Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Biến chứng nạo phá thai ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.65 KB, 6 trang )

Biến chứng nạo phá thai

Phá thai không an toàn sẽ gây những tai biến nguy hiểm.
I. BIẾN CHỨNG TỨC THÌ
1/ Tai biến gây tê - gây mê
Trong gây mê có tai biến khoảng 1/ 2.000 và tử vong là 1/ 8.000. Nguyên nhân tử
vong có thể do không tôn trọng các chống chỉ định của gây mê, một phản xạ
ngưng tim hoặc một sốc dị ứng.
Trong khi gây tê bằng Xylocaine, nếu thuốc tê vào mạch máu có thể gây ra các
cơn co giật theo sau là ngạt thở, sốc phản vệ hoặc truî mạch đơn thuần với nhịp
tim chậm. Đề phòng tai biến này cần phải luôn luôn hút ống chích trước khi tiêm
và không bao giờ sử dụng ở liều cao. Các tai biến này hiếm gặp từ khi sử dụng
liều dưới 10 ml Xylocaine 1% và các triệu chứng thường gặp là nhẹ như : chóng
mặt, ù tai, ngủ gật.
2/ Xuất huyết
Xảy ra chủ yếu trong lúc can thiệp và trong vòng một giờ khi phá thai trước 8 tuần
vô kinh. Khoảng 0.05 % có xuất huyết quá 500 ml. Chúng có thể là hậu quả của tử
cung xơ hoá, rối loạn đông máu và của hút thai không trọn. Tần số của chúng tăng
theo tuổi thai và gây tê làm giảm nguy cơ này. Các thống kê ở Mỹ cho thấy có
0.32 % xuất huyết do gây tê so với 0.54 % do gây mê. Thuốc Méthergin tiêm một
cách thường quy không có tác dụng cùng với thuốc tê làm giảm mất máu nhưng
kèm theo buồn nôn và nôn.
3/ Thủng tử cung
Chẩn đoán thủng tử cung không phải lúc nào cũng dễ, nhưng người ta có thể nghi
ngờ khi nong cổ tử cung, khi đo buồng tử cung, khi hút thai thấy xuyên qua rất xa
và không gặp tắc nghẽn một quácách dễ dàng. Siêu âm có thể giúp chẩn đoán
trong trường hợp này.
Trong tất cả các trường hợp thủng, cần thiết phải làm cho tử cung trống
( lòng tử cung sạch ) để cho phép cầm máu và dự phòng bội nhiễm.
Cần phân biệt hai trường hợp :
Thủng trong quá trình nong cổ tử cung : thực hiện phá thai phải được làm dưới


kiểm tra siêu âm. Nước đá dằn trên bụng và kháng sinh kết hợp với theo dõi thân
nhiệt để tìm sự nhiễm trùng vùng chậu, tuỳ tình hình sẽ cho siêu âm kiểm tra để
loại đi xuất huyết màng bụng và lập hướng xử trí tiếp theo.
Thủng trong quá trình hút thai : nguy cơ thủng ruột là không được coi thường.
Loại thủng này cần phải được nội soi để kiểm tra kỹ ống tiêu hoá và thấy vết
thương đường tiêu hoá hoặc cơ tử cung. Thủng tử cung không được nhận biết hoặc
các can thiệp sau đó sẽ làm viêm phúc mạc cho một tiên lượng vô cùng xấu.
4/ Máu tụ
Thường xảy ra trong giờ đầu sau phá thai và có thể điều trị dễ dàng bằng nong cổ
tử cung và hút lại.
5/ Rách cổ tử cung
Hiếm gặp và thường lành tính, thường rách một phần cổ tử cung, chảy máu ít và
để lại một sẹo không quan trọng cho tương lai sản phụ khoa. Một số rất ít cần phải
may cầm máu và thường gặp khi gây mê. Các thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới
là 0.1-1.18%.
6/ Sốc do đau
Xuất hiện thường nhất trong quá trình nong cổ tử cung. Nó được dự phòng dễ
dàng bằng một thuốc tiền mê, thuốc tê hoặc đơn giản nhất là thông tin chính xác
và quan tâm thăm hỏi người bệnh.
II. BIẾN CHỨNG THỨ PHÁT
1/ Thất bại
Thất bại là hiếm có : dưới 0.5 % trong hút thai và 4 % trong phá thai bằng thuốc.
Có thể do phá thai quá sớm ( điều hòa kinh nguyệt hay phá thai bằng thuốc mà
không có kiểm tra sau đó ), do thiếu sót về kỹ thuật hoặc do dị dạng tử cung. Khi
đó cần đặt ra việc hút lại dưới hướng dẫn của siêu âm.
2/ Sót nhau
Gây rong huyết dây dưa, tử cung không co hồi về mặt lâm sàng và siêu âm thấy
các hình ảnh tăng âm. Các nghiên cứu ở Mỹ báo cáo tỷ lệ sót nhau là 0.75 %. Hút
- nạo lại được làm dưới hướng dẫn của siêu âm.
3/ Nhiễm trùng

Tần số các biến chứng nhiễm trùng vào khoảng từ 0.5 % đến 12 % tuỳ vào kỹ
thuật vô trùng. Các biến chứng nhiễm trùng này có thể được biểu hiện ở một phản
ứng đơn giản là sốt, nhưng nó có thể là viêm nội mạc tử cung ( tử cung nhạy cảm
đau, tăng thân nhiệt ) mà nó có thể lan tỏa ra các cấu trúc lân cận ( viêm tấy dây
chằng rộng, viêm phần phụ, viêm phúc mạc chậu ) hoặc qua đường máu ( nhiễm
trùng huyết ).
Lợi ích của kháng sinh dự phòng thường quy là không bao giờ được chỉ ra dễ dàng
và bất lợi khi chọn lựa mầm bệnh và tình trạng nhiễm trùng. Kháng sinh dự phòng
này dành cho nhóm nguy cơ ( tiền căn mhiễm trùng vùng chậu, bệnh tim động
mạch chủ).
4/ Ảnh hưởng trên vô sinh sau này.
Tần số vô sinh thứ phát do phá thai là rất khó đánh giá và nguy cơ cao ở phụ nữ có
thai lần đầu.
Vô sinh thường do nhiễm trùng sau phá thai có khả năng dẫn đến tắc nghẽn vòi
trứng hai bên hoặc gây ra thai ngoài tử cung.
Dính buồng tử cung thường gặp nhất sau nạo thai hơn là sau hút thai và chủ yếu là
khi nạo lại trong trường hợp sốt. Chẩn đoán bằng chụp X- quang buồng tử cung
hoặc nội soi buồng tử cung.
Tỷ lệ hở eo cổ tử cung liên quan với sẩy thai muộn về sau hoặc sanh non hãy còn
chưa chính xác. Nguy cơ sẩy thai tự nhiên muộn hoặc sanh non tăng trong dân số
đã có lần phá thai, chủ yếu ở phụ nữ có thai lần đầu và nếu đãnong cổ tử cung quá
số 12 mm.
5/Đồng miễn dịch
Đồng miễn dịch hóa thứ phát sau phá thai không còn được quan sát thấy kể từ khi
người ta tiêm gammaglobuline một cách có hệ thống cho các phụ nữ Rhésus âm.
Tỷ lệ đồng miễn dịch hóa Rhésus thứ phát sau phá thai khoảng 7% trong trường
hợp không có huyết thanh dự phòng.
6/ Biến chứng tâm thần và tâm lý
Chúng có độ nặng và triệu chứng rất thay đổi. Thường có cảm giác tội lỗi sau phá
thai. Tỷ lệ hối tiếc vào khoảng 5% trong các thống kê của Mỹ. Song song, một thai

kỳ không cần thiết là nguồn gốc tấn công bà mẹ và có thể giao thoa trên chất
lượng phát triển của thai với sự tương quan giữa thái độ không tốt của bà mẹ và tử
vong chu sinh. Nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh rằng diễn tiến của các thai kỳ mà
cần phải bỏ đã được giữ lại: 12-17% các trẻ này phải làm mục tiêu của một sự mua
bán hoặc làm con nuôi, với một tần số bệnh tâm thần và hành vi phạm tội.

×