Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Giải pháp phát triển hoạt động thanh tóan quốc tế tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm - 2 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.03 KB, 15 trang )


quyền của Ngân hàng trả tiền được trả toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho
một hay nhiều người khác, theo lệnh của người được hưởng lợi đầu tiên. Loại L/C
này chỉ được chuyển nhượng một lần, chi phí cho việc chuyển nhượng do người
hưởng lợi đầu tiên chịu.
- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): Thông thường khi tiến hành mua
bán qua trung gian thì người ta dùng loại thư tín dụng này.
Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình, thì người xuất khẩu
dùng L/C này để mở một L/C khác cho người khác hưởng với những nội dung gần
giống như L/C ban đầu (L/C gốc), như vậy L/C sau gọi là L/C giáp lưng.
- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): Loại L/C này thường được dùng
trong phương thức mua bán quốc tế hàng đổi hàng hoặc trong gia công quốc tế. Thư
tín dụng đối ứng chỉ bắt đầu có hiệu lực khi một thư tín dụng đối ứng nới nó đã
được mở.
- Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): Là loại thư tín dụng được dùng để
trả tiền nhiều lần, trong khuôn khổ thời hạn do hợp đồng mua bán ngoại thương quy
định. Sau khi thư tín dụng truớc đã được trả tiền song, thì thư tín dụng kế tiếp tự
động có hiệu lực. Khi khối lượng hàng hoá lớn được giao đều đặn làm nhiều lần thì
dùng loại L/C này sẽ rất thuận tiện.
- Thư tín dụng dự phòng (Stand-by L/C): Đây là loại thư tín dụng mà Ngân
hàng mở L/C chịu trách nhiệm trước người nhập khẩu về mặt tài chính khi L/C tuy
đã được mở, nhưng người xuất khẩu không thực hiện được nghĩa vụ của mình đối
với L/C. Loại L/C này được dùng phổ biến ở Mỹ.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

III- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc của Ngân hàng
thương mại.
1. Nhân tố chủ quan.
Một trong những nhân tố để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của một
Ngân hàng thương mại là đối với bản thân Ngân hàng phải có tiềm lực, phải có khả
năng để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế.


Chất lượng thanh toán quốc tế phụ thuộc vào trình độ, khả năng xử lý công
việc của cán bộ thanh toán, phụ thuộc vào trang thiết bị máy móc phục vụ cho việc
trao đổi thông tin, phụ thuộc vào nguồn ngoại tệ của Ngân hàng có đủ đáp ứng kịp
thời cho việc thanh toán và một điều quan trọng là phải có sự lãnh đạo, phương
hướng hoạt động đúng đắn của ban lanh đạo.
Để hoạt động thanh toán quốc tế của một Ngân hàng thương mại ngày càng
phát triển thì phải không ngừng chú trọng nâng cao trình độ của cán bộ Ngân hàng
nói chung và cán bộ thanh toán nói riêng, đầu tư và nâng cao trang thiết bị máy móc
cho các phòng nghiệp vụ. Ngân hàng phải tạo được uy tín, nâng cao được chất
lượng của các dịch vụ Ngân hàng để thu hút đựơc nhiều khách hàng về giao dịch từ
đó có thể khai thác được nguồn ngoại tệ cần thiết phục vụ cho nghiệp vụ cho vay
ngoại tệ tạo điều kiện mở L/C.
Bên cạnh đấy cũng phải thấy rằng kiến thức của khách hàng về lĩnh vực ngoại
thương nói chung cũng như hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng sẽ ảnh hưởng tới
chất lượng của quá trình thanh toán. Thiện chí của các bên tham gia trong khi mua
bán cũng ảnh hưởng tới quá trình thanh toán. Và một điều quan trọng là khách hàng
của Ngân hàng phải có khă năng thanh toán. Chính vì vây mà cán bộ thanh toán cần
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

phải tư vấn kỹ cho khách hàng, xem xét khả năng tài chính của khách hàng và Ngân
hàng phải có các biện pháp thu hút được nhiều khách hàng hơn.
2. Nhân tố khách quan.
Các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán quốc tế của các
Ngân hàng thương mại như: Tình hình kinh tế xã hội của đất nước nói chung và
hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu. Các
chính sách kinh tế đối ngoai, chính sách tài chính quốc gia của đất nước tạo bước
phát triển về hoạt động kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu,
khuyến khích vốn đầu tư nước ngoài, cải tổ lại hệ thống Ngân hàng .v.v từ đó thúc
đẩy hoạt động thanh toán quốc tế phát triển.
Bên cạnh đấy hệ thống thanh toán của hệ thông Ngân hàng, quy trình các

nghiệp vụ thanh toán cần phải được hoàn thiện để thúc đẩy hoạt động thanh toán
quốc tế được nhanh chóng hơn, chính xác hơn.
Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Ngân hàng
công thương Hoàn Kiếm.
I- Khái quát chung về chi nhánh Ngân Hàng Công thương Hoàn Kiếm.
1. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh.
Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm có trụ sở tại 37 Hàng Bồ – Hà Nội. Là
một doanh nghiệp nhà nước, được hình thành trên cở sở cũ là Ngân hàng Nhà nước
chi nhánh quận Hoàn Kiếm vào thời kỳ hệ thống ngân hàng một cấp. Lúc đó Ngân
hàng chủ yếu phục vụ cho sự phát triển kinh tế quận Hoàn Kiếm, doanh thu hoạt
động của Ngân hàng lúc đó chỉ hơn 1 tỷ.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Năm 1985 thay đổi cơ chế quy mô hoạt động của ngân hàng, từ hệ thống ngân
hàng một cấp chuyển thành hệ thống ngân hàng hai cấp cho nên vào ngày 1/7/1988
Ngân hàng Nhà nước Hoàn Kiếm trở thành Ngân hàng Công Thương khu vực Hoàn
Kiếm, trực thuộc Ngân hàng thành phố Hà Nội.
Năm 1985 - 1986 dư nợ của ngân hàng hơn 200 tỷ, nguồn vốn chủ yếu là các
quỹ tiết kiệm, các luồng tiền gửi của dân cư. Do đặc thù hoạt động phục vụ kinh tế
quận cho nên doanh thu không lớn, mức độ rủi ro tiềm ẩn là rất cao. Cho nên năm
1997 Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm quyết định chuyển hướng, thay thế đội
ngũ khách hàng, mở rộng cơ cấu nguồn vốn, hoạt động phục vụ chủ yếu các doanh
nghiệp lớn có tình hình tài chính lành mạnh, có thị phần hàng hoá và biết sử dụng
vốn của ngân hàng một cách có hiệu quả. Nguồn vốn khoảng từ 300 tỷ đă lên 1600
tỷ vào cuối năm 1988 và dư nợ từ 170 tỷ lên từ 600 tỷ dến 700 tỷ.
Doanh số cho vay năm 2000 đạt 1690 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 1999.
Năm 2001 dự nợ tăng 17% so với năm 2000, trong năm không có phát sinh nợ quá
hạn. Năm 2002, tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh đạt 808 tỷ đồng, tăng 26% so
với năm 2001.
Đến nay tổng cán bộ công nhân viên của Ngân hàng hơn 230 người, trong đó

có một giám đốc và ba phó giám đốc. Là một đơn vị trực thuộc Ngân hàng công
thương Việt Nam. Hiện nay ngân hàng có 10 phòng ban, mỗi phòng ban thực hiện
các chức năng và mảng công việc riêng, cụ thể có: Phòng nguồn vốn, Phòng kinh
doanh, Phòng kế toán, Phòng kinh doanh đối ngoại, Phòng ngân quỹ, Phòng vi tính,
Phòng kiểm soát, Phòng thu nợ, Phòng tổ chức hành chính nhân sự, Phòng giao
dịch Đồng Xuân, Phòng dịch vụ chuyển tiền cá nhân, Tổ dịch vụ Sài Đồng. Riêng
phòng nguồn vốn có 11 quỹ tiết kiệm nằm rải rác trên địa bàn quận.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Các hoạt động dịch vụ của ngân hàng ngày càng được phát triển thêm, hiện
nay Ngân hàng sẵn sàng đáp ứng các dịch vụ ngân hàng – tài chính như: Mở tài
khoản tiền gửi doanh nghiệp và cá nhân, nhận tiền gửi tài khoản bằng đồng VNĐ và
ngoại tệ, tín dụng, bảo lãnh, thanh toán trong nước và quốc tế, chuyển kiều hối,
thanh toán thẻ tín dụng quốc tế - séc du lịch, mua bán ngoại tệ, dịch vụ chuyển tiền
nhanh, dich vụ chi trả tiền lương, dịch vụ kho quỹ.
Đặc biệt, phục vụ tận doanh nghiệp: Dịch vụ Bảo hiểm, dịch vụ thẻ ATM,
dịch vụ tư vấn quản lý tài chính,.v.v
2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh mấy năm gần đây.
Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và của ngành ngân hàng,
nhưng Ngân hàng công thương Hoàn kiếm đã cố gắng vưon lên về nhiều mặt và đã
đạt được những kết quả tốt đẹp, đáng khích lệ. Kết quả đó củng cố được vị thế của
Ngân hàng, cải thiện một bước đời sống cán bộ công nhân viên, đồng thời góp phần
vào sự nghiệp phát triển của nền kinh tế.
Với phương châm “ổn định - an toàn - hiệu quả và phát triển” ngay từ đầu năm
1998, Chi nhánh đã xác định cho mình một hướng đi đúng đắn. Cùng với mục tiêu
tăng trưởng dư nợ đối với khách hàng chiến lược Chi nhánh đã đa dạng hoá sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng, phát triển các hình thức cho vay nội tệ, ngoại tệ, trung và
dài hạn, nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và chuyển tiền nhanh qua
mang vi tính, dich vụ thẻ ATM.
Lịch sử phát triển của Chi nhánh là huy động tiền gửi của dân cư từ các quỹ

tiết kiệm, trong đó VNĐ chiếm gần 100% với lãi suất đầu vào rất lớn. Việc cho vay
tập trung chủ yếu ở các hợp tác xã, hợp tác tiểu thủ công nghiệp thuộc kinh tế quận
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

cùng các khách hàng tư nhân, cá thể. Từ đầu năm 1997 với một tập thể ban lãnh đạo
và lãnh đạo các phòng ban mới kiện toàn, có tâm huyết, nhiệt tình, tận tâm với
nghề, đoàn kết một lòng với sự chỉ đạo của Ngân hàng công thương Viêt Nam và xu
thế phát triển kinh tế của đất nứơc. Khởi đầu là sự thay đổi trong cách đánh giá,
nhìn nhận về cơ cấu chiến lược khách hàng, chi nhánh đã tìm hiểu, tiếp cận thuyết
phục được để đầu tư cho những khách hàng có tiềm lực kinh tế dồi dào, có thế
mạnh trong cạnh tranh, hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Với nền kinh tế đang ngày càng tiến gần ngữơng cửa hội nhập : Mở cửa và hội
nhập đang tạo ra cơ hội và thách thức mới cho các doanh nghiệp Việt Nam và
những người bạn đồng hành với nó - các ngân hàng.
Nhận thức rõ cơ hội và thách thức, bám sát chỉ đạo của Ngân hàng công
thương Việt Nam, cấp uỷ chính quyền, tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ của bạn hàng,
Chi nhánh Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm đã nỗ lực phấn đấu vươn lên phát
triển kinh doanh và đã đạt được:
1. Công tác huy động vốn:
Mạng lưới quỹ tiết kiệm của Chi nhánh nằm rải rác khắp địa bàn quận, tận thu
nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, tốc độ nguồn vốn huy động tăng trưởng cao trong
bối cảnh hầu hết các Ngân hàng thương mại đều tăng lãi suất huy động để thu hút
nguồn vốn.
Năm 2000 thu được 530 tỷ đồng tăng 12% so với năm 1999 đưa tổng nguồn
vốn của Chi nhánh lên đến hơn 2182 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 1999.
Năm 2001, tổng nguồn vốn huy động là 4200 tỷ đồng, tăng 2027 tỷ đồng, vượt
93% so với năm 2000.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Năm 2002, đạt 4700 tỷ đồng (tăng 12,6% và vượt 5,2 % so với kế hoạch đặt

ra).
Có thể nói, sự tăng trưởng lớn về nguồn vốn không chỉ là kết quả của phong
cách phục vụ văn minh, lịch sự, tận tình chu đáo, mà còn khẳng định về uy tín và vị
thế của Chi nhánh trên thương trường. Với tổng nguồn vốn lớn và ổn định, Chi
nhánh có đủ khả nằng để đáp ứng mọi nhu cầu về vốn đối với khách hàng, đồng
thời chuyển vốn về Ngân hàng công thương Việt Nam, góp phần điều hoà toàn bộ
hệ thống và tham gia thị trường vốn.
2. Hoạt động tín dụng:
Là hoạt động cơ bản, quan trọng của Chi nhánh. Vì vậy đây không chỉ là
nhiệm vụ của ngành cán bộ kinh doanh, mà là lĩnh vực lôi cuốn tất cả các phòng
ban, các hoạt động hướng về phục vụ một cách tốt nhất đối với khách hàng.
Mục tiêu cơ bản được đặt ra là nâng cao chất lượng tín dụng, hoạt động tín
dụng chủ yếu đi vào chiều sâu. Chính vì vậy Chi nhánh đã liên tục rà soát, đáng giá
chất lượng tín dụng sàng lọc và nâng cao chất lượng dư nợ đối với những khách
hàng truyền thống, đồng thời không ngừng nghiên cứu, tìm kiếm và tiếp thị các
khách hàng mới là các tổng công ty 90, 91 và các doanh nghịêp có vốn đầu tư nước
ngoài có uy tín và khả năng tài chính lành mạnh, tiếp cận các dự án có tính khả thi
cao, đặt nền móng cho việc mở rộng công tác tín dụng một cách vững chãi. Vốn tín
dụng được đầu tư an toàn, hiêu quả cho các ngành kinh tế trọng điểm như: Than,
Điện, Dầu khí, Lương thực, Lắp máy, chế biến nông sản xuất khẩu, Xây dựng v.v…
Các doanh nghiệp dân doanh và hộ gia đình có nhu cầu cũng được chú ý nhiều
hơn.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Doanh số cho vay năm 2000 đạt 1690 tỷ đồng tăng 18% so với năm 1999.
Doanh số thu nợ đạt 1713 tỷ tăng 13% so với năm 1999.
Dư nợ cho vay bình quân đạt 330 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay nội tệ
chiếm 82%, dư nợ cho vay ngoại tệ chiếm 18%, dư nợ ngắn hạn chiếm 72%, dư nợ
trung dài hạn chiếm 28% tổng dư nợ.
Năm 2001 dư nợ đạt 641 tỷ đồng, tằng 17,3% so với năm 2000. Trong năm

không phát sinh nợ quá hạn. Dư nợ ngắn hạn chiếm 62%, dư nợ trung dài hạn
chiếm 38%. Doanh số cho vay đạt 1933 tỷ đồng, tăng so với năm 2000 là 14%,
trong đó doanh số cho vay xuất nhập khẩu đạt 1291 tỷ đồng.
Năm 2002 tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh đạt 808 tỷ đồng tăng 26% so với
năm 2001, ngắn hạn chiếm 44%, trung dài hạn chiếm 56%, dư nợ cho vay ngoài
quốc doanh chiếm 29%, tập trug chủ yếu vào các công ty có vốn đầu tư nước ngoài,
sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và trên thế giới.
Sở dĩ dư nợ ngày càng tăng vì Ngân hàng đã xác định qui mô dư nợ phù hợp
với trình độ, khả năng và kinh nghiệm quản lý của cán bộ, lấy an toàn, hịêu quả làm
mục tiêu hàng đầu, phát triển đúng hướng, phù hợp chủ trương của Ngân hàng công
thương Việt Nam.
3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế .
Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của Chi nhánh bắt đầu
phát triển mạnh từ cuối năm 1997 và đến năm 1998 trở thành hiện tượng quan trọng
đóng góp lớn vào hiệu quả của Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm. Năm 2000
đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc trong hoạt động kinh doanh đối ngoại của Chi
nhánh. Với tinh thần cố gắng làm việc phấn đấu vươn lên, với nghiệp vụ vững vàng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

và phong cách giao dịch được hoàn thiện một cách rõ nét của từng cán bộ kinh
doanh đối ngoại, sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phòng ban nên dù gặp muôn
vàn khó khăn do sự khan hiếm ngoại tệ mang lại…. Nhưng với thời gian hoạt động
chưa bằng một nửa các chi nhánh khác, Chi nhánh đựơc đánh giá là 1 trong 6 đơn vị
có hoạt động thanh toán quốc tế phát triển nhất trong hệ thống Ngân hàng công
thương Việt Nam.
Năm 2000 Chi nhánh đă đạt được doanh số thanh toán hàng xuất là 60 triệu
USD, chiếm 20% tổng doanh số hàng xuất của hệ thống Ngân hàng công thương,
mở được 440 L/C với doanh số 40 triệu USD, đáp ứng yêu cầu nhập khẩu của
khách hàng. Đối với nghiệp vụ nhờ thu, TTR Chi nhánh cũng đã làm rất tốt, doanh
só nhờ thu đạt 12 triệu 741 ngàn USD, doanh số TTR đạt 52 triệu USD, đưa doanh

số thanh toán hàng nhập khẩu lên 104 triệu USD (quy đổi). Doanh số mua bán
ngoại tệ đạt 95 triệu USD, thu phí về hoạt động thanh toán quốc tế là 2,4 tỷ đồng.
Năm 2001, doanh số kinh doanh ngoại tệ đạt 190 triệu USD (trong đó doanh
số mua 96 triệu USD, bán 94 triệu USD) tăng gấp 2 lần so với năm 2000. Doanh số
thanh toán xuất nhập khẩu đạt 170 triệu USD, tăng 4% so với năm 2000, trong đó
doanh số xuất khẩu đạt 55 triệu USD. Tổng thu phí dich vụ kinh doanh đối ngoại và
thanh toán quốc tế đạt 3,5 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2000, trong đó thu phí từ
kinh doanh ngoại tệ là 1,1 tỷ đồng.
Năm 2002, tổng thu phí hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế
đạt 3,3 tỷ đồng, trong đó thu từ kinh doanh ngoại tệ là 1 tỷ đồng tăng 27% so với
năm 2001.
4. Công tác kế toán và lợi nhuận.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Cùng với các phòng ban khác, phòng kế toán đã có nhiều cố gắng nâng cao
chất lượng dich vụ, củng cố thêm nguồn tiền gửi kỳ hạn ổn định, tăng khối lượng
thanh toán qua ngân hàng, chuyển tiền điện tử, tạo ra nguồn thu nhập không nhỏ từ
thu phí dich vụ.
Công tác kế toán đã chấp hành nghiêm chỉnh pháp lệnh kế toán thống kê của
Nhà nước, đảm bảo chính xác, trung thực, hợp lệ, hợp pháp.
Đặt biệt từ tháng 8/2000 Ngân hàng đã thành lập thêm Tổ dich vụ chuyển tiền
và tài khoản cá nhân ở 39 Hàng Bồ và Tổ dịch vụ thanh toán khu công nghiệp Sài
Đồng tạo nên một bứơc đột phá, nhằm đa dạng hoá hoạt động dich vụ để phục vụ
khách hàng đựơc tốt hơn.
Năm 2000, Chi nhánh đã có đựơc gần 22 tỷ đồng lợi nhuận hạch toán. Năm
2001 vẫn đạt 17,5 tỷ đồng, vượt 16% so với kế hoạch Ngân hàng công thưong Việt
Nam giao.
Đặc biệt, năm 2002 Chi nhánh đa tham gia mạng thanh toán điện tử liên ngân
hàng và phát triển thêm dịch vu thẻ ATM. Trong năm, tổng thu dich vụ là 6865
triệu đồng, tăng 65% so với năm 2001, chiếm 11% lợi nhuận hạch toán.

5. Công tác đào tạo, tổ chức nhân sự và các công tác khác:
- Công tác đào tạo luôn được quan tâm và coi trọng. Trong năm 2002, Chi
nhánh đã liên tục cử cán bộ tham gia các khoá học bồi dưỡng nghiệp vụ của Ngân
hàng công thương Việt Nam. Đặt biệt đã tổ chức lớp học kỹ năng bán hàng cho 30
cán bộ thuộc các phòng ban khác nhau nhằm cung cấp kỹ năng thuyết trình, kỹ năng
đàm phán, kỹ năng lắng nghe, gợi mở nhu cầu, …theo phương pháp bán hàng hiện
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

đại. Lớp học đựơc anh chị em rất hoan nghênh và nhiệt tình phổ biến những kiến
thức đã học tới toàn thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh.
- Công tác ngân quỹ luôn được cải tiến, đảm bảo thực hiện thu chi tiền mặt
nhanh chóng chính xác, hiệu quả.
- Công tác thông tin điện toán được Chi nhánh rất chú trọng tới việc ứng dụng
tin học vào công tác quản lý, đã xây dựng thành công các chương trình quản lý nhân
sự và quản lý dữ liệu nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho ban l•nh đạo.
- Công tác kiểm tra nội bộ thường xuyên, liên tục, theo định kỳ hoặc đột xuất
nhằm phát hiện kịp thời những thiếu sót trong tất cả các nghiệp vụ.
- Công tác thu hồi nợ đọng cũng được đẩy mạnh, giảm được một phần những
khoản nợ đọng do lịch sử để lại.
- Năm qua, Chi nhánh đã triển khai thực hiện tốt, có sáng tạo quy chế dân chủ
tại cơ sở. Qua kiểm tra, Chi nhánh đã được chủ tịch Công đoàn ngành và Ban l•nh
đạo Ngân hàng Nhà nước đánh giá cao.
- Ngoài ra, Chi nhánh ta đã duy trì được các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể
thao, thường xuyên tổ chức giao lưu với các đơn vị, khách hàng và ngân hàng bạn
làm phong phú đời sống tinh thần của cán bộ nhân viên và củng cố thêm niềm tin,
mối quan hệ tốt đẹp giữa Chi nhánh với bạn hàng.
II- Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế ở Chi nhánh Ngân hàng công
thương Hoàn Kiếm.
1. Sự ra đời và phát triển.
Kể từ năm 1990, do sự biến động về tình hình kinh tế, chính trị, x• hội trong

nước cũng như trên thế giới đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

thay đổi nhiều mặt. Trước tiên, do nền kinh tế trong nước bắt đầu chuyển sang cơ
chế thị trường, nên các giao dịch ngoại thương không còn bị bó buộc bởi Nhà nước
nên đã bùng nổ theo sự chỉ đạo của “ bàn tay vô hình” dẫn đến kim ngạch xuất nhập
khẩu tăng lên.
Đặc biệt, từ khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam thì ngày càng có
nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Trước tình hình đó,
nếu vẫn để một mình Ngân hàng ngoại thương độc quyền trong thanh toán quốc tế
thì chắc chắn Ngân hàng ngoại thương không thể kham nổi. Chính vì vậy, ngày 24-
5-1992 Hội đồng Nhà nước đã ký pháp lệnh số 38/CCT - HĐNN cho phép các
Ngân hàng thương mại tham gia vào các quan hệ tín dụng và thanh toán quốc tế.
Kể từ đó, Chi nhánh Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm đã được phép tham
gia vào nghiệp vụ thanh toán quốc tế, song tự xét thấy chưa đủ khả năng cũng như
chưa có nhu cầu từ phía khách hàng nên Chi Nhánh vẫn chưa thực sự tham gia vào
hoạt động này.
Nhưng cùng với quá trình đi lên của nền kinh tế, đứng trước thực trạng là
khách hàng có quan hệ tín dụng với Chi nhánh Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm,
có tài khoản ở Chi nhánh song nếu có quan hệ thanh toán quốc tế lại phải thực hiện
thông qua Ngân hàng ngoại thương, điều đó kéo theo nhiều thủ tục rườm rà. Tại sao
trong khi Chi nhánh Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm được phép tham gia vào
hoạt động thanh toán quốc tế mà khách hàng của mình lại phải thông qua Ngân
hàng Ngoại thương. Để giải quyết vấn đề này, năm 1996 Tổ thanh toán quốc tế và
kinh doanh đối ngoại được nâng cấp lên thành phòng Kinh doanh đối ngoại.
Ban đầu Chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm trong
nghiệp vụ này, nhưng được sự chỉ đạo của Ngân hàng công thương Việt Nam, cùng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

với trình độ chuyên môn và sức sáng tạo của đội ngũ nhân viên làm công tác kinh

doanh đối ngoại, Chi nhánh đ• đạt được nhiều kết quả khả quan trong hoạt động
kinh doanh hết sức mới mẻ này. Nghiệp vụ bắt đầu phát triển mạnh từ cuối năm
1997 và đến năm 1998 đã trở thành hoạt động quan trọng đóng góp lớn vào kết quả
của Chi nhánh Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm.
Phòng kinh doanh đối ngoại hiện nay có 15 người, các nghiệp vụ chính của
phòng như: Mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu, thanh toán L/C xuất khẩu, thanh
toán chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ, dich vụ thẻ ATM, ngoài ra còn có các dịch
vụ như chi trả kiều hối, thanh toán séc du lịch,.v.v
2. Quy trình một số nghiệp vụ thanh toán quốc tế chủ yếu ở Ngân hàng công
thương Hoàn Kiếm.
Trước đây hoạt động thanh toán quốc tế của hệ thống Ngân hàng công thương
Viêt Nam được thông qua hai đầu mối là hội sở Ngân hàng công thương Việt Nam
(đối với các chi nhánh phía bắc) và Chi nhánh Ngân hàng công thương thành phố
Hồ Chí Minh (đối với các Chi nhánh phía nam). Từ năm 1995 để đảm bảo sử dụng
nguồn ngoại tệ một cách tiết kiệm, có hiệu quả nhất, đồng thời để phát huy được
sức mạnh của cả hệ thống và đảm bảo vai trò kiểm soát của Ngân hàng công thương
Viêt Nam hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng công thương Việt Nam được
tập trung một đầu mối là Ngân hàng công thương Viêt Nam.
Ngân hàng công thương Viêt Nam là đầu mối duy nhất của cả hệ thống thực
hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, các chi nhánh trực thuộc Ngân hàng công thương
Việt Nam có đủ điều kiện tham gia thanh toán quốc tế đều thực hiện qua đầu mối
duy nhất là Ngân hàng công thương Việt Nam. Chỉ có Ngân hàng công thương Việt
nam mới được phép đặt quan hệ đại lý và mở tài khoản NOSTRO tại Ngân hàng đại
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

lý ở nước ngoài, các tài khoản tiền gửi tiền vay tại Ngân hàng Nhà nước và các
Ngân hàng thương mại khác trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngân hàng công thương Việ Nam mở tài khoản điều chuyển vốn ngoại tệ, tiền
gửi dữ trữ bắt buộc,… cho các Chi nhánh theo từng loại ngoại tệ và thực hiện tính
lãi cho các Chi nhánh. Các Chi nhánh được yêu cầu Ngân hàng công thương Việt

Nam chuyển đổi từ loại ngoại tệ này sang loại ngoại tệ khác.
Hàng quý, Ngân hàng công thương Việt Nam thông báo hạn mức sử dụng
ngoại tệ cho từng Chi nhánh Ngân hàng công thương (bao gồm hạn mức tối thiểu và
hạn mức gia tăng) để Chi nhánh chủ động trong việc giải quyết các mối quan hệ với
khách hàng. Nếu Chi nhánh có nhu cầu tăng thêm phải báo ngay về Ngân hàng công
thương Việt Nam.
Việc thanh toán ngoại tệ trong nội bộ hệ thống Ngân hàng công thương Việt
Nam, giữa hệ thống Ngân hàng công thương với các ngân hàng khác hệ thống và
các Ngân hàng nước ngoài, việc mở L/C và thông báo L/C đều được thực hiện trên
máy vi tính theo một chương trình phần mềm thống nhất.
Hiện nay, quy trình tổ chức theo dõi thanh toán L/C xuất nhập khẩu, quy trình
thanh toán nhờ thu ngoại tệ được thực hiện theo quyết định số 26/NHCT ngày
1/03/1996 của thống đốc Ngân hàng công thương Việt Nam.
2.1. Quy trình tổ chức và theo dõi thanh toán L/C nhập khẩu.
Chi nhánh Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm là Chi nhánh loại một được
NGân hàng công thương Việt Nam chấp nhận trực tiếp mở L/C, kiểm soát và chịu
trách nhiệm về toàn bộ nội dung, tính chính xác của L/C và khả năng thanh toán của
khách hàng.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

2.1.1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.
Chi nhánh chỉ được phép trực tiếp nhận hồ sơ thanh toán L/C hàng nhập khẩu
cho khách hàng khi còn hạn mức sử dụng hoặc phạm vi mức gia tăng (nếu có) theo
quy định của Ngân hàng công thương Việt Nam tong mối quan hệ điều chuyển vốn
ngoại tệ nội bộ, chấp hành mức phán quyết trong cho vay hoặc bảo lãnh theo quy
định thực hiện hành của Tổng giám đốc Ngân hàng công thương Việt Nam.
Khách hàng có nhu cầu nhập khẩu thanh toán bằng phương thức L/C nếu
không có ký quỹ hoặc mức ký quỹ dưới 100%, trước khi làm thủ tục mở L/C đều
phải làm thủ tục cam kết thanh toán hoặc vay vốn thông qua phòng kinh doanh, cam
kết thanh toán hoặc khế ước vay phải được l•nh đạo Chi nhánh phê chuẩn.

Để nâng cao trách nhiệm của Ngân hàng, giảm bớt thủ tục phiền hà, Chi nhánh
có thể tiến hành phân loại, cấp hạn mức tín dụng mở L/C cho các khách hàng có
quan hệ giao dịch thường xuyên, quan hệ vay trả sòng phẳng, xác định mức ký quỹ
tối thiểu cho từng đơn vị có quan hệ giao dịch khi mở L/C thanh toán bằng vốn tự
có.
Hạn mức tín dụng mở L/C, tỷ lệ ký quỹ khi mở L/C bằng vốn tự có hoặc cam
kết thanh toán do giám đốc Chi nhánh quyết định và chịu trách nhiệm trên cơ sở đề
xuất của phòng kinh doanh tuỳ theo hạn mức tín nhiệm, khả năng tài chính hoặc tài
sản thế chấp và hiệu quả kinh doanh của các hàng hoá nhập khẩu, … Và thông báo
cho bộ phận thanh toán quốc tế vào đầu quý khi có nhu cầu bổ xung hoặc thay đổi
thải thông báo bằng văn bản.
Cán bộ thanh toán L/C khi tiếp nhận hồ sơ xin mở L/C của khách hàng phải
kiểm tra xác minh và đảm bảo hồ sơ có đủ các điều kiện sau:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×