Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

GIÁO ÁN SINH 6_BÀI 13: CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.71 KB, 6 trang )

BÀI 13: CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được các bộ phận cấu tạo ngoài của thân gồm:
Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.
- Phân biệt được 2 loại chồi nách, chồi lá và chồi hoa
- Nhận biết, phân biệt được các loại thân: Thân đứng, thân leo,
thân bò
2. Kỹ năng
Rèn kỹ năng quan sát mẫu, so sánh
3. Thái độ
Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, boả vệ thiên nhiên
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên:
+ Tranh phóng to hình 13.1; 13.2; 13.3 SGK tr. 43 ->44
+ Ngọn bí đỏ, ngồng cải
+ Bảng phân loại thân cây
- Học sinh: Cành cây: Hoa hồng, râm bụt, rau đay, tranh 1 só
loại cây, rau má, cây bỏ, lúp cầm tay…
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
 Kiểm tra bài cũ:
 Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của
chúng.
2. Bài mới:
Hoạt động 1:
CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN
* Mục tiêu: Xác định được thân gồm: Chồi ngọn, chồi nách
* Tiến hành:
a. Xác định các bộ phận ngoài


của thân, vị trí chồi ngọn, chồi
nách.

- GV yêu cầu:
+ HS đặt mẫu trên bàn
+ Hoạt động cá nhân
+ Quan sát thân cành từ trên
xuống trả lời câu hỏi SGK.
- Đặt cây, cành lên bàn quan sát đối
chiếu với hình 13.1 GSK tr 43 trả lời
5 câu hỏi SGK.
- GV kiểm tra bằng cách gọi HS
trình bày trước lớp
- HS mang cành của mình đã quan
sát lên trước lớp chỉ các bộ phận của
thân -> HS khác bổ sung.
- GV gợi ý HS đặt 1 cành gần 1
cây nhỏ để tìm đặc điểm giống
nhau.
- HS tiếp tục trả lời các câu hỏi ->
yêu cầu nêu được.
- Câu hỏi thứ 5 có thể HS trả lời
không đúng -> GV gợi ý: Vị trí
của chồi ở đâu thì nó phát triển
thành thành bộ phận đó.
+ Thân, cành đều có những bộ phận
giống nhau: Đó là có chồi, lá…
- GV dùng tranh 13.1 nhắc lại các
bộ phận của thân, hay chỉ ngay
trên mẫu để học sinh ghi nhớ.

+ Chồi ngọn -> đầu thân, chồi nách-
> nách lá
b. Quan sát cấu tạo của chồi hoa
và chồi lá.

- GV nhấn mạnh: Chồi nách gồm
2 loại: Chồi lá, chồi hoa.
- HS nghiên cứu mục thông tin SGK
43 -> ghi nhớ 2 loại chồi lá và chồi
hoa.
Chồi hoa, chồi lá nằm ở kẽ lá.

- GV yêu cầu: HS hoạt động
nhóm.
- GV cho HS quan sát chồi lá (bí
ngô) chồi hoa (hoa hồng) -> GV
có thể tách vảy nhỏ cho HS quan
sát.
- HS quan sát thao tác và mẫu của
GV kết hợp hình 13.2 SGK 43 -> ghi
nhớ cấu tạo của chồi lá, chồi hoa.
- ?: Những vảy nhỏ tách ra được
là bộ phận nào của chồi hoa và
chồi lá?
- HS xác định được các vảy nhỏ mà
GV đã tách là mầm lá.

- HS trao đổi nhóm trả lời 2 câu hỏi
SGK


Yêu cầu trả lời:

+ Giống nhau: Có mầm lá bao bọc

+ Khác nhau: Mổ phân sinh ngọn và
mầm hoa.
- GV treo tranh hình 13.2 SGK 43

- GV cho HS nhắc lại các bộ phận
của thân.
- Đại diện của các nhóm lên trình bày
và chỉ trên tranh -> nhóm khác bổ
sung

Kết luận: Ngọn thân và cành có chồi
ngọn, dọc thân và cành có chồi nách.
Chồi nách gồm 2 loại: Chồi hoa và
chồi lá.
Hoạt động 2
PHÂN BIỆT CÁC LOẠI THÂN
* Mục tiêu: Biết cách phân loại thân theo vị trí của thân trên mặt
đất theo độ cứng mềm của thân
* Tiến hành:
Học sinh hoạt động cá nhân.
- GV treo tranh hình 13.3 SGK
tr.44 -> yêu cầu HS đặt mẫu tranh
lên bàn tay quan sát -> chia
nhóm.
- GV gợi ý một số vấn đề khi
quân chia

- HS quan sát tranh, mẫu đối chiếu với
tranh của GV để chia nhóm cây kết
hợp với những gợi ý của GV rồi đọc
thông tin  SGK tr.44 để hoàn thành
bảng tranh 45 SGK.
+ Vị trí của thân cây trên mặt đất.

+ Độ cứng mềm của thân

+ Sự phân cành

+ Thân tự đứng hay phải leo,
bám.

- GV gọi 1 HS lên điền tiếp vào
bảng phụ đã chuẩn bị sẵn.
- 1 học sinh lên điền vào bảng phụ
của giáo viên, học sinh khác theo
dõi, bổ sung.
- GV chữa ở bảng phụ để HS theo
dõi và sửa lỗi trong bảng của

mình.
- ?: Có mấy loại thân? Cho ví dụ
(đó cũng là kết luận của hoạt
động 2).
Kết luận: Có 3 loại thân: Thân đứng,
thân leo, thân bò.
Kết luận chung: HS đọc kết luận
chung SGK tr. 45.


IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
- GV phô tô sẵn bài tập 1 và bài tập 2 ở sách giáo viên
- Phát cho HS làm và chữa như ở bài 12-> cho điểm 3 HS làm
đúng
V. DẶN DÒ
- Làm bài tập cuối bài
- Các nhóm đọc trước và làm thí nghiệm rồi ghi lại kết quả ở
bài 14.

×