Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Sử dụng kháng sinh potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.24 KB, 14 trang )

Sử dụng kháng sinh

I. CÁC NHÓM KHÁNG SINH
A. Betalactamines:
Penicillines tự nhiên
Penicilline G (benzyl – Penicilline)
Procaine Penicilline V
Penicilline tổng hợp:
benzathine Penicilline G
Penicilline V
Penicilline bán tổng hợp đề kháng với Penicillinase
Oxacilline
Methicillne
Penicilline bán tổng hợp phổ rộng:
Amoxycillin
Ampicillin
Caboxy và Ureido PNC
carbenicillin
ticarcillin
azlocillin
mezlocillin
piperacillin
indanyl carbenicillin
6 – adinocillin (Mecillinam)
B. Cephalosporines:
Cephalosporines thế hệ I
Cephalosporines thế hệ II
Cephalosporines thế hệ III
C. Aminoglycosides
Streptomycine
Gentamycine


Tobramycine
Néomycine
Amikamycine
Paronomycine
Lividomycine
D. Chloramphenicol
- thiamphenicol
E. Macrolides
erythromycine
oleandomycine
spiramycine
lincomycine
clindamycine
F. Polypeptidiques:
colimycine
colistine
G. Sulfamides
Sulfaguanidine
Sulfadiazin
Sulfamethoxazol
Sulfalen
Cotrimoxazol
H. Co - trimetrol
Co- tetroxazin
Nitrofurane
Nitrofurantoine
Nitrofurazone
K. Quinolones
Norfloxacine
Ofloxacine

Ciprofloxacine
Lomefloxacine
Sparfloxacine
Pefloxacine
Fleroxacine
L. Nitro – imidazoles
Metronidazole
Tinidazole
Ornidazole
II. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KHÁNG SINH
Chẩn đoán đúng bệnh rất cần thiết. Khám, hỏi kỹ bệnh nhân, tận dụng các phương
tiện cận lâm sàng để có chẩn đoán bệnh trước khi quyết định khởi sự cho kháng
sinh. Quyết định cho kháng sinh nào trong số hàng chục loại có trên thị trường,
chúng ta phải vừa biết tính chất của bệnh, vi trùng gây bệnh vừa phải biết rõ dược
lý học của mỗi kháng sinh trước khi lựa chọn Trước khi cho kháng sinh cần trả lời
10 câu hỏi sau (theo Reese RE và Betts RF )
I. CÓ CHỈ ĐỊNH DÙNG KHÁNG SINH KHÔNG ?
1. Nhiễm trùng rõ ràng
- ở một cơ quan,Viêm phổi do vi trùng .Nhiễm trùng tiểu …
- Điều trị kháng sinh khẩn vì nghi nhiễm trùng nặng, nhiễm trùng huyết.
2. Có thể là nhiễm trùng, nhưng phải điều trị ngay vì có nguy cơ cao ở bệnh nhân
có giảm bạch cầu đa nhân, nghi viêm nội tâm mạc, nghi viêm màng não mủ. Nghi
ngờ nhiễm trùng trong bệnh cảnh không cấp bách nên được làm sáng tỏ thêm bằng
các xét nghiệm cận lâm sàng (chụp phim phổi, thử nước tiểu … ) để có chẩn đoán
xác định trước khi điều trị.
Không thể chỉ dựa vào có sốt hay không. Các bệnh sốt thường gặp, cảm cúm do
siêu vi, không phải dùng kháng sinh; trái lại ở người già, suy thận có thể bệnh
nhân bị nhiễm trùng nặng nhưng không sốt.
II. TRƯỚC KHI CHO KHÁNG SINH ĐÃ LẤY CÁC MẪU THỬ BỆNH
PHẨM để tìm vi trùng gây bệnh ở các nơi nghi ngờ chưa Cần thiết chẩn đoán

vi sinh vật, kháng sinh đồ… để xác định thêm chẩn đoán, thay đổi kháng sinh
thích hợp về sau, khi điều trị thất bại.
a. Nhuộm Gram các bệnh phẩm nghi ngờ có được: mủ, cặn tiểu Đôi khi
giúp cho ta định hướng sớm.
b. Cấy bệnh phẩm nghi ngờ: máu, nước tiểu, phân, dịch nảo tủy…Thử
kháng sinh đồ. Phòng thí nghiệm cũng cần những thông tin lâm sàng để chọn cách
xét nghiệm thích hợp.
c. Huyết thanh chẩn đoán nếu cần. Nếu chưa nghi ngờ nhiều chưa làm thì
cũng nên giữ một mẫu huyết thanh ban đầu để đo đạc, so sánh về sau khi cần
III. NGHI VI KHUẨN GÂY BỆNH NÀO (nhạy với các kháng sinh nào?), có
nguồn gốc trong cộng đồng hay trong bệnh viện ? ( nguy cơ đề kháng cao_ phải
dùng kháng sinh phối hợp )
Ví dụ: Viêm phổi thùy trong cộng đồng thường do phế cầu khuẩn nên cho
Pénicilline cũng đủ. Nếu là viêm phổi mắc phải trong môi trường bệnh viện phải
dùng kháng sinh mạnh hơn có khả năng chống lại vi khuẩn cả Gram âm lẫn dương
cũng như đề kháng với men betalactamase
IV. TRONG SỐ CÁC KHÁNG SINH CÓ THỂ PHÙ HỢP VỚI VI KHUẨN
GÂY BỆNH, CHỌN THỨ NÀO ?
1. Kháng sinh thích hợp nhất theo bệnh –vi khuẩn và tình hình nhạy cảm/ đề
kháng trong địa phương
2. Có dị ứng kháng sinh nào không. Lưu ý dị ứng chéo .
3. Kháng sinh nào thâm nhập tốt vào mô đang bị nhiễm (Sọ não, đường mật, phổi,
xương, tiền liệt tuyến…pH)
4. Thuốc có tác dụng phụ nhiều, ít. Nguy cơ tai biến nhiều ít. Ví dụ
Chloramphenicol, Tetracycline, fluoroquinolone. Các thuốc có thể gây viêm đại
tràng giả mạc…
5. Giá thành điều trị
6. Kháng sinh diệt khuẩn hay kiềm khuẩn
7. Phổ rộng hay hẹp.
V. CÓ PHỐI HỢP HAI HAY NHIỀU KHÁNG SINH KHÔNG?

Phối hợp kháng sinh có thể làm tăng tác dụng nhưng có phối hợp có tác dụng đối
vận bất lợi
1. Phối hợp đồng vận: Làm tăng tác dụng thuốc hay làm phổ chống vi khuẩn rộng
hơn. Phối hợp kháng sinh đồng vận có thể có lợi khi:
-Vi khuẩn thủ phạm không rõ ràng lắm.
-Vi khuẩn nghi ngờ có độ nhạy kháng sinh biến thiên
- Nếu kháng sinh điều trị sơ bộ thất bại có ảnh hưởng đến sinh mạng bệnh
nhân.
Phối hợp kháng sinh được chỉ định trong trường hợp:
- Cần tăng cường đồng tác của kháng sinh trong các nhiễm trùng nặng đe
dọa tử vong, cơ địa chống đỡ kém (giảm bạch cầu hạt, cắt lách )
- Mở rộng phổ kháng khuẩn để đối phó với trường hợp nhiễm một lúc nhiều
vi khuẩn có phổ tác dụng khác nhau.
-Đồng tác để ngừa sự xuất hiện chủng kháng thuốc ( như trong điều trị lao).
Các phối hợp đồng vận thường dùng
Trimethoprim – Sulfamethoxazole
Penicilline + Aminoglycoside
Cephalosporine + aminoglycoside
Ticarcilline + aminoglycoside
Ticarcilline + Clavulanic acid
Clavulanic acid+ Amoxicilline
Sulbactam +Ampicilline
Tazobactam +piperacilline
Inipenem +Cilastatin
Phối hợp kháng sinh không cân nhắc kỹ có thể bất lợi
2. Phối hợp đối vận: Hiệu quả sát khuẩn giảm do tác dụng đối kháng.
Tetracycline+penicilline
Chloramphenicole
Cefocitin + cephalosporine
Cefamandole + cephalosporine

Dù đồng vận hay đối vận, thêm một thứ thuốc vào sẽ :
-Gia tăng độc tính và tác dụng phụ và khả năng gây dị ứng
-Tăng đề kháng chọn lọc của vi khuẩn
-Làm tăng chi phí điều trị. Tạo cảm giác an toàn giả.
Các thuốc không phải kháng sinh cho đồng thời cũng có thể tương tác làm ảnh
hưởng đến kết qủa điều trị
VI. CƠ ĐỊA BỆNH NHÂN.
1. Di truyền, thiếu G-6 PD: Tránh các thuốc Sulfonamide, nitrofurantoin,
Chloramphenicol có thể gây huyết tán
2. Tình trạng thai nghén, đang cho con bú, tránh các thuốc qua được nhau thai hay
sữa gây độc cho thai hay trẻ bú hay làm tắt sữa…
a. Các thuốc dùng an toàn khi có thai:
penicilline
Cephalosporine
Erythromycine base
Aztreonam
b. Các thuốc cần thận trọng:
Aminoglycioside
Vancomycin
Clindamycine
Inipenem – Cilastin trimethoprim
Nitrofurantoin
c. Chống chỉ định:
chloramphenicol
Erythromycin estolate
Tetracycline
Fluoroquinolone
Metronidazole
Sulfonamide
d. Thuốc đi qua sữa khi cho bú :

Tetracycline
Fluoroquinolone
Metronidazole
Sulfonamide
Chloramphenicol
3. Bệnh nhân suy thận
Tránh các kháng sinh chuyển hóa ở thận. Nếu phải dùng, phải điều chỉnh liều
lương theo mức độ suy thận(độ thanh thải )
4. Suy gan: tránh các thuốc thải qua gan hay giảm liều theo hướng dẫn của từng
loại thuốc
5. Bệnh nhân có sức đề kháng giảm do giảm bạch cầu hạt, dùng corticosteroid
dài ngày, hoá trị liệu ung thư hay đang bị chiếu xạ, nguy cơ nhiễm cao cần dùng
kháng sinh phối hợp phổ rộng
6. Các bệnh nhân mang cơ quan nhân tạo cần kháng sinh mạnh và phổ rộng
ngay từ đầu
VII. SỬ DỤNG ĐƯỜNG VÀO NÀO ? Uống/ Tiêm bắp? Tiêm tĩnh mạch hay
truyền liên tục?
Đường tiêm truyền thường dùng cho bệnh nặng, thuốc phải vào nhanh và vào
được mô bệnh.
VIII. LIỀU LƯỢNG.
Theo trọng lượng cơ thể, ở trẻ em, người già hay người có suy gan, suy thận.
Phân bố trong ngày, nhiều lần hay 1 lần tùy theo tính chất dược lý của thuốc
IX. ĐỔI THUỐC KHI KHÔNG ĐÁP ỨNG - KHI CÓ KẾT QUẢ VI SINH
HỌC
(cấy, huyết thanh chẩn đoán hay kháng sinh đồ)
X. ĐIỀU TRỊ LÂU MAU ?
Tùy theo bệnh
Liều độc nhất , ví dụ lậu
3-5 ngày sau khi hết sốt, 2 tuần
4 tuần hay nhiều hơn cho viêm xương-tủy xương.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×