Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chuyện thú vị về những phát minh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.25 KB, 6 trang )

Chuyện thú vị về những
phát minh
Từ thuyết tương đối, hình học tọa độ đến chiếc lò vi sóng hay miếng
giấy ghi nhớ đều mang trong nó một câu chuyện thú vị về hành trình "tìm
ra rồi" của các nhà khoa học.
Giấy ghi nhớ
Cố phát minh ramột loại chất dính tốt nhưnglại chỉ tìm ra loại keo có độ
dính yếu, SpencerSilver cho mình là vô dụng.Tuynhiên, đồng nghiệp của ông tại
công ty 3Mlà Arthur Fry đã chứngminh điều ngược lại,ôngdùngloại keo đó để
dính mẩugiấy đánh dấu các trang sách. Trongmột lần đi nhàthờ, cách làm của Fry
đã thu hút sự chú ýcủa nhiều người, từ đó giấy ghi nhớ đã trở nên phổ biến.
Khóa dính Velcro
Một ngàyđẹp trời, nhàphát minhGeorgede Mestralđi dạo cùngchú chó của
mình trongmộtcánh rừng gần nhà. Khi quayvề, quần áoôngbị dính đầy những
bông hoa cỏ. Georgetự hỏi điều gì khiến chúngdính quáchặt vào quần áo như thế.
Đặt một bônghoa dưới kính hiển vi, ông thấy mỗi bông cỏ đềucó sợituahình cái
móc, nhờ thế đã khiến chúng dễ dàng dínhchặt vàoquầnáo. Ý tưởng về chiếc khoá
dính Velcrođã ra đời từ đó và được ứng dụng rất nhiều trong thời trang.
Lò vi sóng
Lò vi sóng rađời rất tìnhcờ khi nhà phátminh Spensernhận thấythanh kẹo
của ông bị chảy ra khiôngđứng gầnmộtđài radar. Vớikiến thứcchuyên sâuvề kỹ
thuật, ông hiểu rằngchính luồng sóng điện từ của cỗ máy đã làm tan chảy thanh
kẹo. Từ đó, ý tưởng về một chiếcmáy làm nóng thức ăn bằng các sóng điện từ đã
nhen nhóm trong đầucủa Spenser.Năm 1947,lò vi sóng lầnđầu tiênchính thức ra
đời.
Hình học toạ độ
“Tôi tư duynghĩalà tôi tồntại”,câu nói tiếng nổi tiếngcủa Descartes thường
được mọi người nhớ nhiều hơn làphát minhhìnhhọc toạ độ của ông. Tuy nhiên,
khái niệm hình học của Descartesđược nhân loại sử dụng nhiều hơn cả. Từng là
đứa trẻ ốm yếu, suốtngàychỉ nằm trên giuờng nênDescartes để ý và theo dõi một
con ruồi bay lượn trên đầu mình.Bằng trí thông minhvốn có, ôngmiêu tả một


cách chính xác toạ độ bay của chú ruồi bằng việc chú ý vào đường bay củanó từ
tường qua trần nhà. Từ đấy, hìnhhọc toạ độ ra đời. Giờ đây, hìnhhọctọa độ là môn
học không thể thiếu trong chương trình giảng dạy của hầu hết các quốcgia trên thế
giới và là nền tảng cho nhiều kiến thứckhoahọc khác.
Vô tuyến truyền hình
Philo Farnswort nảy sinhý tưởngvề vô tuyến truyền hình khilàm việc trên
cánh đồngtáo. Những luống cày trên ruộnglàm ông nghĩ tới mộtcỗ máy có thể ghi
lại hình ảnhvàhiện tín hiệu điệntử có thể quét được hình ảnh.Năm 1927, ông
nghiên cứu và tạo ramột chiếcvô tuyến truyền hình điện tử đầutiên.
Archimedes và Vương miện vàng
Có lẽ Archimedeskhông phải là người đầutiên phấn khíchkhi tìmra một
phát minhnào đó. Nhưng lịch sử ghinhận ông là người đầu tiênnói câu "Eureka"
(tìm rarồi). Câu chuyệnbắt đầu khi VuaHiero II, Hy lạp, nghingờ chiếc vương
miện của mình khôngđượclàm từ vàng.Archimedesđượcgiao tìmhiểusự thật
với điều kiện khônglàm hư hại chiếc vương miện kia.
Một lần, ôngmang theo chiếc vương niệmvào bồn tắm và pháthiệncó thể kiểm
tra chiếc vươngmiện bằng khối lượng nước nó chiếm.Nếu vương miệnđượclàm
từ một chất khác thì khối lượng nước sẽ ít hơn so với việc nó làm hoàntoàn bằng
vàng. Tronglúc sungsướng,ông chạy đi báo với đức vua trong tìnhtrạng không
một mảnh vải che thân.
Truyền dẫn hoá học xung điện thần kinh
Năm 1900,các nhà khoahọc đã lần đầu tiên đề xuất triển khai ý tưởng
truyền dẫn hóa học của xung điện thần kinh,tuy vậy, ý tưởngvẫncòn là một giả
thuyết. Đếnnăm 1920, một đêm gần dịp lễ Phục sinh, nhà khoa họcOtto Loewimơ
một giấcmơ kỳ lạ: ông đã có thể chứng minhphương pháp thực nghiệm về truyền
dẫn hoá họcxungđiện thần kinh.
Ngay lập tức, ông đã bật dậy, phấn chấn lấy giấybút viết nguệch ngoạc vài con chữ
rồi tiếp tụcđi ngủ. Vậymà, khi tỉnhdậy vào sáng hôm sau, ôngkhông thể hiểu nổi
mình đã viết hay vẽ cái gì.Đến tối hômđó sau,ônglại có cùng giấc mơ tươngtự và
lần này ông khôngngủ tiếp mà ghi chép cẩn thận hơn công thứccủa mình.Nhờ

phát hiệnnày mà Loewi nhận được giải thưởng Nobelvề sinh lý y học năm 1936.
Thuyết tương đối
Một lần dừng xe tạicột đèn giaothông gầntháp đồng hồ Bern, nhàbáchọc
Einsteintìm thấy câu trả lời chonhững thắc mắc mà bấy lâu nayông băn khoăn về
thuyết tươngđối. Mối quanhệ giữa chiếc xe - cột đèn giao thông vàchiếc xe với
tháp đồng hồ là minh chứng rõràng nhất chotính tươngđối và tuyệt đối của thời
gian. Từ đó nhà khoahọc rút ra kết luận: Thời giankhông phải bất biến mà nó phụ
thuộc vàotốc độ mà bạn di chuyển.

×