Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tác dụng của bia với sức khỏe potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.98 KB, 3 trang )

Tác dụng của bia với sức khỏe

Bia nhiều khi được coi là đồ uống xã giao, vì vậy, bạn cần phải kiểm soát lượng của nó để
tránh hậu quả không mong muốn vào gia đình, sức khỏe và đời sống xã hội.
Bia từ lâu đã là một thức uống được yêu thích ở khắp các nước trên thế giới. Đây là loại đồ uống
có cồn phổ biến nhất và có nguồn gốc gần như lâu đời nhất. Trong thực tế, chúng ta không cần
phải có dịp đặc biệt mới uống bia mà nó trở thành phổ biến ngay trong bữa cơm hàng ngày.
Ngày nay, ngày công nghiệp bia đã chế biến và cung cấp nhiều loại bia với những hương vị,
hương thơm khác nhau, phù hợp với sở thích của mỗi người.
Thành phần tạo ra bia
Các thành phần chung tạo thành bia bao gồm nước, ngũ cốc, cây hoa bia và men. Sự cay cay của
thức uống này là do hoa bia, nó cũng có thêm hương vị cho lúa mạch, một nguồn carbohydrate
trong bia. Hoa bia cũng thực hiện chức năng bảo quản và cân bằng vị ngọt của mạch nha. Men
của bia là cần thiết cho quá trình lên men khi pha vào rượu. Một số nhà sản xuất bia thậm chí sử
dụng các loại ngũ cốc khác như lúa, ngô hoặc lúa mì lúa mạch thay vì để tạo ra vị độc đáo cho
bia. Tinh bột là thành phần chính tạo ra hương vị của bia. Mức độ của mạch nha rang xác định
màu sắc của bia mà có thể thay đổi từ màu vàng nhạt đến màu nâu tối.


Tác dụng của bia với sức khỏe
Đúng là bia giống như bất kỳ đồ uống có cồn khác như rượu vang và rượu mạnh, đều có lợi cho
sức khỏe ở một mức nhất định nào đó và nếu uống với lượng vừa phải.

- Theo một số nghiên cứu, trung bình tiêu thụ chất có cồn có thể cải thiện tim mạch do nó làm
tăng mức độ cholesterol "tốt" HDL và giảm nguy cơ đau tim gần 30%. Tuy nhiên, nếu uống quá
nhiều có thể có tác dụng ngược lại là tăng nguy cơ tử vong qua bệnh tim.
- Bia có chứa vitamin B6 và folate có thể giúp ngăn chặn việc xây dựng homocysteine (một loại
axit amin do cơ thể sản xuất) trong máu. Mức độ homocysteine cao có thể làm hỏng các mạch
máu dẫn đến bệnh tim mạch, thậm chí dẫn tới nguy cơ nhồi máu cơ tim.
- Ngoài ra còn có một số bằng chứng cho thấy chất cồn có thể làm tăng độ nhạy của insulin, do
đó, làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường.


- Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dịch tễ học của Mỹ phát hiện ra rằng nguy cơ sỏi thận đã
giảm 40% ở những người trung niên uống một lượng cồn vừa phải so với những người không
uống rượu bia. Tuy nhiên, kết quả cụ thể thành phần nào tạo nên tác dụng này.
- Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ báo cáo rằng người lớn
(trên độ tuổi 65) người uống 1-6 cốc bia rượu có cồn một tuần sẽ có nguy cơ mất trí nhớ thấp
hơn so với không uống hoặc uống rượu nặng. Tương tự như vậy, một báo cáo trong tạp chí Hiệp
hội Tim mạch Mỹ cho thấy, phụ nữ uống một chút bia sẽ giúp chức năng thận tốt hơn.
- Các thành phần cơ bản tạo thành bia cũng có một chút dinh dưỡng. Hoa bia, men bia và các
loại ngũ cốc cung cấp carbohydrate, một lượng nhỏ vitamin B và kali.
Uống bao nhiêu bia thì tốt cho sức khỏe?
Theo các chuyên gia, chỉ có người lớn mới nên uống bia. Phụ nữ chỉ nên uống mỗi ngày một cốc
bia, còn nam giới có thể uống lên hai cốc, mỗi cốc khoảng 350ml. Nhưng các chuyên gia không
cho thấy uống bia liên tục là tốt cho sức khỏe. Có nhiều cách bảo vệ chống lại bệnh tim mạch tốt
hơn là uống bia.
Uống nhiều bia ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
- Tăng lượng cồn trong cơ thể có thể dẫn đến ung thư gan, béo phì, xơ gan và nghiện rượu.
- Những người say sưa chè chén sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ.
- Tăng lượng đồ uống có cồn cũng làm tăng nguyên nhân phát triển của bệnh ung thư đại tràng
và ung thư vú.
- Những bệnh như cao huyết áp mãn tính và tăng cân là các tác dụng không mong muốn khác về
sức khỏe do bia rượu gây ra.

Uống bia nhiều có làm tăng vòng bụng?
Nhiều người quen gọi vòng bụng to phình ra là “bụng bia” vì nghĩ rằng do uống nhiều bia nên
bụng mới to vậy. Không phải cứ uống bia là sẽ có “bụng bia”. Calo dư thừa từ bất kỳ nguồn thực
phẩm có thể gây ra “bụng bia”, mặc dù chủ yếu là do các loại đồ uống gây ra. Có 150 calo trong
một ml bia 300 và lượng calo này sẽ tăng lên rất nhanh trong cơ thể. Uống bia khiến bạn đói hơn
và khiến bạn thèm các loại đồ ăn giàu calo như đồ ăn nhiều chất béo và đường.
Bia nhiều khi được coi là đồ uống xã giao, vì vậy, bạn cần phải kiểm soát lượng của nó để tránh
hậu quả không mong muốn vào gia đình, sức khỏe và đời sống xã hội.



Theo Afamily/Life

×