Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ung thư trực tràng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.61 KB, 5 trang )

Ung thư trực tràng


1. Đặc điểm:
- Chiếm 25% các bệnh ung thư ống tiêu hoá, thường ở tuổi 50-60, ở nam gặp
nhiều hơn nữ.
- Thường là ung thư liên bào, loại ung thư liên kết hiếm, bệnh tiến triển âm thầm,
chậm.
- Hầu hết là nguyên phát trên nền niêm mạc lành, có khi là polyp trực tràng bị ung
thư hoá, nhất là bệnh Polyp (polypose), u nhung mao, đôi khi viêm loét trực tràng
mạn tính
- Thường là dễ chẩn đoán bằng sờ (thăm trực tràng), nhìn (soi trực tràng), X quang
và sinh thiết trực tràng.
2. Giải phẫu bệnh lý:
+ Đại thể: có 3 hình thái
 Thể sùi như súp lơ trên nền cứng
 Loét có bờ nham nhở cứng như “miếng bìa”
 Phối hợp loét với sùi
+ Vi thể: thấy các tế bào ung thư của
 Biểu mô tuyến (tuyến Liberkuhn)
 Biểu mô nhầy (rất ác tính)
 Hoặc Sarrcom trực tràng (rất hiếm)
3. Sự lan tràn của ung thư:
- Ăn quanh khẩu kính trực tràng (khoảng 6 tháng thì tế bào ung thư lan hết cả
vòng tròn khẩu kính của trực tràng).
- Quành sang hai bên nhanh, xuống tầng dưới niêm mạc, đến bao xơ thì phát triển
chậm lại (giai đoạn lý tưởng để phẫu thuật).
- Lan ra ngoài trực tràng, có khi vào thành âm đạo, tử cung (nữ) hoặc túi tinh, tiền
liệt tuyến (nam).
- Lan theo đường tĩnh mạch (rất hiếm, tuy vậy có thể qua đường này di căn lên
gan, phổi, xương).


- Lan tràn theo đường bạch mạch chậm.
- Rất ít khi lan tràn theo chiều ngược lại.
4. Triệu chứng lâm sàng
Thường nghèo nàn, ở giai đoạn đầu gần như không có triệu chứng, hoặc một số
triệu chứng nhưng bệnh nhân không để ý (ỉa ra máu nhẹ, ỉa chảy thoáng qua, thay
đổi thói quen đi ngoài thông thường cảm giác đầy đầy ở bóng trực tràng hậu môn).
a. Giai đoạn khởi phát
- Có dấu hiệu thiếu máu: da xanh, gầy sút
- Ỉa ra máu lẫn phân, hoặc chỉ ỉa ra máu
- Táo bón xen kẽ các đợt ỉa chảy
- Phân biến dạng nhỏ, dẹt (như lá tre).
- Thăm trực tràng:
 Thấy khối u ở bóng trực tràng: cứng, sần sùi, dễ chảy máu
 Tình trạng thành trực tràng dính vào khối u thâm nhiễm chắc, hoặc còn
mềm mại.
b. Giai đoạn muộn
- Toàn thân suy kiệt, thiếu máu nặng
- Ỉa ra máu liên tục nhiều, phân dẹt nhỏ
- Đi tiểu khó hoặc không đái được.
- Viêm nhiễm mủ quanh trực tràng.
- Thăm trực tràng:
 Khối u ăn hết vòng của khối kính trực tràng
 U dính vào tổ chức xung quanh, vào tiền liệt tuyến, âm đạo tử cung,
phần phụ.
- Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới, huyết khối phổi
- Di căn các nơi
5. Triệu chứng cận lâm sàng
a. Soi trực tràng
- Có thể thấy một đám sùi, đụng vào dễ chảy máu, hoặc thấy một mảng nổi gồ
lên, giữa bị loét, đụng vào dễ chảy máu.

- Thường thấy tổn thương ung thư ở bóng trực tràng trên đoạn 8cm
- Trong trường hợp nghi ngờ (u lành hay ác tính) thì phải sinh thiết.
b. Các thăm dò khác
- Chụp bóng trực tràng có tráng một lớp baryte: có thể phát hiện được khối u,
nhất là chụp nghiêng. Trong các trường hợp khối u cao, gần đại tràng Sigma
thì phải chụp trực tràng-đại tràng để phát hiện.
- Chụp thận- bàng quang bằng thuốc cản quang tĩnh mạch: để xác định ung
thư trực tràng thâm nhiễm sang đường niệu quản, bàng quang.
- Chụp phổi, xương, hệ tĩnh mạch lách-cửa-chủ xem đã có di căn của ung thư
trực tràng tới phổi, gan , lách, xương.
6. Điều trị
Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng có khối u sau đó chạy tia và hoá chất

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×