Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

TÌM HIỂU VỀ HEN SUYỄN pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.38 KB, 6 trang )

TÌM HIỂU VỀ HEN SUYỄN

Tổng quan:
Hen suyễn là một tình trạng bệnh lý ở phổi gây ra khó thở. Hen suyễn cũng
thường gặp ở trẻ nhỏ & vị thành niên, ở Mỹ có đến 6 triệu trẻ bị chứng này. Bệnh
hen suyễn ảnh hưởng trực tiếp đến khí quản của người bệnh. Bình thường khí
quản này thông thoáng & dẫn khí ra vào bên trong phổi. Người bị hen suyễn
thường khó thở do lòng các khí quản bị thu hẹp do bị viêm nhiễm gây sưng phù &
có nhiều đàm nhớt, nhất là những lúc bị kích thích bở một số chất hít phải như
khói thuốc lá, bụi bậm hoặc thậm chí ngay cả những lúc tập thể dục, vận động
mạnh. Những tác động này làm cho các cơ phế quản co thắt lại cộng với tình trạng
viêm nhiễm tại chổ càng làm hẹp đường thở dẫn đến cơn hen suyễn biểu hiện bằng
triệu chứng trông rất đáng sợ là khó thở, được mô tả giống như tình trạng chết
đuối trên cạn.
Triệu chứng của hen suyễn:
Triệu chứng khó thở rất đặc trưng ở người bị hen suyễn như khó thở kèm theo ho,
tiếng rít như huýt sáo, thở nhanh nông, đồn dập & có cảm giác như bị đè ép lồng
ngực. Cơn hen suyễn có thể kéo dài đến hàng giờ đồng hồ nếu như người bệnh
không sử dụng thuốc chống hen suyễn. Một khi cơn suyễn qua đi hoặc khi được
dùng thuốc, người bệnh thường cảm thấy khỏe hơn. Giữa các cơn suyễn, người
bệnh thở như người bình thường, một số người vẫn còn triệu chứng ho, thường ho
khi về đêm hoặc khi vận động nặng.
Nguyên nhân của bệnh suyễn?
Hiện nay các BS vẫn chưa rõ nguyên nhân của bệnh hen suyễn. Có thể bệnh này
gây ra do tác động của môi trường làm kích hoạt một số yếu tố di truyền làm bộc
phát bệnh hen suyễn. Hen suyễn được quan sát thấy có tính chất gia đình, có nghĩa
là người bị hen suyễn thường có người thân khác cũng bị hen suyễn. Tuy là bệnh
lý hô hấp, song hen suyễn không lây nhiễm trong quá trình tiếp xúc hàng ngày.
Tuy chưa biết rõ nguyên nhân gây suyễn nhưng những yếu tố dưới đây đã được
chứng minh có liên quan đến việc làm bộc phát cơn hen suyễn:
 Dị ứng: Dị ứng có thể là nguyên nhân chính yếu gây bộc phát cơn hen


suyễn. Các tác nhân gây dị ứng thường thấy là con mạt có trong không khí
thở, các phân tử mốc meo, phấn hoa, lông thú vật & các chất tiết từ con
gián.
 Hóa chất & không khí ô nhiễm: Một số hóa chất trộn lẫn trong không khí
như bụi phấn viết bảng, khói thuốc có thể gây kích thích đường thở gây bộc
phát cơn hen. Những người hen suyễn cần cai bỏ thuốc lá & tránh xa người
hút thuốc lá để tránh bị hút thuốc thụ động. Các chất có mùi như nước hoa,
mỹ phẩm, chất tẩy rửa, các mùi nồng nặc từ sơn nước, dầu xăng và các bụi
bẩn trong không khí cũng gây ra cơn hen suyễn.
 Vận động nặng: Trẻ con chơi đùa mạnh bạo, chạy nhảy hoặc la hét quá
mức cũng có thể gây ra cơn hen suyễn. Nếu hen suyễn chỉ phát sinh do
nguyên nhân này thì đa phần có thể chữa trị được.
 Khí hậu: Không khí lạnh & khô, quá nóng hoặc quá nhiều độ ẩm cũng có
thể kích hoạt cơn hen suyễn.
 Viêm nhiễm đường hô hấp: Cảm lạnh, cúm & các viêm nhiễm đường hô
hấp khác cũng gây kích hoạt cơn hen suyễn.
Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác cũng gây kích hoạt cơn hen suyễn như trước
những ngày có kinh (phụ nữ), cười giỡn quá mức, khóc, xúc động mạnh, la hét.
Vấn đề chẩn đoán & điều trị:
Thường qua thăm hỏi bệnh & khám bệnh, BS có thể hướng đến hen suyễn & cho
Bạn thực hiện xét nghiệm gọi là đo khí dung. Xét nghiệm này cho BS biết được
khả năng hít thở của phổi. Một phim X quang phổi cũng cần thiết để phát hiện
xem có gì bất thường ở phổi hay không. Một vài xét nghiệm máu cũng & qua hỏi
về các lần bị kích hoạt suyễn, BS có thể truy tìm nguyên nhân gây ra suyễn để
khuyên Bạn phòng tránh.
Hiện tại, vẫn chưa có một phương pháp hữ hiệu nào có thể điều trị triệt để bệnh
hen suyễn. Phương pháp điều trị hiện tại là điều trị triệu chứng và phòng tránh các
tác nhân có thể kích hoạt cơn hen suyễn.
Cho dù không thể kiểm soát hết tất cả các tác nhân, ví dụ như những đợt cảm cúm
tuy nhiên đa phần có thể phòng tránh được.

Vì hen suyễn rất đa dạng nên với mỗi trường hợp, BS có thể phải chữa trị theo
những cách khác nhau. Tuy nhiên, cơ bản vẫn là những thuốc (uống hoặc xịt) để
làm dứt hoặc dự phòng cơn hen suyễn. Thuốc này được phân làm hai nhóm:
 Nhóm tác động nhanh là ngưng các triệu chứng của hen suyễn: Một khi
người bệnh nhận thấy các dấu hiệu báo trước cơn hen suyễn tấn công như
ho, hắt hơi, thở nhanh, thì có thể sử dụng nhóm thuốc này để ngưng ngay
các triệu chứng này. Tuy nhiên, các thuốc này tác động không kéo dài.
Thường đựơc chế tạo dưới dạng phun xịt. Không nên lạm dụng thuốc này
vì có thể gâyra tình trạng phải tăng liều & thậm chí ức chế miễn dịch gây dễ
nhiễm khuẩn biến chứng viêm phổi nặng, nhất là ở trẻ con.
 Nhóm thứ hai tác dụng kéo dài hơn và thường được uống mỗi ngày để dự
phòng & kiểm soát các cơn hen suyễn.
Sống chung với hen suyễn:
Cách tốt nhất để đừng phải đối mặt với cơn hen suyễn là phòng tránh. Ngay cả khi
đã uống thuốc, Bạn cần thiết phải chú ý đến môi trường sống của mình. Dưới đây
là một vài gợi ý:
 Loại bỏ đến mức tối đa những tác nhân có thể gây ra dị ứng cho Bạn. Ví dụ
như hút bụi sạch sẽ, vệ sinh ra mền & chiếu nệm, thay áo gối thường
xuyên. Tránh tiếp xúc với thú nuôi trong nhà
 Chú ý đến thời tiết, tránh ra vào phòng lạnh, tránh bụi bậm, trang bị che
chắn mũi khi ở nơi ô nhiễm
 Không hút thuốc, ngay cả hút thuốc thụ động từ người xung quanh
 Chọn loại hình thể dục thể thao phù hợp. Luôn mang bên mình thuốc xịt
chống hen suyễn phòng khi cơn hen suyễn xảy ra trong lúc tập thể dục. Bạn
cũng biết đấy, tập thể dục rất có lợi cho sức khỏe. Do vậy, người bị hen
suyễn không phải là không nên tập thể dục thể thao mà vấn đề là nên chọn
cho mình môn thể dục thể thao phù hợp.
Người bị hen suyễn tuy có bị gò bó hơn so với người bình thường, song với việc
phòng tránh cơn hen suyễn hợp lý, uống thuốc đều đặn & luôn mang bên mình
bình xịt thì cuộc đời vẫn đẹp sao!


×