Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

GÂY TÊ THẦN KINH TRỤ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.43 KB, 3 trang )

GÂY TÊ THẦN KINH TRỤ


1. Chỉ định: mổ xẻ hay làm giảm đau ở vùng da chi phối bởi dây thần kinh trụ
đơn thuần hoặc phối hợp với tê các thân thần kinh khác hoặc hỗ trợ cho tê đám rối
thần kinh cánh tay.
2. Chống chỉ định: không.
3. Giải phẫu:
Dây thần kinh trụ bắt nguồn từ các rễ thần kinh C6,C7, C8 và D1. Chi phối cảm
giác của nó chủ yếu là bờ trong của cánh tay. Các nhánh cảm giác của dây trụ chỉ
ở bờ trong của bàn tay, nhưng các nhánh vào của nó quan trọng hơn, nó bao gồm
tới cả mô cái bao gồm các cơ giạng và gấp ngắn ngón cái cũng như các cơ liên kết
xương của các mặt mu bàn tay.
4. Các kỹ thuật:
4.1. Tê thần kinh trụ ở khuỷu tay
- Có thể gây tê dây thần kinh trụ ở rãnh ròng rọc khuỷu, nhưng vì dễ chọc gây tổn
thương thần kinh ở mức này nên người ta thường ở 2-3cm phía trên của rãnh ròng
rọc khuỷu.
- Dùng kim nhỏ 23G, 40mm chọc gần như tiếp tuyến với mặt da, 2-3cm trên của
rãnh ròng rọc khuỷu, sau khi chọc vào sâu 1,5-2mm bơm 5-8ml thuốc tê.
4.2. Tê thần kinh trụ ở cổ tay
a. Mốc:
- Gân cơ trụ trước
- Nếp lằn thứ ba của cổ tay.
b. Đường phía trước
- Đặc tính: chỉ ức chế cảm giác.
- Chọc kim này vuông góc với mặt da ngay bên ngoài gân cơ trụ trước trên nếp lằn
thứ ba của cổ tay. Sau khi đã chọc sâu 1-1,5cm hút kiểm tra không có máu ra,
không tìm dị cảm, bơm 4-6ml thuốc tê.
- Trong lúc tiêm dùng ngón cái của bàn tay đối diện ấn chặt phía trên của điểm
chọc kim để hạn chế sự lan tỏa của thuốc tê.


c. Đường bên
- Dùng kim 23G, 25mm chọc vuông góc với mặt da ngay dưới của gân cơ trụ
trước ở ngang mức nếp lằn thứ ba của cổ tay.
- Sau khi đã chọc sâu 1-1,5cm, hút thử thấy không có máu, bơm 3-5ml thuốc tê
đồng thời cũng chẹn ngay trên của điểm chọc kim.
- Không trộn adrenalin vào thuốc tê.
Ts.Bs. Công Quyết Thắng

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×