Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh Khô Mắt pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.2 KB, 5 trang )

Bệnh Khô Mắt


Lệ bộ là sự phát triển của sinh vật để bảo vệ đôi mắt của chúng ta chống lại sự khô
nóng trên đất liền khi chuyển từ cuộc sống dưới lên cạn cách đây hàng triệu năm.
Kể từ đó cho đến nay, lệ bộ của chúng ta luôn bị tiếp xúc với nhiều yếu tố xấu, có
thể phá vỡ trạng thái cân bằng, dẫn đến tình trạng khô mắt.
Ngày nay, khô mắt được xem là một sự rối loạn nghiêm trọng bởi vì nó có thể dẫn
đến tổn thương vĩnh viễn của giác mạc và kết mạc. Trên thực tế, có khoảng 20%
bệnh nhân tìm đến bác sĩ nhãn khoa do mắc bệnh khô mắt.



Nguyên Nhân Gây Bệnh
Những yếu tố nào ảnh hưởng gây ra khô mắt?
Những yếu tố thường gặp nhất gồm:
- Tuổi cao có thể làm giảm lượng nước mắt sinh ra
- Chớp mắt không thường xuyên
- Bệnh thấp khớp hoặc những rối loạn nội khoa như bệnh tiểu đường,
bệnh liên quan đến tuyến giáp
- Bệnh về da
- Thay đổi hormone, ví dụ như thời kỳ mãn kinh
- Rối loạn dây thần kinh như sau khi bị đột quỵ gây hở mi
- Có thuốc như thuốc ngừa thai, thuốc ngủ, thuốc chẹn beta, thuốc chống
dị ứng
- Suy dinh dưỡng
- Ảnh hưởng khí hậu như thời tiết khô trong môi trường nóng, chạy máy
lạnh
- Ô nhiễm môi trường như Ozon, bụi, các loại dung môi bay hơi
- Làm việc trước màn hình máy tính



Triệu Chứng
Lệ bộ đảm nhận nhiệm vụ tinh tế giúp chúng ta nhìn thấy rõ ràng thông qua việc
tiết ra nước mắt. Tất cả chúng ta rất quen thuộc với việc chảy nước mắt khi khóc
hoặc khi có vật lạ kích thích mắt của chúng ta. Bình thường nước mắt tạo nên một
màng phim mỏng phủ ở bề mặt nhãn cầu. Màng phim này có tác dụng giữ ẩm và
còn tác dụng như là một lớp kính mỏng. Mắt khô là do bề mặt nhãn cầu mắt thiếu
độ ẩm. Điều này có thể do lượng nước mắt tiết ra không đủ, hay do nước mắt bay
hơi nhanh. Đôi khi do thành phần của nước mắt bị rối loạn. Kết quả là giác mạc,
kết mạc không được cung cấp đủ lượng nước mắt và dẫn đến bị khô mắt.
Làm thế nào bạn nhận biết được sự khô mắt?
Nếu bạn có những triệu chứng sau:
- Cảm giác khô ở mắt
- Cảm giác có cát ở trong mắt
- Cảm giác bị nhức hay nóng mắt
- Tăng nhạy cảm đối với ánh sáng
- Tiết nhiều nước mắt
- Cảm giác mi mắt dính vào nhãn cầu khi chớp mắt
- Mỏi mắt
Điều Trị
Khô mắt được điều trị ra sao?
Yếu tố quan trọng nhất trong điều trị khô mắt là phải xác định được nguyên nhân
không đủ độ ẩm và sau đó mới điều trị. Đôi khi, điều này không thể thực hiện
được vì những bệnh lý không thể điều trị được (ví dụ như đối với trường hợp thấp
khớp). Trong một số trường hợp không thể loại bỏ được nguyên nhân (ví dụ như
việc dùng thuốc đặc trị gây khô mắt).
Tuy nhiên, đối với những trường hợp trên, có thể điều trị triệu chứng bằng nước
mắt nhân tạo. Cách này ngăn ngừa tình trạng khô ở giác mạc và kết mạc. Do đó
bệnh nhân thấy dễ chịu hơn.
Trên thị trường có nhiều chất thay thế cho nước mắt. Bác sĩ nhãn khoa sẽ cho lời

khuyên thuốc nào tốt nhất cho bạn. Những chất thay thế nước mắt chủ yếu gồm
nước và tác nhân tạo độ nhớt. Tác nhân được sử dụng để bảo đảm chất thay thế
nước mắt bám dính vào bề mặt mắt lâu hơn và chảy khỏi mắt quá nhanh.



Điều gì xảy ra nếu bệnh khô mắt không được chữa trị?
Hội chứng khô mắt là một tình trạng nghiêm trọng. Những cảm giác khó chịu ban
đầu gia tăng: cảm giác có vật lạ và cảm giác khô mắt có thể xấu đi thành trạng thái
nóng và đau. Mắt hầu như luôn đỏ và khi thức giấc, rất khó mở mắt. Viêm mạn
tính của bờ mi mắt có khả năng làm tăng sự khó chịu này.
Ngoài những triệu chứng chủ quan trên, những lớp mô nhạy cảm của bề mặt nhãn
cầu có thể bị tổn thương. Điều này là do sự gia tăng hàm lượng muối trong nước
mắt ở bệnh nhân khô mắt, chính sự gia tăng này là nguyên nhân làm tổn thương
giác mạc. Sự phá vỡ của màng phim nước mắt dẫn đến giác mạc và kết mạc không
đủ độ ẩm và vì thế mắt khô. Ban đầu chỉ gây tổn thương nhỏ ở lớp ngoài của giác
mạc và kết mạc. Nhưng trong những trường hợp nghiêm trọng, giác mạc có thể trở
nên mờ và làm giảm thị lực. Nếu vẫn không được chữa trị, trường hợp xấu nhất là
dẫn đến mù lòa.
Đây là nguyên nhân vì sao bạn nên để ý đến những dấu hiệu cảnh báo và đến bác
sĩ để khám bệnh và để được tư vấn đầy đủ.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×