Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Ứng dụng CNTT và sử dụng blog giáo viên trong dạy học doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.53 KB, 9 trang )

Ứng dụng CNTT và sử dụng blog giáo
viên trong dạy học
Máy vi tính với các phần mềm phong phú đã trở thành một công cụ đa
năng ứng dụng trong mọi lĩnh vực của nghiên cứu, sản xuất và đời sống. Tuy
nhiên nếu như công dụng của máy là tính là có thể đo đếm được thì sự ra đời
của mạng máy tính toàn cầu (Internet) đem lại những hiệu quả vô cùng lớn,
không thể đo đếm được. Chính vì vậy, ngày nay chúng ta thường nghe nói
đến thuật ngữ CNTT&Truyền thông (ICT) thay vì CNTT (IT).
Một máy tính nối mạngkhông chỉ giúp chúng ta đọc báo điện tử, gửi email
mà nó là kênh kết nối chúngta với cả thế giới. Chúng ta có thể tiếp cận toàn bộ tri
thức nhân loại, có thể làm quen giaotiếp vớinhau hoặc tham gia nhữngtổ chứcở
cách xa nửa vòngtrái đất. Mạng máy tính toàn cầu thựcsự đã tạo ra một thế giới
mới, trongđó cũng có gần như các hoạt độngcủa thế giới thực: thươngmại điện tử
(ecommerce), giáo dụcđiện tử (elearning), tròchơi trực tuyến (gameonline),các
diễn đàn(forum),các mạng xã hội (socialnetwork),các công dân điện tử
(blogger),
Thôngqua các diễn đàn và mạngxã hội, tất cả mọi người có thể trao đổi, chia
sẻ với nhaucác tài nguyên số,cũng như cáckinh nghiệmtrong côngviệc, trongđời
sống thườngngày . Ví dụ mọi người có thể chia sẻ cho nhau các đoạn phim hoặc
các bài hát, có thể chia sẽ các bài viếtvề những kiếnthức khoa học, xãhội,những
suy nghĩ của bản thân về một vấn đề nào đó v.v Tronglĩnh vựcgiáo dục, các bậc
phụ huynh trên cả nước cóthể chia sẻ kinh nghiệm về cách chăm sóccon cái;các
giáo viêncó thể chia sẻ các tư liệuảnh,phim, cácbài giảng vàgiáo án với nhau, để
xây dựng một" kho tàinguyên " khổng lồ phục vụ cho việcgiảng dạy của mỗi
người. Học sinhcũng có thể thông quacác mạngxã hội để trao đổi những kiến
thức về học tập và thi cử.
1.1 Các hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học
Hiện nay,trên thế giới ngườita phânbiệt rõ ràng 2hình thức ứng dụng
CNTT trongdạyvà học, đó là ComputerBase Training,gọi tắt là CBT (dạy dựa vào
máy tính), vàe-learning (học dựa vào máytính). Trongđó:
- CBT là hình thứcgiáo viênsử dụngmáy vi tínhtrên lớp, kèm theo các trang


thiết bị như máy chiếu (hoặc màn hìnhcỡ lớn)và các thiết bị multimedia để hỗ trợ
truyền tải kiến thức đến học sinh,kết hợp với pháthuy những thế mạnh của các
phần mềm máy tính như hình ảnh,âm thanhsinh động,các tư liệu phim,ảnh, sự
tương tác người và máy.
- E-learning làhình thức học sinh sử dụng máy tính để tự họccác bài giảng
mà giáo viênđã soạn sẵn, hoặc xem các đoạn phimvề các tiếtdạy của giáo viên,
hoặc cóthể trao đổitrực tuyếnvới giáo viênthông mạng Internet.Điểm khác cơ
bản của hình thức E-learninglà lấy ngườihọc làmtrung tâm, người họcsẽ tự làm
chủ quá trình họctập của mình,người dạy chỉ đóng vaitrò hỗ trợ việchọc tập cho
người học.
Như vậy, có thể thấy CBT và e-learninglà hai hìnhthức ứngdụng CNTTvào
dạy vàhọc khác nhauvề mặt bảnchất:
+ Một bên là hình thứchỗ trợ cho giáoviên, lấy ngườidạy làm trungtâm và
cơ bản vẫndựa trên mô hìnhlớp họccũ ( CBT )
+ Một bên là hình thứchọc hoàntoàn mới, lấy ngườihọc làm trungtâm, trongkhi
người dạy chỉ là người hỗ trợ ( E-learning)
1.2 Sử dụng các bài giảng điện tử trong giảng dạy
Từ nhiều năm nay,trong cácnhà trường đã sử dụng tương đốiphổ biến mô
hình giảng dạysử dụng bài giảng điện tử cùngvới các trang thiết bị khác như máy
tính, máy chiếu (projector), Bài giảng điện tử và các trangthiết bị này có thể coi
là những công cụ dạy học đanăng vì nó có thể thay thế cho hầu hếtcác côngcụ dạy
học khác từ truyền thống(tranh vẽ,bản đồ, mô hình, )đến hiệnđại (cassette, ti vi,
đầu video ). Hơnnữa, nếu các bài giảng điện tử được đầu tư xây dựng cẩn thận thì
sẽ đem lạihiệu quả hơn hẳn, tạo được sự hấp dẫn và học sinhcó thể tiếp thubài
giảngdễ dànghơn.
Khác vớicác phầnmềm giáo dục khác, bàigiảng điện tử không phải là phần
mềm dạy học, nó chỉ trợ giúp cho việc giảng dạy của giáo viên(đối tượngsử dụng
là giáo viên, không phải là họcsinh). Chínhvì vậy, việctruyền đạtkiến thức vẫn
dựa trêngiao tiếpthầy-trò,chứ khôngphải giao tiếp máy-người.Mặt khác, vì giáo
viên làngười trực tiếp điều hành việc sử dụng phần mềm nên có thể khai thác tối

đa đượcnhững kiến thứccần chuyểntải trong phầnmềm,tuỳ thuộc vào trình độ
của họcsinh vàphương pháp giảngdạy của giáo viên.
Việc sử dụng các bài giảngđiện tử sẽ tănghiệu quả đáng kể đối với các tiết
dạy của giáoviên. Có thể nói đó là sự kết hợp những ưu điểm của phươngpháp
dạy họctruyền thống và của các công nghệ hiện đại.
Để soạn các bài giảng điện tử, hiệnnay giáo viên đượckhuyến khích học và sử
dụngcácphần mềm:
Microsoft Powerpoint: Phần mềmcho phép soạn các bài trình chiếu hấp
dẫnđể làm bài giảng điện tử. Powerpointcó thể sử dụng đượccáctư liệu ảnhphim,
cho phép tạo được các hiệu ứng chuyển độngkhá hấp dẫnvà chọn các mẫugiao
diện đẹp.
Phần mềm Violet: Dùngcho giáoviên có thể tự thiết kế và xây dựng được
những bài giảngđiện tử sinh động, hấp dẫn, để trợ giúp cho các giờ dạy học trên
lớp (sử dụng với máy chiếu projector hoặcti vi), hoặc để đưa lênmạng Internet.
Tương tự như Powerpoint nhưng Violetcó nhiều điểmmạnh hơn như giao diện
tiếngViệt, dễ dùng, cónhững chức năng chuyêndụng cho bài giảngnhư tạo các
loại bài tập, chứcnăng thiết kế chuyêncho mỗi môn học, và đặcbiệt là khả năng
gắn kết đượcvới các phần mềmcông cụ khác.
Macromedia Flash: Đây là phần mềm cho phép vẽ hình,tạo ra hình ảnh
động, các hiệu ứng chuyển độngvà biến đổi, lập trìnhtạo ra các hoạt động mô
phỏngvà tươngtác sinh động, hấp dẫn. Để sử dụng tốt Flash đòitrình độ người sử
dụngcũngphải ở mức khá và phải thực hành nhiều. Thôngthường không dùng
Flashđể tạo cả một bài giảng vì nó sẽ tốn khá nhiềucông sức, mà chỉ dùngđể tạo
ra các tư liệu rồi kết hợp vớiViolethoặc Powerpointđể tạo thành một bài giảng
hoàn chỉnh.
Ngoài ra, trong quá trìnhsoạn bài,giáo viênsử dụng các công cụ tìm kiếm
trên Internet. Trang webcủa Trungtâm hỗ trợ giáo viên () là
nơi cung cấp nhiều côngcụ hữu hiệuhỗ trợ cho giáoviên trong quá trình soạn các
bài giảngđiện tử có chất lượngcao.
1.3 Sử dụng Internet trong việc tìm kiếm các thông tin trực tuyến

Internet chính là một thư viện không lồ, là nơi lưu chứa tri thứccủa toànnhân loại
với hàngtỷ tư liệu và các bài viết củamọi lĩnh vực và luôn được cập nhậttừng
ngày, từng giờ. Vấn đề quan trọngvà bắt buộc đốivới giáo viênlà phải biết khai
thác nguồn tài nguyên phongphú trên Internetđể làm tốt việcứng dụng CNTT
trong dạy học.
Có 2 phương pháp để khai thác cácthông tin phục vụ cho việc giảng dạy:
+ Truy cập các thư viện tài nguyên trực tuyến
- Wikipedia.org (trang tiếng Việt là vi.wikipedia.org) là hệ thống bách khoa toàn
thư khổng lồ, do hàng chục triệu tình nguyện viêntrên thế giới đóng góp xây dựng.
Có thể tìm ở đây từ các kiến thức khoa học phổ thông đếncác nghiên cứu khoa học
chuyên ngành,tìm hiểu về tiểu sử những người nổi tiếngcho đếnnhững vấn đề
thời sự được cập nhật hàngngày v.v
- Youtube.com, là trangweb chia sẻ video lớn nhất thế giới, ở đây chúngta
có thể dễ dàngtìm được những tư liệu phimphù hợp vớimục đíchdạy học.Ở Việt
Nam cũng có trangchia sẻ video riêng ở địa chỉ Clip.vn
- Thư viện tư liệu giáo dục ( ) là trangweb chiasẻ
các tư liệu phim, ảnh, flashphục vụ cho giáo dụcvà đào tạo của người Việt Nam.
- Thư viện bài giảng điện tử ( ): Đâylà trang web
cho phép giáo viên chia sẻ các bàigiảng và giáo án củamình, đồngthời tham khảo
các bài giảng vàgiáo án của rất nhiều giáo viênkhác trên cả nước.
- Thư viện giáo trình điện tử ( .)là trang webtập
hợp các giáotrình bậc đạihọc vàchuyên ngành từ các dự án củaBộ GD&ĐTvới các
trường Đại học lớn trên cả nước như Đại học Bách Khoa HN, ĐHSư phạm HN, Đại
học Cần Thơ
Thư viện tư liệu giáo dục và Thư viện bàigiảng điện tử là các hệ thống mở,
khôngnhững giúp giáo viên có thể downloadcác tư liệu dạy học vàcác bài giảng
mẫu màcòn chophép giáo viên cóthể đưacác tư liệu vàbài giảng của mìnhlên để
chia sẻ với mọi người.Việc sử dụng cáchệ thốngmở như trên hiện nay đang là xu
hướngtất yếu củangành CNTT,với những ưuđiểm vượt trội là: Hoàn toàn miễn
phí; Cóhệ thốngdữ liệu khổnglồ vì làdo cộngđồng cùng xây dựng; Luônđược cập

nhật thường xuyên, từng ngày, từnggiờ; Các tư liệu cũng như bài giảng có chất
lượng cao vì được chọn lọc và tổng hợptừ nhiều nguồn khácnhau.
+ Sử dụng các dịch vụ tìm kiếm như Google, Yahoo,Baamboo, Monava
( , , , http://monav
a.com )
1.4 Trao đổi chuyên môn, chia sẻ tài nguyên trên các mạng xã hội
Khi kết nối mạng Internet,giáo viên không chỉ có thể tìm thấy ngaynhững
kiếnthức, nhưngtài nguyênmình cần mà còncó thể chiasẻ, trao đổi thông tin với
nhau. Hình thứctrao đổi, chiasẻ thông tinvới nhau đơn giản nhấtlà phổ biến nhất
hiện naylà thôngqua các diễn đàn(forum) trên mạng.
Diễnđàn lớn nhấtViệt Namvề giáo dục là trang diễn đàn Mạng giáo dục của
Bộ GD&ĐT ( ) trong đó trao đổivề mọi vấn đề liên quan
đến giáo dụcnhư giảng dạy, quản lý giáo dục,các cuộc vận động,các chính sách
mớicủa Bộ GD&ĐT. Ngoài ra còn có Diễn đàngiáo viên tronghệ thống thư viện
trực tuyến của Violet (), diễn đàngiáo dụcBình Dương
( ) vàcòn rất nhiềublog giáo dục khác.
Một hìnhthức traođổi, chiasẻ thông tin khác nữatrên Internetlà thamgia
các mạng xãhội. Ở các mạngnày, mỗingười có thể xây dựng các blog (có thể coi đó
là những trangweb cá nhân) cho mình. Với các blogđược tạo, giáo viên có thể: lưu
trữ các tư liệu, bài giảng, tài liệu thamkhảo môn học; chia sẻ các kinh nghiệm
trong dạy họcvà trong cuộc sống, bạn bè đồng nghiệp có thể vào xemcác blog của
nhau và gửi lên ý kiếncủa mình;tổ chức việc dạy họcthôngqua blog; tổ chức các
diễn đànvề một số chủ đề giáo dục; ngoài ra blog cũnglà nơi giáoviên khắpnơi
trong cả nước có thể giaolưu, kết nghĩavới nhau
Trongthực tế tuy còn có nhiều điểmchưa tốt, chưa kiểm soát được đối với
các blog nhưng tùy theo từng mụcđích sử dụng, cácblog có thể phát huy tính tích
cực rấtcao.Đặc biệt, cácgiáo viên nếu biếttận dụng nhữngchức năng củablog thì
hoàn toàn có thể sử dụng blogđể làm tốthơn công việcgiảng dạy của mình.Hiện
tại, đã có hàng ngàn giáoviên tạo trangweb cá nhân được thừa kế bản quyền từ
thư việnViolet.vn. Ngoài ra,các địa chỉ mạng xãhội khác để tạo blog đượcdùng

nhiều nhất ở Việt Nam cóthể kể đến
là: , , Việ
c tạo bloghiện nay, thủ tục rất đơn giản, rất dễ thực hiệnđối với mọi người.
2. Một vài kinh nghiệm trong việc sử dụng blog trong dạy học ở trường Sư
phạm:
Sau một thời gianngắntạovà sử dụng website cá nhân phục vụ cho việc
giảngdạy ở trường sư phạm; mặt khác, được sự cộng tác,ủng hộ của nhiều bạn
đồngnghiệp và sinhviên, tôi rút ra được mộtsố nhận xét và kinh nghiệm bước
đầu:
1/ Tuythực chất chưa phải là mộthình thức e-learningtheo đúng nghĩa của
nó nhưngviệc sử dụng trangweb cá nhân trongviệc dạyhọc cũng làmột bước
khởi đầu quantrọng cho việc phát triểnhình thứce-learning trongthời giantới -
một xu thế tích cựccần đượcphát triển ở nướcta.Ngày nay cácgiảng viên sư
phạm hoàntoàn có thể tạo cho mìnhmột trangweb cá nhân để sử dụng chomục
đích đổi mới phương pháp dạy học.
+ Trướckhi tạotrang web, giảng viêncần có địnhhướngvề trangweb của
mình (về nội dung,về kếtcấu các thư mục cần có) sao chophù hợp đặc điểmmôn
học, mụcđích sử dụng củabản thân và có thể duytrì, phát triển trangweb lâu dài.
Điều nàycần đượccân nhắc,tính toán kỹ lưỡng và nên cómột thời gian nhất định
cho côngviệc chuẩn bị nhữngđiều kliện hình thành trangweb.
+ Kiên trì, từngbước thựchiện vữngchắc việcxây dựng trangweb theohướng đã
dự kiến.Việc tạo lập một trangweb rất dễ dàng, nhưngduy trì, "nuôi dưỡng"và
pháttriển nó thì hoàn toàn khôngphải là mộtviệc đơn giản, dễ dàng. Giảng viên
cần có một "chiến lược" để duytrì, phát triểnvà sử dụng có hiệu quả trangweb cá
nhâncủa mình. Luôn luônbám sát mục đíchtạo trangweb cá nhân để phụcvụ cho
việc dạyhọc.
Điều nàycó khác với mụcđích dùng web để chia sẻ thông tin đơn thuần hay
ghi nhật ký, tâm sự của bản thân
2/ Mỗi giảng viên có một cách thiết kế trang web cá nhânkhác nhautùy theo
mục đích riêngcủa mình. Tuynhiên theo tôi,cần tạo những thư mục riêng như: tư

liệu,bài giảng điện tử, giáo án ( đề cương chi tiết họcphần, đề cương bàigiảng ),
câu hỏiôn tập & đề thi, tài liệu thamkhảo Điều này cũng giúp cho sinh viên thuận
lợi trong việctìm kiếm, thamkhảo nhữngtài liệu phụcvụ việchọc tập, nghiên cứu
môn học.
Mặtkhác, giảng viên có thể thiết lập liên kếtđến những websitehoặc những
tài liệu có chất lượngcao, thiết thực cho môn họcở những websitekhác. Việc này
giúpcho sinh viênthuận lợi và có địnhhướng đúng đắn trongviệc tìm kiếm thông
tin trên mạng để tham khảo, thựchiện cácbài tập theo yêu cầucủa môn học.
Theo tôi, nếu tạo websitecá nhân thuộc hệ thống violet.vn thì chúng ta sẽ
thuận tiện trong việc thực hiệnđiều này. Mặt khác, giảng viên và sinhviênsẽ dễ
dàng tiếp cận nguồn tài nguyên kháphong phú trong hệ thống thư viện trực tuyến
Violet do cộng đồng giáo viêntham gia đónggóp.
3/ Để có thể sử dụngwebsite cá nhân vào việc dạy học:
+ Giảngviên đưa ranhững bài thực hành,bài tập ( ví dụ: thiết kế bài giảng điệntử,
thiết kế hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp, thiết kế bài thuyết trình, thực hiện
một bộ sưu tập tư liệu cho môn học ) và giaocho cá nhân hoặc các nhóm sinh viên
thực hiện.
+ Giảngviên nêntạo một thư mục riêng để thông báo đề tài thực hành, danh sách
các nhóm thựchành của sinhviên, lưu trữ hìnhảnhhoạt độngthực hành,báo cáo
của sinhviên ( nếu có )
+ Saukhi được báo cáo, trình bày, tổ chức thực hànhtrên lớp và được góp ý,chỉnh
sửa, những bài tập đó được giảng viên hoặc cácsinh viên tự đưa lên trangweb
( đối với các trang webcá nhân củaViolet, giảng viên có thể phân quyềncho sinh
viên tự đưa tài liệu lên với điều kiện là sinhviên cần đăng ký trở thành thànhviên
trangriêngcủa giảngviên ).
+ Giảngviên có thể nhận xétcôngkhai cácbài thực hành trên mạng;có thể tổ chức
các sinhviên kháccó thể nhận xét, gópý cho nhau.
+ Trongquá trình sử dụng trangweb choviệc giảngdạy, giảngviên cần xây dựng,
thống nhất một" nội quy" của trang webđể tránh tình trạng bài giảng,tài liệu
được tải lên tuỳ tiện, đixa mục đích của trangweb.Điều này giúp chúngta đỡ mất

thời gian choviệc khắc phục, sửa chữa,chấn chỉnh không cầnthiết.
Nhiều bài tậpcó chất lượng đượcgiáo viên, sinhviên nơikhác tải về tham khảo.
Điều nàytạo chosinh viên thêm hứng thú trongviệc họctập, sángtạo.Bởi vì một
bài giảngđược đưa lên thư viện sẽ nhậnđược rất nhiều gópý từ cộng đồngđể tác
giả chỉnh sửalại cho ngày một tốt hơn, đồng thời việcmột bài giảng được tham
khảo nhiều lần cũng làmột thước đo đánhgiá chất lượngbài giảng, qua đó khẳng
định được trìnhđộ của tác giả.
4/ Thông qua việc thựchành như trên, tôi nhậnthấy hoạt động họctập của
sinh viên có nhiều dấu hiệu chuyển biến theohướng tích cực:
+ Kỹ năng thiết kế bài giảngđiện tử được nânglên, ngoài phần mềm Powerpoint
được sử dụng một cách khá phổ biến,nhiều sinh viên đã mạnh dạn sử dụng phần
mềm Violetđể soạn bài dưới sự hướng dẫn củagiảng viên, sự trợ giúp củatrang
web đàotạo kỹ năng vi tính cho giáo viên
+ Kỹ năng tìm kiếm tài liệu trên mạng được cải thiện, việc tìm kiếm tài liệu cũng
được định hướng tíchcực hơn.
+ Hình thành vàphát triển khả nănghợp tác giữacác thành viên trong nhóm để
hoàn thành bài tập nhóm.
+ Trongnhững buổi thực hành (tổ chức hoạt động giáo dục, thuyết trình, giới
thiệubộ sưutập của nhóm )với những"sản phẩm" do chính mìnhthiết kế và tổ
chức thi công,không khíhọc tập của sinh viên sôi nổi và tích cực hơn( so sánhbài
tập củamình với bài tậpcủa các bạn khác, góp ý kiến xây dựng chocác bài tập )
+ Bướcđầu hìnhthành ý thức tìm kiếm, tích luỹ nhữngtư liệu, bài giảng có chất
lượng cao để chuẩn bị cho việc giảngdạy sau khitốt nghiệp ra trường. Nhiều sinh
viên tíchcực đóng góp chotrang webnhiều tư liệu, bàigiảng, tài liệutham khảo có
giá trị, trước mắt nó phục vụ nhiều hơn cho việc học tập, nghiên cứu mônhọc,
đồngthời qua đó sinhviên cũngđã thamgia đónggóp cho thư viện củacộng đồng
giáo viên.Theo nhận xétcủa cá nhântôi, tình cảm nghề nghiệp của sinh viên từ đó
cũng có nhữngbiểu hiện tích cực hơn.
Khi sử dụng những trangweb cá nhân, giảngviên cóthể giải đápcác thắc mắc của
sinh viên thôngqua hìnhthức "tin nhắn" để lại trên trangweb. Với trang web

thuộcthư viện trực tuyến Violet,giảng viên còncó thể hỗ trợ trực tuyến cho sinh
viên. Nếumuốn tổ chứchỗ trợ trực tuyến,giảng viêncần ấn định và thông báo thời
gian trực tuyếnmỗi ngàyvà việc hỗ trợ trực tuyến cần được tiến hành có nề nếp
và thường xuyên. Với những hình thức hỗ trợ như vậy, sự giúp đỡ của giảng viên
đối với sinh viên có thể kịp thời hơn, hiệu quả hơn.
Một điều quan trọng, theochúngtôi trang web cánhân cũng chỉ là một
phươngtiện giúp chogiảng viên đổi mới phương phápdạy học. Tuy nhiên cũng
như những phương tiện dạy học khác, trang webcá nhân củagiảng viêncần được
sử dụng phối hợp tốt với các phương tiện khác, cầnphát huy nhữngưu thế cũng
như cần khắc phụcnhững điểm hạnchế của nó trong quá trình sử dụng.Tuyệt đối
hóa vai trò của nó cũng sẽ dẫn đếnsai lầm.

×