Đau bụng cấp và mạn tính – Phần 2
1.2. Đau ở vùng hố chậu và bụng dưới.
1.2.1. Đau bụng ngoại khoa:
- Viêm ruột thừa:
Đau âm ỉ ở vùng hố chậu phải.
Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, nôn bí đại và trung tiện, có khi ỉa lỏng
Khám ấn vào điểm ruột thừa Mac Burney rất đau, có khi có phản ứng thành
bụng vùng hố chậu phải.
Hội chứng nhiễm khuẩn: sốt và bạch cầu trong máu tăng.
Thăm trực tràng hay âm đạo, thấy đau ở vùng túi cùng bên phải.
- U nang buồng trứng bị xoắn:
Đau vùng hố chậu dữ dội và đột ngột.
Tình trạng sốc.
Khám bụng và thăm âm đạo thấy khối u ở một bên hố chậu.
Theo dõi thấy khối u to nhanh.
- Chửa ngoài dạ con bị vỡ:
Người bệnh tắt kinh hai, ba tháng, đột nhiên đau ở vùng hố chậu hoặc bụng
dưới, ra máu ở âm đạo.
Đặc biệt là có tình trạng chảy máu trong: thiếu máu nhanh chóng, mạch nhỏ
và nhanh, huyết áp hạ, người bệnh bị ngất mỗi lần ngồi lên hoặc thay đổi tư
thế, hồng cầu giảm nhanh.
Thăm âm đạo, thấy túi cùng sau phồng (túi cùng Douglas) và rất đau (tiếng kêu
Douglas), đồng thời khi rút tay ra thấy có máu theo tay.
1.2.2. Đau bụng cấp nội khoa:
- Đau bụng kinh (thống kinh): đau ở vùng hạ vị hoặc hố chậu, cơn đau thừong
tương ứng với thời kỳ kinh nguyệt.
- Viêm đại tràng cấp do amip: thường đau ở hố chậu phải và trái (vùng hồi manh
tràng và đại tràmg sichma). Có hội chứng kiết lỵ( đại tiện ra máu, mũi).
1.3. Đau toàn bụng hoặc đau không vó vị trí gợi ý chẩn đoán.
1.3.1. Đau bụng cấp ngoại khoa:
- Thủng ruột do thương hàn:
Người bệnh đang điều trị hoặc theo dõi bệnh thương hàn, đột nhiên đau dữ
dội ở bụng.
Tình trạng sốc: mạch nhanh, nhiệt độ hạ đột ngột (phân ly mạch nhiệt độ).
Khám bụng có phản ứng co cúng, gõ mất vùng đục trước gan; Xquang thấy
hình liềm hơi .
Từ ngày có cloroxit biến chứng này ít gặp.
- Tắc ruột:
Đau quặn từng cơn ở bụng.
Bụng chướng to dần, nôn nhiều, bí đái và bí trung tiện.
Khám thấy các quai ruột nổi cuộn (triệu chứng rắn bò).
Xquang thấy mức nước và hơi ở các quai ruột.
Ngoài ra còn một số đau bụng ngoại khoa khác như lồng ruột xoắn ruột, nhồi máu
mạc treo, viêm túi thừa Mecken viêm màng bụng cấp do lao, do vi khuẩn… nói
chung các bệnh này thường ít gặp hơn trong phạm vi bài này không thể hết được.
1.3.2. đau bụng cấp nội khoa.
- Đau bụng giun: các loại ký sinh vật tiêu hoá đều có thể gây đau bụng kèm theo
rối loạn tiêu hoá, hay gặp nhất là đau bụng do giun đũa có đặc điểm là:
Đau quanh vùng rốn.
Buồn nôn và nôn.
Trong tiền sử người bệnh có nhiều giun.
Thử phân thấy nhiều trứng giun.
- Đau bụng do viêm ruột cấp: do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
Gây những cơn đau quặn bụng, nôn, ỉa nhiều lần.
Những dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc kèm theo.
Tình trạng mất nước nhanh chóng có thể dẫn tới tình trạng truỵ tim mạch.
- Cơn đau quặn thận: hay gặp nhất là do sỏi thận, nhất là ở sỏi niệu quản.
Đau dữ dội ở vùng thận xuất hiện sau khi vận động nhiều.
Đau lan xuống dưới, đến bộ phận sinh dục hoặc bẹn.
Thường kèm theo các rối loạn tiết niệu khác như đái ra máu, đái buốt
- Đau bụng do nhiễm độc chì: những người tiếp xúc với chì lâu ngày, bị nhiễm
độc, có thể xuất hiện những cơn đau bụng kèm theo những dấu hiệu nhiễm độc
khác (thiếu máu, viêm nhiều dây thần kinh…). Đau bụng ở đây có đặc điểm là:
Đau dữ dội lan toả khắp bụng nhưng bụng mềm, không có điểm đau rõ rệt.
Các rối loạn khác: táo bón kéo dài, quanh chân răng thấy nền xanh, tỷ lệ chì
trong máu trong nước tiểu tăng cao.
- Đau bụng do dị ứng: thường gặp nhất là bệnh Schoelein Henoch, người bệnh
thường trẻ tuổi (thiếu niên).
Đau bụng dữ dội và đột ngột, có khi đau rất nhiều, gây phản ứng thành
bụng, chướng bụng khiến có thể nhầm với một tình trạng cấp cứu ngoại
khoa.
Iả chảy: có khi ỉa phân đen.
Bao giờ cũng đau, sưng các khớp, chảy máu dưới da thành nhiều kiểu các
nốt máu ở dưới chi dưới, nhất là quanh các khớp cổ chân và đầu gối.
- Đau bụng do thiếu canxi (suy cận giáp trạng, ăn thiếu canxi, mất nhiều can xi…).
Đau bụng dữ dội kèm theo ỉa lỏng do các cơ trơn của dạ dày và ruột bị co.
Bao giờ cũng có những biểu hiện ở các chi gây nên nhưng cơn co cứng
(ban tay đỡ đẻ, chân bàn đạp).
Khám thấy dấu hiệu Chyosyek và thử máu thấy Ca+ giảm.
- Đau bụng ở bệnh nhiễm khuẩn: một số bệnh nhiễm khuẩn có thể gây đau bụng
như cảm, sốt rét, thương hàn. Thường phối hợp với triệu chứng toàn thân và các
rối loạn tiêu hoá khác.
2. Những nguyên nhân gây nên đau bụng mạn tính.
Gồm những bệnh có cơn đau diễn biến kéo dài hàng tuần, hàng tháng. Ta sẽ không
nhắc lại những bệnh có cơn đau kéo dài nhưng có những đợt đau cấp đã tả ở trên
như đau do loét dạ dày, hành tá tràng, sỏi mật, nhiễm độc chì, giun.
2.1. Lao ruột.
- Thường đau âm ỉ ở vùng hồi manh tràng (hố chậu phải).
- Có hội chứng bán tắc ruột Koenig và rối loạn đại tiện.
- Kèm theo dấu hiệu nhiễm lao ở các bộ phận khác.
Muốc xác định cần chụp Xquang đại tràng.
2.2. Viêm đại tràng mạn tính.
- Đau quặn từng cơn dọc đại tràng.
- Kèm theo các rối loạn đại tiện: táo, lỏng, ra máu và mũi.
2.3. Viêm màng bụng do lao.
- Hoặc đau bụng âm ỉ, rối loạn tiêu hoá, khám bụng thấy màng bụng dính từng
đám gõ chỗ đục chỗ trong (thể bã đậu).
- Hoặc đau quặn từng cơn, có dấu hiệu bán tắc ruột (thể xơ dính).
2.4. Viêm buồng trứng hay phần phụ sinh dục mạn tính.
- Đau âm ỉ ở vùng hố chậu hay hạ vị.
- Rối loạn kinh nguyệt, ra khí hư.
2.5. Các khối u ở bụng:
Ung thư dạ dày, ruột, gan, tuỵ tạng… đều có thể gây đau bụng, có khi là những
khối u ở nơi khác di căn đến vùng bụng cũng gây đau. Phát hiện bằng khám lâm
sàng và chụp Xquang.
Một số nguyên nhân khác như viêm trực tràng, viêm hồi tràng, viêm đại tràng
đoạn cùng gây nên tình trạng đau bụng kéo dài giống như viêm đại tràng mạn tính
và muốn xác định cần phải thăm khám kỹ kết hợp với những yếu tố Xquang và xét
nghiệm khác.
Đau bụng là một triệu chứng chung, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên,
do đó đứng trước một người bệnh đau bụng, cần phải thăm khám kỹ lưỡng để phát
hiện nhanh chóng những trường hợp ngoại khoa, kịp thời xử trí phẫu thuật, tránh
những hậu quả nguy hiểm cho người bệnh. Trong những trường hợp nghi ngờ cần
phải theo dõi cẩn thận và liên tục, làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng và tranh
thù ý kiến của những người làm công tác ngoại khoa chuyên môn.
Ngoài ra đối với những bệnh gây nên những cơn đau bụng ấp nội khoa, cũng cần
phải chẩn đoán kịp thời để có thái độ xử trí, tránh tình trạng đau đớn kéo dài cho
người bệnh.