Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Trồng những cây cảnh đẹp giúp cho sự nghiệp thăng tiến và những cây cảnh hút khí độc nên trồng trong nhà ở và văn phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 64 trang )

Trồng những cây
cảnh đẹp giúp cho sự
nghiệp thăng tiến.
Hầu hết mọi người đều có mong muốn
sự nghiệp của mình ngày càng tiến lên, thành
công hơn. Theo nhiều nhà nghiên cứu, một giải
pháp nhanh chóng góp phần vào sự thành công
chính là đặt chậu cây xanh trên bàn làm việc.
Cây cảnh văn phòng có thể giúp con người phát huy sức
sáng tạo hơn tới 50% và làm việc hiệu quả hơn tới 40%, các
nhà nghiên cứu Anh đưa ra báo cáo gần đây. Những phát
hiện trên kế thừa một nghiên cứu trước đó được thực hiện
bởi các nhà khoa học của trường đại học Texas A&M, kết
luận chỉ ra rằng những người làm việc trong văn phòng có
nhiều cây cảnh sẽ cảm thấy tốt hơn về công việc của mình.
Làm cách nào để bạn có thể đo lường được sự gia tăng của
sức sáng tạo và năng suất làm việc? Các nhà nghiên cứu đến
từ trường đại học Exeter đã thành lập thí nghiệm mang tên
Chelsea Flower Show vào năm ngoái, thiết lập bốn văn
phòng làm việc điển hình dành cho 350 người tham gia thực
hiện những nhiệm vụ giống nhau. Kết quả ghi nhận sự gia
tăng về hạnh phúc, sáng tạo và năng suất nằm ở những
không gian làm việc có nhiều cây xanh.
Tại Texas, các nhà khoa học của trường đại học Texas A&M
khảo sát 450 nhân viên văn phòng, đưa cho họ 80 câu hỏi về
mức độ hài lòng với năng suất làm việc của họ, những người
giám sát/quản lý và đồng nghiệp. Những nhân viên văn
phòng ngồi trong không gian có cây xanh và gần cửa sổ có
tầm nhìn ra ngoài được báo cáo là cảm thấy hạnh phúc hơn
trong công việc so với những người còn lại.
Những nghiên cứu thực tế này giúp chúng ta nhận thức rõ


được tầm quan trọng của cây xanh tại nơi làm việc. Tuy
nhiên, chúng ta nên chọn loại cây nào? Nhà đẹp xin đưa ra
một số gợi ý các loại cây cảnh dễ trồng, dễ chăm sóc phù
hợp với môi trường làm việc để bạn lựa chọn như sau:
1. Cây trầu bà
Có một lý do vì sao trầu bà trở thành một loại cây cảnh phổ
biến bắt đầu từ thập niên 70 vì trầu bà có sức sống mãnh liệt,
phát triển tốt ở nơi thiếu ánh sáng. Nếu được tưới nước đều
đặn, trầu bà sẽ sinh trưởng dày đặc.
2. Cây lưỡi hổ
Về cơ bản thì gần như không có gì có thể giết chết loài cây
này. Lưỡi hổ phát triển mạnh mẽ ở nơi có ánh sáng thấp.
Vào ban đêm, nó hấp thụ carbon dioxide (CO2) và giải
phóng oxy (một sự đảo ngược của quá trình tổng hợp oxy
của hầu hết các cây). Hãy đặt một chậu gồm hai cây trong
phòng ngủ của bạn để tăng oxi trong khi bạn ngủ. Ngoài ra,
bạn cũng nên đặt cây này trong phòng có nhiều máy in, máy
tính.
3. Cây xương rồng
Xương rồng là loại thực vật có thể sinh sống ở những điều
kiện khắc nghiệt nhất, đồng thời nó cũng ngăn chặn các
nhiễu sóng điện từ làm nhiễu máy tính nhận truyền tin trên
Internet, phát sóng của TV.
Nên đặt một vài chậu cây xương rồng nhỏ cạnh máy vi tính
hoặc bàn làm việc gần máy tính vừa tạo cảm giác thư thái
khi được nhìn ngắm những bồn hoa xinh xắn lại có tác dụng
bảo vệ sức khỏe.
4. Hoa thủy tiên
Những loài hoa trồng từ củ đều ra hoa theo mùa vụ cụ thể và
tháng 1 là khoảng thời gian cao điểm. Bạn có thể tìm mua

một bát hoa thủy tiên (có một hoặc nhiều củ) đặt trên bàn
làm việc. Thủy tiên ưa sạch sẽ nên cần được thay nước sạch
mỗi ngày.
5. Cây ngọc bích
Ngọc bích thuộc họ xương rồng. Đây là một loại cây không
ưa nước nên thích hợp cho việc trong văn phòng, thoáng
mát, đủ ánh sáng và nơi có nhiệt độ ban đêm thấp.
Ngoài ra, các bạn có thể chọn một số cây cảnh khác cũng
khá phổ biến, thích hợp trồng tại văn phòng.

Cây vả hay còn gọi là cây sung Mỹ, sung tai voi, sung lá
rộng, thuộc họ Dâu tằm.


Cây xương giống bút chì.


Cây không khí


Cây cảnh bonsai.
9 loại cây cảnh hút
khí độc cực tốt
Thiết mộc lan, lô hội, dương xỉ đều là những
loại cây cảnh có khả năng hút khí độc cực tốt,
nên trồng trong nhà.
Thời gian gần đây, người chơi cây cảnh
không còn chỉ chú trọng vào yếu tố đẹp mà còn
quan tâm đến các công dụng có lợi cho sức
khỏe, ví dụ như khả năng hút khí độc trong

không khí của cây.
Thực tế cho thấy, việc chọn lựa cây cảnh trồng trong nhà
không hề đơn giản. Bởi vì, có nhiều loại cây đẹp, được trồng
phổ biến nhưng lại chứa chất độc gây hại cho con người nếu
vô tình nhai phải lá, hoặc củ của chúng.
Trong bài viết trước "10 loại cây cảnh gây chết người" là sự
cảnh tỉnh, giúp mọi người có sự cân nhắc kỹ càng hơn khi
chọn bất cứ cây xanh nào trồng trong nhà.
Bên cạnh những loại cây chứa chất độc có thể gây nguy
hiểm cho con người thì vẫn có rất nhiều loại cây cảnh có lợi,
giải độc không khí tốt khi trồng trong nhà.
Để tìm hiểu một cách chính xác trên cơ sở nghiên cứu,
nhóm tác giả Phùng Văn Khoa, Bùi Văn Năng và Nguyễn
Thị Bích Thảo - Trường Đại học Lâm nghiệp đã tiến hành
công trình nghiên cứu về các loại cây có khả năng hút khí
độc trong không khí. Công trình đã ghi nhận được một số kết
quả nhất định.
PGS, TS Phùng Văn Khoa (Khoa Sau Đại học, Đại học Lâm
nghiệp) cho biết, công trình nghiên cứu này được tiến hành
- Khí Carbon monoxide (CO) là một chất khí không màu,
không mùi, không vị, bắt cháy và có thể gây độc hại cao.
Nhiễm độc CO có thể gây tử vong phổ biến nhất ở nhiều
nước trên thế giới.
- Khí Toluene là một dung môi hữu cơ dễ bay hơi được ứng
dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp. Trong nhà,
toluene có thể phát sinh từ nhiều nguồn như sơn, khói thuốc
lá, chất tẩy rửa, hoặc có thể bị khuếch tán từ ngoài trời vào
trong phòng do nó có nhiều trong khí thải giao thông,
- Khí Formanldehyde là khí độc trong các vật liệu như
thảm, gõ dán, chất keo dính làm giảm chất lượng không khí

và dẫn đến dị ứng, đau đầu, hen suyễn.
trên 20 loại cây khác nhau, dựa trên tiêu chí đẹp và có thể
làm cảnh, kết hợp xử lý ô nhiễm không khí.
Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận những loại cây có khả năng
hút khí độc đáng kể. Theo PGS, TS Phùng Văn Khoa, 3 loại
khí độc đã hoàn thành nghiên cứu để cây hấp thụ bao gồm
formaldehyde, CO và toluen.
Dưới đây là một số cây (trích giới thiệu) có khả năng hút
khí độc theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Đại
học Lâm nghiệp.
1. Thiết mộc lan
Đây là cây có lá mọc thành hình nơ (hoa thị), bóng và sẫm
màu, phiến lá có sọc rộng nhạt màu hơn và ngả vàng ở phần
trung tâm. Nó là loại cây bụi phát triển chậm với các lá dài.
Thiết mộc lan có thể hút khí toluen và khí CO.
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Đại học Lâm
nghiệp, khả năng hấp thụ khí toluen sau 24h tiếp xúc (tính
trên một đơn vị diện tích bề mặt lá) của thiết mộc lan là 1.3
µg/cm2, 2,7 µg/cm2 sau 72 giờ tiếp xú.
2. Cây ngũ gia bì
Có tên khác là xuyên gia bì, thích gia bì, cao 2-3m, nhiều lá,
thân trắng, vò dày. Vỏ có thể được dùng làm thuốc.
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Đại học Lâm
nghiệp, khả năng hấp thụ khí toluen sau 24h tiếp xúc của ngũ
gia bì là 0,7 µg/cm2 và 1,2 µg/cm2 sau 72 giờ tiếp xúc.
3. Cỏ seo gà
Cây này có nhiều tên gọi như phượng vĩ thảo, hùng kê thảo,
kê cước thảo, kim kê vĩ Đây là loại cây nhỏ sống
nhiềunăm, lá mọc thành chùm xòe ra như đuôi gà.
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Đại học Lâm

nghiệp, khả năng hấp thụ khí CO sau 6h tiếp xúc của cỏ seo
gà là 5,9 µg/cm2, còn 24h là 6,3 µg/cm2. Ngoài ra, cây cỏ
seo gà còn có khả năng hấp thụ khí formaldehyde.
4. Cồ nốc hoa đầu
Cây thảo nhẵn, cao 60-80cm, dài 30-40cm (đến 1m), rộng 6-
8cm. Theo kết quả nghiên cứu, cây cồ nốc hoa đầu cókhả
năng hút khí toluen với 0,1 µg/cm2 sau 24 giờ tiếp xúc , còn
72 h tiếp xúc là 1.0 µg/cm2.
5. Cây thiên niên kiện
Cây có thân rễ mập, bò dài, lá mọc từ thân rễ, phiến lá sáng
bóng. Theo kết quả của nhóm nghiên cứu, cây thiên niên
kiện có thể hút khí CO và formaldehyde.
Ngoài ra, còn có một số loại cây khác (ngoài nghiên cứu
trên) có thể hút bớt khí độc trong phòng.
6. Cây lô hội
Còn gọi là nha đam, đây là cây thảo sống nhiều năm, lá màu
xanh lục, không cuống, mọc sít nhau, dày, mẫm, hình 3
cạnh, mép dày, có răng cưa thô.
Cây lô hội có thể hút khí aldehyde formic, cacbonic,
cacbondioxit.
7. Cây mẫu tử
Cây phân bố ở châu Phi và châu Mỹ, cây sống lâu do thân
mập, lá mọc sát đất, mọc thành bụi nhỏ, dáng khá lạ. Cây
mẫu tử là cây có khả năng hút các khí độc và thải khí CO2.

×