Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tản mạn về việc đọc sách pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.4 KB, 14 trang )

Tản mạn về việc đọc sách
Trong nhịp sống hối hả của kỷ nguyên thông tin và kinh tế tri thức,
dường như con người không có đủ thời gian để đọc hàng núi sách báo nhiều
vô kể mỗi ngày. Dù cho việc đọc sách chỉ để giải trí thuần tuý, hay đọc để tìm
kiếm thông tin, bổ sung những kiến thức còn thiếu hoặc tìm kiếm tư liệu
phục vụ cho công việc, học tập, nghiên cứu… cũng cần phải có phương pháp
đọc một cách khoa học.
I. TẢN MẠN VỀ CHUYỆN ĐỌC
Hà Văn Thịnh (Báo Quốc tế)
Câu hỏi mà chúng tôi, những người làm nghề dạy học, thường nghe là sách nào cần
đọc; mượn ở đâu hoặc giá cả như thế nào? Tuyệt nhiên không có bất kỳ sinh viên
nào hỏi thầy cô cách thức đọc cuốn sách đó. Hình như việc đọc là chuyện đương
nhiên của những người biết chữ. Nhưng nếu như biết chữ rồi mà không biết đọc thì
học chữ để làm gì?
Thực ra, chỉ nói riêng chuyện "vui chơi", ngay cả Nguyễn Du cũng phải lắc đầu vì
nó "lắm công phu".Vậy thì sự học dĩ nhiên phải khó gấp vạn lần.
Từ khi biết đọc, bàn tay tôi đã tập cách để giở khá nhiều trang sách. Nhưng để giở
đúngvà hiểu đủ là việckhôngdễ dàng.
Có những cuốn sách làm ta thất vọng, nặng trĩu cảm giác hao hụt mà không hề có
mộtchútthỏamãn nào.Ngượclại, córất nhiềucuốnchotahạnhphúc dù phải thao
thức suốt đêm vì nó. Vậy thì vì sao con người lại lãng phí nhiều thời gian đến thế
cho những điều vô bổ?
Câu trả lời chỉ đến sau khi đi hết cuộc đời. Có lẽ bởi vậy nên tôi mạo muội viết ra
đây những lời tâm huyết với mong muốn duy nhất là những người đến sau không
phải đi qua những khúc quanh không đáng có. Tất nhiên sẽ có rất nhiều điều tôi
viết khôngcònlà những chuyệnmới.
1. Công việc đầu tiên nhất định phải biết là việc chọn sách. Chúng takhông thể
đọctấtcả nhữngđiềucầnbiết,nhưngcó thể cóđủ thờigianđể đọcnhữngđiềucần
thiết.
Sự mênhmôngvà đadạng củatrithức nhân loạilàngườidẫnđườngtồichonhững
ngườiham hiểubiết.Hãy nhớ rằngphảiưutiên chonhững cuốnsáchmàthầygiáo


buộc phải đọc. Chưa hẳn thầy giáo đã đúng nhưng kinh nghiệm của thầy là cơ sở
đáng để tin cậy.
Còn những người đã rời ghế nhà trường rồi thìsao? Hãy đọc những gì mình thích.
Một nguyên lý của muôn đời là chúng ta khôngchỉ thích những gì mìnhthiếu.
2. Những cuốn sách hay hoặc một bài báo hay trước hết phải có một cái tên
hay. Tôi ít thấy điều ngược lại. Những tên sách như Cuốn theo chiều gió, Đứng
trướcbiển tự nóđã thông báo nhiều vấnđề dù chúngta chưađọc.
Trong báo chí cũng vậy. Những cái tít tương tự như Mua danh ba vạn bán danh
ba hào, Ông Mê Man cuốn hút người đọc nhiều gấp bội lượng con chữ mà bài báo
đem đến.
Phần lớn các tên sách hoặc tên một bài báođã là điểm trọng tâm - điều cơ bản mà
người viết muốn chuyển tải đến ngườiđọc.
3. Nguyên tắc đầu tiên của việc đọc là nhất thiết phải gắn liền với việc ghi
chép. Nằmdàitrên giường để đọcmộtcuốn sáchhay làmột trongnhững điều thú
vị tuyệt vời. Nhất là khi ngoài trời có tí tách hạt mưa, có một nỗi niềm cần phải
quên.
Tuy nhiên đó là cách tốt nhất để làm cho việc đọc trở thành sự lãng phí tuyệt vời.
Cảm giác thích rồi quên. Thói quen ghi chép buộc chúng ta, từ vô thức, có trách
nhiệmvới điều mìnhđọc. Nói cáchkhác, buộc tư duy khôngthể lười biếng.
Hơnnữa,việc ghichépsẽ làmchoquá trìnhmãhóa trithứcđể chuyểnvào bộ nhớ
trở nêndễ dànghơn,hiệuquả hơn. Việcthườngxuyênghichép còntạonênlợithế
khônggì so sánhnổi: luyện tậpkhả năng hệ thốnghóa vàphân loại tư liệu.
Việc ghi chép còn có ý nghĩa rất lớn trong tương lai - những mảnh rời rạc của tri
thức luôn luôn rất có thể cần thiết cho một ý tưởng mới mà sự mù mờ của hiểu
biết chưa thể xác định được. Câu hỏi đặt ra là ghi như thế nào? Điều cần ghi nằm
trong những tiêu chuẩnsau:
- Đó là những điều tạo nên sự hứng thú mà ta chưa gặpbao giờ.
- Kiến thứcđó có vấn đề (hoặc nhiều vấn đề)liên hệ đến chuyên môn màchúng ta
quan tâm.
-Mộtý tưởngkháclạ -thậm chísai trầmtrọngso vớicác quan niệm truyềnthống.

Cần nhớ là trong khoa học, một nhận xét càng gai góc bao nhiêu thì càng đáng để
ghi chépbấy nhiêu.
- Một chân lý hiển nhiên (châm ngôn, cách ngôn )
- Một nguyên tắc của lýthuyếtnào đó.
4. Sau khi đọc xong một chương, một phần hay cả cuốn sách cần phải hệ
thống sơ bộ kiến thức thu nhận được. Từ đó chophépngười đọchiểurõnhững
luận điểm cơ bản nhất. F. Anghen luôn nhấn mạnh rằng "Khoa học bắt đầu từ việc
so sánh".
5. Nếu có thể, hãy trao đổi ngay vấn đề mình vừa đọc với người khác. Thật là
tuyệt vời khingười ấy đã hoặc đang đọccuốn sách, bài báo ấy.
Còn ngược lại thì hãy tìm một đồng nghiệp, bạn học để trao đổi. Kinh nghiệm cho
thấy chúng ta sẽ khó có khả năng quên điều đã trải qua, thử thách thật sự là tính
nghiêmtúc của tranh cãi.
6. Đến đây sẽ có câu hỏi đặt ra: khi gặp phải một cuốn sách ta nghĩ là cần
thiết nhưng khó đọc vì khó hiểu thì làm thế nào?Một câu hỏi nan giải.
Những tác phẩm loại này thường là sách triết học hoặc chính trị. Trước hết phải
tập cách để "bóc" lớp vỏ ngôn từ - mà các triết gia và các nhà chính trị thì ngày
càngviết vànói mộtcách đầykhó hiểu.Chẳng hạn,để mỉamai việcPhápquênquá
nhanhcônglaoMỹ giảiphóngnước Pháp,việntrợ sauChiếntranhthế giớithứ hai,
Tổng thống Mỹ G. Bush nói rằng "Người Pháp cóthói quen chỉ thích nghĩ đến hiện
tại"!
Bướcthứ hailà sau mỗi chương,nhất thiếtphảitómtắtnội dungmàmình lĩnhhội.
Đấy làcách hiểu ngắnđể từ đó chúng ta đạt đếnkhả năng hiểu nhiều.
7. Cho đến "công đoạn" này, quá trình tri thức hóa của chúng ta vẫn chỉ giới
hạn ở mức độ "bắt chước" (immitation). Cái đọc được chỉ thành cái có được
khi ta biết cách "tiêu hóa" nó (Indigennization). Từ indigennization có tài liệu
dịch là "bản địa hóa"; nhưng theotôi, diễn đạt như thế là kém chính xác.
Cách dịch một đoạn văn, cũng như cách hiểu đối với một cuốn sách, đôi khi giống
với cách hiểu về phụ nữ: chung thuỷ thì thường là ít đẹp; ngược lại, những người
đàn bà đẹp thường là không chung thủy - hơn 100 năm trước,một người Pháp đã

nói như thế.
Việc"tiêu hóa"trithức sẽ chấm dứtkhi mỗingười bước sang giaiđoạn3: sángtạo
(innovation). Chắc chắn sẽ có người hỏi: "Làm sao có thể sáng tạo được?" Xin trả
lời rằng chỉ trừ một số kẻ ngu dốt bẩm sinh còn thì bất kể ai, bất kể trình độ nào
cũng có thể tìm ra một cái gì đó mới mẻ. Hãy tự tin và đừng cúi đầu trước bất kỳ
tượng đài nào.
8. Để cho việc đọc không bị gián đoạn, cần phải có kế hoạch cụ thể. Chẳng hạn,
hãy đọc thật tập trung trong một giờ - vừa đọc vừa ghi chép, 30 hay 40 trang sách
sau đó buộc mìnhtrongmộtbuổi phải đọc120trang hoặc 150.Chưa xongchưarời
khỏi bàn.
Đây là cách mà nhờ nó, suốt bốn năm rưỡi thử thách độ chai bền của những chiếc
ghế, tôiđã đọc được khá nhiều nhữngcuốn sách khó
9. Đừng nên đọc mãi một loại sách. Đây là cách nghỉ ngơi bằng công việc. Tất
nhiêncách này sẽ làm gián đoạn quá trình tư duy nhưng cần thiết.
10. Lớp trẻ ngày nay khó đọc hơn. Đây là một tất yếu vì chúng ta đang sống
trong thời đại của máy tính, truyền hình. Nhưng chắc chắn là không có một
phươngtiện nghenhìn nào cóthể thay thế việc đọc.
Người Nga hoàn toàn có quyền tự hào họ là dân tộc đọc nhiều nhất trên thế giới:
chỉ riêng thành phố Mátxcơva đã có đến 1.500 thư viện. Rõ ràng tri thức và tình
yêu là hai điều không thể mua được, nhưng mỗi chúng ta phải liên tục trả giá cho
nó, từng ngày. Sự hiểu biết - văn hóa là "công việc" di truyền khó khăn nhất của
con người.
Hãytập cáchgiữ gìn mỗicuốnsáchmàta cóvà,hơn nữa nhấtthiết phảicố để hiểu
cho bằng được cách thức sử dụng chúng một cách tốt nhất. Sách không phải để
trưng bày, càng không phải sinh ra cho bụi bặm của thời gian và mạng nhện của
cuộc đời giăngkín.
Muốn thế, phải rèn cho được thói quen đọc mỗi ngày. Tôi biết chắc những người
ngàynàocũngđọc hầu hết đềulànhữngngười cóthể đứngnganghàngvớisự hiểu
biết.
Dù nhiều năm đã trôi qua, nhưng bao giờ tôi cũng có cảm giác khó tả khi đọc câu

thơ của đại thi hào Nguyễn Du: "Cảo thơm lần giở trước đèn " Một người như
Nguyễn mà phải lần để giở những trang sách hay đủ chứng tỏ việc đọc sách khó
đến mức nào!
II. PHẢI “LẬP TRÌNH” VIỆC ĐỌC SÁCH
(Theo Báo Lao Đông)
Cuốitháng11.2003, trongbuổitiếpkiến vớiThứ trưởng Bộ Vănhoá-Thông
tin Lê Tiến Thọ, nhà văn Romania Ghixulescu - Thư ký Hội Nhà văn Romania đã
lưu ý Bộ Văn hoá - Thông tin một thực trạng đáng lo ngại tại Romania: Một bộ
phậntronggiới trẻ Romania hiệnnay rấtgiỏi ngoại ngữ,giỏi vitính, thànhthạosử
dụngInternet nhưng lạirấtdốttiếngmẹ đẻ.Họ gần như rấtítđọc vănhọc,trở nên
vô cảm với văn chương. Các phương tiện nghe nhìn tiện lợi đã gần như hút hồn,
thời gian và tâm trí của giới trẻ, biến họ trở thành một thứ nô lệ, một thứ "linh
kiện" trong cái mạng mạch của guồng máy computer hiện đại. Guồng computer
nàyđầy cám dỗ và cũng đầy cạm bẫyđang thâm nhập bằng những con đường hợp
pháp và bất hợp pháp vào các hang cùng ngõ hẻm của thế giới. Theo ông
Ghixulescu thìphươngtiệnnghe nhìnđã làmcho giớitrẻ trở nên thụ độngvàngày
càng trở nên vô cảm,têliệt các chức năng cảm giác, nhạy bén thế giớihành vi; thế
giới nghe nhìn làm cho giới trẻ rất dễ trở nên què quặt về mặt tâm hồn, một thứ
mù chữ cao cấp. Theo ông Ghixulescu, đó chính là mặt trái của các phương tiện
nghe nhìn hiện đại.
Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, rõ ràng việc khơi dậy, phục hồi thói
quen đọcsách không chỉ làcôngviệc tự phátcủa cácnhàvăn,giới văn học,là công
việc mang tính chất hành chính của nhà nước mà là công việc thiết yếu của từng
giađình.Phải thấy vănhọc, văn hoáđọcgắn bómậtthiết vớisự hìnhthànhvà phát
triển nhân cách con người. Bên cạnh những trò chơi điện tử, những trò chat,
những cuộc giao lưu triền miên qua mạng đang cột chặt không ít thanh niên, đang
trở thành một thứ "ma tuý" về mặt tinh thần thì việc "lập trình" để mỗi em học
sinh mỗi tuần phải đọc một, hai quyển sách là việc làm, theo chúng tôi, mỗi gia
đình cầnphải tính đến.
Về phíaNhànước, theotôi,phải làmsaochosách rẻ hơn.Cácnhà xuấtbản,cácnhà

văn suy nghĩ làm sao cho ra đời những cuốn sách có ích hơn, vui hơn, đẹp hơn và
nhân văn hơn. Văn học là nhân học. Nếu thiếu nó thì con người khó trở nên hoàn
thiện.
III. ĐỌC SÁCH - PHƯƠNG TIỆN BỒI DƯỠNG TRÍ NHỚ VÀ TƯ DUY
Phan Tất Đắc dịch
Chúng ta không cần lối “học gạo” mà chúng ta cần phát triển và hoàn thiện trí nhớ
của mỗi học sinh bằng sự hiểu rõ các sự kiện cơ bản. (V. I.Lênin)
Trí nhớ và tư duy có liên quan khăng khít với nhau: không thể suy nghĩ một
cách nhất quán nếu quên khuấy mất những ý nghĩ lúc trước và không nhớ những
điềucầnthiếtđể xâydựng cácphánđoánvàsuy lýcủamình.Đọc sáchmột cách tự
lực vàcó nghiềnngẫmkỹ chẳng những chophéptatiếp thuđượctư tưởngcủatác
giả mà còn giúp ta đối chiếu tư tưởng đó với tư tưởng của các tác giả khác về vấn
đề đó, và ta sẽ đi tới một phánđoán riêng của mình về những điều đọc được.
Phán đoán của người đọc có thể đúng hay sai. Phán đoán là đúng nếu người đọc
vận dụng những luận cứ chắc chắn cho phán đoán của mình, người đọc am hiểu
vấn đề hơntác giả, phánđoán cóthể sai nếungười đọc không tán thành ý kiến tác
giả, không chịu nhượng bộ tác giả một ly nào trong khi tranh luận chỉ vì không
muốn suy nghĩ, hoặc vì suy nghĩ “đồng bóng”, vì suy nghĩ “tùy tiện” hay vì không
chịu vận dụng đến suy luận, đến lý trí mà chỉ thuần dựa vào cảm giác, vào ý thích
chứ không đếm xỉa đến các luận cứ mà tác giả đưa ra để chứng minh cho luận đề
nêu lên.
Phán đoán cũng có thể sai trong trường hợp người đọc vi phạm các luật lôgic và
phép biện chứng trongquá trìnhtư duy.
Như đã nói ở trên, trong khi đọc sách, độc giả cần đọc, hiểu, đào sâu, phân tíchkỹ,
ghi chép,nhớ, lĩnh,hội.
Tất cả cácviệcđó,không việcnàocóthể tiếnhành đượcnến không cósự tham gia
của trí nhớ vả tư duy, cho nêntrong quá trình đọc sách đương nhiên sẽ rèn luyện,
pháttriển hoànthiện đượctrí nhớ và tư duy.
Đọc sách là mộtsự liên hệ qua lại giữangười đọc và tác giả, tựa hồ như người đọc
và tác giả trao đổi, đàm đạo với nhau. Không phải vô cớ mà người ta thường nói:

“Đọc nhữngcuốn sách haykhácnào đàm đạovới những bậc hiền nhân quân tử”.
Đôi khi đọc sách biến thành một cuộc tranh luận thầm lặng với tác giả, khi đó
người đọc sẽ biểu lộ kỹ năng tranh luận của mình, tức là biết tư duy đúng cách
theologic.Trong việcnày,để đạtkết quả tốt,người đọcnênnghiêncứucáctàiliệu
dạy cách chứng minh quan điểm của mình nếu các quan điểm đó là đúng, là chân
thực, và bác bỏ những luận cứ sai, vạch trần những lầm lẫn trong tư duy của bản
thân mìnhvà người khác.
Nhờ “trao đổi”, “đàm đạo” với những cuốn sách nội dung quý báu, người đọc sẽ
ngày càng trở nên thành thạo, giàu kinh nghiệm hơn trong việc phân tích những
conđườngphứctạp,ngoắtngoéocủatư tưởngcon ngườitrongmốiliênhệ qua lại
giữaý nghĩ, tình cảm, rungđộngcủa con người.
Chỉ riêngđọcsáchchưađủ để rèn luyệntrínhớ và tư duy:còncầnlàmsaochođọc
sách chiếmmộtvị trí xứngđángtrongsố các biệnphápquantrọngkhácnhằmgiáo
dục vả trau dồi văn hóa cho con người, trong đó có cả việc bồi dưỡng tinh độc lập
tư duy.
V.I. Lênin dạy: “ chúng ta phải thay lối học cũ, lối học gạo, lối học khắc khổ thời
xưa bằng kỹ năng biết nắm lấy toàn bộ vốn tri thức của loài người, và nắm theo
cách thế nào để chủ nghĩa cộng sản của chúng ta không phải như cái chúng ta đã
học thuộc lòng, mà như cái do tự chúng ta nghĩ ra: như những kết luận không thể
trách được trên quan điểm học vấn hiện đại”.
Độc lập ngẫm nghĩ về đối tượng nhận thức là một trong những dấu hiệu cần thiết
và cực kỳ quan trọng của tự đọc sách.
Không phảingẫu nhiênmà V.I.Lênin trongmột buổi nóichuyện vớiSVTrường Đại
học tổnghợpXvéclôpxcơ ở Maxcơva đã nói:“Điều chủ yếunhấtlàphảilàmsaocho
sau khi đọc sách, sau khi thảo luận và nghe các bài giảng về Nhà nước, các bạn
luyện đượckỹ năngnhìnnhậnvấn đề đó mộtcáchđộclập Chỉ khiấycácbạn mới
có thể tự coi mình là đã đủ vững vàng về lập trường và có đủ khả nấng giữ vững
lập trường ấytrước bất cứ ai vàtrongbất kỳ lúc nào”.
Tínhđộclậpsuy nghĩ như thế đượckhơi dậykhôngđồngđều và vàocùng mộtlứa
tuổi ở tất cả mọi người. Trong mọi trường hợp, việc đọc sách có thể và cần phải

xúc tiếnquá trìnhđó.
Có tác dụng đặc biệt tốt đẹp đối với bồi dưỡng tư duy là đọc những cuốn sách
trong đó tư duy được trình bày dưới dạng trực tiếp nhất, tức là được hình thức
những suytưởng trừu tượngcủa tácgiả.
F. Enghen chỉ rõ, để phát triển năng lực tư duy lý thuyết: “ từ trước tới nay chưa
có mộtcách nào khác ngoài việc nghiên cứu toàn bộ nền triết họctrướcđây”.
Ngườiđọccũngnên tìm hiểu mộtsố biệnphápđơn giảngiúpbồidưỡng trínhớ và
tư duy trongquátrình đọc sách,trước khi áp dụngnhững hình thức phức tạp hơn
của tư duy độclập để nghiên cứucác tài liệu có tính chấttriết học thật sự.
Một là, trong khi đọc phải hiểu rõràng trong bất cứ bài văn nào cũng đều thể hiện
hai mặtcủanó.Cáimàngườita nóiđến, tức là đốitượngtư duy,và cái màngườita
nóivề đốitượng tư duyấy.Phảiluyệntậpkỹ xảophân biệt hai yếutố đó củachính
vănmàkhôngcầndừnglại,tựahồ như ngaytrong“mạchđọc”,làmsao cho sự hiểu
đó diễnra tự nhiên.
Bao giờ cũng cần phải tự mình nhận ra trong mỗi câu, mỗi đoạn, mỗi tiết, mỗi
chương đang nói về cái gì và nói gì rồi sau đó hình dung rõ ràng và hiểu trong
toàn bộ bài báo, toàn bộ cuốn sách nói về cái gì và nói gì, rồi sau đó hình dung rõ
ràng vàhiểu trong toàn bộ bài báo, toàn bộ cuốn sách nói về cái gì và nóigì…
Chẳnghạn như trong đoạn:
“… Những người lao động trí óc cỡ lớn cũng là những bậc thầy lỗi lạc trong công
tác, những người tổ chức tuyệt diệu lao động cá nhân. Đó là những nghệ sĩ điêu
luyệntrongnghệ thuật hợplý hóa,lựa chọn kỹ thuật vàcách thứclàmviệc cánhân.
Chínhcácvị đó đã từng nhiều lầnnhấnmạnhrằng nguyênnhân chủ yếucủathành
công của mình chỉ một phần là ở năng lực làm việc thể lực hay ở thiên bẩm tự
nhiên, còn phần chính là ở phương pháp làm việc được áp dụng thường xuyên và
thực hiện kiêntrì”.
Có xét đến vấn đề nguyên nhân thành công trong sáng tác của những người lao
độngtrí óc cỡ lớn.
Ngườita đã nói nhữnggì để giải đáp câu hỏi ấy?
Người ta khẳng định rằng nguyên nhân chủ yếu của thành công, đó là ở phương

pháp làm việc được áp dụng thường xuyên và thực hiện kiên trì. Cách thứ hai để
bồi dưỡngkỹ xảolôgictrongđọc sáchlàngười đọcchẳngnhữngphảichămlotiếp
thucáiýmàcòn phải đisâuvào ýnghĩacủacái“ý” đó,tùythuộcvào xu hướng của
cái “ý” đó, vào việc tác giả, rồi sau đó độc giả xác định từ then chốt (trọng điểm
logic) như thế nào.
Chẳnghạn, trongcâu:“Tinh thần ham đọcsáchđược traudồingay từ tuổinhỏ” thì
trọng điểm logicrơi vào từ “tuổi nhỏ”.
Trong chính văn, từ này không được làm nổi bật bằng cách gạch dưới hay bằng
một cách khác (bằng kiểu chữ riêng ), nhưng người đọc tự mình phải hiểu cái “ý”
câu mình đang đọc, và trong đầu mình phải nhấn mạnh từ ấy khi tiếp thu ý của cả
câu này.
Dưới đây, chúng tôi dẫn ra cả một đoạn văn chứ không phải một câu trích trong
cuốn sách của nhà văn V.Lidin.
“Với các sách trên giá của tôi, tôi có một liên hệ thân thiết tâm tình. Tôi biết rõ số
phận và lai lịch của hầu hết các sách ấy. Mỗi khi cầm một cuốn trong tay, tôi cứ
tưởng như sách cũng hiểu tôi, và chúng tôi chẳng có gì phải giải thích cho nhau
nữa”.
Ở đây, trong chính văn, tác giả không nêu bật ý chính bằng một cách nhấn mạnh
nào hết (chẳng hạn bằng kiểu chữ riêng). Song người đọc phải tự mình suy nghĩ,
nghiền ngẫm, quán triệt đoạn văn để thấy rõ ý chính, ý chính đó là điều quan sát
chân thực và tinh tế của tác giả rằng đối với các cuốn sách trong tủ sách riêng của
ông, ông có một “liên hệ thân thiết tâm tình”. Tính chất của liên hệ ấy được tác giả
thuyết minhtrong câu thứ hai của đoạnvăn.
Đọc xong phần kết luận của cuốn sách, người đọc cần phát biểu ngắn gọn cho bản
thân mình rõ ý chính của phần đó, mà chính vì để khẳng định cái ý ấy tác giả đã
viết phần này.
Trong việc đó, người đọc cần hiểu rõ qua chương này mình đã thu hoạch được
điều gìmới, và đọccuốn sách này mình đã nảy ranhững ý nghĩ và tình cảmgì mới.
Nghiền ngẫm, quán triệt ý chính trong quá trình đọc sách có liên quan không tách
rời với bồi dưõng trí nhớ và tư duy, bởi vì người đọc phải nhớ lại những điều đọc

được và hiểu thấu ý nghĩa của chúng. Còn ghép những điều mới mẻ vừa đọc được
vào vốn tri thức sẵn có trong trí nhớ và ýthức của mình sẽ có tác dụng mở mang
tầm mắt vàhìnhthành thế giới quan khoa học củađộc giả. Chúng tađều biết,“nhà
văn, cũng như mọi nhà nghệ thuật khác, biết nhìn ra trong cuộc sống xung quanh
và vạch chotathấynhững điều tathường khôngnhậnxétđượcbuộcta phảingẫm
nghĩ về những điều xưa nay ta vẫn tưởng là hết sức giản đơn hoặc không đáng
quan tâm".
Một việc có tác dụng tốt, giúp rèn luyện các kỹ xảo lôgic trong đọc sách, đồng thời
củng cố và bồi dưỡng trí nhớ người đọc là nêu bật những ý chính tìm ra được,
bằng cách gạchdưới cáctừ hay các câu trongchính vănnếusách làcủa mình hoặc
bằng cách ghi chép dưới hình thức một dàný lôgic nêu rõcuốn sách nói về vấn đề
gì, và theotrình tự nào.
Dĩ nhiên, không phải tự nhiên độc giả có thể phân tích lôgic bài văn và ghi lại ý
chính,mà đó là kết quả của việcđọc sách tự lực ta có nghiềnngẫm.
Không có lao động tự lực thì không thể tìm ra được chân lý trong một vấn để
nghiêm túcnàohết, chonên ngườinàongạilaođộngthìngườiấytự tước đoạtkhả
năng tìmra chânlý.
Trong khi rèn luyện, bồi dưỡng trí nhớ và tư duy người đọc cần lưu ý thường
xuyênđem mối liên hệ khăng khít giữahai cáiđó.
Có thể vì ý nghĩ như đầu mũi tên, còn trí nhớ là đuôi mũi tên: hai cái đó trợ giúp
lẫn nhautrong lúc tên bayđến đích.
Nhà y học kiêm nhà giáo dục học Nga lỗi lạc N.I.Pigô-rôp đặt câu hỏi: “Học thuộc
một các thông minh nghĩa là thế nào? Phải chăng đó không thể là công việc của trí
nhớ đơn thuần, mà là một sự lĩnh hội các tri thức bằng lý trí Mọi người đều biết
một mình lý trí, mà thiếu trí nhớ, thì không làm được trò trống gì. Không tài nào
xây dựng được một suy luận ba đoạn và thậm chí một biểu thức rút gọn của suy
luận ba đoạn nếu thiếu trí nhớ. Ai quên mất tiền đề thứ nhất hoặc tiên đề thứ hai
thì không thể đi đến kết luận được”.
Sau khi đã quán triệt ý chính, ta nên - và đôi khi cần phải – gắn cho nó một số
thành ngữ thật đích đáng, một số câu phát biểu cô đúc, một số so sánh ví von thú

vị.
Học thuộc nhẩmtrongócmộtsố đoạnchọn lọc cũngcótácdụngcủng cố trínhớ và
làm giàu vốn hiểu biết. Nhờ được các châm ngôn, tụcngữ, các đoạn chọn lọc trong
các tác phẩm cổ điển và tác phẩm thơ văn khác, chẳng những làm giàu ngôn ngữ
viết và nói, mà còn giúp trau dồi hoạt động trí óc,chứ chưa nói đến giáo dục thẩm
mỹ cho độc giả.
Ghi chép, đến lượt nó lại giúp người đọc nhìn và nghe, vì nó có tác dụng trau dồi
cái gọi là“văn hóacảm giác” (tức là văn hóacủahoạt động của các giác quan),văn
hóa cảm giác có liênquan không tách rời với bồi dưỡng trí nhớ và tư duy.
Nhà tư tưởng lỗilạc phương Đông Luxuphơ Hat Hatgip quả quyết:
“Trí nhớ dù bền lâu thật là đại phúc.
Song giấy trắng mực đen vẫn đáng tin hơn!
L.N.Tônxtôilà ngườicómộttrínhớ khổnglồ,suốt cuộcđờisángtácdài,vẫn ghilại
những ýnghĩ và quan sátcủa mình, những bài tổng kếtđọc sách…
Ông khuyên “lúc nào cũng nên mang theo một cây bút chì và một quyển sổ để ghi
lại tất cả những tài liệu, những quan sát, những ý nghĩ và những quy tắc bổ ích, lý
thú thu lượm được trong lúc đọc sách, trong lúc trò chuyện hay ngẫm nghĩ và tối
đến sẽ chép lại những cái đó vào một quyển sách riêng,theo từng mục.
Ghichépgiúpíchtanhiềunhất về mặttraudồi trínhớ vàtư duytrongtrường hợp
các ghi chép có hình thức phức tạp, chẳng hạn khi ta không chỉ ghi lại những điều
đọc đượcvàomộtquyểnvở riênghay một phiếu riêng,mà cònviết lờichúvắntắt,
còn ghi lại những nhận định (phán đoán) của mình về cuốn sách kèm với những
lập luận làm cơ sở cho nhận định đó và không chỉ nhận xét về từng cuốn sách mà
nhậnxét về từng đề tài, từng vấn đề.
Một cách tốt để bồi dưỡng tư duy, đồng thời cũng giúp dễ nhớ những điều đọc
được là tự mình tập hợp các khái niệm và thuật ngữ, các sự kiện và định nghĩa vụ
đọc được trong sách, sắp xếp, phân loại chúng vào những bảng, nhữngsơ đồ…

×