáo viên chúng ta cần đổi mới trong mỗi giờ
lên lớp, đòi hỏi ý thức trách nhiệm, lòng nhiệt tình và sự say mê tâm
huyết của mỗi giáo viên. Nhân tố người thầy là yếu tố hàng đầu để
nâng cao chất lượng giáo dục trong thực tế hiện nay. Người giáo viên
giỏi không phải là người truyền thụ cho học sinh tất cả những gì mình


biết. Không ai có thể dạy cho các em được hết các kiến thức trong
cuộc đời này mà cái chính là biết khơi dậy trong các em tình yêu đối
với bộ môn, khơi dậy ngọn lửa của lòng đam mê đọc sách, khao khát
tìm hiểu, để từ đó các em có thể tự tìm đọc và tự học.
Để tạo ra sự hấp dẫn trong mỗi tiết học, người thầy phải tìm cách
đổi mới từ những cái nhỏ nhất mỗi khi lên lớp như cách đặt vấn đề
cho bài giảng, hệ thống câu hỏi phát vấn, thảo luận, hình thức kiểm
tra bài, đổi mới ngay cả cách ghi bảng, tên đề mục, cần tạo được sự
chú ý của học trò ngay từ những nét phấn đầu tiên bắt đầu một bài
giảng.
Trân trọng giới thiệu với thầy giáo và cô giáo cùng quý vị bạn đọc
tham khảo tài liệu và phát triển: “CHUYÊN ĐỀ: LÀM THẾ NÀO
ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI GIÁO VIÊN CÓ TRÌNH ĐỘ
CHUYÊN MÔN GIÁO DỤC GIỎI.”
Mong nhận được ý kiến quý báu của thầy, cô giáo và các bạn!
Chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU GỒM CÁC NỘI DUNG:
PHẦN I: Những nhân tố quan trọng giúp bạn thành
công trong vai trò người giáo viên.
PHẦN II : Tăng tính sáng tạo trong dạy học để bớt
học "vẹt"
PHẦN III: Làm thế nào để có tiết dạy hay, hiệu quả
PHẦN IV: Làm thế nào để trang bị kỹ năng sống
cho học sinh?
PHẦN V: Dạy học sinh:
Phương pháp học thế nào có hiệu quả nhất.
PHẦN VI: Ứng xử với học sinh… cá biệt như thế
nào?
PHẦN VII: Làm thế nào không Bỏ rơi học sinh cá
biệt.

PHẦN VIII: Giáo dục HS cá biệt như thế nào?
PHẦN I: Những nhân tố
quan trọng giúp bạn
thành công trong vai
trò người giáo viên.
Có óc hài hước
Một giáo viên có óc hài hước sẽ giúp làm dịu những căng
thẳng xảy ra trong lớp. Hơn nữa, khướu hài hước còn giúp
người giáo viên đem lại niềm vui và sự hứng thú học cho học
sinh, khiến chúng háo hức và mong chờ được đến lớp học.
Điều không kém phần quan trọng mà óc hài hước đem lại đó
là làm bạn trở thành người vui vẻ và tích cực trong cuộc sống
dù có gặp khó khăn hay căng thẳng trong công việc .
Thái độ tích cực
Một thái độ tích cực, lạc quan là tài sản vô giá trong cuộc
sống. Nó sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề hiệu quả và nhanh
nhất có thể. Ví dụ, ngày đầu tiên đi dạy, bạn đã dạy nhầm bài
2 thay vì bài 1. Điều này sẽ không trở thành vấn đề nghiêm
trọng nếu bạn có cái nhìn thoáng rằng ai cũng có lúc nhầm và
bạn xin lỗi học trò sau đó tiếp tục bài giảng của mình. Không
cần nghiêm trọng hóa vấn đề dù đó là nhỏ hay lớn, sai thì sửa;
quan điểm lạc quan này sẽ giúp bạn tự tin và thành công hơn.
Biết đặt kỳ vọng nơi học sinh
Nếu bạn thờ ơ với việc học của học sinh, bạn không đặt ra
mục tiêu nơi chúng thì chúng cũng sẽ buông xuôi việc học.
Bạn cần tỏ thái độ rằng bạn tin chúng có thể đạt được những
mục tiêu bạn đã đặt ra và bạn truyền cho chúng niềm tin đó.
Sự kỳ vọng của bạn chính là nhân tố quan trọng kích thích học
sinh học tốt và đạt được kết quả cao.
Tính kiên định

Để tạo ra môi trường học tích cực và sôi nổi học sinh cần có
được lịch học cụ thể để có thể chuẩn bị bài trước. Bạn cần giữ
và làm đúng theo kế hoạch đã đưa ra đó. Ví dụ, học sinh có
thể dễ dàng thích nghi được với nhiều giáo viên trong một
ngày nhưng chúng sẽ không thích khi các kế hoạch cứ liên tục
thay đổi. Bạn không thể đến lớp và bảo chúng làm bài kiểm tra
chỉ vì bạn chưa chuẩn bị bài giảng từ hôm trước.
Công bằng
Là một giáo viên, việc đối xử với các học sinh một cách công
bằng trong bất cứ tình huống nào là điều rất quan trọng. Khi
có bất cứ sự than phiền nào từ phía học sinh rằng bạn đối xử
với nhóm học sinh này thiên vị hơn so với nhóm khác thì hậu
quả của nó không chỉ dừng ở việc bạn mất đi sự tôn trọng nơi
học sinh mà bạn cũng sẽ bị mất đi sự tín nhiệm từ phía ban
giam hiệu.
Linh hoạt về thời gian
Để có thể lấy lại cân bằng và “sạc” thêm năng lượng bạn có
thể xin nghỉ dạy một ngày hoặc vài ngày tùy từng thời điểm.
Thời gian nghỉ không dài vì thế sẽ không ảnh hưởng nhiều đến
việc học của học sinh mà điều này lại có thể giúp bạn làm mới
đầu óc và thấy vui vẻ khi quay lại công việc.
PHẦN II: Tăng tính sáng tạo
trong dạy học để bớt học
"vẹt"


Việc dạy và học ở các trường phổ thông hiện nay ở nước
ta chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử. Học để thi, dạy
để thi đua có thành tích thi cử tốt nhất. Do đó việc giảng dạy
ở đây chủ yếu là truyền thụ các kiến thức, luyện các kỹ năng

làm bài kiểm tra và bài thi mà ít để ý đến việc thông qua dạy
kiến thức để dạy học sinh cách suy luận khoa học; rèn luyện
tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh; ít khuyến khích các
tìm tòi, khám phá. Nói chung việc giảng dạy hiện nay chủ
yếu là dạy kiến thức mà ít (hoặc không để ý đến) dạy cho học
sinh cách học, cách suy nghĩ, cách giải quyết các vấn đề một
cách thông minh, độc lập và sáng tạo.
Để đánh giá một quá trình dạy và học, tất nhiên phải có
kiểm tra, thi cử. Thế nhưng do cách kiểm tra, thi cử hiện nay
ở nước ta quá lạc hậu (từ cách thức đến nội dung) nên dẫn tới
việc dạy và học mang tính đối phó như đã nói ở trên. Bên
cạnh vấn đề thi cử thì nội dung chương trình, sau nhiều lần
cải tiến, xem ra vẫn quá nặng nề, ôm đồm tạo khó khăn cho
việc dạy và học một cách khoa học. Vậy thì chúng ta phải
thay đổi theo hướng nào?
1. Cần phải tinh giản mạnh mẽ chương trình học ở bậc phổ
thông. Nên quan niệm sách giáo khoa chỉ là một tài liệu hỗ
trợ cho giáo viên; cần để cho giáo viên có khoảng không gian
sáng tạo trong nghề nghiệp. Do đó cần có nhiều bộ sách giáo
khoa khác nhau; nhờ thế giáo viên mới có điều kiện tham
khảo, so sánh, chọn lọc để từ đó thiết lập nên bài giảng của
riêng mình. Sự thống nhất là do việc xây dựng chương trình
một cách chặt chẽ rồi công bố rộng rãi cho mọi người biết để
thực hiện và quan trọng nhất là cơ quan quản lý giáo dục có
được công cụ kiểm tra, đánh giá chuẩn xác phù hợp với
chương trình đã công bố.
2. Cần cải tiến mạnh mẽ phương thức kiểm tra và thi cử: tích
cực chuẩn bị dùng trắc nghiệm khách quan một cách phổ
biến; đặc biệt quan trọng là thay đổi nội dung các câu hỏi:
hiện nay các đề kiểm tra, thi cử với loại câu hỏi trả bài học

có thuộc hay không; các dạng câu hỏi mẫu đã ra đi ra lại
không biết bao nhiêu lần chiếm một tỷ trọng quá lớn nên
nhiều giáo viên đã áp dụng biện pháp truy bài một cách gay
gắt (bắt học sinh lặp đi, lặp lại một cách máy móc cho tới khi
thuộc thì thôi) lại tạo nên kết quả thi cử khả quan và do vậy
cách dạy lạc hậu và phản khoa học như thế lại là phương
thức mang lại kết quả trong thi cử. Muốn thay đổi phương
thức giảng dạy theo hướng tích cực thì trước tiên và nhất
thiết phải thay đổi nội dung và phương thức kiểm tra và thi
cử theo hướng tích cực. Thi thế nào thì giáo viên sẽ dạy và
học sinh sẽ học theo cách tương ứng. Đừng cứ kêu gọi phải
thay đổi phương pháp giảng dạy trong khi vẫn duy trì nội
dung và cách thi cử lạc hậu.
3. Cần thay đổi cách đánh giá hoạt động dạy học của giáo
viên: hiện nay chúng ta dựa quá nhiều vào kết quả điểm số
thi cử của học sinh để đánh giá, xếp loại thi đua khen thưởng
giáo viên. Đây là cách đánh giá phiến diện, không chính xác
và ít mang tính tích cực.
Theo TS. Nguyễn Cam,
PHẦN III: Làm thế nào
để có tiết dạy hay,
hiệu quả
40 - 45 phút ngồi trên lớp chỉ lắng nghe cô
giáo giảng thật là khoảng thời gian dài và nặng
nề. Vậy làm sao khắc phục tâm lý chán nản và
ngắt những cơn buồn ngủ “bủa vây” học sinh
(HS)? Làm sao giúp các em hứng thú với môn
học là điều mà mỗi giáo viên lên lớp rất quan
tâm. Chúng tôi đã có những cuộc gặp gỡ, trao
đổi với nhiều thầy cô giáo có nhiều thành tích và

kinh nghiệm trong giảng dạy. Sau đây là những
tổng kết của chúng tôi về vấn đề “làm sao để có
tiết dạy hay và hiệu quả?”.
Hãy để HS nói lên suy nghĩ
Trước đây, HS đã quen tiếp thu kiến thức theo hướng một
chiều “thầy nói gì trò ghi đó”. HS rất thụ động và nảy sinh tâm
lý chán nản khi học. Vì thế các thầy cô phải làm sao xóa sức ì
cho HS trong quá trình học tập trên lớp. Các thầy cô nên biến
tiết học thành một tiết trao đổi kiến thức giữa thầy và trò. Thầy
nắm vai trò khởi xướng, đánh giá và bổ sung những vấn đề mà
HS chưa phát hiện hay nhận xét chưa đúng. Phần phát hiện
vấn đề, phân tích và đánh giá ban đầu nên dành cho HS. Hãy
để các em nói lên những điều mình suy nghĩ. Sự tranh luận tạo
nên không khí thoải mái, sôi động cho giờ học. Điều này
không chỉ kích thích khả năng tư duy độc lập của HS mà còn
xua tan cơn buồn ngủ cho các em. Đồng thời, khi các em phát
hiện ra vấn đề dù sai hay đúng cũng tạo ở các em sự hứng thú
và tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Các em tiếp nhận kiến thức
theo cách hiểu của mình, không gò bó, khuôn khổ. Các em sẽ
nhớ dai và hiểu rất sâu về môn học. Đặc biệt phương pháp dạy
này được các giáo viên áp dụng rất nhiều trong lớp bồi dưỡng
HS giỏi. Các thầy cô cho rằng “hãy để các em nói về môn học
sẽ tốt hơn thầy cô nói về chúng”.
Hãy cho HS tiếp xúc thực tế
Thực tế là kho tàng kiến thức bất tận của mỗi người. Chính vì
vậy, nhà trường nên tạo nhiều điều kiện cho HS tham quan
thực tế. Thực tế sẽ giúp các em có sự nhìn nhận xác đáng về
kiến thức được tiếp thu trên lớp. Các em sẽ thấy những điều
thú vị và ham muốn khám phá môn học. Đồng thời khi tham
quan thực tế còn giúp các em khám phá những điều mới lạ mà

sách giáo khoa chưa cung cấp và bổ sung kiến thức còn thiếu
mà 45 phút thầy cô chưa thể nói hết. Đặc biệt các môn xã hội
như lịch sử, địa lý, sinh học, văn học… cần phải cho các em
quan sát rất nhiều. Bởi các môn học này theo nhiều HS là khô
khan, phải học bài nhiều và khó nhớ. Chính thế giới sinh động,
biến hóa khôn lường của thực tế xã hội sẽ làm cho các em
luôn băn khoăn, trăn trở “tại sao nó lại như thế?”. Có câu hỏi
đó, các em sẽ muốn tự mình tìm hiểu, khám phá, giải đáp thắc
mắc. Từ đó các em tự vận động, nghĩ ra nhiều câu hỏi để chất
vấn giáo viên ở các tiết học. Chính sự trao đổi qua lại giữa
thầy và trò làm tiết học thêm sôi động và hiệu quả hơn rất
nhiều trong việc giúp HS nắm bắt và hiểu thật sâu bài học.
Ngoài ra, thực tế làm cho bài giảng của giáo viên thêm phong
phú và xóa dần tư tưởng “kiến thức trong sách giáo khoa chỉ là
những kiến thức suông” ở HS.
Tạo cho HS niềm say mê môn học
Say mê là yếu tố không thể thiếu giúp HS học tốt các môn
học. Khi say mê các em sẽ thích khám phá những điều hay ở
môn học. Từ đó, các em không có cảm giác chán nản khi nghe
thầy giảng bài. Khi ấy, mỗi kiến thức thầy nói đều rất quan
trọng, cần phải nghe và tìm hiểu thật kỹ. Theo các thầy cô,
khoảng 90% HS học rất tốt các môn mà các em yêu thích. Vậy
để các em thấy hứng thú với môn học thì mỗi thầy cô nên tạo
cho các em sự yêu thích môn học. Để làm được điều đó không
phải là đơn giản. Trước tiên, các em phải xóa dần tâm lý phân
biệt giữa môn chính và môn phụ, vì đây là nguyên do khiến
các em lơ là với những môn mà các em cho là phụ. Tâm lý ấy
sẽ làm cho tiết học rất nhàm chán. Các em thụ động và tiếp tục
lặp lại lối mòn “thầy nói gì trò ghi nấy”. Thầy cô thường
xuyên nhắc nhở các em môn học nào cũng đều quan trọng và

phải tạo cho các em áp lực “không học môn này không được”.
Và thầy cô cũng nên đem thực tế vào quá trình dạy để minh
chứng điều mình đang nói, tạo cho bài giảng thêm phong phú,
thu hút hơn.
Để có tiết học hay, hiệu quả và kích thích các em yêu thích,
chịu phát biểu ý kiến là phụ thuộc phần lớn ở tài “cầm trịch”
của mỗi giáo viên.

PHẦN IV: Làm thế nào để
trang bị kỹ năng
sống cho học sinh?
Nhiều sinh viên ra trường với tấm bằng
loại ưu nhưng vẫn "bị" các nhà tuyển dụng
lắc đầu với lý do kỹ năng ứng xử các tình
huống còn yếu do chưa được nhà trường
trang bị "kỹ năng sống".
"Làm thế nào trang bị cho các em có kỹ năng sống tốt hơn để
các em chủ động, tự tin và vững vàng hơn trong học tập và
cuộc sống?" - là trăn trở của nhiều nhà quản lý giáo dục.
Học sinh còn yếu và thiếu kỹ năng sống
Cùng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy - cô giáo Trần
Thị Minh Thúy phó Hiệu trưởng Trường THCS Lê Chân (Hải
Phòng) (trường được Dự án Phát triển THCS II – Bộ Giáo dục
và đào tạo đầu tư) tìm tòi lời giải cho "bài toán" trang bị kỹ
năng sống cho học sinh (HS).

Một giờ học kỹ năng sống của học sinh
Cô Thúy cho biết, trong lúc loay hoay và băn khoăn tìm lời
giải đáp thì đúng lúc ngành Giáo dục phát động phong trào thi
đua "Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực" trong nhà

trường phổ thông. Theo cô Thúy, trường học thân thiện phải
chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho HS, kỹ năng ứng xử hợp
lý với các tình huống trong cuộc sống. Đồng thời, ngay từ khi
ngồi trên ghế nhà trường phổ thông phải hình thành cho học
sinh thói quen làm việc theo nhóm, giáo dục cho HS biết rèn
luyện thân thể, biết tự bảo vệ sức khỏe
“Nhiều gia đình chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền, đáp ứng nhu
cầu vật chất cho con em mà lãng quên việc dạy bảo con em
những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như: Kỹ năng ứng
xử, giao tiếp; Kỹ năng tự bảo vệ dẫn đến nguy cơ một bộ
phận lớn thế hệ trẻ ngày nay phát triển chưa toàn diện"- cô
Thúy nêu thực tế.
Ngay sau khi Bộ GD-ĐT phát động cuộc thi “Sáng tạo giáo
dục” (tháng 11/2008) do Dự án Phát triển giáo dục THCS II
triển khai cô Thúy đã coi đây là cơ hội để "hiến kế" với mong
mỏi: HS ở Trường THCS Lê Chân nói riêng và tất cả các
trường THCS ở Việt Nam được trang bị "kỹ năng sống" ngay
từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Đưa các câu lạc bộ vào nhà trường
Sau gần 9 tháng (từ tháng 11/2008 đến tháng 8/2009) đề tài dự
thi "Sáng tạo giáo dục" với tên gọi "Rèn luyện kỹ năng sống
cho HS trong trường THCS" đã gửi lên Ban tổ chức. Sáng
kiến này cũng được "liệt" vào danh sách các đề tài đem lại
hiệu quả ứng dụng cao.
Nhận thức rõ việc rèn luyện kỹ năng sống cho HS là cần thiết
nhưng không thể vội vàng nên, phần nội dung thực thi được
chia 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 là "thu hút HS quan tâm đến việc
cần thiết phải trang bị kỹ năng sống cho bản thân bằng sân
chơi tập thể"; "Rèn luyện kỹ năng sống cho HS sinh" là giai
đoạn 2; Giai đoạn cuối là "nâng cao chất lượng kỹ năng sống".

Theo cô Thúy, để thu hút HS cần quan tâm cần tạo những sân
chơi tập thể. Ví như, tổ chức cuộc thi "Tuổi teen với kỹ năng
sống". Từ cuộc thi mỗi HS sẽ thấy mình còn thiếu - yếu kỹ
năng sống nào để rèn luyện.
Khi đã thu hút được sự quan tâm của HS thì vào giai đoạn 2
giúp các em biết cách tự rèn luyện kỹ năng sống cho bản thân
từ những kinh nghiệm của cá nhân và nhóm bạn cũng thông
qua hình thức các cuộc thi. Để nhập cuộc, mỗi HS hoặc nhóm
HS và tập thể lớp bắt buộc phải có những hiểu biết nhất định
về cuộc sống của chính bản thân mình, của các bạn và cộng
đồng. Từ đó đúc kết lại được những tình huống thường gặp
trong cuộc sống và đưa ra cách giải quyết phù hợp.
Vào giai đoạn cuối HS được thể hiện và được trang bị, đầu tư
kỹ năng sống cao hơn dưới hình thức hoạt động trong các câu
lạc bộ: Bạn gái, Tuổi vị thành niên, Chiến sĩ an ninh nhỏ
tuổi
Tại các câu lạc bộ HS được học những vấn đề cần thiết về sức
khỏe, về nữ công gia chánh, về an toàn giao thông; Đồng thời,
được thực hiện những kỹ năng sống cơ bản, được trao đổi, tâm
sự về tâm tư của tuổi vị thành niên, những vướng mắc của bản
thân trong cuộc sống
Vẫn theo cô Trần Thị Minh Thúy, đề tài đã được "chạy" thử
nghiệm ở Trường THCS Lê Chân, được HS đón nhận hào
hứng.
Trả lời báo chí đầu năm học 2010-2011, Bộ trưởng Bộ GD-
ĐT Phạm Vũ Luận nhấn mạnh: Năm học này được chọn là
năm học “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng
giáo dục”. Cùng với việc thực hiện những nhiệm vụ thường
xuyên của các năm học trước với yêu cầu cao hơn, Bộ tập
trung chỉ đạo, tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho HS phù hợp

với từng cấp học và điều kiện của từng địa phương; tiếp tục
thực hiện Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực".
PHẦN V:
Dạy học sinh:
Phương pháp học thế
nào có hiệu quả nhất.
Là cơ hội thu nhận được nhiều kiến thức
nhất, mau chóng nắm được các vấn đề một cách
trực tiếp nhất, chính xác nhất, tiết kiệm thời gian
nhất. Phương pháp học có hiệu quả nhất chính
là“Nghe giảng bài”. Nhưng như thế nào là biết
nghe và cần chuẩn bị những gì khi nghe giảng
để có thể nắm được các tri thức hiệu quả nhất?

Chú ý nghe giảng, phương pháp học có hiệu quả nhất.
Bạn có thể nhận biết như thế nào là người chịu khó nghe
giảng. Không chỉ là hình thức có mặt đầy đủ trong các buổi
học mà nên nhìn vào thực chất vấn đề, đó là:
Hiệu quả của sự ý thức chăm chú lắng nghe.
- Giúp bạn rút ngắn thời gian ôn tập sau này.
- Làm bài tập nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Không ngỡ ngàng khi đọc lại các đề cương học tập.
- Nắm được trọng tâm, trọng điểm bài học.
- Tự tin và hứng thú khi đi học.
Những điều lưu ý khi nghe giảng bài.
- Không được bỏ qua hoặc xem nhẹ thời gian đầu của tiết học.
-Tập trung theo dõi bài giảng, nói chung chưa nên nghĩ đến
việc sẽ làm gì vì điều đó sẽ phá vỡ logic của quá
trình nghe giảng.

- Tập trung nghe, hiểu vấn đề rồi ghi chép theo ý hiểu của
mình. Chú ý ghi dàn bài để nhìn được khái quát cấu trúc
chung của bài giảng, chú ý tới trọng tâm, mấu chốt của vấn đề.
- Tập trung vào những nội dung chính, những điểm quan trọng
nhất mà giảng viên thường nhấn mạnh qua ngữ điệu, qua việc
nhắc lại nhiều lần.
- Chú ý đến các bảng tóm tắt, các sơ đồ và các tài liệu trực
quan khác mà giảng viên đã giới thiệu, vì đây là lúc người
thầy hệ thống hóa, so sánh, phân tích để nắm được trình tự
tiến dần đi đến kết luận và rút ra cái mới.
- Khi gặp chỗ khó, không hiểu hãy tạm thời gác lại và sẽ cố
gắng tìm hiểu những điều đó sau để quá
trình nghe giảng không bị gián đoạn.
- Khi bài giảng dừng lại, có thể nêu câu hỏi để đào sâu kiến
thức, liên hệ thực tiễn và làm rõ những chỗ chưa hiểu.
- Nên dành vài phút để đọc lướt qua một lượt tài liệu sẽ học
trước khi nghe giảng. Biết được những vấn đề khó để nhắc
mình chăm chú hơn khi nghe giảng. (Lưu ý! Xem trước không
thể thay thế việc nghe giảng bài).

Nghe giảng bài là phương pháp học có hiệu quả nhất, giúp
chúng ta thu nhận kiến thức mới sâu rộng hơn để hoàn thiện
trình độ học vấn. Không những thế, biết lắng nghe không chỉ

×