Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Hiện nay vấn đề môi trường đang được cả thế giới quan tâm pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.35 KB, 24 trang )

Hiện nay vấn đề môi trường đang được cả thế giới quan tâm , 10 vấn đề chính của
mơi trường hiện nay là :
1 _ lỗ thủng tầng ô zon ngày càng mở rộng
2_ biến đổi khí hậu tồn cầu
3_ bùng nổ dân số
4_ sự suy giảm tài nguyên rừng
5_ô nhiễm biển và các đai dương
6_ sự suy giảm tài nguyên nước ngọt
7_ ô nhiễm đất và hiện tượng sa mạc hóa
8_ suy giảm đa dạng sinh học
9 _ sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên khoáng sản
10_ rác thải gia tăng

Lỗ thủng tầng zone
Thứ Ba, 12/10/2010, 11:04 SA | Lượt xem: 45
Theo ghi nhận, nhiệt độ thấp trong tầng bình lưu được cho là đã khiến cho lỗ thủng ở tầng ozone
càng mở rộng hơn vào mùa xuân của Nam bán cầu.
Sự suy giảm ozone ở Nam cực bắt đầu trong tháng bảy, khi ánh sáng mặt trời
gây nên những phản ứng hóa học trong khơng khí lạnh giăng đầy cực Nam
trong suốt mùa đơng.
Nó gia tăng dần trong tháng tám và tháng chín trước khi nhiệt độ tăng lên vào
cuối tháng mười một và đầu tháng mười hai.
Sự suy giảm của tầng ozone trên Nam Cực và Bắc cực đang được theo dõi chặt chẽ bởi vì ozone
bảo vệ trái đất khỏi bức xạ tia cực tím có hại.
Lớp ozone ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại khơng xun qua bầu khí quyển Trái đất, Từ
năm 1979 cho đến năm 1990 lượng ôzôn trong tầng bình lưu đã suy giảm khoảng 5%. Sự giảm
sút này gây nhiều thiệt hại, các loại ung thư đặc biệt là bệnh ung thư da. Nghị định thư Montreal
đã dẫn đến sự hạn chế và chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng, sản xuất các hợp chất cácbon của


clo, flo (CFC - chlorofluorocacbons), cũng như nhiều loại chất hóa học khác có hại cho tầng


ozone.
Nghị định thư Montreal (Canada) ra đời vào năm 1987 nhằm huy động toàn cầu bảo vệ tầng
ozone. Năm 1994, Đại hội đồng Liên hiệp quốc quyết định lấy ngày 16/9 hàng năm là ngày bảo
vệ tầng ozone.
Theo baodatviet.vn
NGUYEN NHAN GAY THUNG TANG OZONE
Tháng 10 năm 1985, các nhà khoa học Anh phát hiện thấy tầng khí ozon trên khơng trung Nam
cực xuất hiện một "lỗ thủng" rất lớn, bằng diện tích nước Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học Ðức
lại phát hiện tầng khí ozon ở vùng trời Bắc cực có hiện tượng mỏng dần, có nghĩa là chẳng bao
lâu nữa tầng ozon ở Bắc cực cũng sẽ bị thủng. Tin này nhanh chóng được truyền khắp thế giới và
làm chấn động dư luận.
Các nhà khoa học đều cho rằng, nguyên nhân này có liên quan tới việc sản xuất và sử dụng tủ
lạnh trên thế giới. Sở dĩ tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thực phẩm được lâu là vì trong hệ
thống ống dẫn khép kín phía sau tủ lạnh có chứa loại dung dịch freon thể lỏng (thường gọi là
"gas"). Nhờ có dung dịch hố học này tủ lạnh mới làm lạnh được. Dung dịch freon có thể bay
hơi thành thể khí. Khi chuyển sang thể khí, freon bốc thẳng lên tầng ozon trong khí quyển Trái
đất và phá vỡ kết cầu tầng này, làm giảm nồng độ khí ozon.
Khơng những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến freon mà trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hoả
cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Trong q trình sản xuất và sử dụng các hố
chất đó khơng tránh khỏi thất thốt một lượng lớn hốt chất dạng freon bốc hơi bay lên phá huỷ
tầng ozon. Qua đó chúng ta thấy rằng, tầng zon bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng
freon gây ra, các hố chất đó khơng tự có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra. Rõ ràng, con
người là thủ phạm làm thủng tầng ozon, đe doạ sức khoẻ của chính mình,
Sớm ngừng sản xuất và sử dụng các hố chất dạng freon là biện pháp hữu hiệu nhất để cứu tầng
ozon. Nhiều hội thảo quốc tế đã bàn tính các biện pháp khắc phục nguy cơ thủng rộng tầng ozon.
112 nước thuộc khối Cộng đồng Châu Âu (EEC) đã nhất trí đến cuối thế kỷ này sẽ chấm dứt sản
xuất và sử dụng các hoá chất thuộc dạng freon. Vì vậy các nhà khoa học đang nghiên cứu sản
xuất loại hoá chất khác thay thế các hoá chất ở dạng freon, đồng thời sẽ chuyển giao công nghệ
sản xuất cho các nước đang phát triển. Có như vậy, việc ngừng sản xuất freon mới trở thành hiện
thực. Muốn đạt được yêu cầu thiết thực này, không chỉ riêng một vài nước mà cả thế giới đều

phải cố gắng thì mới có thể bảo vệ được tầng ozon của Trái đất.

Nguy cơ bùng nổ dân số
Thoa Nguyễn thực hiện
Thứ Năm, 22/7/2010, 09:31 (GMT+7)


Nguy cơ bùng nổ dân số
Thoa Nguyễn thực hiện

Ông Nguyễn Văn Tân.
(TBKTSG) - Số liệu tại cuộc họp báo nhân Ngày dân số thế giới 11-7 mới đây cho
thấy số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ tiếp tục tăng trong thời gian qua và xu hướng này
sẽ còn kéo dài trong khoảng 10 năm tới. Hiện các nhà nhân khẩu học đang lo ngại
về nguy cơ một cuộc bùng nổ dân số.
TBKTSG đã có cuộc trao đổi với ơng Nguyễn Văn Tân, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dân số và
Kế hoạch hóa gia đình.
TBKTSG: Theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số tiến hành ngày 1-4-2009, tỉ lệ phát triển
dân số giai đoạn 1999-2009 ở mức thấp nhất từ trước tới nay, chỉ là 1,2% so với 1,7% giai đoạn
1989-1999 và 2,1% giai đoạn 1979-1989. Tuy nhiên các nhà nhân khẩu học đang lo ngại nguy cơ
bùng nổ dân số. Xin ơng giải thích thêm.

<a href=' />n=a43763e8&cb=INSERT_RANDOM_NUMBER_HERE'
target='_blank'><img src=' />zoneid=12&cb=INSERT_RANDOM_NUMBER_HERE&n=a43763e8'
border='0' alt='' /></a>
- Ông Nguyễn Văn Tân: Tỉ lệ phát triển dân số đang ở mức thấp nhưng quy mô dân số đã ở mức


rất lớn. Bình quân dân số hàng năm giai đoạn 1979-1989 là 56 triệu người; giai đoạn 1989-1999
là 72 triệu người, và con số này là 82 triệu người ở giai đoạn 1999-2009.

Theo dự báo, quy mô dân số trung bình giai đoạn sắp tới sẽ lên mức 90,2 triệu người. Tương ứng
với quy mô dân số lớn, số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ cũng lớn. Nếu năm 1989, cả nước
có 17 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thì đến năm 1999 đã có đến 22 triệu người và năm 2009
là gần 25 triệu người.
Mặt khác, nhiệm vụ giảm mức sinh khá phức tạp. Ví dụ, ở thời điểm 1999, tổng tỉ suất sinh của
cả nước là 2,3 con/cặp vợ chồng, riêng khu vực đồng bằng sông Hồng là 2 con/cặp vợ chồng,
nhưng ở thời điểm 2009, khi tổng tỉ suất sinh cả nước giảm xuống chỉ cịn 2,03 con/cặp vợ chồng
thì khu vực đồng bằng sơng Hồng lại nhích lên 2,11 con/cặp vợ chồng. Điều đó cho thấy, để tiếp
tục giảm mức sinh xuống thấp hơn nữa không phải là điều dễ dàng.
TBKTSG: Nguyên nhân nào khiến mức sinh thấp chưa thực sự vững chắc, tiềm ẩn nguy cơ tăng
trở lại?
- Mong muốn gia đình có nhiều con cái là tâm lý được truyền từ nhiều đời trước, đã ăn sâu, bám
rễ ở một bộ phận người dân, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, kể cả những người khá giả. Theo
một khảo sát nhanh, số con lý tưởng ở đại đa số các gia đình thuộc đối tượng này là 3 con/cặp vợ
chồng. Do vậy, chỉ cần một động thái hoặc một thơng tin nào đó có thể gây hiểu lầm là Nhà nước
khơng chủ trương kế hoạch hóa gia đình nữa thì người dân lại sinh thêm con.
Đã có kinh nghiệm thực tế về tình trạng tăng mức sinh con ở giai đoạn 2003-2004, khi Điều 10
của Pháp lệnh Dân số ghi: “Mỗi cặp vợ chồng có quyền quyết định số con, khoảng cách sinh con
và tuổi sinh con lần đầu một cách tự do”.
Ngoài ra, vào tháng 8-2007, Quốc hội và Chính phủ có quyết định giải thể Ủy ban Dân số Gia
đình và Trẻ em, thực chất là đưa bộ phận này về Bộ Y tế quản lý, nhưng theo cách hiểu của người
dân, giải thể nghĩa là không kiểm sốt kế hoạch hóa gia đình nữa và mức sinh ngay lập tức nhích
lên.
TBKTSG: Khơng chỉ đứng trước nguy cơ bùng nổ dân số, cơ cấu dân số nước ta hiện nay đang
rơi vào tình trạng mất cân bằng giới tính. Ơng có thể nói rõ hơn về thực tế này?
- Năm 2005, tỷ lệ giới tính khi sinh là 109 bé trai/100 bé gái, năm 2006 là 110/100, năm 2007 là
112/100 và năm 2009 là 111/100. Hầu hết các vùng dân cư đều có sự chênh lệch ở mức báo động,
mà cao nhất là ở vùng đồng bằng sơng Hồng, tỷ lệ hiện là 114,6/100, và tỉnh có sự chênh lệch
giới tính cao nhất là Hưng Yên: 130,7 bé trai/100 bé gái.
Đây là sự chênh lệch rất cao bởi mức sinh tự nhiên trung bình chỉ trong khoảng 103 đến 107/100.

Nếu tỷ lệ này không được giảm xuống hoặc càng gia tăng trong những năm tới thì sau 20-25 năm
nữa, tình trạng thiếu phụ nữ sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy xã hội như nạn mại dâm, nạn buôn bán phụ
nữ và trẻ em gái gia tăng… Xã hội bất an chắc chắc cũng sẽ tác động đến phát triển kinh tế.
TBKTSG: Theo ông, tại sao khu vực đồng bằng sơng Hồng có sự chênh lệch giới tính khi sinh
cao nhất?
- Mong muốn có con trai là tâm lý lâu đời, chưa kể giá trị lao động của nam giới ở những miền
sông nước, miền biển được đánh giá là cao hơn phụ nữ. Ngày nay, sự tiên tiến của các kỹ thuật
chẩn đốn giới tính thai nhi ở những khu vực có sự phát triển về dịch vụ chăm sóc sức khỏe càng
góp phần kéo giãn sự chênh lệch này. Một số khảo sát gần đây cho thấy cha mẹ có khuynh hướng
bỏ thai bé gái ngay từ lần mang thai đầu tiên chứ không phải như trước đây là ở lần mang thai thứ
hai…
TBKTSG: Báo cáo của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình cho thấy Việt Nam đang ở
giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” (*). Giai đoạn này chỉ xuất hiện một lần và kéo dài từ 25 đến 35


năm. Ơng có thể cho biết những ảnh hưởng tích cực của cơ cấu dân số này đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội?
- Năm 2007, nước ta bước vào giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”. Giai đoạn này kéo dài 25 hay 40
năm tùy theo cách chúng ta ứng xử trong việc hạn chế mức sinh. Chúng tơi đã tính tốn, nếu
chúng ta duy trì lâu dài mức sinh 2 con/cặp vợ chồng thì giai đoạn này kéo dài được 25 năm (tức
đến 2035 là kết thúc).
Nếu chúng ta giảm mức sinh xuống 1,8 con/cặp vợ chồng từ năm 2020 thì giai đoạn cơ cấu dân
số vàng vào khoảng 30 năm (năm 2040 sẽ kết thúc). Nếu giảm nhanh mức sinh còn 1,7 con/cặp
vợ chồng từ năm 2020, rồi tiếp tục giảm xuống 1,5 con/cặp vợ chồng từ năm 2030 và 1,1 con/cặp
vợ chồng từ năm 2040 thì giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 40 năm.
Đây là một cơ hội để chúng ta có được nguồn nhân lực dồi dào. Tuy nhiên việc sử dụng nguồn
lao động này như thế nào còn phụ thuộc vào chính sách vĩ mơ. Nếu như lao động dồi dào cả về
mặt quy mô và tỉ trọng được đào tạo nghề cao, đồng thời có được cơng ăn việc làm, có được năng
suất cao thì dân số biến thành “vàng”. Trong trường hợp ngược lại thì nguy cơ thất nghiệp cùng
với hàng loạt tệ nạn theo sau đó là rất lớn. Ngoài ra, phương án giảm nhanh mức sinh đồng thời

buộc chúng ta phải đối diện với tình trạng dân số già diễn ra rất nhanh.
TBKTSG: Có cách nào phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng, thưa ông?
- Kinh nghiệm từ một số nước và lãnh thổ đã thành công trong việc tận dụng cửa sổ nhân khẩu
học như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... cho thấy việc tăng cường đào tạo nghề sớm chừng nào
tốt chừng nấy. Việc đào tạo nghề phải được chú trọng ở tất cả các bậc đào tạo, từ dạy nghề đến
trung học chuyên nghiệp lẫn đại học. Vấn đề thứ hai nữa là tăng cường chăm sóc sức khỏe và an
sinh xã hội cho nguồn lao động này. Ngoài ra, cũng cần thực hành tiết kiệm, tăng cường tích lũy
để đầu tư.
TBKTSG: Ông đánh giá như thế nào về công tác quản lý dân số của nước ta hiện nay?
- Cách quản lý của chúng ta rất lạc hậu và phân tán. Chúng ta chỉ có số liệu dân số chính xác ở
các kỳ tổng điều tra dân số, nhưng mỗi 10 năm mới thực hiện một lần, vì chi phí rất lớn. Trong
khi ở các nước, người ta có thể đếm chính xác số người hàng năm. Các số liệu hàng năm trên
niên giám thống kê của ta chỉ là những con số ước đoán.
Đơn cử số liệu dân số cả nước từ cuộc tổng điều tra dân số năm 2009 là 85,8 triệu người, trong
khi niên giám thống kê 2008 cơng bố trước đó cho con số là 86,7 triệu người. Sự chênh lệch giữa
các con số ảnh hưởng lớn đến quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và làm giảm hiệu quả việc cân
đối, phân bổ ngân sách.
TBKTSG: Theo ông, giải pháp nào giúp việc quản lý dân số chặt chẽ hơn?
- Như Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã đề nghị, nên chăng chúng ta cần có một mã số
cơng dân cho từng người. Mã số công dân được hiểu là số định danh công dân. Mã số này được
cấp cho mỗi công dân một lần duy nhất trong đời vào lúc họ được sinh ra và giữ cho đến khi mất,
không nhầm lẫn với bất kỳ một người nào khác.Thực tế, chúng ta có đủ điều kiện về nguồn lực
cũng như kỹ thuật để thực hiện việc này. Vấn đề là chưa thật sự quyết tâm.
______________________________________________
( )
* “Cơ cấu dân số vàng” được các nhà nhân khẩu học gọi là “giai đoạn dư lợi dân số” hay “cửa
sổ cơ hội nhân khẩu học”. Đặc trưng của cơ cấu dân số này là tỉ số phụ thuộc ở dưới mức 50%,
nói cách khác, cứ 2 người đi làm thì có một người phụ thuộc (là trẻ em dưới 14 tuổi hoặc người
già trên 60 tuổi). Khi nào tỉ số phụ thuộc vượt trên 50% thì giai đoạn cơ cấu dân số vàng kết thúc.



Tài nguyên rừng và nguyên nhân suy thoái rừng trên thế
giới
Chủ nhật, 13 Tháng 6 2010 12:54

Tài nguyên sinh vật là nguồn sống chính của lồi người, nền tảng của mọi nền văn minh trong
lịch sử phát triển của nhân loại. Tài nguyên sinh vật có giá trị cho cuộc sống của con người là
rừng và các động vật hoang dã sống trong rừng, là các nguồn lợi thủy sản chứa trong các sông,
hồ, đồng ruộng, đặc biệt tiềm tàng trong các biển và đại dương.
Rừng là yếu tố quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế xã
hội, sinh thái và mơi trường. Trên thực tế rừng đã có lịch sử phát triển lâu dài nhưng những hiểu
biết về rừng chỉ mới thực sự có được từ thế kỷ thứ XIX. Theo quan điểm học thuyết sinh thái
học, rừng được xem là hệ sinh thái điển hình trong sinh quyển (Tansley, 1935; Vili,
1957; Odum, 1966). Rừng là sự thống nhất trong mối quan hệ biện chứng giữa sinh vật – trong
đó thực vật với các lồi cây gỗ giữ vai trị chủ đạo, đất và môi trường. Rừng là dạng đặc
trưng và tiêu biểu nhất của tất cả các hệ sinh thái trên cạn, đồng thời cũng là đối tượng tác động
sớm nhất và mạnh nhất của con người.
Việc hình thành các kiểu rừng có liên quan chặt chẽ giữa sự hình thành các thảm thực vật tự
nhiên với vùng địa lý và điều kiện khí hậu. Trong mỗi kiểu rừng được hình thành thì khí
hậu, đất đai và độ ẩm sẽ xác định thành phần cấu trúc và tiềm năng phát triển của thảm thực vật
rừng.. Các kiểu thảm thực vật rừng quan trọng trên thế giới là:
Rừng lá kim (rừng Taiga) vùng ơn đới có thành phần khá đồng nhất, phân bố chủ yếu ở
Bắc Mỹ, Châu Âu, Bắc Trung Quốc và một số vùng núi cao nhiệt đới. Kiểu rừng này có năng
suất thấp hơn vùng nhiệt đới.
Rừng rụng lá ôn đới phân bố ở vùng thấp hơn và gần vùng nhiệt đới hơn, chủ yếu ở Đông Bắc
Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu, một phần Trung Quốc, Nhật Bản, Australia.
Rừng mưa nhiệt đới có độ Đa dạng sinh học cao nhất. Phân bố chủ yếu ở vùng xích đạo thuộc
lưu vực sông Amazone (Nam Mỹ), sông Congo (Châu Phi), Ấn Độ, Malaysia. Trong đó dãi rừng
Ấn Độ - Malaysia có sự đa dạng sinh học trên một đơn vị diện tích là cao nhất, có tới
2.500 – 10.000 lồi thực vật trong một khu vực hẹp và có tới 7 tầng cây với các loài cây quý

như lim (Erythrophleum sp), gụ (Sindora sp), chò chỉ (Shorea chinensis), lát (Chukrasia sp). Do
có sự biến đổi phức tạp về chế độ mưa, gió mùa và nhiệt độ, rừng nhiệt đới thường rất phức tạp
cả về thành phần loài và cấu trúc của rừng.
Dựa vào chức năng cơ bản mà thực chất là dựa vào tính chất và mục đích sử dụng, rừng được
chia thành 3 loại chính như sau:
+ Rừng phịng hộ được sử dụng cho mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mịn,
hạn chế thiên tai, điều hịa khí hậu, bảo vệ mơi trường. Rừng phòng hộ lại được chia thành 3 loại
là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chống cát bay, rừng phịng hộ chắn sóng ven biển.
+ Rừng đặc dụng được sử dụng cho các mục đích đặc biệt như bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn
hệ sinh thái, bảo tồn nguồn gen động thực vật rừng, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học,
bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh cho nghỉ ngơi du lịch. Rừng đặc dụng bao
gồm các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu văn hóa - lịch sử và môi trường.


+ Rừng sản xuất bao gồm các loại rừng sử dụng để sản xuất kinh doanh gỗ, lâm đặc sản rừng,
động vật rừng và kết hợp bảo vệ môi trường.
Sự suy giảm diện tích rừng và suy thối rừng. Theo tài liệu mới công bố của Quỹ bảo vệ động
vật hoang dã (WWF, 1998), trong thời gian 30 năm (1960 – 1990) độ che phủ rừng trên toàn thế
giới đã giảm đi gần 13%, tức diện tích rừng đã giảm đi từ 37 triệu km2 xuống 32 triệu km2, với
tốc độ giảm trung bình 160.000km2/năm. Sự mất rừng lớn nhất xãy ra ở các vùng nhiệt đới, ở
Amazone (Braxin) trung bình mỗi năm rừng bị thu hẹp 19.000km2 trong suốt hơn 20 năm qua.
Bốn loại rừng bị hủy diệt khá lớn là rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rộng 60%, rừng lá kim
khoảng 30%, rừng ẩm nhiệt đới khoảng 45% và rừng khô nhiệt đới lên đến khoảng 70%. Châu
Á là nơi mất rừng nguyên sinh lớn nhất, khoảng 70%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
làm mất rừng trên thế giới, tập trung chủ yếu vào các nhóm ngun nhân sau đây:
- Mở rộng diện tích đất nơng nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực, trong đó những
người sản xuất nhỏ du canh là nguyên nhân quan trọng nhất. Rowe (1992) cho rằng, có
đến 60% rừng nhiệt đới bị chặt phá hàng năm là do ngun nhân này. Hiện nay mở rộng diện tích
nơng nghiệp ở Châu Á và Châu Phi đang xãy ra với tốc độ mạnh hơn so với Châu Mỹ La Tinh.
- Nhu cầu lấy củi: Chặt phá rừng cho nhu cầu lấy củi đốt cũng là nguyên nhân quan trọng làm

cạn kiệt tài nguyên rừng ở nhiều vùng. Lượng gỗ sử dụng làm chất đốt trên thế giới đã tăng từ
600 triệu m3 vào năm 1963 lên 1.300 triệu m3 vào năm 1983. Hiện nay vẫn còn khoảng 1,5 tỷ
người chủ yếu dựa vào nguồn gỗ củi cho nấu ăn. Riêng ở Châu Phi đã có 180 triệu người thiếu
củi đun.
- Chăn thả gia súc: Sự chăn thả trâu bò và các gia súc khác đòi hỏi phải mở rộng các đồng cỏ
cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích rừng. Ở Châu Mỹ La Tinh, có khoảng 35% rừng
bị chặt phá do những người sản xuất nông nghiệp nhỏ. Phần còn lại do chăn thả súc vật. Riêng ở
Nam Mỹ việc mở rộng diện tích đồng cỏ với tốc độ 20 nghìn km2/năm trong giai đoạn 1950 –
1980. Cịn ở Braxin, khoảng 3/4 diện tích rừng bị phá hủy ở vùng Amazone đến 1980 có liên
quan trực tiếp đến việc ni bị.
- Khai thác gỗ và các sản phẩm rừng: Việc đẩy mạnh khai thác gỗ cũng như các tài nguyên rừng
khác cho phát triển kinh tế và xuất khẩu cũng là nguyên nhân dẫn đến làm tăng tốc độ phá rừng ở
nhiều nước. Hiện nay việc buôn bán gỗ xãy ra mạnh mẽ ở vùng Đông Nam Á, chiếm đến gần
50% lượng gỗ bn bán trên thế giới. Ví dụ, ở Malaisia rừng nguyên sinh che phủ gần như toàn
bộ đất nước vào năm 1990, đến năm 1960 đã có trên 1/2 diện tích rừng bị khai thác gỗ cho xuất
khẩu. Còn ở Philippine, đến năm 1980 rừng đã bị phá hủy khoảng 2/3 diện tích, trong đó khai
thác gỗ cho xuất khẩu chiếm một phần lớn.
- Phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản; nhiều diện tích rừng trên thế giới đã bị chặt
phá lấy đất trồng cây công nghiệp và các cây đặc sản phục vụ cho kinh doanh. Mục đích là để
thu được lợi nhuận cao mà không quan tâm đến lĩnh vực mơi trường. Ở Thái Lan, một diện tích
lớn rừng đã bị chặt phá để trồng sắn xuất khẩu, hoặc trồng côca để sản xuất sôcôla. Ở Pêru, nhân
dân phá rừng để trồng cơca; diện tích trồng cơca ước tính chiếm 1/10 diện tích rừng của Pêru.
Các cây cơng nghiệp như cao su, cọ dầu cũng đã thay thế nhiều vùng rừng nguyên sinh ở các
vùng đồi thấp của Malaisia và nhiều nước khác.
- Cháy rừng: Cháy rừng là nguyên nhân khá phổ biến ở các nước trên thế giớI và có khả năng
làm mất rừng một cách nhanh chóng. Ví dụ, năm 1977 đã xảy ra cháy rừng ở nhiều nước
thuộc Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ. Chỉ tính riêng ở Indonesia trong một đợt cháy rừng (năm
1977) đã thiêu hủy gần 1 triệu ha rừng. Còn ở Mỹ, trong năm 2000 đã có 2,16 triệu ha rừng bị
cháy.



Ngồi ra cịn có nhiều ngun nhân khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếplàm tăng quá trình phá
rừng trên thế giới. Đó là các chính sách quản lý rừng, chính sáh đất đai, chính sách về di cư,
định cư và các chính sách kinh tế xã hội khác. Các dự án phát triển kinh tế xã hội
như xây dựng đường giao thơng, các cơng trình thủy điện, các khu dân cư hoặc khu công
nghiệp cũng làm gia tăng đáng kể tốc độ mất rừng ở nhiều nơi trên thế giới.
Hương Thảo








Ơ nhiễm biển
by bubu on Tue Jan 29, 2008 9:12 pm
Năm 1998 được chọn làm năm Quốc tế Đại dương, Việt Nam ta cũng tham gia qua việc phát
động phong trào làm sạch các bờ biển. Nhằm cung cấp thêm thông tin cho các bạn về đại dương
và việc ô nhiễm các đại dương, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn loạt bài truy cập được từ web
site [You must be registered and logged in to see this link.] của tổ chức Ocean98.
Khoảng 71% diện tích của Trái đất - 326.000.000 km2 là đại dương. Đại dương ảnh hưởng đến
mọi sự sống trên Trái đất. Trái đất chúng ta đã tồn tại khoảng 4,5 tỉ năm, trong đó nền công
nghiệp hiện đại chỉ mới phát triển khoảng 100 năm. Trong thời đại của chúng ta, các quyết định
về chính trị và phát triển kinh tế có thể hủy hoại sự phát triển Trái đất trong từng ngày, từng giờ,
từng phút. Một số người nghĩ rằng việc gây ô nhiễm một giọt nước khơng làm ảnh hưởng gì tới
khối nước khổng lồ 1,3 tỉ km3 này. Tuy nhiên, hãy nghĩ rằng cơ thể con người được cấu tạo bởi
hàng tỉ tế bào, sự thay đổi bất thường của bất kỳ một tế bào nào cũng có thể là khởi điểm cho
một căn bệnh chết người.
Ocean98 được tổ chức để đẩy mạnh các hoạt động của năm Quốc tế Đại dương. Các hoạt động

này nằm trong các lĩnh vực hoạt động của UNESCO và UNEP: giáo dục, khoa học, văn hố,
thơng tin và môi trường.
Ocean98 cung cấp thông tin về:
Đại dương và các nguồn tài nguyên của nó.
Sự trong lành của các đại dương và tính bền vững của các nguồn tài nguyên có thể tái tạo được
cùng với việc sử dụng an tồn và thơng minh các nguồn tài ngun này để phục vụ cho sự tồn tại
và các lợi ích lâu dài của con người.
Việc nắm được các thông tin này giúp cho con người chấp nhận các chính sách, tiêu chuẩn, biện
pháp để bảo vệ môi trường biển.
OCEAN FACTS
Tổng chiều dài bờ biển của Trái đất lên đến 504.000 km, dài gấp 12 lần đường xích đạo. Quốc
gia có bờ biển dài nhất được ghi vào Guiness 1997 là Canada với 244.800 km (bao gồm cả bờ
biển của các đảo thuộc quốc gia này). 60% bờ biển Thái Bình Dương và 35% bờ biển Đại Tây


Dương đang bị xói mịn với tốc độ 1m/năm.
Hơn phân nửa dân số thế giới (hơn 2,7 tỉ người) sống trong khu vực 100 km sát bờ biển. Ở cuối
thiên niên kỷ này có 13 trong số 15 thành phố lớn nhất thế giới nằm trên bờ biển hoặc sát bờ
biển. Hàng năm có khoảng 6,5 triệu tấn rác được thải ra biển từ các thành phố này.
40% diện tích của Hà Lan sẽ nằm dưới mực nước biển nếu nước này khơng có hệ thống đê biển
dài 1.260 km.
Vào năm 1990, ngành du lịch quốc tế thu được 250 triệu USD, hầu hết từ việc du lịch ở các vùng
biển.
Đánh bắt hải sản
Hàng năm con người đánh bắt được khoảng 70 -75 triệu tấn cá từ các đại dương, trong đó
khoảng 29 triệu tấn được tiêu thụ bởi con người. Tổng sản lượng cá trên thế giới (do đánh bắt và
nuôi trồng) lớn hơn tổng sản lượng của gia súc và gia cầm. 15 trong số 17 ngư trường lớn nhất
của thế giới đang bị khai thác quá độ làm sản lượng cá giảm nhanh.
Đời sống ở các đại dương
Tảo - thực vật đầu tiên trên Trái đất hiện diện ở các đại dương khoảng 3,5 tỉ năm về trước. Hiện

tại, lượng oxy tạo ra bởi tảo ở các đại dương cung cấp khoảng phân nửa lượng oxy mà chúng ta
hít thở.
Đại dương cung cấp khoảng 95% mơi trường sống cho các sinh vật trên Trái đất.
Các sinh vật
Tới nay, chúng ta phát hiện được 275.000 loài sinh vật biển. Lớn nhất là cá voi xanh có chiều dài
có thể đạt đến 33 m, trọng lượng bằng trọng lượng của 40 con tê giác cộng lại. Nhỏ nhất là các
phiêu sinh vật hiển vi. Một vài lồi cá có tuổi thọ rất cao, như lồi Rougheye Rockfish ở Canada
có tuổi thọ đến 147 năm.
Ở các đại dương có khoảng 35 lồi cá ngựa có kích cở từ 2,5 cm đến 35 cm. Khoảng 20 triệu cá
ngựa (sống hoặc chết) được bn bán hợp pháp vào năm 1993. Nó được sử dụng để làm thuốc,
thuốc kích dục, ni cá cảnh hoặc làm thức ăn.
Bắc Băng Dương là đại dương nhỏ nhất, nó chỉ chứa khoảng 1/100 lượng nước biển của Trái đất.
Tuy nhiên lượng nước này đã lớn gấp 25 lượng nước của tất cả các con sông và hồ nước ngọt
cộng lại.
Ơ nhiễm biển
33% chất gây ơ nhiễm ở biển là do nạn ơ nhiễm khơng khí, 44% chất gây ô nhiễm ở biển do các
sông đem đến.
Hàng năm khoảng 100 triệu cá mập bị giết chỉ để lấy vây.
Khoảng 1 triệu chim biển, 100.000 thú biển và rùa biển bị chết do bị vướng hay bị nghẹt thở bởi
các loại rác plastic.
Đại dương hấp thụ khoảng 30-50% lượng CO2 thải ra từ quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch,
việc thay đổi nhiệt độ sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu CO2 của các phiêu sinh thực vật
và sau đó làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái vì phiêu sinh thực vật là nền của mạng lưới thức ăn.
60% các rạn san hô đang bị đe dọa bởi việc ô nhiễm.
Hàng năm lượng rác thải xuống các đại dương gấp 3 lần lượng cá mà chúng ta đánh bắt lên.
1,14 lít dầu xe ơtơ có thể làm ô nhiễm 2 triệu gallons nước uống.
Muốn biết thêm chi tiết và các số liệu lý thú khác xin tìm đọc bài nguyên văn bằng tiếng Anh.


HOW CAN WE KEEP THE OCEAN CLEAN?

Bản thân chúng ta, dù khơng sống gần biển, cũng có thể làm một số việc để giữ cho các đại
dương được sạch như ít xả rác hơn. Bài này giới thiệu cho chúng ta một số bài cần đọc thêm để
hiểu rõ hơn về cách giữ cho các đại dương được sạch.
OCEAN POLLUTION: HOW IT KILLS SEA ANIMALS
Bảo vệ môi trường biển không phải là trách nhiệm của riêng ai; mọi người, mọi tầng lớp xã hội
đều có trách nhiệm. Một học sinh đã chia xẻ kinh nghiệm của mình với các bạn qua thông tin
trên Internet như sau:
Vào năm 1960, tất cả các đại dương đều khơng có các chất thải plastic. Vào năm 1985, từ trên
các tàu biển, con người đã thải khoảng 450.000 bao bì plastic xuống các đại dương. Các loài
chim biển, rùa biển, hải cẩu, cá heo bị vướng vào các bao bì này, bị ngạt và chết. Các vụ rị rĩ đã
đổ vào biển nhiều loại hóa chất độc hại làm chết cá.
Nếu bạn muốn tham gia vào việc cải thiện tình trạng ơ nhiễm biển, bạn có thể làm theo các
hướng dẫn sau đây:
Phải thơng hiểu về môi trường biển.
Mời một nhà Hải dương học đến lớp bạn để cung cấp thêm thông tin.
Tham gia hoặc thành lập các tổ chức về môi trường ở địa phương bạn.
Viết thư tới các thành viên của Quốc hội về tầm quan trọng của biển.
Tiết kiệm việc sử dụng nước ở trường học cũng như ở nhà.
Tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Đại dương (08 tháng 06) hàng năm ở trường hoặc địa phương
bạn.
Trao đổi thông tin số liệu với các quốc gia khác.
SEALS
Hải cẩu là động vật chân màng (pinnipeds). Từ pinipeds bắt nguồn từ tiếng La tinh "pinna"
(nghĩa tiếng Anh là "fin", flap", hay "wing") và "pedis" ("foot"). Có tất cả 33 lồi động vật chân
màng, được chia thành ba họ: Phocidae, Otariidae, Odobenidae.
Hải cẩu, Sư tử biển và Hải mã đang bị khai thác quá độ để lấy da, thịt và mỡ.
Ở đầu thế kỷ này, loài hải cẩu Caribean monk đã bị diệt chủng, nhiều loài khác đang ở điểm báo
động diệt chủng. Ngày nay áp lực diệt chủng của một số loài do săn bắn quá độ đã giảm. Tuy
nhiên, các mối đe doạ mới do nạn ô nhiễm biển gia tăng. Do đó chúng ta vẫn cần phải quan tâm
tới các lồi này.

WHO'S WATCHING OVER THE GLOBAL FISH MARKET?
Theo FAO, 11 trong số 15 ngư trường chính đã bị suy giảm nghiêm trọng. Hiện tại 40% số ngư
trường của Mỹ đang bị khai thác quá độ. Mỹ đã bắt đầu nhận thức được sự cần thiết của việc cải
tổ lại vấn đề quản lý đánh bắt hải sản. Tuy nhiên, việc chuyển những nhận thức này thành những
biện pháp có hiệu quả tỏ ra rất khó khăn.
Ví dụ như ngư trường cá mòi (Sardine) ở Châu Mỹ trải dài từ Canada đến Mexico. Sản lượng
đánh bắt của Mexico gần bằng sản lượng đánh bắt của California. Do đó để ngăn cản sự đánh bắt
quá độ một cách có hiệu quả cần phải có sự hợp tác của các nước. Nhưng Mexico và Mỹ khơng
đồng ý ngồi vào bàn thương thảo, và tình hình của Mỹ và Canada về vấn đề này ngày càng trở
nên xấu đi.
BEACH POLLUTION FAQ


Trả lời các câu hỏi thường được đặt ra về vấn đề ô nhiễm bãi biển
1. Việc ô nhiễm bãi biển có phổ biến khơng?
Vào năm 1997, ở Mỹ, nạn ô nhiễm bãi biển đã làm cho 4.153 bãi biển phải đóng cửa hoặc ra các
báo động cho những người tắm biển.
2. Những ngun nhân chính của ơ nhiễm bãi biển là gì?
Mưa làm rửa trơi các chất ơ nhiễm trên mặt đất xuống biển, việc thải nước cống rãnh ra biển, các
hệ thống xử lý nước thải ở khu vực bãi biển hoạt động kém hiệu quả, chất thải từ các tàu thuyền
là những ngun nhân chính gây ơ nhiễm bãi biển.
3. Bơi lội trong nước bị ô nhiễm có làm cho bạn mắc bệnh khơng?
Năm 1995, một nghiên cứu dịch tể học ở diện rộng được tiến hành tại vịnh Santa Monica.
Nghiên cứu này theo dõi tình trạng sức khoẻ của 15.492 người đến bơi và lặn tại vịnh này. Kết
quả cho thấy nguy cơ bị nhiễm bệnh của những người bơi gần các ống thoát mưa tăng cao đối
với các chứng bệnh như sốt, cảm lạnh, bệnh về tai, ói mửa và các bệnh về đường hơ hấp.
Trong bài này, tác giả còn bàn đến các biện pháp để quản lý các bãi biển để bảo đảm sức khoẻ
cho những người đến đây bơi lội.
NGUỒN GỐC VÀ CÁC DẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẠI DƯƠNG THẾ GIỚI
Dư Văn Toán

Những thập niên gần đây nổi cộm lên vấn đề gia tăng các tác động nhân sinh lên các hệ sinh thái
biển do hậu quả ô nhiễm môi trường biển và đại dương. Sự lan truyền của nhiều chất ô nhiễm đã
đạt tới quy mô địa phương, khu vực và thậm chí tồn cầu. Vì vậy, ơ nhiễm các biển, đại dương
và sinh giới đã trở thành một vấn đề quốc tế quan trọng nhất và sự tất yếu phải bảo vệ môi
trường biển khỏi ô nhiễm là do những yêu cầu sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên quy định.
Hội nghị của Liên hợp quốc về các vấn đề môi trường tại Stockholm, Thụy Điển (năm 1972)
thống nhất định nghĩa về ô nhiễm môi trường biển: “Tất cả các chất hoặc năng lượng do con
người trực tiếp hay gián tiếp đưa vào môi trường biển (kể cả các vùng cửa sông) kéo theo những
hậu quả tai hại, như gây thiệt hại tài nguyên sinh vật, nguy hiểm với sức khỏe con người, khó
khăn cho hoạt động trên biển (kể cả đánh bắt cá), làm suy thoái chất lượng và giảm các tính chất
hữu ích của nước biển”. Danh mục các chất ô nhiễm bao gồm các chất độc, phát thải nước nóng
(ơ nhiễm nhiệt), vi khuẩn gây bệnh, chất thải rắn, chất lơ lửng, chất dinh dưỡng và một số dạng
tác động nhân sinh khác. Cấp thiết nhất hiện nay là vấn đề ơ nhiễm hóa học đại dương.
Các chất ô nhiễm đại dương và biển xuất phát từ những nguồn sau đây:
- Thải nước công nghiệp và sản xuất trực tiếp vào biển hoặc cùng với nước sông tải ra;
- Nguồn các chất sử dụng trong nông nghiệp và nghề rừng từ lục địa đi vào biển;
- Con người chủ động chôn cất các chất ô nhiễm trong biển;
- Rò rỉ các chất khác trong quá trình hoạt động tầu thủy;
- Phát thải do sự cố từ tầu hoặc ống dẫn dưới nước;
- Khai thác khống sản ở đáy biển;
- Vận chuyển các chất ơ nhiễm qua khí quyển.
Nhóm các chất ơ nhiễm đã phát hiện thấy trong đại dương được liệt kê sau đây:
1. Nuclit phóng xạ
2. 90Sr


3. 137Cs
4. 238Pu
5. 3H
6. 144Ce

7. Hợp chất clo có độc tính
8. DDT và các biến thể
9. Policlorbifenil (PCB)
10. Aldrin
11. Dildrin
12. Linđan
13. Kim loại
14. Methyl thủy ngân
15. Cađimi
16. Thủy ngân
17. Chì
18. Đồng
19. Kẽm
20. Crôm
21. Mangan
22. Asen
23. Dầu mỏ và sản phẩm dầu
Ngồi ra cịn có rất nhiều hợp chất hữu cơ, chất thải nhà máy có hàm lượng BOD cao, các phần
tử lơ lửng, bằng những con đường khác nhau đi vào đại dương. Như đã thấy, danh mục các chất
ô nhiễm mà đại dương nhận thật rất dài. Chúng khác nhau về mức độ độc hại và quy mô phân bố
– từ các vùng ven bờ (địa phương) đến toàn cầu nên có thể phân theo các nhóm:
1. Dầu và các sản phẩm dầu.
2. Thuốc bảo vệ thực vật.
3. Các chất tẩy tổng hợp.
4. Các hợp chất có thuộc tính gây ung thư.
5. Kim loại nặng.
6. Sự đổ phế thải xuống biển nhằm mục đích chơn giữ.
7. Các đồng vị phóng xạ nguồn gốc kỹ nghệ.
Tài liệu tham khảo
1. Bảo vệ môi trường biển.(Sách Bảo vệ môi trường, 650tr. Biên dịch: Phạm Văn Huấn, Nguyễn

Thanh Sơn, Dư Văn Toán. NXB ĐHQG Hà Nội, 2005)
2. Đại dương và con người. NXB Hải quân Nga. 1996
3. Penelope ReVelle, Charles ReVelle. The Environment. Issues and Choices for Society. Jones
and Barlett Publishers, 1988.
4. Kirilenko V.P. Bảo vệ môi trường biển, đại dương và luật biển quốc tế. NXB Khí tượng thủy
văn. St, Peterburg. 1994.

Suy thoái tài nguyên nước
Chủ nhật, 13 Tháng 6 2010 12:43


Nước là yếu tố chủ đạo của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên trái đất và cần
thiết cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội của loài người. Nước là tài nguyên tái tạo được, sau một
thời gian nhất định được dùng lại. Tài nguyên nước bao gồm nước trong khí quyển, nước mặt,
nước dưới đất (nước ngầm), nước biển và đại dương.
Hàng năm lượng nước mưa (nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu) chiếm khoảng
105.000km3, trong đó 2/3 lượng nước quay lại khí quyển do bốc hơi bề mặt và sự thốt hơi
nước của thực vật, 1/3 lượng nước cịn lại là dịng chảy bề mặt và nước ngầm đổ theo
sơng suối chảy ra biển. Nếu 35.000km3 nước mỗi năm là nguồn cung cấp nước tiềm tàng cho con
người, thì với dân số hiện tại, bình qn có chừng 18 lít nước ngày, quá thừa cho nhu cầu sinh
lý (2 lít/người/ngày). Song thực tế khơng phải như vậy, trung bình mỗi người cần đến
250lít nước/ ngày. Ở các nước cơng nghiệp cần gấp 6 lần giá trị trên, còn ở các nước nơng
nghiệp, nhất là những nơi khơ nóng thì lượng nước sử dụng cịn lớn hơn.
Người ta tính rằng, trên phạm vi toàn cầu nước dùng cho sinh hoạt chiếm 6% tổng số, cho
cơng nghiệp 21%, số cịn lại dành cho nơng nghiệp. Ngồi lượng nước bề mặt, việc khai
thác nước ngầm đã trở thành cứu cánh cho sự thiếu hụt nước, Hiên tại, lượng nước ngầm được
khai thác trên toàn cầu đã vượt 35 lần so với 30 năm trước. Nạn thiếu hụt nước cịn xảy ra do
suy thối rừng và mất rừng, do nước (nước mặt và nước ngầm) và đất bị ô nhiễm.
Do khai thác quá mức nguồn nước, do nước bị ơ nhiễm, lồi người đang đứng trước cảnh thiếu
nước, nhất là nước sạch. Do vậy đã có nhiều hội nghị, diễn đàn được tổ chức ở các quy mô khác

nhau nhằm hướng tới việc chống suy thoái và bảo vệ nguồn nước. Chẳng hạn như: Diễn
đàn nước thế giới lần thứ hai và Hội nghị Bộ trưởng tháng 3/2000 tổ chức tại Hà Lan đã thơng
qua tầm nhìn và khung hành động về nước thế kỷ XXI. Từ diễn đàn này, căn cứ vào kết quả quốc
tế mà các quốc gia sẽ xây dựng cho mình “Chương trình hành động quốc gia về an ninh
nước thế kỷ XXI”. Tại Việt Nam hội thảo quốc gia về nước thế kỷ XXI, tầm nhìn và hành động
tới 2005 tại Hà Nội đã thơng qua tầm nhìn về nước là: Sử dụng tổng hợp, bảo vệ tài nguyên nước
vững bền và phịng chống có hiệu quả các tác hại về nước.
Khái niệm an ninh về nước của thế giới được hiểu là:
- Nước ngọt và hệ sinh thái được cải thiện
- Ủng hộ sự phát triển bền vững và ổn định chính trị
- Ai cũng có nước sạch để dùng với giá cả hợp lý, đảm bảo sức khoẻ và năng lực sản xuất
- Con người được bảo vệ khỏi các nguy hiểm do nước gây ra
Ở Việt Nam, tài nguyên nước rất phong phú và dồi dào, đặc biệt tiềm năng nước ngọt còn rất
lớn, lượng nước trung bình đầu người đạt 17.000km3/năm, cao gần gấp 3 lần hệ số đảm bảo
nước trung bình trên thế giới. Cùng với nước mặt, trữ lượng nước ngầm khá cao, theo E. K. Alan
(1998) thì tổng số trữ lượng động tự nhiên nước dưới đất toàn lãnh thổ chưa kể phần hải
đảo là 1513,45 m3/s nhưng phân bố không đều trong các vùng địa chất thủy văn. Hiện nay, nhịp
điệu khai thác nước ngầm khoảng 10 triệu m 3/ ngày. Nhìn chung, chất lượng nước bề mặt và
nước ngầm cịn tốt, thỏa mản được các nhu cầu kinh tế xã hội, hệ thơng sơng ngịi Việt Nam có
khả năng cung cấp ổn định cho các ngành một lượng nước khoảng 100 – 150 km 3/năm. Nạn ô
nhiễm nước do hoạt động con người cịn mang tính chất cục bộ, chỉ xuất hiện ở một vài địa
phương. Khó khăn hiện nay trên con đường phát triển là phần lớn người dân chưa được dùng
nước sạch và còn phải đối mặt với nạn lụt lội và hạn hán xảy ra hàng năm. Theo Trần Hiếu Nhuệ
(2000), ở nước ta hiện nay có khoảng 621 đơ thị lớn nhỏ, trong đó có 78 đơ thị có số dân từ
15.000 người trở lên, chiếm tổng số khoảng 12 triệu người hay 80% tổng số dân đô thị. Số đô


thị cịn lại thuộc đơ thị nhỏ. Hiện nay, chỉ gần 1/2 dân số đô thị được cấp nước, tiêu chuẩn cấp
nước mới đạt 50 – 60 lít/người/ngày, tổng lượng nước cấp cho các đô thị đạt công suất 2,6 triệu
m3/ngày, trong đó 2/3 từ nguồn nước mặt và 1/3 từ nước dưới đất. Riêng ở nông thôn mới đảm

bảo cấp được “nước sạch” cho 32% dân số ở nông thơn. Trong đó sử dụng nước giếng khoan,
giếng đào, nước từ sơng ngịi khơng qua xử lý khoảng 28%, nước mưa 10% cịn lại là các nguồn
khác.
Hương Thảo
Sa mạc hóa đất và cạn kiệt nguồn nước vì khai thác titan
9:57, 29/05/2010

Lưu để đọc sau
Email bài này
In trang này
In bài này
Ý kiến của bạn
Liên hệ đăng lại bài
10 bài được đọc nhiều nhất

Từ gần 15 năm nay, những cánh rừng phi lao vài chục năm đến trăm năm tuổi ở vùng cát ven
biển các xã Vĩnh Thái (Vĩnh Linh), Trung Giang, Gio Mỹ (Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) đã bị nạn
khai thác titan đào xới, hủy diệt tan tành. Trơ lại giữa cát là hàng trăm thứ tạp chất độc hại thải ra
từ các máy hút cát. Trong "cơn lốc đen" khốc liệt ấy, q trình sa mạc hóa và cạn kiệt nguồn
nước đã ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống của người dân.
Chúng tơi tìm gặp ơng Lê Văn Dũng, Chủ nhiệm HTX Cẩm Phổ, xác minh những thiệt hại về
sản xuất do "cơn lốc đen" này gây ra. Khi chúng tôi theo ông đến cánh đồng kinh tế mới rộng 5
hécta của xã, nơi có bà con nơng dân đang thất thểu trên những thửa lạc cháy khô, ông Dũng cho
biết: Tháng 10/2008, Công ty TNHH Hiếu Giang đã đến thơn, trưng ra giấy phép khai thác titan
trên diện tích 12,8 hécta đất ở thôn, rồi đào xới, hút cát ầm ầm.
Việc họ hút cát do có cấp trên cấp phép thì khơng nói, nhưng cơng ty này đã khai thác ra ngồi
diện tích cho phép và trên thực tế những cỗ máy đã hút hết mạch nước ngầm, làm cho đồng
ruộng trở nên khô hạn và mất mùa nặng. Điều ơng lo lắng nữa là ở Cẩm Phổ có một cái hồ nước
chảy ra từ cát, có sức tưới cho hơn 15 hécta ruộng lúa của thôn, chưa khi nào cạn nước. Thế
nhưng từ khi Công ty TNHH Hiếu Giang tổ chức đào xới, hút cát thì hồ nước trên mới đầu mùa

hạ đã cạn kiệt nước.
Ở xã biển bãi ngang Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, tình trạng đào xới, hút cát diễn ra không kém
phần khốc liệt so với các xã biển bãi ngang Gio Linh. Bờ biển dài hơn 3 cây số từ thôn Mạch


Nước đến thơn Tân Hịa xác xơ, tiêu điều vì thứ "vàng đen" này. Con đê chắn cát dài hơn 300m
thuộc thơn Tân Thuận bị Cơng ty cổ phần Khống sản Quảng Trị san bằng, nay được làm mới
vẫn cứ sụt lở, cây trồng giữ cát ven đê không bén nổi rễ do cát đã bị hút cạn kiệt nước...

Kh
ai
thá
c
tita
n
bừ
a
bãi


c

ve
n
biể
n
Qu
ản
g
Trị

đã
tàn
ph
á

i
trư
ờn


g.
Ông Nguyễn Văn Niên, một ngư dân than vãn với chúng tôi: "Bây giờ cây bị chặt phá hết, những
trận gió lào đầu mùa khiến cát tung lên phủ lấp hết vườn tược. Cứ cái đà này, nhà cửa cũng sẽ
khơng cịn".
Theo quy định của UBND tỉnh Quảng Trị thì các đơn vị khai thác titan - cụ thể là các Cơng ty
TNHH Thanh Tâm, Hiếu Giang, Tín - Đạt - Thành và Cơng ty cổ phần Khống sản Quảng Trị,
khai thác titan trên địa bàn các xã vùng cát bãi ngang của hai huyện Gio Linh và Vĩnh Linh phải
hoàn trả mặt bằng và trồng lại cây. Tuy nhiên, trong những ngày đi thực tế ở các địa phương nói
trên, chúng tơi ghi nhận, có tới 90% khơng được san trả mặt bằng, ở đó hiện tại vẫn cịn ngổn
ngang hầm hố; môi trường bị tàn phá, đất khai khoáng vĩnh viễn phải bỏ hoang.
Riêng ở Gio Mỹ, từ tháng 7/2004, chính quyền địa phương và người dân đã nhiều lần kiến nghị
lên các cấp, các ngành liên quan để bảo vệ vùng rừng chắn cát duy nhất còn lại trên địa bàn.
Nhưng đến nay xem ra chúng đã khơng thể tồn tại bởi vì… đơn giản lợi nhuận từ việc hút cát
đem bán là quá lớn (!).
Theo kết luận thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị, các cơng ty khai
khống đều có những vi phạm nghiêm trọng tại bờ biển huyện Vĩnh Linh và Gio Linh. Điều
đáng buồn là trước những hậu quả nghiêm trọng này, chính quyền địa phương vẫn chưa nhìn
nhận vấn đề một cách nghiêm túc. Hiện tại, một số cơng ty khai khống ở đây vẫn tìm mọi cách
"qua mặt" các ngành chức năng để tiếp tục được khai thác
Sa mạc hố và an ninh mơi trường (11:56:03 Ngày 22/07/2010)


Sa mạc hóa (SMH) hiện nay được xem là sự thối hố đất ở những vùng khơ hạn, bán khơ hạn
và phụ ẩm khô, gây nên bởi nhiều yếu tố khác nhau, cả những thay đổi về khí hậu và những hoạt
động nhân sinh.
Sa mạc hố, hoang mạc hóa và an ninh mơi trường
Sa mạc hóa (SMH) hiện nay được xem là sự thối hố đất ở những vùng khơ hạn, bán khô hạn
và phụ ẩm khô, gây nên bởi nhiều yếu tố khác nhau, cả những thay đổi về khí hậu và những


hoạt động nhân sinh. Theo Điều 1, Công ước chống sa mạc hóa của LHQ định nghĩa: "Sa mạc
hóa là sự suy thối của đất đai tại các vùng khơ hạn, bán ẩm khơ hạn, hình thành các yếu tố
khác nhau, bao gồm các sự biến đổi khí hậu và hoạt động của con người".
Hoang mạc hóa (HMH) là một dạng ở mức độ thấp của sa mạc hóa. SMH và hoang mạc hóa là
vấn đề tồn cầu đang diễn biến phức tạp ở nhiều khu vực trên thế giới. Đây là một vấn đề toàn
cầu đang tác động đến 1/3 trái đất và đe doạ cuộc sống của 1,2 tỷ người trên hành tinh. Sa
mạc hóa cùng với biến đổi khí hậu (BĐKH) đang đe doạ nghiêm trọng đến khả năng hoàn
thành các mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ vào năm 2015. SMH không chỉ là một thách thức lớn
về môi trường của thế giới mà cũng là một trong những trở ngại chính trong việc đảm bảo các
nhu cầu tối thiểu của con người tại những vùng khô hạn.
Hiện nay trên thế giới đều thống nhất các vấn đề mơi trường và an ninh quốc gia có mối quan
hệ chặt chẽ. "An ninh môi trường là khả năng mơi trường có thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản
của con người một cách bền vững; cung cấp nơi ở, cung cấp năng lượng và nguyên liệu, khả
năng chấp nhận chất thải, cung cấp thông tin khoa học và cung cấp tiện nghi mơi trường".
Sự hoang hóa đất trồng trọt do SMH đang đe doạ cuộc sống hàng tỷ người trên trái đất. Thảm
thực vật rừng bị phá hoại có tác động hủy hoại mơi trường sống, phá hoại sự cân bằng sinh
thái, khơng cịn tác dụng ngăn lũ… Nguồn nước trở nên ngày một khan hiếm. Trong tổng số
70% diện tích địa cầu bao phủ là nước, nhưng chỉ có 2,5% là nước ngọt có thể cung cấp cho
con người sử dụng. Theo điều tra của WHO, trên thế giới có 70% dân số khơng được sử dụng
nước vệ sinh an tồn, bệnh tật do nước ơ nhiễm gây ra chiếm 80% số người mắc bệnh, mỗi
ngày có 250 nghìn người mắc bệnh do nước ăn bị ô nhiễm. LHQ cảnh báo đến năm 2025, gần

một nửa dân số thế giới sống ở khu vực thiếu nước.
Gây ô nhiễm môi trường được coi là một trong những nguy cơ an ninh phi truyền thống, có thể
đe doạ an ninh quốc gia của một nước.
Hiện trạng sa mạc hóa trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới, vùng bị SMH mạnh nhất, rộng nhất là Trung Á và Nam sa mạc Sahara, nơi đại bộ
phận dân chúng đều sống trong cảnh nghèo khổ và phải đối mặt với tình trạng xâm thực của
cát bụi. Hàng năm, SMH làm cho nền kinh tế thế giới thiệt hại khoảng 48 tỷ USD, trong đó Châu
Phi thiệt hại khoảng 9 tỷ USD. SMH còn kéo theo sự gia tăng của bệnh tật, đói nghèo và sẽ đẩy
65 triệu người dân châu lục này phải di cư từ nay đến năm 2025. Đặc biệt, kết quả của quá
trình SMH dẫn đến việc tích luỹ các độc tố trong đất và mơi trường đất lại chuyển sang thể loại
khác, đó là ơ nhiễm.
Châu Á có hơn 1,7 tỷ hecta đất khơ hạn và bán khô hạn. Những vùng đất bị khô hạn và thối
hóa bao gồm các sa mạc rộng lớn ở Trung Quốc, Pakistan, Mơng Cổ, Iran, Ấn Độ và Nepal.
Ước tính 67% nước dùng để sản xuất nông nghiệp, 23% dùng cho chăn thả gia súc và 10%
dùng trong ngành sản xuất công nghiệp bị cạn kiệt. LHQ đưa ra các con số như sau:
SMH đang đe doạ toàn cầu chiếm khoảng 40% bề mặt trái đất, hơn 250 triệu người bị tác động
trực tiếp và 1 tỷ người trong hơn 100 nước bị rủi ro; Có khoảng 30% diện tích trên trái đất là
khô hạn và bán khô hạn đang bị SMH đe doạ; có 18% dân số thế giới đang sinh sống ở vùng
có nguy cơ SMH.
Hàng năm, có khoảng 6 triệu ha đất bị SMH và mất khả năng canh tác do những hoạt động của
con người. Châu Á cũng là vùng bị SMH nặng nề và đang gây ảnh hưởng đến đời sống của
khoảng 150 triệu người.
Tại Việt Nam, có khoảng 9,3 triệu ha đất liên quan đến HMH (khoảng 28% tổng diện tích đất đai
trên tồn quốc). HMH ở Việt Nam xảy ra cục bộ mà điển hình là dải cát hẹp, dài dọc theo bờ
biển miền Trung, tập trung ở 10 tỉnh thành, từ Quảng Bình đến Bình Thuận với diện tích khoảng


419.000 ha, nơi có những chỉ tiêu khí hậu cực đoan nhất cả nước. Các tỉnh duyên hải Nam
Trung Bộ, thời tiết đặc biệt khơ nóng vào mùa khơ, lượng mưa trung bình hàng năm ở một số
nơi chỉ đạt 700mm, khiến cho những vùng cát trắng có nguy cơ lan rộng. Ước tính hàng năm

có khoảng 10-20 ha đất bị HMH do cát bay, cát chảy làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng
triệu người dân. Bên cạnh đó sự cố nứt đất và trượt lở đất cũng xảy ra ngày một nghiêm trọng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy ở Ninh Thuận và Bình Thuận tồn tại 4 dạng hoang mạc (cát bay,
cát chảy, cát trượt lở); hoang mạc đá lộ - lăn lở; hoang mạc đất cằn trơ sạn sỏi, đất bạc mầu
thối hóa và hoang mạc muối tàn dư ở xa biển và ven biển.
Mối quan hệ giữa sa mạc hóa và an ninh mơi trường
Cộng đồng quốc tế từ lâu đã nhận thấy SMH là một vấn đề rất rộng liên quan đến cả bốn lĩnh
vực: Kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh quốc gia của nhiều nước trên thế giới. Theo WCED:
"Các hiểm hoạ của suy thối mơi trường là một trong những hiểm hoạ lớn nhất đối với hồ bình
và sự sống còn của nhân loại. Sự sống còn của chúng ta khơng chỉ phụ thuộc vào cân bằng
qn sự mà cịn phụ thuộc vào sự hợp tác tồn cầu vì một mơi trường bền vững". Rõ ràng,
SMH có mối quan hệ nhân quả với an ninh môi trường. SMH dẫn đến tài ngun mơi trường
suy thối và là những hiểm hoạ có thể gây suy yếu nền kinh tế, tăng nghèo đói, tăng bất ổn
định về an ninh, tăng nguy cơ căng thẳng chính trị và xung đột. Như vậy, việc sử dụng bền
vững tài ngun và mơi trường có vai trị chính yếu trong ổn định kinh tế - chính trị và an sinh
xã hội. Khi các vấn đề môi trường không được quan tâm giải quyết thoả đáng sẽ gây ra bất ổn
xã hội và có thể gây ra xung đột. Các vấn đề mơi trường như suy thối đất, suy giảm diện tích
rừng, sa mạc hóa, BĐKH và ô nhiễm môi trường đều đe dọa đến an ninh quốc gia và quốc tế.
Nạn sa mạc hóa đất đai đã gây nghèo đói, các làn sóng di dân và gây bất ổn về chính trị ở
Algeria, gây căng thẳng trong quan hệ giữa Zimbabuê và Botswana.
Các giải pháp chống HMH và đảm bảo ANMT ở Việt Nam
Đối với Việt Nam, khái niệm "Chống sa mạc hóa" có nghĩa là chống "Hoang mạc hóa", nó gắn
liền với an ninh mơi trường, với Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa 20062010 và định hướng đến 2020.
Phịng chống hoang mạc hóa là một vấn đề mang tính chiến lược vừa cấp bách, vừa lâu dài đòi
hỏi sự phối hợp đồng bộ của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Trong đó giải pháp KHCN thủy lợi là
trung tâm, các giải pháp về đất, rừng… là phối hợp. Các giải pháp cụ thể là:
Hồn thiện cơ sở pháp lý phịng, chống HMH. Nâng cao nhận thức, đào toạ nguồn nhân lực và
tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở nghiên cứu phục vụ cơng tác phịng, chống hoang
mạc hóa.
Đưa ra dự báo, cảnh báo về sự BĐKH với SMH và HMH (xây dựng các kịch bản).

Nâng cao độ che phủ rừng, phục hồi rừng phòng hộ ven biển.
Tranh thủ các nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư cho việc thiết kế xây dựng mạng lưới
hồ chứa nước.
Nghiên cứu khoa học, cải thiện điều kiện môi trường và hạn chế tác động của q trình BĐKH
đến hoang mạc hố của vùng.
Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến gắn liền với các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất
như trồng cây che phủ đất, trồng đai rừng, làm ruộng bậc thang, canh tác theo đường đồng
mức… hạn chế q trình xói mịn và rửa trơi đất./.

GS. TS. Lê Văn Khoa, ThS. Nguyễn Đình Đáp - T/c Tài nguyên và môi trường, số 15 (77) –
2009, tr 12
Sự suy giảm đa dạng sinh học


Đa dạng sinh học đang bị suy giảm với tốc độ nhanh hơn hẳn so với bất kỳ thời kỳ nào kể từ khi loài
khủng long bị tuyệt diệt cách đây khoảng 65 triệu năm. Người ta cho rằng trong các rừng nhiệt đới ln
chứa đựng sự tuyệt chủng. Có khoảng 10 triệu loài sống trên trái đất, theo ước lượng chính xác nhất, và
rừng nhiệt đới có từ 50 đến 90% tổng số. Khoảng 17 triệu hecta rừng nhiệt đới, một diện tích gấp 4 lần
kích cỡ của Thuỵ Sỹ, đã bị phá huỷ hàng năm, và các nhà khoa học ước tính là với tốc độ này khoảng 5 10% các lồi ở rừng nhiệt đới có thể phải đối mặt với sự tuyệt chủng trong vòng 30 năm nữa .
Các rừng nhiệt đới không phải những nơi duy nhất có đa dạng sinh học bị đe doạ. Trên thế giới, hầu
hết rừng mưa ôn đới, với nhiệt tích gần bằng diện tích của Malaysia, đã bị mất đi . Cho dù tổng quy mô
rừng trong các vùng bắc cực và ơn đới phía bắc khơng bị biến đổi nhiều trong những năm gần đây,
nhưng trong nhiều vùng, các khu rừng lâu năm, phong phú về loài đang dần dần bị thay thế bởi các rừng
thứ cấp và rừng trồng.
Đa dạng sinh học của các hệ thống nước ngọt và biển cũng đối mặt với sự suy giảm và thối hố
nghiêm trọng. Có lẽ chịu nhiều ảnh hưởng nhất là các hệ sinh thái nước ngọt, những hệ sinh thái này
phải đối mặt với sự ô nhiễm lâu dài và với sự nhập nội nhiều loài ngoại lai . Các hệ sinh thái biển cũng
đang phải chịu đựng sự suy giảm của nhiều quần thể loài đơn nhất và những biến đổi sinh thái học quan
trọng.
Sự tuyệt chủng

Sự suy giảm đa dạng sinh học có nhiều dạng nhưng trong đó có một dạng quan trọng nhất và khơng
thể đảo ngược lại được, đó là sự tuyệt chủng của loài .
Theo thời kỳ địa chất, tất cả các loài đều có một khoảng thời gian tồn tại hạn chế. Bởi vậy sự tuyệt
chủng của lồi là một q trình tự nhiên mà khơng có sự can thiệp của con người . Tuy nhiên, sự tuyệt
chủng trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra bởi con người đang xảy ra với một tốc độ vượt xa bất kỳ một ước
tính nào về tốc độ tuyệt chủng tự nhiên, trong đó sự tuyệt chủng có liên quan đến sự xáo trộn nơi cư trú
đang tăng lên.
Tuy nhiên, định lượng tốc độ tuyệt chủng của loài, trong hiện tại và quá khứ, là rất khó và dự đốn
chính xác tốc độ này trong tương lai là không thể được. Xuất phát từ những sự tuyệt chủng quan sát
được, tốc độ tuyệt chủng toàn cầu được xác định từ phép ngoại suy của các tốc độ mất nơi cư trú tính
tốn được cũng như dự đốn, và những ước tính về độ phong phú lồi ở những nơi cư trú khác nhau .

Sự tuyệt chủng trong q khứ

Tuyệt chủng lồi : ngun nhân và kết quả
Các nguyên nhân của suy giảm đa dạng sinh học
Các nguồn tài nguyên sinh vật bị thoái hoá và suy giảm do các hoạt động như chặt phá và đốt rừng
trên phạm vi lớn, thu hoạch quá mức các loài động vật và thực vật, sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu, dẫn
và tiêu nước ở các vùng đất ngập nước, các hoạt động đánh cá huỷ diệt, ô nhiễm khơng khí và chuyển
các vùng đất hoang thành các vùng đất đô thị và nông nghiệp.
Khi vấn đề suy giảm đa dạng sinh học được xác định các nguyên nhân trực tiếp, để đối phó lại
thường có các hành động phòng vệ và ngăn cản, chẳng hạn như việc ban hành luật, chấm dứt việc khai
thác các nguồn tài nguyên, công bố các khu bảo tồn bổ sung. Những phản ứng này là cần thiết trong
những trường hợp quá tràn lan việc khai thác quá mức. Nhưng hiếm khi những hành động này đủ để
thay đổi những nguyên nhân kinh tế, xã hội đang đe doạ đa dạng sinh học.
Sự hình thành sự khai thác quá mức bao gồm các nhu cầu về hàng hoá như gỗ, động vật hoang dã,
sợi, nơng sản. Dân số lồi người tăng, thậm chí khơng đi cùng với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển,
đã đưa đến sự gia tăng các nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên và các quá trình của hệ sinh thái . Các
chính sách định cư khuyến khích việc di chuyển những lao động hiện đang thất nghiệp lên vùng biên giới
. Các khoản nợ đã buộc chính phủ khuyến khích việc sản xuất các hành hố có thể trao đổi ở nước

ngồi . Tại nhiều quốc gia, chính sách năng lượng đã đưa đến nhiều việc làm khơng hiệu quả, thêm vào
đó là ảnh hưởng của ô nhiễm không khí và những nguy cơ biến đổi khí hậu tồn cầu . Sự phân chia sở
hữu đất khơng hợp lý đã khơng khuyến khích người nơng dân đầu tư vào việc sử dụng hợp lý các nguồn
tài nguyên sinh vật có giá trị.
<Xem chi tiết>

Cạn kiệt tài nguyên
(22/10/2009)


Bộ trưởng Phạm Khơi Ngun chua chát: “Có nhiều doanh nghiệp “tay không bắt giặc”,
không đủ năng lực cả về tài chính, thiết bị, cơng nghệ, kinh nghiệm nhưng vẫn dễ dàng được cấp
mỏ, khai thác bằng công nghệ lạc hậu, lãng phí tài ngun vơ cùng. Nếu cứ để tình trạng khai
thác bừa bãi như hiện nay thì trong tương lai khơng xa, đất nước sẽ có nguy cơ hết tài nguyên”.
Có thể nói, việc các địa phương cấp phép khai thác tài nguyên rồi xuất khẩu quặng thô ồ ạt gây
bức xúc trong xã hội, chả khác nào việc cấp phép xây dựng sân golf trong thời gian qua. Thế
nhưng sân golf thì cịn có thể cải tạo được, nhưng tài ngun mất đi thì khơng bao giờ tái tạo
được. Chỉ cần một sự tính tốn nhỏ đó là, nếu như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia hoàn thành
xong 14 đập thủy điện trên sơng Mêkơng thì lượng phù sa về Đồng bằng sông Cửu Long sẽ mất
đi 40%.
Để bù lại khoảng thiếu hụt được ưu đãi từ thiên nhiên, duy trì được sản lượng nơng nghiệp của
khu vực này chắc chắn chi phí cho đầu vào sẽ lớn hơn rất nhiều và như vậy, rất có thể người
nơng dân trồng lúa sẽ khơng cịn lãi, hoặc lãi rất thấp. Đó là chưa kể tới việc nếu khơng có tài
ngun thì sẽ khơng thể phát triển được các ngành cơng nghiệp, ví như khơng có titan thì khơng
thể chế tạo được một số thiết bị quan trọng cho ngành hàng không. Thế nhưng, chúng ta lại đang
khai thác titan một cách bừa bãi và bán với giá rẻ mạt ở Bình Thuận.
Trên thế giới có lẽ Trung Quốc là nước lo xa nhất, họ dự tính đến năm 2050, nguồn tài
nguyên của thế giới sẽ rất khan hiếm vì bị khai thác cạn kiệt, vì vậy từ nhiều năm qua, Trung
Quốc đã áp dụng chính sách mua rất nhiều tài nguyên của thế giới về trữ thành các mỏ nhân tạo,
để đến khi thế giới khơng cịn nữa thì họ vẫn có ngun liệu để sản xuất.

Ngồi việc thất thu ngân sách do lãng phí tài nguyên trong khâu khai thác và xuất lậu quặng thơ
thì cịn một thực tế nữa, đó là việc kiểm sốt sản lượng khai thác thực tế của cơ quan chức năng
đối với các doanh nghiệp khai thác còn nhiều sơ hở, bất cập, chưa bảo đảm hiệu quả quản lý, dẫn
đến sản lượng kê khai thuế không đúng với sản lượng khai thác thực tế, gây thất thoát lớn cho
ngân sách nhà nước.
Nguyên nhân này cũng do chúng ta chưa có quy định nào về định mức sử dụng tài
nguyên, vì vậy lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ là do doanh nghiệp tự kê khai, khơng có cơ chế
kiểm sốt. Vì vậy, việc xác định chính xác sản lượng tài nguyên khai thác để tính thuế trong
trường hợp này là khó khả thi. Để đất nước có điều kiện phát triển bền vững, con cháu chúng ta
có điều kiện xây dựng đất nước hùng mạnh, có lẽ ngay bây giờ, đất nước chúng ta cần phải có
một đạo luật quản lý thật chặt chẽ về tài nguyên để giải quyết tất cả những vấn đề nêu trên.
Xử lý chất thải, ngăn chặn sự gia tăng ô nhiễm
04/08/2010


Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, môi trường nước ta đang phải đối mặt với
nhiều vấn đề “nóng” về suy thối đất, ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm nguồn nước, phá rừng và suy
giảm đa dạng sinh học, trong đó vấn đề ơ nhiễm do chất thải ngày càng nổi cộm. Tại một số địa
phương đã xuất hiện những điểm nóng, nơi ơ nhiễm môi trường do chất thải đến mức báo động,
gây nguy hiểm đến sức khỏe và đời sống của nhân dân.
Chú trọng giảm lượng chất thải
Hoạt động giảm lượng chất thải, tái sử dụng và tái chế chất thải ở nước ta mới được thực hiện ở
quy mô nhỏ. Việc giảm thiểu chất thải trong các hoạt động sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng hầu
như chưa được chú trọng. Việc phân loại rác thải tại nguồn ở nước ta chưa phổ biến và chỉ dừng
lại ở các dự án thí điểm đối với rác thải sinh hoạt ở các thành phố lớn. Hiệu quả thực hiện chưa
cao và kết quả là người dân vẫn chưa có thói quen để riêng chất thải hữu cơ, chất thải vô cơ
trước khi đem đi đổ. Chính vì vậy mà hoạt động này đang gặp một số thách thức lớn như sức ép
ngày càng tăng từ khối lượng, thành phần, chủng loại và tính độc hại của chất thải. Cơ sở hạ
tầng, công nghệ về xử lý chất thải và áp dụng giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế còn yếu kém.
Nhận thức và ý thức trách nhiệm của cộng đồng về giảm thiểu tái sử dụng và tái chế chất thải

chưa cao. Để phát triển hoạt động này một cách tương xứng với tiềm năng của cả nước nhất thiết
phải có chủ trương, chính sách lớn, đồng bộ của Nhà nước. Cùng với tiến trình đổi mới, Đảng và
Nhà nước ta đã quyết tâm đưa đất nước ta theo con đường phát triển bền vững. Điều đó đã được
thể hiện với các chủ trương chính sách lớn về bảo vệ mơi trường.
Luật Bảo vệ môi trường 2005 ra đời đã đưa ra những quy định về quản lý chất thải, về giảm
thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải, những quy định khung về ưu đãi, khuyến khích cho hoạt
động giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế. Cùng với Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến 2010
và định hướng đến 2020, sẽ tạo nên một cơ sở pháp lý vững chắc cho cơng tác bảo vệ mơi trường
nói chung, giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải nói riêng trong những năm tới.
Coi chất thải là một nguồn tài nguyên


Giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải để đẩy mạnh kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường, hướng tới
phát triển bền vững là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các doanh nghiệp, các cơ quan, đoàn thể,
các cộng đồng dân cư và của mọi người dân. Bởi vì mọi thành viên, cá nhân cũng như tổ chức
của xã hội đều là chủ phát sinh chất thải dưới hình thức này hay hình thức khác. Cần huy động
tối đa sự tham gia của mọi người trong toàn bộ hoặc một cơng đoạn của q trình, coi chất thải là
một nguồn tài nguyên có giá trị.
Hiện nay, ở nước ta một phần chất thải đang là nguồn nguyên liệu cho các cơ sở, làng nghề tái
chế, các nhà máy chế biến phân hữu cơ. Việc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để sử dụng trong
sản xuất cũng là một hoạt động phổ biến. Nguồn phế liệu này đã thay thế một phần tài nguyên,
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Đặt ra mục tiêu khối lượng chất thải rắn cần phải chôn lấp, tiêu hủy giảm so với tổng khối lượng
thu gom với tỷ lệ tái sử dụng, tái chế đạt 60%; khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ
thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; chất thải rắn được phân loại tại nguồn
và được thu gom trong đó lượng chất thải sinh hoạt hữu cơ được tái chế thành phân compost;
hướng tới dân số đô thị dùng năng lượng sạch trong sinh hoạt và sử dụng phương tiện giao thông
công cộng, phấn đấu nâng tỷ lệ cắt giảm lượng khí nhà kính phát sinh...
Những nguy cơ thảm họa do môi trường gây ra sẽ ảnh hưởng tới cơ hội phát triển của con người
cả về kinh tế và xã hội. Bởi vậy, một trong những định hướng chiến lược đến năm 2020 là hình

thành xã hội tái chế phát triển, trong đó giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải được sử dụng
như một công cụ hữu hiệu để ngăn chặn sự gia tăng ơ nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường, bảo
vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người
dân.
Theo Quân đội nhân dân



×