Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nhà vũ trụ học Steven Hawking và 10 câu hỏi của tạp chí Time potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.63 KB, 6 trang )

Nhà vũ trụ học Steven
Hawking và 10 câu hỏi của tạp
chí Time
tephen William Hawking, sinh ngày 8 tháng Giêng năm 1942 là một nhà
Vật lý Lý thuyết người Anh, đồng thời cũng là một nhà Vũ trụ học nỗi tiếng
nhờ các tác phẩm khoa học và các lần ông xuất hiện trước quần chúng Ông
là Hội viên Danh dự của Hội Nghệ thuật Hoàng gia Anh (Royal Society of Arts),
Hội viên vĩnh viễn của Viện Khoa học Giáo hoàng (Pontifical Academy of
Sciences) và vào năm 2009, được trao tặng Huy chương Tổng thống về Tự Do
là huy chương dân sự cao quý nhất của Mỹ.
Ông Hawking là giáosư Toán tại Đại học Cambridgetrong30 năm (1979-
2009), ngồi ở ghế và lấy danh vị giáo sư mà ôngIssac Newton đã từng ngồi trước
đó. Ông cũnglà Giáo sư Danh dự tại Đại học Gonville và Caius College ở Cambridge
và là Khoa trưởngvề Nghiên cứu Vật lý Lý thuyết tại Viện PerimeterInstitutefor
TheoreticalPhysics ở Waterloo, bang 0Ontario, Canada.
Ông được biếtđến nhờ nhữngđóng góp trong lãnh vựcVũ trụ học và về môn
Trọnglực lượng tử (quantumgravity), nhất là trong môi trườngLỗ đen (black
holes).Ông cũngthành công với nhữngtác phẩm khoa họcphổ thông đề cập đếnlý
thuyết của riêng ông haycủa vũ trụ học nói chung.Ba trong số nhiều tác phẩm nỗi
tiếngcủa ông là A Brief Historyof Time (Bantam, Press1988), The Universe InA
Nutshell(Bantam Press,2001)và mớiđây nhất, viết chung với Leonard Mlodinow,
là The Grand Design (Bantam Press,2010).
Về cơn bệnhngặt nghèo và về nhữngphát minhvà cống hiến cho tri thức khoahọc
nhânloại của ông,xin xemsơ lược trong Wikipedia:
/>Còn về tôn giáo, nhất là nhữngtôn giáo tin vào mộtChúa Trời độc thần của Tây
phương,trong các tácphẩm đầutiên, ông dùngtừ “Chúa” theo nghĩa ẫn dụ
(metaphorical)nhưng như được trìnhbày trong ABrief Historyof Time, ôngcũng
cho rằngkhôngcần thiết phải cósự hiện hữu của Chúa mới giải thích được nguồn
gốc củavũ trụ (theexistence ofGodwas unnecessary to explain theoriginof the
universe). Tuynhiên, trongtác phẩm mới nhất, The GrandDesign,cũng như trong
cuộc phỏng vấnvới báo Telegraph và chươngtrình “Thiêntài củaAnh quốc”


(Genius of Britain)của Kênh truyền hình số 4, ông đã giãi thích rõ hơn rằng ông
“không tin vàomột Chúa nhân cách hóa” ("not believe in a personalGod.").Ông
viết rằng “Câuhỏi là:Cách thế mà vũ trụ khởi đầu thì doChúa lựachọn vì nhữnglý
do mà chúng ta không hiểu nỗi,hay vì được xácđịnh bởi các địnhluật của khoa
học ? Tôi tin là vì các địnhluậtkhoa học”. Ông nói thêm:“Vì có những địnhluật
như địnhluật về Tronglực nên Vũ trụ có thể và sẽ tự sinh từ hư không” ("Because
there isa lawsuch as gravity, the Universecan andwill create itself from
nothing.").
Trongmột cuộc phỏng vấn củachương trình truyền hình ABC (Mỹ) vào ngày 7
tháng6 năm 2010, ông đã so sánh tôn giáo và khoahọc như sau: “Có một sự khác
biệt cơ bản giữa tôn giáo, vốn đặtcơ sở trên quyền lực [áp đặt tín điều, niềm tin],
[đối chọi với] khoahọc, đặt cơ sở trên quan sát vàlý trí. [Đó là] Khoa học sẽ thắng
vì khoa học làmcó kết quả “ (Hawking comparedreligion and science in 2010,
saying:"There is afundamental differencebetweenreligion,whichis based on
authority[imposed dogma,faith],[as opposedto] science,which is based on
observation andreason. Science willwinbecause itworks.”)
Mớiđây nhất, tuần san TIMEcủa Mỹ số ra ngày 15tháng11 năm 2010 ,trong mục
“10 Questions”, một diễnđàn để độc giả khắp thế giới đặt câu hỏi trực tuyến đến
các nhân vật nỗi tiếng, đã đăngkết quả độc giả chất vấn ôngStephen Hawking qua
10 câu hỏi sauđây:
1- NếuChúaTrời khônghiện hữu, tại saoquanniệmvề sự hiệnhữu [củaChúaTrời]
đó lại trở nên khá phổ thông ?– BasantaBorah, Basel,SWTZERLAND.
Tôi khôngkhẳng định rằng Chúa Trời thì không hiện hữu. Chúa Trời là cái danh
xưngmà người ta đặtcho Lý do vì sao chúng ta ở đây. Nhưng tôi tin rằnglý do đó
là những địnhluật vật lý chứ không phải mộtngười nào đó mà ta có thể có những
quan hệ riêng tư. Mộtloại Chúa Trời chungchung(An impersonal God)
2- Vũ trụ có biên giới không ?Nếu có, thì ngoài biên giới đó là cái gì ? PaulPearson,
Hull,ENGLAND
Những quansát xác nhận rằng vũ trụ giãn nở với một tốcđộ càng lúc càng gia tăng.
Vũ trụ sẽ giãn nở mãi mãi, trống rỗng hơnvàtối tăm hơn. Tuyvũ trụ không có một

tận cùng nhưngnó lạicó một khởi đầu tại Big Bang. Người ta cóthể hỏi vậy thì
trướcđó là gì, câu trả lời là trướcBigBang thì không có gì cả, giống như khôngcó
gì ở phía Nam củaNam Cực vậy.
3- Ôngcó nghĩ rằng nền văn minhcủa chúng ta tồn tại đủ lâu để lan vàođược
trong không gianxa vời không? Harvey Bethea,Stone Mountain, bangGEORGIA
Tôi nghĩ rằng chúng ta cónhiều hyvọng tồn tại đủ lâuđể chinh phục Thái Dương
hệ. Tuy nhiên, trong hệ nầy, không đâu phù hợp với chúngta hơn Trái Đất, do đó,
tôi khôngrõlà liệu chúngta còn hiện hữu không khi mà trái đất không còn phù
hợp chocuộcsống của chúngta nữa. Để bảo đảm sự sốngsót lâu dài, chúng ta phải
lên những ngôi sao.Hãyhy vọngrằng chúngta còn sống sót cho đếnngày đó.
4- Nếu ông có thể nói chuyện vớiông AlbertEinstein,ôngsẽ nói gì ? Ju Huang,
Stamford,bang CONNECTICUT
Tôi sẽ hỏi tạisao ông đã khôngtin vàosự hiện hữu của các lỗ đen (black holes).
Những phươngtrình trường(field equations)của thuyếttương đối hàm uẫn rằng
một ngôi saolớn hay mộtđám mây khí lớn sẽ sụp đổ vào trong chínhnó và tạo ra
lỗ đen.Ông Einstein đã biết điều nầynhưng không hiểutại sao lại tự cho rằng một
điều gìđó như một sư nỗ tung sẽ luônluôn xãy ra để tạo ra khối lượngvà ngăn
ngừa lỗ đen thành hình.Vậy nếu khôngcó sư nỗ tung nầy thì điều gì xãy ra?
5- Khám phá haytiến bộ khoahọc nào ông muốnthấy trong cuộcđời của ông?
Luca Zanzi,Allston, bang MASSACHUSSETT
Tôi muốnthấy sự hỗn hợp hạt nhân (nuclear fusion) trở thành một nguồnnăng
lượng thực tiễn. Nguồn nầy sẽ cung cấp năng lượng vô tận,không bị ô nhiểm hay
hâm nóngđịacầu.
6- Ôngnghĩ chuyện gìsẽ xãy racho ý thức (consciousness)của chúng ta saukhi
chết ? ElliotGiberson,Seattle,bang WASHINGTON
Tôi nghĩ rằng bộ óc chúngta giống như một máy vitính, và ý thứcthì giốngnhư
một chươngtrình điện toán. Chươngtrình nầyse ngưng chạy khi máy vi tính bị tắt
đi. Một cách lýthuyết, ý thức cóthể tái tạo trên một hệ thống thần kinh (neural
network),nhưng chắc là khó lắm vì nó sẽ đòi thunhập tất cả ký ức/bộ nhớ của mỗi
người.

7- Ôngnỗi tiếngnhư là một Vậtlý gia kiệt xuất, ông có những quantâmbình
thường nào làm người ta ngạc nhiên không ? Carol Gilmore,JeffersonCity, bang
MISSOURI
Tôi thưởng thứcđược tất cả mọi loại nhạc – dân ca, cổ điễn vàopera. Tôi cũngchia
sẽ thú vui với Tim,con trai của tôi, về cuộc đua xe hơi FormulaOne.
8- Ôngnghĩ rằng nhữnggiới hạnthể chất của ông thì đã giúp thêm hay cảntrở
công việc nghiên cứu củaông ? Marianne Vikkula, Espoo, FINLAND
Mặcdù tôi đã bất hạnhbị bệnh về cơ vận động thầnkinh (neuronmotor), nhưng
tôi lại rất có phúc trên hầu hết những điều khác. Tôi may mắn đượclàm việc trong
lãnh vực Vật lýLý thuyết, mộttrong vài lãnh vựchiếm hoi mà tìnhtrạng tàntật
khôngphải là một bất lợi trầmtrọng, vàmay mắn đượctrúng số to nhờ mấy cuốn
sách bán khá chạy.
9- Ôngcó cảm thấy mộttrách nhiệm to lớn đè lên mình khicó người mongchờ ông
trả lời được bí mật của đời sốngkhông? Susan Leslie, Boston,bang
MASSACHUSSETT
Chắc chắn là tôi khôngcó giãi đáp cho tất cả mọi vấn nạnvề cuộc sống. Trongkhi
Toán học và Vật lý học có thể cho chúngta biết vũ trụ đã khởi đầu như thế nào,hai
môn nầy lạirất ít công dụng giúpchúng ta tiên đoán được ứng xử của con người vì
(tìmhiểu con người thì)có quá nhiều phương trìnhphải giải. Tôi không giỏihơnai
cả khitìm hiểu điều gì làm chongười ta nỗi quạu, nhất là đàn bà.
10- Ôngcó nghĩ rằng đến một lúcnào đó,nhânloại sẽ hiểu được tất cả những gì
cần hiểuvề Vật lý không?KarstenKurze,Bad Honnef, GERMANY
Tôi hy vọnglàkhông bao giờ có thời điểm đó cả. [Tại vì nếu có] Tôi sẽ thất nghiệp
mất.

×