Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

GIÁO ÁN SINH 6_BÀI 14: THÂN DÀI RA DO ĐÂU ? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.14 KB, 6 trang )

BÀI 14: THÂN DÀI RA DO ĐÂU ?
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Qua thí nghiệm học sinh tự phát hiện: Thân dài ra do phần
ngọn
- Biết vận dụng cơ sở khoa học của bấm ngọn, tỉa cành để giải
thích một số hiện tượng trong thực tế sản xuất.
2. Kỹ năng
Rèn kỹ năng tiến hành thí nghiệm quan sát, so sánh.
3. Thái độ
Giáo dục lòng yêu thích thực vật, bảo vệ thực vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Tranh phóng to hình 14.1; 14.3
- Học sinh: Báo cáo kết quả của thí nghiệm
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
 Kiểm tra bài cũ:
 Thân cây gồm những bộ phận nào?
 Có mấy loại thân? Kể tên một số cây có những loại
thân đó.
2. Bài mới:
* Mở bài: Trong thực tế: Khi trồng rau ngót thỉnh thoảng người ta
thường cắt ngang thân làm như vậy có tác dụng gì?
HOẠT ĐỘNG 1
TÌM HIỂU SỰ DÀI RA CỦA THÂN
* Mục tiêu: Qua TN biết được thân dài ra do phần ngọn
* Tiến hành:
- Giáo viên cho HS báo cáo kết
quả thí nghiệm.
- Đại diện một số nhóm báo cáo kết
quả thí nghiệm của nhóm.


- Giáo viên ghi nhanh kết quả lên
bảng
- GV cho HS thảo luận nhóm.
- Nhóm thảo luận theo 3 câu hỏi
SGK tr. 46 đưa ra được nhận xét:
Cây bị ngắt ngọn thấp hơn cây không
ngắt ngọn, thân dài ra do phần ngọn.
- Gọi 1-> 2 nhóm trả lời -> các
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác
nhóm khác bổ sung.
nhận xét và bổ sung
- Đối với câu hỏi * GV gợi ý: ở
ngọn cây có mô phân sinh ngọn +
Treo tranh 13.1 GV giải thích
thêm:
- HS đọc thông tin  SGK tr.47 rồi
chú ý nghe GV giải thích ý nghĩa của
bấm ngọn, tỉa cành.
+ Khi bấm ngọn, cây không cao
được, chất dinh dưỡng tập trung
cho chồi lá và chồi hoa phát triển.

+ Chỉ tỉa cành bị sâu, cành xấu
với cây lấy gỗ, sợi mà không bấm
ngọn thì cần thân, sợi dài.

=> Cho HS rút ra kết luận.
Kết luận: Thân dài ra do phần ngọn
(mô phân sinh ngọn).


Hoạt động 2
GIẢI THÍCH NHỮNG HIỆN TƯỢNG THỰC TẾ
* Mục tiêu: Giải thích được tại sao đối với 1 số cây người ta bấm
ngọn còn 1 số cây tỉa cành.
* Tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt
động theo nhóm.
- Nhóm thảo luận 2 câu hỏi SGK
tr.47 dựa trên phần giải thích của GV
ở mục 1.
- Yêu cầu đưa ra được nhận xét: Cây
đậu, bông, cà phê là cây lấy quả -> cần
nhiều cành nên người ta ngắt ngọn.
- GV nghe phần trả lời, bổ sung
của các nhóm ->
?: Những loại cây nào người ta
thường bấm ngọn, những cây
nào thì tỉa cành?
Sau khi HS trả lời xong GV hỏi
lại vậy hiện tượng cắt thân cây ra
- Đại diện 1->2 nhóm trả lời nhóm
khác bổ sung.
Kết luận: Bấm ngọn những loại cây
lấy quả, hạt, dn để ăn còn tỉa cành
với những cây lấy gỗ, lấy sợi.
Kết luận chung: HS đọc kết luận
chung SGK tr.47.
ngót ở đầu giờ nêu ra nhằm mục
đích gì?



IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
- GV cho 2 bài tập (phô tô sẵn)
Bài tập 1: hãy đánh dấu nhân (x) vào những cây được sử dụng
biện pháp bấm ngọn.
a. Rau muống; b. Rau cải
c. Đu đủ; d. Ổi
e. Hoa hồng; g. Mướp
Đáp án: a, e, g
Bài tập 2: Hãy đánh dấu nhân (x) vào những cây không sử
dụng biện pháp bấm ngọn.
a. Mây; Xà cử; c. Mồng
tơi;
d. Bằng lăng; Bí ngô; g. Mía
Đáp án: a, b, d, g
V. DẶN DÒ
- Làm bài tập trang 47, giải ô chữ, đọc mục “Em có biết”
- Ôn lại bài: “Cấu tạo miền hút của rễ” chú ý cấu tạo.

×