Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Viêm tụy mạn tính pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.69 KB, 6 trang )

Viêm tụy mạn tính


Viêm tụy mạn tính là một bệnh lý mạn tính của tuyến tụy ngoại tiết tương đối ít
gặp, đó là sự xơ hoá từ từ của nhu mô tụy, dẫn tới sự phá hủy ngày càng nặng nhu
mô tụy dẫn tới hậu quả suy giảm hoặc mất chức năng tụy
Khi triệu chứng lâm sàng đã rõ ràng thì việc chẩn đoán tương đối dễ dàng, nhưng
khi tụy mới tổn thương một phần thì chẩn đoán khá khó khăn, chủ yếu dựa vào các
xét nghiệm. Nguyên nhân tương tự như nguyên nhân của viêm tụy cấp, ở các nước
phương tây chủ yếu do rượu ngoài ra còn do bệnh nang xơ tuyến tụy, ở một số
nước còn do thiểu dưỡng. Ở Việt Nam, ngoài các nguyên nhân trên còn một
nguyên nhân khác cũng khá phổ biến là do sỏi và giun chui vào ống tụy.
1. Nguyên nhân nào dẫn đến viêm tụy mạn?
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến viêm tụy mạn tính, tùy theo phân loại viêm
tụy mạn mà có những nhóm nguyên nhân gây bệnh khác nhau
Viêm tụy mạn tiên phát: các nguyên nhân thường gặp là
+ Rối loạn chuyển hóa: thiếu đạm thừa mỡ kéo dài.
+ Nhiễm độc: rượn, chì, Hg, phospho, coban mạn.
+ Viêm tụy mạn tiên tiên phát có vôi hóa hay gặp ở nam (35 - 50 tuổi) có nghiện
rượu
+ Viêm tụy mạn không vôi hóa, thường có tăng gammaglobulin.
+ Viêm tụy mạn tự miễn với sự hiện diện những kháng thể kháng tụy.
+ Viêm tụy mạn tiên phát đặc biệt có tính di truyền gia đình. Bệnh nhầy nhớt tụy
di truyền, hoặc chứng cường tuyến cận giáp, chứng tăng lipid máu nội sinh.
Viêm tụy mạn thứ phát:
+ Tắc nghẽn ống tụy hoặc vùng bóng Vater.
+ Thương tổn do chấn thương hoặc phẫu thuật.
+ Do một u chèn ép ống tụy.
+ Giãn các ống tụy, và xơ hóa quanh các ống tụy.
Viêm tụy mạn thể đặc biệt:
+ Di truyền: tuổi khởi đầu thường là dưới 15 tuổi, hơi ưu thế về nam giới, bệnh


xảy ra có thể do khuyết tật của nhiễm sắc thể mang tính trội.
+ Rối loạn chuyển hóa nội tiết nhất là trong các trường hợp cường cận giáp lành
hoặc ác tính.
2. Biểu hiện bệnh như thế nào?
Đau bụng: đây là triệu chứng hay gặp với các tính chất đau thượng vị, lan sang
phải hoặc trái, xuyên sau lưng; Đau lâm râm kéo dài, có lúc thành từng cơn; Đau
sau ăn mỡ nhiều, uống rượu, làm việc nặng, cảm xúc; Giảm đau khi nằm nghiêng
co, ngồi cúi, úp lưng
Ỉa lỏng: Nhiều lần trong ngày; Phân nhiều, lỏng như cháo, màu xám nhạt mùi
thối, phân láng mỡ, sợi cơ.
Toàn thân: Gầy đét, da khô lông tóc thưa, dễ rụng,thiếu máu, phù nề, thường
xuyên mệt mỏi, giảm trí nhớ.
3. Cần làm các xét nghiệm gì để chẩn đoán.
Các men tụy Amylaza và lipaza máu không cao. Tuy nhiên amylaza máu tăng sau
một cơn đau bụng có ý nghĩa chẩn đoán, nên thử cùng một lúc amylaza và glucoza
ba lần (24h, 48h và 72h) sau cơn đau.
Bilirubin, phosphataza kiềm có thể tăng (có viêm mạn quanh ống mật).
Định lượng canxi, lipit và triglicerit huyết tăng để phát hiện viêm tụy mạn trong
cường giáp trạng và tăng lipit máu.
Nghiệm pháp tăng đường máu, biểu hiện kiểu đái tháo đường.
Xét nghiệm nước tiểu: Tìm amylase, Glucose, sắc tố mật,
Xét nghiệm trực tiếp dịch tá tràng, dịch tụy trong các test secretin, test secretin-
pancreozymin hoặc bữa ăn. Định lượng lactoferrin trong dịch tụy nếu tăng cao là
có ý nghĩa chẩn đoán viêm tụy mạn. Tuy nhiên quá tốn kém.
X - quang
+ Chụp bụng không chuẩn bị: thấy sỏi, điểm canxi hóa D12, L1, L2.
+ Chụp khung tá tràng: Hẹp đoạn 2 tá tràng(tròn lại).
+ Biến đổi bờ cong lớn dạ dày: co kéo, nham nhở
+ Bơm hơi sau phúc mạc: hình tụy thay đổi.
+ Chụp tĩnh mạch lách cửa: biểu hiện tăng áp lực tĩnh mạch cửa cục bộ.

+ Chụp mật tụy ngược dòng qua nội soi (ERCP): cho biết hình ảnh bóng Vater,
tổn thương ống tụy, u nang tụy, sỏi tụy, sỏi mật
+ Chụp X quang cắt lớp vi tính(CT) và chụp động mạch tụy có chọn lọc
Siêu âm: Đánh giá kích thước tụy tạng, ống tụy, tình trạng nhu mô và phát hiện u
nang tụy. Giá trị càng cao nếu kết hợp chọc hút tụy dưới hướng dẫn của siêu âm.
4. Biến chứng nào có thể xảy ra.
Bệnh tiến triển nặng dần. Các biến chứng thường xảy ra trong 10 năm đầu. Đáng
chú ý là trong 10-15 năm sau (l/3 số ca) do sự phá hủy các tuyến có hiện tượng
giảm và hết đau bụng. Nổi lên là các triệu chứng hấp thu kém và đái đường và
thường gặp là các biến chứng sau:
U nang: Do giãn các ống tụy hoặc các u nang tụy giả do sự hoại tử của tụy vào
các vùng xung quanh.
Chảy máu tiêu hóa do sỏi tụy gây tổn thương các mạch máu lân cận hoặc do tăng
áp lực gánh từng đoạn
Vàng da ứ mật: Do u đầu tụy chèn ép ống mật chủ.
Đái đường ở 1/3 trường hợp, 1/3 trường hợp khác rối loạn đường máu sau bữa ăn.
Hội chứng hấp thu kém: (phân mỡ 1/3 trường hợp)
Tràn dịch thanh mạc, phế mạc thường bên trái, màng bụng, màng tim (ít hơn):
do một u nang tụy giả rò vỡ vào, tràn dịch có hàm lượng amylase cao và có thể có
máu.
Ung thư hóa tụy ở khoảng 3% số viêm tụy mạn
5. Điều trị như thế nào
+ Điều trị nội khoa hết sức quan trọng,
Nếu có đợt cấp điều trị như viêm tụy cấp
Giai đoạn không có viêm cấp:
Chế độ ăn hết sức quan trọng: nhiều đạm, hydratcarbon, ít mỡ, chia thành nhiều
bữa. Nếu đi phân mỡ nên ăn thay bằng dầu thực vật: dầu dừa hoặc một số biệt
phẩm như dầu hoặc bột Portugen (Mỹ), biosorbin, magarin
Nếu phân mỡ kèm theo sút cân, sử dụng các biệt phẩm chứa các enzym tụy với
liều cao: Pancreatin, Cotazyme, Combizym, Festal, Pancroel

Có thể dùng thuốc giảm đau, thuốc điều trị các bệnh phối hợp như bệnh đường
ruột, bệnh đái tháo đường, u nang tụy khi cần.
+ Chỉ tiến hành điều trị ngoại khoa khi : Các cơ quan lân cận bị loét (dạ dày tá
tràng, ứ đọng do sỏi mật, viêm đường mật); Khi không chẩn đoán chắc chắn là K
tụy; Khi có u nang giả biến chứng hoặc to dần;Đau bụng kéo dài, bệnh nhân không
chịu nổi.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×