Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Giải pháp phát triển hoạt động thanh tóan quốc tế tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm - 3 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.06 KB, 15 trang )


- Đảm bảo tính pháp lý.
- Nội dung của các tài liệu trong hồ sơ không mâu thuẫn nhau.
- Có cơ sở đảm bảo thanh toán (mức ký quỹ, vốn vay, hạn mức mở L/C hoặc
cam kết thanh toán có sự bảo lãnh của Ngân hàng).
2.1.2. Mở và phát hành L/C.
Khi hồ sơ thanh toán của khách hàng đã đủ các điều kiện thanh toán viên tiến
hành mở và phát hành L/C theo yêu cầu của khách hàng trên cơ sở đơn xin mở thư
tín dụng trên máy vi tính trên tập tin MT 700. Sau khi hoàn thiện việc nhập lại dữ
liệu, tập tin đựơc kiểm soát lại và được tính ký hiệu mật và chuyển về phòng thanh
toán quốc tế sở giao dịch Ngân hàng công thương Việt Nam để kiểm tra và chuyển
ra Ngân hàng nước ngoài.
2.1.3. Việc tu chỉnh và tra soát.
Sau khi L/C được phát hành, khi có nhu cầu tu chỉnh khách hàng phải lập giấy
yêu cầu tu chỉnh gửi Chi nhánh, Chi nhánh tiến hành nhập dữ kliệu tu chỉnh trên tập
tin MT 707 và mã hoá chuyển về hội sở Ngân hàng công thương Việt Nam theo như
quy trình mở và phát hành L/C. Các tra soát với Ngân hàng nước ngoài được nhập
và chuyển tiếp về hội sở trên tập tin MT N99.
2.1.4. Nhận, kiểm tra chứng từ và thanh toán.
Sau khi nhận đựoc L/C và các sửa đổi có liên quan, người bán sẽ tiến hành
giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán để gửi đến cho Chi nhánh thông qua Ngân
hàng của họ. Chi nhánh có trách nhiệm nhận, kiểm tra, thanh toán và giao chứng từ
cho khách hàng theo quy định.
* Trường hợp thanh toán khi nhận chứng từ.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Ngay sau khi nhận được bộ chứng từ từ bưu điện, Chi nhánh phải vào sổ theo
dõi đồng thời kiểm tra nội dung của bộ chứng từ. Chi nhánh có khoảng thời gian tối
đa 5 ngày làm việc để kiểm tra từ khi nhận chứng từ, ngoài khoảng thời gian này
mọi khiếu nại liên quan không có giá trị hiệu lực.
Trong khoảng thời gian cho phép nếu kiểm tra thấy có sự sai sót về số lượng


hoặc nội dung chứng từ phải lập tức thông báo cho Ngân hàng nước ngoài thông
qua hội sở Ngân hàng công thương Việt Nam, đồng thời thông báo với khách hàng
của mình để xin ý kiến về việc chấp nhận thanh toán.
Nếu bộ chứng từ hoàn hảo hoặc có sai sót nhưng được khách hàng chấp nhận
thanh toán thì Chi nhánh phải:
- Thực hiện thanh toán ngay theo chỉ dẫn trong thư đòi tiền của Ngân hàng
nước ngoài nếu là thanh toán ngay.
- Thông báo chấp nhận thanh toán và ngày đến hạn thanh toán nếu L/C thanh
toán có kỳ hạn hoặc thanh toán chậm, theo dõi trả tiền đúng hạn như đã chấp nhận
và chỉ dẫn trong thư đòi tiền của Ngân hàng gửi chứng từ.
- Giao bộ chứng từ cho khách hàng sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết để
khách hàng đi nhận hàng.
Việc thông báo sai sót và chấp nhận thanh toán được thực hiện trên máy vi
tính thông qua tập tin MT N99.
* Trường hợp thanh toán khi nhận được điện đòi tiền.
Khi nhận được điện đòi tiền theo chỉ dẫn của L/C Chi nhánh phải tiến hành
kiểm tra nội dung bức điện theo đúng nội dung quy định trong L/C, đồng thời phải
xác thực bức điện thông qua hội sở hoặc Ngân hàng có liên quan trong bức điện.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Dựa trên nội dung và chỉ dẫn của điện đòi tiền đã đựơc xác thực, lập bảng kê thanh
toán cho Ngân hàng gửi điện như trường hợp thanh toán khi nhận được bộ chứng
từ. Khi nhận được chừng từ, trứơc khi giao cho khách hàng Chi nhánh cần phảỉ tiến
hành kiểm tra, liên hệ với khách hàng, thông báo sai sót cho Ngân hàng gửi chứng
từ như trường hợp trên hoặc có thể đòi hoàn tiền trong trường hợp chứng từ bị từ
chối thanh toán.
* Khách hàng từ chối khi bộ chứng từ sai sót trong bất kỳ trường hợp nào
cũng phải gữi lại chứng từ như khi nhận được để thông báo và chờ các chỉ dẫn từ
Ngân hàng gửi chứng từ hoặc chỉ dẫn từ hội sở Ngân hàng công thương Việt Nam.
* Ngân hàng chỉ ký hậu vận đơn hoặc bảo l•nh cho khách hàng nhận hàng khi

chưa nhận được bộ chứng từ nếu có văn bản chấp nhận thanh toán vô điều kiện của
khách hàng, kể từ khi bộ chứng từ có sai sót.
2.2. Quy trình thanh toán L/C hàng xuất khẩu.
2.2.1. Nhận, thông báo và xác nhận L/C xuất khẩu.
Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm nhận, thông báo L/C và các tu chỉnh có
liên quan cho khách hàng của mình khi nhận được thông báo L/C từ hội sở Ngân
hàng công thương Việt Nam hoặc khi nhận được L/C thông báo đã được xác thực từ
các Ngân hàng khác trong nước.
Trước khi thông báo cho khách hàng, L/C và các tu chỉnh có liên quan đến
L/C phải đảm bảo tính xác thực thông qua ký hiệu mật đã thoả thuận hoặc chữ ký,
mẫu dấu đã đăng ký của Ngân hàng thông báo đầu tiên.
Việc xác nhận các L/C chỉ được thực hiện qua hội sở Ngân hàng công thương
Viêt Nam.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

2.2.2. Hoàn thiện, gửi chứng từ đòi tiền.
Chi nhánh được phép nhận, kiểm tra và sử lý trong phạm vi 7 ngày làm việc,
nhưng phải đảm bảo khi chứng từ gửi đến Ngân hàng nhận chứng từ theo chỉ dẫn
trong thời hạn hiệu lực của L/C.
Nếu kiểm tra nếu thấy sự khác biệt hoặc sai sót của chứng từ cần phảỉ sử lý:
- Sai sót có thể thay thế hoặc sửa chữa, đề nghị khách hàng thay thế hoặc sửa
chữa.
- Sai sót không thể thay thế hoặc sửa chữa được, đề nghị khách hàng tu chỉnh
L/C ( nếu có thể ) hoặc thông báo cho Ngân hàng phát hành nêu rõ các sai sót, xin
chấp nhận thanh toán.
- Sai sót không được chấp nhận đề nghị khách hàng chuyển sang hình thức
thanh toán nhờ thu hoặc trả lại chứng từ cho họ.
Nếu chứng từ kiểm tra phù hợp với L/C hoặc có sai sót nhưng đã có sự chấp
nhận của Ngân hàng phát hành cần phải được hoàn thiện để Ngân hàng nhận chứng
từ theo chỉ dẫn của L/C kèm theo chỉ thị hoàn tiền.

Nếu chứng từ gửi đi sau 15 ngày mà không nhận được sự hồi âm, Chi nhánh
phải có trách nhiệm tra soát Ngân hàng nước ngoài.
2.3. Quy trình thanh toán nhờ thu đến.
2.3.1. Tiếp nhận và kiểm tra chứng từ.
Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm tiếp nhận bộ chứng từ nhờ thu (kể cả nhờ
thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ) do Ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

nước gửi đến, trường hợp đặc biệt có thể do khách hàng uỷ thác gửi đến trực tiếp
với mục đích nhờ thu số tiền liên quan đến chứng từ.
Sau khi nhận được bộ chứng từ nhờ thu đến Ngân hàng công thương Hoàn
Kiếm có trách nhiệm.
- Kiểm tra lệnh nhờ thu của người gửi chứng từ, lệnh nhờ thu phải đảm bảo
cung cấp các chỉ dẫn một cách chính xác, đầy đủ và toàn diện như tên, địa chỉ của
người thanh toán, người gửi chứng từ, chỉ dẫn và hướng dẫn thanh toán phải rõ
ràng.
- Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm chỉ được phép thực hiện theo đúng
những hướng dẫn được đưa ra trong lệnh nhờ thu.
- Nếu chi dẫn không rõ ràng hoặc vì một lý do nào đó không thể thực hiện
được các chỉ dẫn đưa ra trong lệnh nhờ thu thì Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm
phải tìm cách báo ngay cho bên gửi chứng từ nhờ thu cho Chi nhánh.
- Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm không có trách nhiệm kiểm tra nội
dung của bất cứ chứng từ nào có liên quan đến chứng từ nhờ thu, tuy nhiên trước
khi thông báo hoặc gửi chứng từ cho người trả tiền cán bộ thanh toán phải đối chiếu
số lượng và loại chứng từ thực tế nhận được với bảng liệt kê chứng từ của người lập
lệnh nhờ thu, nếu phát hiện sự khác biệt hoặc thiếu mất chứng từ so với liệt kê phải
lập tức báo ngay cho bên gửi chứng từ cho Chi nhánh.
2.3.2. Thông báo nhờ thu và sử lý chứng từ:
Sau khi nhận được và kiểm tra số lượng, loại chứng từ như quy định trên, Chi
nhánh tiến hành lập thông báo nhờ thu gửi cho khách hàng, người có trách nhiệm

thanh toán hay chấp nhận thanh toán như chỉ dẫn trong lệnh nhờ thu.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Chi nhánh chỉ giao chứng từ cho khách hàng khi nhận đủ số tiền phải thanh
toán cho người hưởng (đối với chứng từ nhờ thu thanh toán ngay (D/P)) hoặc nhận
được sự chấp nhận thanh toán (đối với chứng từ nhờ thu chấp nhận (D/A)).
Quá trình nhận thông báo nhờ thu và nhận tiền thanh toán, nếu có những
vướng mắc cần trao đổi, Chi nhánh trực tiếp liên lạc với người gửi chứng từ cho
mình và lựa chọn phương thức thông tin thích hợp như bằng thư, telex, cable hoặc
thông qua tập tin NT99 trên mạng thanh toán nội bộ của Ngân hàng công thương
Việt Nam.
2.3.3. Thanh toán, chấp nhận.
Khi nhận được tiền thanh toán, Chi nhánh phải thanh toán ngay cho người
hưởng theo đúng chỉ dẫn của lệnh nhờ thu trên cơ sở trích tài khoản, điều chuyển
vốn của Chi nhánh tại hội sở chính thông qua bảng kê MT 100 theo đúng quy trình
thanh toán chuyển tiền hiện hành của Ngân hàng công thương Việt Nam.
Khi nhận được sự chấp nhận thanh toán của người trả tiền, Chi nhánh phải
thông báo cho người gửi chứng từ từ sự chấp nhận trả tiền thông qua Telex hoặc
thông qua tập tin MT N99 trong mạng thanh toán quốc tế nội bộ của Ngân hàng
công thương Việt Nam.
2.4. Quy trình thanh toán nhờ thu đi.
2.4.1. Tiếp nhận và sử lý chứng rừ.
Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm được trực tiếp nhận chứng từ nhờ thu của
khách hàng uỷ thác, sau khi kiểm tra thì gửi bộ chứng từ kèm theo chỉ dẫn thanh
toán đến Ngân hàng của người trả tiền theo thông lệ quốc tế theo phương thức
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

chuyển tiền phát nhanh qua bưu điện. Chỉ dẫn đòi tiền đựơc chuyển vào tài khoản
NOSTRO của Ngân hàng công thương Việt Nam tại nước ngoài.
2.4.2. Xử lý thông tin trong quá trình thanh toán.

Quá trình chờ thanh toán nếu nhận được bất cứ thông tin nào về tình trạng bộ
chứng từ đều phải xem xét kỹ lưỡng các thông tin, đối chiếu với hồ sơ lưu hoặc liên
hệ với người hưởng để có những biện pháp xử lý thích hợp, nếu cần phải thông tin
tra soát trực tiếp qua telex hoặc qua tập tin MT N99 nhờ Ngân hàng công thương
Việt Nam chuyển tiếp đến Ngân hàng nhận chứng từ.
2.4.3 Thông báo và chấp nhận thanh toán :
Khi nhận được báo có từ Ngân hàng công thương Việt Nam hoặc chấp nhận
thanh toán từ Ngân hàng nhận chứng từ, Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm có
trách nhiệm thông báo cho người hưỏng số tiền được thanh toán, chấp nhận và các
khoản chi phí dịch vụ liên quan đến nghiệp vụ nhờ thu tại nước ngoài hay phí dịch
vụ thanh toán trong nước cần thu tiếp.
2.5. Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền.
2.5.1. Nghiệp vụ chuyển tiền đến.
Đối với nghiệp vụ này, hiên nay Ngân hàng công thưong Hoàn Kiếm đã hoàn
toàn thực hiện thông qua mạng máy tính. Khi nhận được lệnh chuyển tiền đến từ
Ngân hàng nước ngoài (bằng điện hay bằng thư ). Ngân hàng công thưong Hoàn
Kiếm xem xét nội dung, tính chất hợp pháp của lệnh đó trên các mặt: Ngân hàng
nào chuyển tiền đến, ai là người thụ hưởng, loại tiền gì, bao nhiêu, ai là người trả
tiền,… Sau đó làm thủ tục chi trả nếu lệnh chuyển tiền là chính xác. Ngân hàng
công thương Hoàn Kiếm không có trách nhiệm gì giữa các bên liên quan mà chỉ
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

làm trung gian chuyển tiền và có trách nhiệm pháp lý với Ngân hàng phát hành lệnh
chuyển tiền.
2.5.2. Nghiệp vụ chuyển tiền đi.
Thực hiện nghiệp vụ này, Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm là Ngân hàng
phát hành lệnh chuyển tiền. Để có thể phát hành lệnh chuyển tiền, khách hàng trong
nước phải xuất trình cho Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm lệnh chi trả (payment
order) với nội dung như: ai là người thụ hưởng, số tiền bao nhiêu, loại tiền gì, lý do
chuyển tiền,… kèm theo đó là các chứng từ chứng minh khoản chi này cùng với sự

phê duyệt của cơ quan chủ quản.
Sau khi kiểm tra tính pháp lý của lệnh chuyển tiền, Ngân hàng công thương
Hoàn Kiếm có trách nhiệm chuyển đúng số lượng, loại tiền, địa chỉ theo yêu cầu
của lệnh chuyển tiền.
3. Khối lượng thanh toán quốc tế ở Ngân hàng trong thời gian qua.
Trước hết là việc thanh toán đòi tiền bộ chứng từ hàng xuất khẩu, đối với Chi
nhánh đây là một nghiệp vụ mới mẻ Chi nhánh chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng
với sự nỗ lực vươn lên vượt khó của những cán bộ kinh doanh đối ngoại, nên năm
2000 Chi nhánh đã đạt được doanh số thanh toán hàng xuất là 60 triệu USD, chiếm
20% tổng doanh số hàng xuất của hệ thống Ngân hàng công thương. Đây là một
thành tích đặc biệt đáng ghi nhận. Đồng thời, Chi nhánh đã mở được 440 L/C với
doanh số 40 triệu USD, đáp ứng đựơc yêu cầu nhập khẩu của khách hàng. Đối với
nghiệp vụ nhờ thu, TTR Chi nhánh cũng đã làm rất tốt, cụ thể doanh số nhờ thu đạt
12 triệu 741 ngàn USD; doanh số TTR đạt 52 triệu USD, đưa doanh số thanh toán
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

hàng nhập khẩu lên 104 triệu USD (quy đổi), thu phí về hoạt động thanh toán quốc
tế là 2,4 triệu đồng.
Năm 2001, trong bối cảnh giá cả các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu liên tục
giảm nên mặc dù khối lượng xuất khẩu vẫn tăng lên, nhưng ngoại tệ “vào” ngân
hàng vẫn giảm đáng kể. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 170 triệu USD
tăng 4% so với năm 2000, trong đó, doanh số xuất khẩu đạt 55 triệu USD. Tổng thu
phí dịch vụ từ kinh doanh đối ngoại và thanh toán quốc tế đạt 3,5 tỷ đồng, tăng 46%
so với năm 2000.
Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2002 đạt 148 triệu USD, trong đó
doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 42 triệu USD và doanh số thanh toán nhập khẩu
đạt 106 triệu USD. Doanh số dịch vụ thanh toán thẻ và séc đạt 1 triệu USD. Tổng
thu phí hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế đạt 3,3 tỷ đồng.
III- Đánh giá về hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương
Hoàn Kiếm.

1. Kết quả đạt được.
Phòng kinh doanh đối ngoại của Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm chính
thức được nâng cấp lên phòng là năm 1996, nhưng khi đó Ngân hàng công thương
Hoàn Kiếm vẫn chỉ là Ngân hàng loại hai và năm 1997 thì mới trở thành Ngân hàng
loại một. Lúc đó hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng và hoạt động của phòng
kinh doanh đối ngoại nói chung mới phát triển và bắt đầu từ năm 1998 trở đi đã đạt
đựơc kết quả khả quan.
Qua khối lượng thanh toán quốc tế của Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm ta
cũng thấy được điều đó. Trong tổng số lợi nhuận của phòng kinh doanh đối ngoại
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

thu được thì phần lợi nhuận thu được từ nghiệp vụ mở L/C thanh toán hàng nhập
khẩu chiếm phần lớn.
Trước đây, khi nghiệp vụ thanh toán quốc tế còn do Ngân hàng ngoại thương
độc quyền thì mặc dù nhiều doanh nghiệp có tài khoản tại Chi nhánh nhưng lại phải
tiến hành thanh toán quốc tế qua Ngân hàng ngoại thương. Chính vì vậy khi Ngân
hàng trở thành Ngân hàng loại một và nghiệp vụ thanh toán quốc tế được tiến hành
tại Chi nhánh thì hầu hết các khách hàng đều thực hiện việc thanh toán của mình
qua Chi nhánh. Hơn thế nữa, một điều cần khẳng định là nền kinh tế nước ta còn
trong tình trạng nhập siêu nên các L/C nhập khẩu được mở nhiều.
Hiện nay, trong số những khách hàng quen thuộc và thường xuyên có quan hệ
với Chi nhánh có nhiều khách hàng là những doanh nghiệp lớn như: Tổng công ty
lắp máy, Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật toàn bộ, Công ty sản xuất và xuất nhập
khẩu bao bì, Công ty vật tư và xuất nhập khẩu, Công ty hoá chất mỏ, Tổng công ty
than Việt Nam, v.v Điều này cho thấy uy tín cũng như chất lượng dịch vụ của Chi
nhánh ngày càng được nâng cao.
Trong những năm đầu hoạt động nghiệp vụ thanh toán L/C hàng xuất khẩu
không có một món nào nhưng thời gian gần đây nghiệp vụ này đã phát triển điều
này chứng tỏ sự cố gắng rất nhiều của phòng kinh doanh đối ngoại.
Cả hai nghiệp vụ nhờ thu và chuyển tiền của Chi nhánh cũng phát triển một

cách đáng kể, góp phần vào lợi nhuận chung của hoạt động thanh toán quốc tế và
nâng cao uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng.
Có thể khẳng định được là thời gian qua hoạt động thanh toán quốc tế của Chi
nhánh ngày càng phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy mà với thời gian hoạt động kinh
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

doanh chưa bằng1/2 thời gian của các chi nhánh khác, nhưng Chi nhánh vẫn vươn
lên đứng vị trị hàng đầu và là 1 trong số 6 đơn vị xuất sắc trong kinh doanh đối
ngoại của hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam.
2. Hạn chế và nguyên nhân.
Qua thực tế cho thấy hoạt động thanh toán quốc tế ở Ngân hàng công thương
Hoàn Kiếm đ• đạt được những kết quả khả quan, góp phần thúc đẩy mọi mặt hoạt
động kinh doanh của Chi Nhánh. Song bên cạnh đấy không còn ít hạn chế tồn tại
khách quan và chủ quan cần đựơc từng bứơc khắc phục hoàn thiện nhằm phát triển
hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh :
- Mặc dù so với những năm trước hoạt động nghiệp vụ thanh toán L/C hàng
xuất khẩu đ• có nhưng vẫn phát triển chậm, do nhiều nguyên nhân: cần khẳng định
là nền kinh tế nước ta vẫn còn nhập siêu, các doanh nghiệp có quan hệ với Ngân
hàng chủ yếu là các doanh ngiệp nhập khẩu. Ngân hàng ngoại thương do thực hiện
nghiệp vụ này từ lâu nên các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đều thanh
toán L/C xuất khẩu qua Ngân hàng ngoại thương.
- Khối lượng thanh toán nghiệp vụ nhờ thu và chuyển tiền tuy có phát triển
nhưng so với các Ngân hàng thương mại khác là vẫn chưa cao.
- Công nghệ thanh toán chưa được đáp ứng được yêu cầu thực tiễn: Hệ thống
thanh toán ngoại tệ và thanh toán quốc tế của các Chi nhánh trong nội bộ hệ thống
Ngân hàng công thương Việt Nam tuy đã đựơc thực hiện trên máy vi tính nhưng
chương trình phền mềm chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, mức độ tự động chưa cao,
việc truyền tin vẫn do con người thực hiện qua hệ thống truyền tin. Vì vậy, việc
truyền tin chậm trễ, dễ mất mát tập tin làm ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -


- Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu chưa được đẩy mạnh: Nguồn
ngoại tệ của Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm vẫn còn thấp, chưa đáp ứng đủ
nhu cầu vay ngoại tệ của khách hàng cho việc thanh toán.
- Hình thức dịch vụ chưa đa dạng: Hiện nay Ngân hàng công thương Hoàn
Kiếm có các dịch vụ như chi trả kiều hối, thanh toán séc du lịch, rút tiền tự động
Luợng L/C thanh toán hàng xuất khẩu của Ngân hàng chưa cao, gây khó khăn cho
Chi nhánh trong việc tự cân đối nhu cầu mua bán ngoại tệ.
Chi nhánh nằm ngay trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của thủ đô, nơi thu hút
số lượng rất lớn khách du lịch, tuy nhiên dịch vụ thanh toán thẻ của Chi nhánh phát
triển chưa tương xứng với tiềm năng.
- Trình độ cán bộ của Ngân hàng làm công tác thanh toán quốc tế tuy có đảm
bảo yêu cầu song kinh nghiêm thực tế chưa nhiều dẫn đến tốc độ và độ chính xác
trong việc xử lý các tình huống, đặc biệt nhiều khi còn mắc khiếm khuyết.
- Về phía khách hàng có những khó khăn như việc bên cạnh những doanh
nghiệp lâu năm có kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế thì cũng có không
ít những đơn vị chưa có kinh nghiệm. Do đó dẫn đến nảy sinh nhưng sai sót gây tổn
hại không những đến chính doanh nghiệp mà còn gây tổn hại đến uy tín của Ngân
hàng. Hầu hết các bộ chứng từ đều có sai sót, nhẹ thì Chi nhánh báo cho đơn vị sửa,
nhưng còn một số lỗi không thể sửa được thì Chi nhánh chỉ còn cách báo cho Ngân
hàng nhận L/C biết và chờ chỉ thị của họ. Chính vì vậy việc thanh toán có thẻ bị
chậm, bị phạt, thậm chí còn phải huỷ bỏ.
- Ngân hàng có thể chịu rủi ro trong trường hợp Ngân hàng bảo lãnh cho
người nhập khẩu đi nhận hàng khi chứng từ chưa về đến, người nhập khẩu có thể có
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

thể dây dưa thậm chí không thanh toán cho Ngân hàng trong khi Ngân hàng chi
nắm gữi của họ một số tiền ký quỹ không lớn. Hoặc trường hợp người nhập khẩu và
người xuất khẩu cấu kết để lừa đảo thì mọi hậu quả Ngân hàng sẽ phải gánh chịu.
- Môi trường hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động thanh toán quốc

tế nói riêng của Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm có sự cạnh tranh rất lớn của
các Ngân hàng thương mại khác, đặc biệt là các Ngân hàng ngoại thương, các Ngân
hàng nước ngoài tại Việt Nam,…
- Hành lang pháp lý cho hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động thanh
toán quốc tế nói riêng còn thiếu, bất cập, mặc dù luật Ngân hàng đã ban hành và có
hiệu lực, nhưng chúng ta chưa có luật ngoại hối, luật hối phiếu, luật séc. Các văn
bản hiện hành thì chồng chéo, qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi nên khó áp dụng, hiệu
lực pháp lý chưa cao.
- Cán cân vãng lai và cán cân thương mại quốc tế còn thâm hụt. Do cán cân
vãng lai và cán cân thương mại quốc tế thâm hụt dẫn đến mất cân đối giữa cung và
cầu ngoại tệ, ảnh hưởng đến khả năng mua bán ngoại tệ của các Ngân hàng thương
mại nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động thanh toán quốc tế.
Chương III:
giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng
công thương Hoàn Kiếm.
I- Định hướng phát triển về hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh.
Năm 2003 mở ra cho Việt Nam một triển vọng kinh tế tốt đẹp, chưa bao giờ
kinh tế Việt Nam đứng trước những cơ hội to lớn, tiếp cận được nhiều thị trường
như vậy. Tuy nhiên năm 2003 cũng sẽ khác nhiều so với năm 2002, bởi Việt Nam
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

sẽ phải cắt giảm 775 dòng thuế nhập khẩu theo khuôn khổ AFTA và Trung Quốc
đang trở thành đối thủ hết sức nặng ký đòi hỏi các doanh nghiệp phải phấn đấu hơn
nữa để không bị mất thị phần ngay tại Việt Nam. Các yếu tố trên đều dự báo cuộc
cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước sẽ gay gắt hơn, quyết
liệt hơn, do đó sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của các Ngân hàng. Mặt khác
việc thực hiện hiệp định thương mại Việt Mỹ và những cam kết của Việt Nam khi
gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) cũng sẽ đặt các Ngân hàng thương mại
Việt Nam trước những thách thức mới.
Vì vậy, để thích nghi với tình hình Chi nhánh đã đặt ra phương hướng, nhiệm

vụ cho các phòng ban nói chung và phòng kinh doanh đối ngoại nói riêng. Cụ thể
đối với phòng kinh doanh đối ngoại:
- Hoạt động mua bán ngoai tệ, thanh toán quốc tế phấn đấu tăng từ 15 - 20%
so với năm trước.
- Giữ vững, phát triển và nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm đáp
ứng tốt hơn những đòi hỏi của khách hàng trong lĩnh vực này.
- Cùng với hội nhập, cơ hội kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế đang
mở ra, phòng kinh doanh đối ngoại cần tăng cường bồi dưỡng kiến thức thương mại
quốc tế, luật, thông lệ quốc tế cho cán bộ để phát triển các nghiệp vụ tài trợ xuất
nhập khẩu tăng thu dịch vụ thông qua phát triển mạng lưới chi trả ngoại hối, thanh
toán séc, thẻ tín dụng.
Trong tưong lai không xa Ngân hàng sẽ phải cạnh tranh hoàn toàn bình đẳng
với các Ngân hàng thương mại nước ngoài, những đối thủ nặng ký hơn hẳn về danh
tiếng, lịch sử phát triển, công nghệ, vốn, chất lượng dịch vụ và cả trình độ nhân
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

viên… Các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng công thương
Hoàn Kiếm nói riêng đang đứng trước sứp ép cạnh tranh buộc phải chuyển đổi mô
hình tổ chức từ trụ sở chính đến các chi nhánh theo hướng các ngân hàng hiện đại.
Đây là bước tiến rất lớn vì nó đòi hỏi mỗi nhân viên đều phải sử dụng thành thạo
máy vi tính và thao tác nghiệp vụ với tính chuyên nghiệp cao.
Hơn nữa việc thực hiện Hiệp định thương mại Viêt - Mỹ, hiệp định AFTA
đang làm nền kinh tế Viêt Nam biến đổi nhanh chóng, toàn diện trên tất cả các lĩnh
vực từ sản xuất đến dịch vụ. Nếu cán bộ kinh doanh không kịp trang bị cho mình
kiến thức để nhận biết và đánh giá thì việc xác định và lựa chọn đội ngũ khách hàng
có năng lực cạnh tranh tốt sẽ không thể thực hiện được.
Vậy nên, yêu cầu đào tạo đang được đặt ra cấp bách đòi hỏi các phòng ban
nghiệp vụ nói chung và phòng kinh doanh đối ngoại nói riêng phải chủ động nêu ra
những vấn đề cần nghiên cứu học hỏi để phối hợp với phòng tổ chức hành chính mở
lớp học cho anh chị em. Trước mắt Chi nhánh cần nhanh chóng phổ cập kiến thức

tin học, ngoại ngữ tạo sự chuyển biến tích cực để phát huy tốt năng lực mỗi cá nhân
trong nghiệp vụ chuyên môn.
- Tích cực nghiên cứu đưa ra các sản hẩm dịch vụ mới, phát triển doanh thu
về dịch vụ (trong đó có dịch vụ thanh toán quốc tế) ngày càng chiếm tỷ trọng cao
trong thu nhập khoảng 25 – 30%).
- Chủ động nghiên cứu dự án hiện đại hoá Ngân hàng và hệ thống thanh toán,
hệ thống Ngân hàng một cửa, dịch vụ Ngân hàng trực tuyến, dịch vụ Ngân hàng
điện tử, sẵn sàng cho hội nhập.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×