Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Kiến nghị phát triển lữ hành nội địa tại Xí nghiệp du lịch Sông Hồng - 3 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.66 KB, 12 trang )

2.1 Giới thiệu chung về Công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long và Xí
nghiệp Đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Du lịch thương mại tổng hợp
Thăng Long và Xí nghiệp Đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng.
Xí nghiệp Đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng thuộc Công ty Du lịch và
Thương Mại Thăng Long có tiền thân là Xí nghiệp vận tải khách và dịch vụ du lịch
thuộc Công ty Vận tải tàu thuỷ Hà Nội. Công ty Vận tải tàu thuỷ Hà Nội là một doanh
nghiệp nhà nước, có trụ sở giao dịch tại số 87 đường Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng,
thành Phố Hà Nội. Công ty do Sở Giao thông công chính Hà Nội sáng lập, được thành
lập theo quyết định số 1914 QĐ/UB, ban hành ngày 1/52/1993 của UBND thành phố
Hà Nội. Khi mới thành lập, số vốn cố định của Công ty là 6394 triệu đồng và số vốn
lưu động là 364 triệu đồng.
Do nhu cầu của du khách ngày càng cao, cùng với sự phát triển của xã hội,
Công ty Vận tải tàu thuỷ Hà Nội quyết định sắp xếp lại mô hình sản xuất kinh doanh
và Xí nghiệp Vận tải hành khách và dịch vụ du lịch đã ra đời theo quyết định số
1054/QĐ - GTCC của Sở Giao thông công chính Hà Nội. Ban đầu, Xí nghiệp Vận tải
hành khách dịch vụ du lịch có chức năng vận chuyển khách đường thuỷ đi Thái Bình,
Nam Định, Hưng Yên. Sau một thời gian hoạt động để tạo đà cho công cuộc đầu tư và
phát triển du lịch Sông Hồng. Tháng 9/2002 theo quyết định số 1369/QĐUB của
UBND thành phố Hà Nội, Xí nghiệp Vận tải đường sắt và dịch vụ du lịch được chuyển
giao nguyên dạng sang Công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long thuộc Sở
Du lịch Hà Nội, và được đổi tên thành Xí nghiệp Đầu tư và phát triển Du lịch Sông
Hồng cho đến nay.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Xí nghiệp Đầu tư và phát triển Du lịch Sông Hồng có trụ sở đặt tại 42 Chương
Dương Độ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Xí nghiệp Đầu tư và phát triển du
lịch Sông Hồng có lợi thế là nằm ngay sát cầu Chương Dương, bên cạnh dòng Sông
Hồng nên rất thuận lợi cho việc đưa đón khách du lịch. Xí nghiệp có cơ sở vật chất
đồng bộ với tổng số 43 lao động, có tuổi đời từ 25-50 đều qua đào tạo đại học, trung
cấp và sơ cấp. Từ khi đi vào hoạt động đến nay với địa thế nằm ngay tại thành phố,
hơn nữa kinh doanh trong giai đoạn thị trường du lịch đang trong thời kỳ cạnh tranh


rất mạnh mẽ và còn nhiều bỡ ngỡ trong công tác quản lý, kinh doanh cho nên Xí
nghiệp gặp không ít khó khăn, mà khó khăn lớn nhất là công tác tổ chức quản lý còn
nhiều hạn chế.
Qua hơn 3 năm chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày đựơc đổi tên chính thức
thành Xí nghiệp Đầu tư và phát triển du lịch Sồng Hồng, với sự cố gắng của toàn bộ
cán bộ công nhân viên chức của Công ty nói chung và Xí nghiệp Đầu tư và phát triển
du lịch Sông Hồng nói riêng, Công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long và
Xí nghiệp Đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng đã dần dần đứng vững trong cơ chế
thị trường hiện nay.
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Xí nghiệp Đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng
Xí nghiệp Đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng có các chức năng kinh doanh
sau:
- Kinh doanh lữ hành: Xí nghiệp chuyên tổ chức các tour du lịch bằng tàu thuỷ
trên Sông Hồng. Đồng thời Xí nghiệp còn tổ chức các tour du lịch bằng đường bộ theo
yêu cầu của du khách.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Kinh doanh vận chuyển: Với hệ thống tàu hiện đại, được nâng cấp thường
xuyên, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Hiện tại có ba tàu: Thăng Long
18,Thăng Long 333, Sông Hồng 5 sẵn sàng phục vụ bất cứ lúc nào khách yêu cầu
- Kinh doanh ăn uống: Hiện nay Xí nghiệp đã tổ chức các nhà hàng ăn uống ở
ngay trên tàu, chuyên tổ chức các bữa tiệc cho các đoàn khách đi du lịch hoặc cả
những đoàn khách chỉ đặt tiệc tại Xí nghiệp.
- Kinh doanh dịch vụ cho thuê: Cho thuê bất động sản và nhà hàng nổi nhằm
phục vụ khách hàng ăn uống, giải trí.
- Kinh doanh hàng hoá: Xí nghiệp đã tập trung vào bán các mặt hàng lưu niệm
phục vụ cho khách du lịch. ở mỗi điểm đến Xí nghiệp đều có những mặt hàng mang
bản sắc của làng quê đó như: Gốm Bát Tràng, tranh Đông Hồ.
Tuy nhiên, kinh doanh lữ hành vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu của Xí
nghiệp Đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng.
Từ khi hoạt động cho đến nay, Công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng

Long nói chung và Xí nghiệp Đầu tư và phát triển Du lịch Sông Hồng nói riêng có
nhiệm vụ sau:
- Công ty và Xí nghiệp có nhiệm vụ kinh doanh theo đúng nghành nghề đã đăng
ký, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Đảng về kết quả hoạt động kinh doanh của
mình, chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm dịch vụ do
Công ty và Xí nghiệp cung cấp.
- Công ty và Xí nghiệp có nghĩa vụ nhận và sử dụng hiệu quả, bảo toàn phát
triển vốn (bao gồm cả vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác) nhận và sử dụng có
hiệu quả các tài nguyên đất đai và các nguồn lực khác nhằm thực hiện mục tiêu kinh
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
doanh và nhiệm vụ được giao. Xí nghiệp có nhiệm vụ nhận và sử dụng vốn từ Công ty
thương mại và tổng hợp Thăng Long giao cho để phát triển kinh doanh có hiệu quả.
- Ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký.
- Thực hiện nhiệm vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ Luật lao
động.
- Có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và các quy định về kế toán, hoạch toán,
chế độ kiểm toán và các chế độ khác.
- Chịu sự kiểm tra của Ban Tài chính Trung Ương, tuân theo quy định về thanh
tra của cơ quan tài chính và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Thực hiện quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, quốc phòng và bảo
vệ an ninh quốc gia.
Ngoài những chức năng, nhiệm vụ trên Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch
Sông Hồng còn có nhiệm vụ riêng là phải kinh doanh theo đúng yêu cầu mà Công ty
du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long giao cho thực hiện các yêu cầu, chế độ,
quy định mà Công ty đề ra, chịu sự quản lý của Công ty du lịch và Thương mại tổng
hợp Thăng Long.
2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch Sông
Hồng.
Đây là mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng, người lãnh đạo ra toàn bộ các
quyết định trong hoạt động của Xí nghiệp. Cơ cấu này phù hợp với một doanh nghiệp

nhỏ, bên cạnh đó nó lại linh động và có chi phí quản lý thấp. Tuy nhiên, Xí nghiệp là
một đơn vị chuyên kinh doanh lữ hành du lịch nên nhà lãnh đạo không thể bao quát
hết mọi mặt hoạt động của Xí nghiệp từ vận tải khách, hoạt động tài vụ đến hoạt động
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
kinh doanh (sản xuất và bán tour). Nguồn nhân lực có vai trò cực kỳ quan trọng trong
hoạt động kinh doanh dịch vụ.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp, các bộ phận của Xí nghiệp:
- Giám đốc Xí nghiệp (1người): Chịu trách nhiệm về mọi mặt của Xí nghiệp trước
Công ty. Trực tiếp điều hành các phó giám đốc phụ trách quyết định chiến lược kinh
doanh cho Xí nghiệp. Phụ trách công tác đối ngoại và uỷ quyền cho các phó giám đốc
khi cần thiết, là người phát ngôn chính của Xí nghiệp.
- Phó giám đốc (2 người): chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực của mình
phụ trách, trực tiếp điều hành, lập kế hoạch hoạt động. Thay mặt giám đốc Xí nghiệp
đàm phán với các đối tác. Bên cạnh đó, có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc về
việc sắp xếp bảo vệ nhân sự, tài chính phù hợp với chức năng nhiệm vụ để các hoạt
động có hiệu quả hơn.
- Bộ phận kế toán( 4 người): Chịu trách nhiệm hạch toán kinh doanh cho toàn bộ
các mặt hoạt động của Xí nghiệp theo chế độ tài chính hiện hành. Lập kế hoạch về tài
chính, quản lý và kiểm soát các nguồn lực, tài sản, theo dõi ghi chép báo cáo số liệu,
chịu trách nhiệm hạch toán tiền lương và trực tiếp quản lý quỹ tiền mặt của Xí nghiệp.
Tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý hành chính doanh nghiệp để hạn chế tối
đa chi phí.
- Hành chính bảo vệ( 6 người): tham mưu cho giám đốc về công tác nhân sự và
đào tạo cán bộ. Thực hiện các công tác hành chính, tổ chức các cuộc họp hội nghị…Và
sắp xếp lịch tiếp khách cho giám đốc, phó giám đốc. Trực tiếp quản lý và điều hành bộ
phận bảo vệ, đảm bảo an ninh trật tự cho các khu vực mà Xí nghiệp quản lý.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Bộ phận kinh doanh( 12 người): chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của phó
giám đốc kinh doanh. Xây dựng kế hoạch cho từng thời kỳ. Tổ chức, điều hành, triển
khai các tour du lịch đường thuỷ và đường bộ. Xây dựng và thực hiện các tour mới. Có

kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ hướng dẫn cho hưỡng dẫn viên và nhân viên
phục vụ. Mở rộng mối quan hệ với các khách hàng và nhà cung ứng. Tổ chức bán vé
và thực hiện các tour du lịch. Tham mưu cho giám đốc về việc mở rộng thị trường và
khai thác các loại hình kinh doanh mới.
- Đội tàu( 18 người): chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo của phó giám đốc kỹ
thuật. Nhận thông tin và điều hành từ phòng kinh doanh. Luôn sẵn sàng phục vụ cho
các chương trình du lịch thuỷ. Có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ
thuyền viên trên tàu. Phối hợp với các phòng ban khác và các bộ phận để nâng cao
chất lượng phục vụ. Ngoài ra lập các phương án sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện cho
phù hợp với các quá trình hoạt động.
- Nhà hàng nổi: hiện nay Xí nghiệp cho thuê nhà hàng nổi, luôn sẵn sàng đón tiếp
và phục vụ khách đi tàu. Đây còn là khu vực để tổ chức các bữa tiệc và phục vụ khách
ăn uống và là nơi đón tiếp khách du lịch, là bến đỗ, đậu phương tiện thuỷ của Xí
nghiệp.
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch Sông
Hồng.
Xí nghiệp đầu tư và phát triển Du lịch Sông Hồng ra đời trong một hoàn cảnh
không thuận lợi khi mà hệ thống khách sạn - Du lịch ở Hà Nội đã phát triển tới mức
vượt cả tốc độ tăng trưởng của lượng khách vào Hà Nội. Chính vì ra đời muộn nên Xí
nghiệp chưa có điều kiện khai thác thị trường khách dồi dào ở trung tâm thành phố.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Mặc dù vậy, bằng sự nỗ lực vượt bậc của ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công
nhân viên một lòng phục vụ Xí nghiệp nên những gì Xí nghiệp đạt được thật đáng
khâm phục. Điều đó được thể hiện qua biểu kết quả hoạt động kinh doanh (trang sau).
Nhận xét: Nhìn vào biểu kết quả kinh doanh tổng hợp của Xí nghiệp đầu tư và phát
triển du lịch Sông Hồng trong hai năm vừa qua so sánh ta thấy rằng kết quả kinh
doanh của Xí nghiệp tương đối tốt. Biểu hiện qua các chỉ tiêu cụ thể sau:
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp trong hai năm 2004-2005
1.5 Tổng doanh thu (D) trong đó:
- Doanh thu kinh

doanh lữ hành nội địa
Tỷ trọng
-Doanh thu kinh doanh ăn uống.
-Doanh thu hàng hoá.
-Doanh thu kinh doanh dịch vụ cho thuê.
-Doanh thu các dịch vụ khác
2 Tổng chi phí
3 Thuế Triệu đồng
4 Lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận %
5 Tổng số lao động Người
6 Năng suất lao động
7 Tiền lương bình quân
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
-Tổng doanh thu tăng năm 2005 so với năm 2004 là 371,240 (triệu đồng) tương
ứng với tỷ lệ là 36,450%. Trong đó:
+Doanh thu kinh doanh lữ hành tăng 197,495 (triệu đồng) tương ứng với tỷ lệ
23,684%.
+Doanh thu từ kinh doanh ăn uống tăng 27,585 (triệu đồng) tương ứng với tỷ lệ
là 47,773%.
+Doanh thu từ việc kinh doanh hàng hoá tăng 1,458 (triệu đồng) tương ứng với
tỷ lệ là 10,316%
+Doanh thu từ việc kinh doanh dịch vụ cho thuê tăng 95,45 (triệu đồng) tương
ứng với tỷ lệ 110,637%.
+Doanh thu từ các dịch vụ khác tăng 50,157 (triệu đồng) tương ứng với tỷ lệ
183,907%
-Tổng chi phí năm 2005 so với năm 2004 tăng 31,524% hay 282,780 triệu đồng
nhưng tỷ xuất chi phí chung lại giảm 3,18% chứng tỏ tình hình chi phí của Xí nghiệp
rất tốt đó là do sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên toàn Xí nghiệp.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp mà Xí nghiệp đóng góp cho ngân sách nhà nước

tăng 261,917% hay 14,374 (triệu đồng).
- Tổng lợi nhuận tăng lên trong năm là 51,336 (triệu đồng) tương ứng với
261,9%. Tỉ suất lợi nhuận năm 2005 so với năm 2004 tăng 2,29%. Điều này chứng tỏ
rằng hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp phát triển thuận lợi.
- Tổng số lao động bình quân không biến động trong hai năm vừa qua, năng
suất lao động tăng 0,299 triệu đồng/1người dẫn đến doanh thu tăng làm cho tiền lương
tăng góp phần nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong toàn Xí nghiệp.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Nói tóm lại, ban l•nh đạo Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng đ• tập
trung cố gắng nỗ lực cho hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp làm cho doanh thu
tăng, năng suất lao động và tiền lương chia cho các bộ phận tăng, góp phần nâng cao
hiệu quả kinh doanh của Xí nghiệp không chỉ cho năm 2005 mà còn cho cả các năm
tiếp theo.
2.2 Tình hình kinh doanh lữ hành nội địa của Xí nghiệp đầu tư và phát triển Du Lịch
Sông Hồng
2.2.1 Khảo sát nội dung hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của Xí nghiệp đầu tư và
phát triển Du lịch Sông Hồng.
2.2.1.1 Công tác nghiên cứu thị trường và tổ chức thiết kế các chương trình du lịch.
Nghiên cứu thị trường là hoạt động quan trọng để xây dựng một chương trình
du lịch. Vì thế Xí nghiệp đã có đầu tư kinh phí và nhân lực cho việc nghiên cứu này
nhằm tạo ra những chương trình du lịch hấp dẫn, độc đáo để thu hút khách và tăng khả
năng cạnh tranh. Tuy nhiên công tác này vẫn chưa được Xí nghiệp coi trọng và thực
hiện thường xuyên.
Hàng năm, bộ phận hành chính của Xí nghiệp đã tiến hành khảo sát tìm hiểu về
các cơ sở kinh doanh du lịch tại các tuyến điểm du lịch, thông qua các tài liệu các ấn
phẩm về du lịch, các tập quảng cáo của các nhà cung ứng sản phẩm, các thống kê của
cơ quan Nhà nước như Tổng cục du lịch, Sở du lịch, để dựa vào đó xây dựng các
chương trình du lịch hợp lý.
Hiện tại Xí nghiệp đã tập nghiên cứu thị trường xây dựng một số tour du lịch
trọn gói mà mức giá bao gồm: vận chuyển, ăn uống phải trả tiền trước khi đi du lịch.

Xí nghiệp đã tập trung nghiên cứu giá trị đích thực của các tài nguyên du lịch ở các
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
điểm đến, để dựa vào đó xem các tài nguyên này có phù hợp với khách du lịch đến với
Xí nghiệp hay không? điều kiện đi lại, an ninh môi trường ở đó có tốt hay không?
động cơ, mục đích mà khách đi du lịch là gì ? để từ đó xử lý các kết quả điều tra sau
đó tiến hành tổ chức thiết kế các chương trình du lịch.
Ngoài ra Xí nghiệp còn khảo sát trực tiếp ý kiến của du khách sau mỗi chuyến
đi về chất lượng phục vụ của mình. Các ý kiến đóng góp của khách du lịch sẽ giúp cho
Xí nghiệp phục vụ tốt hơn trong các chuyến đi khác.
2.2.1.2 Công tác quảng cáo và tổ chức bán các chương trình du lịch
a. Công tác quảng cáo
Khi đ• thiết kế một chương trình du lịch mới, Xí nghiệp đã tiến hành quảng cáo
và chào bán trên thị trường. Không những thế trong suốt quá trình kinh doanh, Xí
nghiệp cũng đều quan tâm đến công tác xúc tiến và chào bán, tuy nhiên mức độ chưa
cao, kinh phí và lực lượng lao động dành cho công tác quảng cáo còn thấp
Các hình thức quảng cáo mà Xí nghiệp đã áp dụng:
+ Quảng cáo thông qua các tờ rơi, tập gấp.
+ Tiếp thị trực tiếp ( qua điện thoại, fax).
+ Quảng cáo trên cuốn cẩm nang đi tàu của Xí nghiệp
+ Quảng cáo thông qua các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp du lịch khác
b. Tổ chức bán
Xí nghiệp bán các chương trình du lịch trọn gói cho khách hàng một cách trực
tiếp và thông qua các đại lý du lịch và các doanh nghiệp khác. Hiện tại Xí nghiệp kết
hợp với một số đối tác trong việc cùng tham gia hoạt động bán và nhận khách như
Công ty du lịch Hà Nội, Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội, Công ty du lịch Sài Gòn
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Tourist, Công ty du lịch Hoà Bình, Vinatour Do Xí nghiệp chủ yếu hoạt động trong
lĩnh vực du lịch đường sông là chủ yếu nên trong thường hợp Xí nghiệp có những
khách lẻ có nhu cầu đi du lịch đường bộ ở các tuyến điểm khác mà số khách không đủ
để tổ chức một chương trình du lịch thì Xí nghiệp có thể bán cho các công ty, đại lý

trên và ngược lại. Do Xí nghiệp có chương trình khách lẻ, ở một vài tuyến điểm du
lịch cho nên chính sách phân phối hiện nay là gom khách lẻ thành đoàn. Do vậy việc
sử dụng các đại lý là cần thiết nhưng chi phí trung gian thì lớn nên lợi nhuận thấp và
luôn phải phụ thuộc họ vào để đánh giá.
Khi bán các chương trình du lịch Xí nghiệp đã kỹ kết hợp đồng cụ thể giữa bên
bán và bên mua, nội dung hợp đồng bao gồm:
+ Tên hợp đồng, thời gian, địa điểm soạn thảo
+ Tên và địa chỉ của doanh nghiệp
+ Tên và địa chỉ khách hàng
+ Địa điểm và thời gian xuất phát kết thúc hành trình
+ Các điều kiện cụ thể về phương tiện vận chuyển, ăn uống
+ Số lượng khách tối thiểu
+ Giá trọn gói và phương thức thanh toán
+ Cam đoan của khách hàng về hợp đồng
2.2.1.3 Công tác tổ chức thực hiện các chương trình du lịch
Để tổ chức thực hiện các chương trình du lịch thì Xí nghiệp đã cử người dẫn
đoàn làm nhiệm vụ thay mặt Xí nghiệp dẫn đoàn khách đi du lịch theo lịch trình đã
định. Người dẫn đoàn chịu trách nhiệm về toàn bộ việc điều hành, quản lý, giám sát
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
hướng dẫn toàn bộ hoạt động của đoàn khách du lịch từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.
Người dẫn đoàn làm công việc sau:
+ Giao dịch với đối tác cung cấp dịch vụ
+ Nhận thông báo của khách về những vấn đề liên quan đến các nhà cung ứng
dịch vụ
+ Cung cấp các thông tin cho khách về: phong tục tập quán nơi đến, các dịch vụ
sẽ cung cấp cho khách, các dịch vụ khác ngoài chương trình
+ Thường xuyên liên lạc với bộ phận điều hành của Xí nghiệp để có những
phương án giải quyết những vấn đề phát sinh trong chuyến đi.
Ví dụ: Khi thực hiện chương trình du lịch
Hà Nội - Đền Đầm - Đền Đại Lộ - Đền Chử Đồng Tử - Bát Tràng

Người dẫn đoàn của Xí nghiệp làm những công việc sau:
+ Gặp đoàn khách để nhận đoàn
+ Đưa khách lên tàu
+ Hướng dẫn khách ăn uống đi lại trên tàu
+ Nghe những yêu cầu riêng của khách để sử lý
+ Dẫn dắt đoàn trong suốt chương trình từ Hà Nội đến Bát Tràng
+ Có thách nhiệm hướng dẫn thuyết minh cho khách về lịch sử của mỗi điểm
đến và trả lời những câu hỏi của khách…
+ Đưa khách về Hà Nội
+Xin phiếu đánh giá của khách hàng
2.2.1.4 Công tác thanh quyết toán hợp đồng và rút kinh nghiệm về thực hiện hợp đồng.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×