Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tăng cường quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản với các Sở, Ban, Ngành tại Hà Nội - 4 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.39 KB, 10 trang )

dưới nhưng văn bản cấp trên chưa thể thực hiện được nếu cơ quan quản lý cấp dưới
chưa ra văn bản hướng dẫn. Và trên thực tế, cán bộ quản lý và đối tượng bị quản lý
thường phải tiến hành công việc căn cứ vào các văn bản quy định của cơ quan quản
lý cấp trực tiếp nhất.
ở cấp trung ương, ngoài các văn bản của Chính phủ, Bộ quản lý ngành cũng ra các
văn bản thuộc phạm vi chuyên môn quản lý của ngành mình. Đối với quản lý vốn
sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Tài chính là những Bộ quản lý ngành chủ yếu.
ở cấp tỉnh, căn cứ văn bản của Chính phủ, các Bộ, UBND Thành phố sẽ ra quyết
định, công văn chỉ đạo công tác quản lý của địa phương mình. trên cơ sở đó, các Sở
giúp việc chuyên môn của UBND Thành phố (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính, Sở xây dựng) ra những văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể cho các Sở, Ban,
Ngành, Quận, Huyện.
Việc xây dựng các văn bản quản lý theo nhiều cấp như thế này dẫn đến hiệu lực và
hiệu quả quản lý không cao. Các Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên chỉ thực sự
có hiệu lực khi có văn bản hướng dẫn thực hiện của cơ quan quản lý cấp dưới vì vậy
bị chậm trễ trong triển khai thực hiện. Mặc dù trên lý thuyết, văn bản cấp trên có
hiệu lực cao hơn văn bản cấp dưới nhưng vì các cơ quan, đơn vị đều phải chờ và
thực hiện theo văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp dưới lại có hiệu lực thi
hành cao hơn.
Trong quản lý đầu tư xây dựng, quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng,
có nhiều cấp, nhiều cơ quan cùng có trách nhiệm. Ví dụ Sở Kế hoạch - Đầu tư và
Sở Tài chính cùng quản lý việc lập kế hoạch vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Việc xét duyệt dự toán và phê duyệt quyết toán của Sở tài chính lại căn cứ vào tiêu
chuẩn, định mức của Sở xây dựng. Việc lập và phân bổ kế hoạch vốn sự nghiệp có
tính chất đầu tư XD cân đối chi ngân sáh của Sở Tài chính, vừa phải thoả m•n cân
đối vốn đầu tư của Sở Kế Hoạch - Đầu tư, vừa phải nằm trong quy hoạch và cân đối
chung của thành phố. Điều này đòi hỏi sự phân phối cao độ giữa các cơ quan quản
lý. Tuy nhiên, sự phân phối của các cơ quan này hiện nay chưa tốt; vì vậy dẫn đến
tình trạng chồng chéo nhau về trách nhiệm và các văn bản, gây khó khăn trong công


tác tổ chức triển khai thực hiện. Cụ thể:
- Khó khăn (cho cả cán bộ quản lý và cả cán bộ của đơn vị sử dụng vốn) trong việc
hệ thống hoá và nắm bắt nội dụng một số lượng lớn văn bản quản lý của nhiều
ngành, nhiều cấp; từ đó dẫn đến khó khăn trong thực hiện đúng các văn bản ấy.
- Trong suốt quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc đầu tư, do có
nhiều cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng vốn phải làm nhiều, thủ tục, nhiều loại giấy
tờ, nhiều bộ hồ sơ, phải liên hệ công tác, báo cáo với nhiều nơi. Điều này một mặt
tăng cường sự giám dát của cơ quan quản lý đối với việc sử dụng vốn nhưng mặt
khác gây ra nhiều bất tiện và tốn kém về công sức, thời gian và tiền của cho chủ đầu
tư. Trong khi ưu điểm về giám sát chưa phát huy được tác dụng do sự chồng chéo,
phối hợp kém nhịp nhàng giữa các cơ quan thì hạn chế về sự bất tiện và tốn kém lại
thể hiện rõ.
- Đối với các cơ quan quản lý, chồng chéo về trách nhiệm cũng có nghía là phân
công nhiệm vụ và quyền hạn không rõ ràng. Điều này sẽ dẫn đến sự không thống
nhất giữa các văn bản quản lý của các ngành trong việc chỉ đạovà tổ chức thực hiện
các văn bản khác nhau. Để tránh điều này phải tổ chức các cuộc họp liên ngành, xin
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
ý kiến chỉ đạo của nhiều cấp nhằm có được sự thống nhất và đi kèm với nó là sự bất
tiện, tốn kém.
2.2. Thực trạng công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất xây dựng đối với các
Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà Nội.
2.2.1. Phân công, phân cấp quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD đối với
các Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà Nội hiện nay.
ở cấp thành phố, UBND Thành phố là cơ quan quản lý có thẩm quyền cao nhất. Do
thành phố Hà Nội có rất nhiều các dự án sử dụng vốn đầu tư XDCB và vốn sự
nghiệp có tính chất đầu tư XD với quy mô khác nhau, để san sẻ khối lượng công
việc, tăng cường sự sâu sát và chuyên môn hoá trong quản lý vốn, UBND Thành
phố đã có quyết định phân công, phân cấp quản lý vốn đầu tư của thành phố cho các
Sở, Ban, Ngành, Quận, Huyện. Đối với những dự án sử dụng vốn sự nghiệp có tính
chất đầu tư XD của các Sở, Ban, Ngành, thuộc thành phố Hà Nội hiện nay.

- UBND Thành phố quyết định đầu tư một số dự án có số vốn lớn quan trọng.
UBND Thành phố Uỷ quyền cho Sở Kế hoạch - Đầu tư quyết định các dự án đến
nhóm C trên cơ sở kế hoạch đầu tư đã được UBND Thành phố phê duyệt. UBND
thành phố phân cấp cho chủ tịch UBND các Quận, huyện quyết định đầu tư các dự
án có tổng mức vốn đến 5 tỷ đồng thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong các
lĩnh vực như đầu tư, đầu tư phát triển mầm non, Tiểu học, Trung học cơ
sở….UBND thành phố uỷ quyền Giám đốc các Sở: Giao thông công chính, xây
dựng, công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn Quyết định đầu tư các dự
án đến 5 tỷ đồng thuộc lĩnh vực trực tiếp quản lý trên cơ sở Kế hoạch đã được
UBND thành phố phê duyệt. UBND thành phố uỷ quyền giám đốc sở Địa chính -
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Nhà đất quyết định đầu tư các dự án có mức vốn đến 2 tỷ đồng thuộc lĩnh vực trực
tiếp quản lý trên cơ sở kế hoạch đã được UBND thành phố phê duyệt
Sở Xây dựng phê duyệt thiết kế kĩ thuật và tổng dự án của tất cả các dự án.
Vì phần lớn các dự án sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp của các cơ quan, đơn vị
HCSN đều có quy mô vốn nhỏ nên đa số các dự án sử dụng vốn sự nghiệp có tính
chất đầu tư XD hiện này đều do Sở Kế hoạch - Đầu tư quyết định đầu tư. Các dự án
do UBND Thành phố quyết định đầu tư chủ yếu là các dự án có tổng mức đầu tư
trên một tỷ đồng ví dụ: dự án tu bổ tạo di tích tượng vua Lê của Sở Văn Hoá -
Thông tin có tổng mức đầu tư 1,312 tỷ đồng, dự án mở rộng trung tâm lao của Sở Y
tế Hà Nội có tổng mức đầu tư 3,474 tỷ đồng.
UBND Thành phố uỷ quyền cho Sở Kế hoạch - Đầu tư chủ trì, phối phợp với Sở
Tài chính thống nhất danh mục, chủ trương và quy mô đầu tư các dự án của các Sở,
Ban, Ngành theo phạm vi được uỷ quyền.
Sở tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư trong việc lập và thông báo kế
hoạch vốn. Sở tài chính phối hợp với KBNN quản lý cấp phát, thanh toán vốn sự
nghiệp có tính chất đầu tư XD cho các cơ quan, đơn vị. Phòng Tài chinh Hành
chính – Sự nghiệp là phòng chuyên quản của Sở Tài chính, quản lý chi ngân sách
cho các đơn vị HCSN của thành phố Hà Nội bao gồm 44 đơn vị dự toán cấp I và
gần 200 đơn vị dự toán cấp II (Xem phụ lục 1) Phòng Quản lý ngân sách quản lý

tổng hợp chi ngân sách của toàn thành phố.
Cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước phải thực hiện chế độ thông tin báo cáo lẫn
nhau, và phải tổng hợp tình hình hiện đầu tư, tình hình thanh toán vốn gửi cơ quan
cấp quản lý cấp trên.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Các Sở, Ban, Ngành chỉ đạo chủ đầu tư báo cáo và tổng hợp báo cáo về tình hình
thực hiện kế hoạch đầu tư hàng tháng. Hàng quý báo cáo tổng hợp tình hình thực
hiện của đơn vị mình gửi Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính vào ngày 15 của
tháng cuối quý theo đúng quy định của UBND Thành phố.
Sở Kế hoạch - Đầu tư sẽ phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan theo chức
năng thực hiện kiểm tra định kì hoặc đột xuất việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu
tư, giám định đầu tư, đấu thầu…báo cáo UBND Thành phố theo quy định. Kết quả
thực hiện kế hoạch đầu tư, chấp hành các quy định của UBND thành phố về đầu tư
sẽ được đưa vào tiêu chuẩn đánh giá thi đua hàng năm của Hội đồng thi đua Thành
phố.
Đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất XD thuộc các Sở,
Ban, Ngành thành phố, các phòng cấp phát, quản lý vốn sự nghiệp thuộc Sở Tài
chính chủ trì thẩm tra trình Giám đốc Sở Tài chính – Vật giá xét duyệt.
Các dự án nhóm C do Giám đốc Sở tài chính phê duyệt.
Các dự án nhóm B do Giám đốc sở Tài chính trình Chủ tịch UBND Thành phốphê
duyệt.
Trường hợp giá trị thẩm tra quyết toán phải giảm trừ nhiều so với giá trị đề nghị
quyết toán của chủ đầu tư, cơ quan thẩm tra có thể tổ chức họp với chủ đầu tư và
cấp trên của chủ đầu tư để thông báo kết quả thẩm tra quyết toán và thống nhất các
khoản phải giảm trừ theo đúng chế độ quy định trước khi trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
Thời gian thẩm tra, phê duyệt quyết toán: không quá 30 ngày tính từ ngày nhận đủ
hồ sơ. Trong đó, thời gian cán bộ thẩm tra là 25 ngày, thời gian lãnh đạo xem xét
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
phê duyệt là 5 ngày. Thời gian tối đa quy định trong Thông tư 70/2000/TT – BTC là

không quá 30 ngày đối với công tác thẩm tra và 15 ngày đối với công tác phê duyệt
(Thông tư số 45/2003/TT-BTC quy định thời gian thẩm tra, phê duyệt quyết toán
vốn đầu tư không quá 04 tháng tính từ ngày cơ quan chủ trì kiểm tra, thẩm tra nhận
đủ hồ sơ trình duyệt quyết toán vốn đầu tư theo quy định). Thời gian quy định cho
công tác thẩm tra xét duyệt quyết toán của thành phố ngắn hơn thời gian quy định
trong Thông tư phản ánh khối lượng công việc lớn đồng thời cũng phản ánh yêu cầu
về tiến độ của thành phố Hà Nội.
2.2.2. Tình hình thực hiện vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD trong những năm
qua.
Theo số liệu báo cáo tổng hợp của Phòng Tài chính Hành chính – Sự nghiệp, Sở tài
chính Hà Nội về tình hình thực hiện chi HCSN và tình hình thực hiện vốn sự nghiệp
có tính chất đầu tư XD trong 3 năm 2001, 2002 và 2003 ta thấy một số đặc điểm
sau:
Tổng chi thường xuyên luôn chiếm từ 80% tổng chi ngân sách của các đơn vị
HCSN trên toàn thành phố nói chung và của các Sở, Ban, Ngành nói riêng.
Bảng 2.1: Chi thường xuyên của các Sở Ban, Ngành thuộc TP Hà nội
Đơn vị tính: Triệu đồng
1. Chi trong ĐM
2. Chi ngoài ĐM
- Chi nghiệp vụ
- Chi MS,SC, TSCĐ
- Chi cải tạo, SC, CXC các công trình
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Nguồn số liệu: Tổng hợp Báo cáo tình hình chi ngân sách năm 2003.2004.2005 và
dự toán năm 2006 của Phòng Tài chính hành chính – Sự nghiệp, Sở Tài chính- Vật
giá Hà nội
Trong chi thường xuyên, chi cho cải tạo, sửa chữa, chống xuống cấp các
công trình chiếm tỷ trọng không lớn, chỉ chiếm một con số khiêm tốn trong khoảng
8% đến 10%. Trong 3 năm 2003-2006, có xu hướng giảm dần qua các năm
Chi thường xuyên nói chung và chi sửa chữa chống xuống cấp nói riêng đều

dùng nguồn kinh phí địa phương. Chỉ các chương trình mục tiêu quốc gia hoặc chi
các nhiệm vụ đột xuất do trung ương giao xuống mới có nguồn kinh phí uỷ quyền
từ trung ương.
Theo quy định hiện hành, dự án sửa chữa, cải tạo , mở rộng, nâng cấp từ 20
triệu đồng trở lên là đã được ghi vào danh mục vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư
xây dựng.Tuy nhiên trên thực tế các dự án có mức vốn từ 100 triệu đồng(hoặc xấp
xỉ 100 triệu đồng) trở lên chiếm hơn 90% tổng vốn.Vì vậy, ta sẽ tập trung chu ý
phân tích số liệu về những dự án loại này.
Trong 3 năm từ 2003-2005, theo thống kê số liệu của phòngHCSN- Sở tài chính thì
Hà nội đã có khoảng hơn 100 dự án sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp từ 20 triệu
đồng trở lên, trong đó có 34 dự án có tổng mức đầu tư từ 100 hoặc xấp xỉ 100 triệu
trở lên của các Sở, Ban, Ngành được bố trí vốn thực hiện đầu tư, 71 dự án còn đang
trong giai đoạn lập dự án – báo cáo đầu tư để chuẩn bị đầu tư. Kế hoạch vốn cho
các dự án được bố trí cụ thể theo từng năm như sau:
Bảng 2.2: Kế hoạch vốn trong 3 năm 2003-2005.
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Kế hoạch vốn Số dự án
Năm 2003 25.194.000 68
Năm 2004 31.204.247 34
Năm 2005 33.283.000,41 19
Tổng số 89.681.247,41 121(theo từng năm)
(Nguồn só liệu: Tổng hợp Báo cáo tình hình thực hiện vốn sự nghiệp có tính chất
đầu tư XD trong 2 năm 2004-2005 của phòng Tài Chính Hành Chính – Sự nghiệp,
Sở Tài Chính Hà Nội)
Tổng kế hoạch vốn được bố trí trong 3 năm là 89681247410 đồng. Như vậy, bình
quân dự toán vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD được bố trí mỗi năm là
29893749000đồng.
Tổng cộng 3 năm, 31/44 đơn vị dự toán cấp I có công trình được bố trí vốn sự
nghiệp có tính chất đầu tư XD để thực hiện đầu tư. Số dự án nhiều nhất thuộc về Sở

Giáo dục - Đào tạo, Sở Y tế, Sở Văn hoá -thông tin, Sở Lao động thương binh xã
hội. (Xem bảng 2.3).
Bảng 2.3: Số công trình được bố trí vốn thực hiện trong 2 năm 2004-2005
Đơn vị tính: Nghìn đồng
ST Tên đơn vị Số công trình Tổng DT 3 năm
Tổng số
1. Sở Giáo dục -Đào tạo
2. Sở Y tế
3. Sở Lao động thương binh xã hội
4. Thành đoàn Hà nội
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
5. Các đơn vị còn lại
(Nguồn só liệu: Tổng hợp Báo cáo tình hình thực hiện vốn sự nghiệp có tính chất
đầu tư XD trong 2 năm 2004-2005 của phòng Tài Chính Hành Chính – Sự nghiệp,
Sở Tài Chính Hà Nội)

Các dự án, công trình được thực hiện chủ yếu có quy mô vốn nhỏ dưới 1 tỷ đồng.
Theo số liệu thu thập được, có 35/134 công trình (có tổng mức đầu tư trên 100
triệu) được duyệt với số vốn đầu tư trên 1 tỷ đồng, chiếm 26,1%.
Bảng 2.4:Một số công trình có tổng mức đầu tư lớn nhất
trong 2 năm 2004-2005
Đơn vị tính: Nghìn đồng
STT Tên công trình Tổng mức đầu tư
1 xây dựng câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống Đoàn Chèo Hà Nội
5.939.000
2 Cải tạo nâng cấp trường mầm non Vịêt Bun 3.649.238
3 Xây dựng cải tạo nâng cấp trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội
3.545.714
4 Xây dựng cải tạo nâng cấp Trung tâm giáo dục số4 3.533.090
5 Sửa chữa cải tạo nâng cấp cung thiếu nhi Hà Nội 2.280.914

6 Cải tạo nâng cấp nhà văn hoá thành phố 2.167.000
7 Xây dựng cải tạo trụ sở làm việc của Sở GD & ĐT 2.111.198
8 Cải tạo xây dựng lại CLB Giáo dục 2.108.434
9 Sửa chữa cải tạo nâng cấp nghĩa trang Yên Kỳ 2.015.019
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
10 Xây dựng nhà giáo dục thể chất và cải tạo sửa chữa trường THPT Đông Anh
1.818.116
(Nguồn số liệu: Tổng hợp Báo cáotình hình thực hiện vốn sự nghiệpcó tính chất đầu
tư XD trong 3 năm 2002-2004 của phòng Tài chính hành chính – Sự nghiệp, Sở Tài
chính Hà nội)
Mười công trình có tổng vốn mức đầu tư lớn nhất cũng thuộc về các Sở Văn hoá -
Thông tin, Sở giáo dục - Đào tạo, Sở Y tế, Sở Lao động thương binh xã hội.
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng mức đầu tư của các Sở, Ban, Ngành
trong 2 năm 2004-2005
Lý do giải thích điều này là vì các ngành nêu trên:
+ Có nhiều đơn vị trực thuộc được bố trí kế hoạch vốn…
+ Nhu cầu cải tạo, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp, luôn tăng lên theo sự gia tăng của
đối tượng phục vụ (tăng số lượng học sinh, sinh viên, tăng bênh nhân, v.v…) và
theo nhu cầu tăng chất lượng phục vụ.
+ Vốn đầu tư cho mỗi công trình cũng rất lớn.
+ Có ý nghĩa xã hội quan trọng nên được Nhà nước bao cấp rất lớn trong chi tiêu
đồng thời được ưu tiên bố trícho cải tạo, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất
nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị –xã hội được giao.
Trong 3 năm 2002-2004 cấp phát, thanh toán cho các dự án đạt trên 90% kế hoạch
năm. Tuy nhiên, tình trạng chung là việc giải ngân thường dồn vào thời điểm cuối
năm ngân sách. Theo số liệu báo cáo của phòng Tài chính Hành chính – Sự nghiệp,
Sở tài chính hà nội, số vốn sự gnhiệp có tính chất đầu tư XD cấp trong tháng 12
năm 2002 là 15.670 triệu đồng, chiếm hơn 40% tổng số cấp trong năm, trong 3
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×