Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Tiểu luận - Bàn về cơ chế bảo hiến ở Việt Nam hiện nay ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.35 KB, 48 trang )

Tiểu luận - Bàn về cơ chế bảo hiến ở
Việt Nam hiện nay

Bảo hiến là vấn đề đặc biệt được coi trọng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc
biệt là đối với các nước xây dựng mô hình Nhà nước pháp quyền. Hiện nay, chúng
ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền cho nên việc nghiên cứu về vấn đề bảo
hiến trở nên hết sức cần thiết. Chúng ta đã có cơ chế bảo hiến hay chưa? Cơ chế
bảo hiến hiện nay như thế nào? Hiệu quả chưa? Nếu chưa thì cơ chế bảo hiến nào
là hiệu quả?
Phần mở đầu
Ngày nay, chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Điều này đã được Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) ghi
nhận : ”Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” (Điều 2). Những đặc
trưng cơ bản nhất của một Nhà nước pháp quyền nói chung là tính thượng tôn
pháp luật và bảo đảm dân chủ. Trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, chúng ta cần phải tạo dựng và phải tiếp tục hoàn
thiện, đảm bảo có được hai đặc trưng đó. Tuy nhiên, đây là một bài tóan khó mà
muốn giải được nó đòi hỏi chúng ta phải có nhiều bước giải khác nhau với các quy
trình và thủ thuật thích hợp. Ở đây, chúng tôi muốn nói rằng, xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều “chất xám”
và công sức. Chúng ta phải thực hiện rất nhiều việc trong thời gian lâu dài mới có
thể xây dựng được. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ đề cập đến một trong
những việc đó. Đó chính là xây dựng “cơ chế bảo hiến”.
Bảo hiến là vấn đề đặc biệt được coi trọng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc
biệt là đối với các nước xây dựng mô hình Nhà nước pháp quyền. Hiện nay, chúng
ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền cho nên việc nghiên cứu về vấn đề bảo
hiến trở nên hết sức cần thiết. Chúng ta đã có cơ chế bảo hiến hay chưa? Cơ chế
bảo hiến hiện nay như thế nào? Hiệu quả chưa? Nếu chưa thì cơ chế bảo hiến
nào là hiệu quả? Chúng ta phải nghiên cứu để có được câu trả lời hợp lí nhất cho
những câu hỏi đó. Chúng ta phải nghiên cứu để xây dựng, để có được cơ chế bảo


hiến hữu hiệu trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mặc dù đã
có nhiều nghiên cứu về vấn đề này nhưng vẫn có nhiều ý kiến khác nhau. Và thực
tiễn ở Việt Nam cho thấy nghiên cứu về vấn đề bảo hiến là một vấn đề không kém
tính thời sự. Việc nghiên cứu này đang diễn ra thường xuyên ở các diễn đàn khoa
học. Chúng tôi, với tư cách là những người đang học tập, nghiên cứu về khoa học
pháp lý cũng muốn tìm hiểu về vấn đề này.
Nghiên cứu về cơ chế bảo hiến ở Việt Nam hiện nay, trước hết, chúng tôi muốn
nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi muốn
xây dựng cho mình góc nhìn pháp lý, cách tiếp cận vấn đề pháp lý một cách khoa
học. Bên cạnh đó, chúng tôi hy vọng kết quả từ sự nghiên cứu của chúng tôi sẽ
mang lại những lợi ích nhất định. Chúng tôi mong muốn bài viết này là tài liệu
tham khảo cần thiết và hữu ích cho những ai quan tâm, tìm hiểu về vấn đề bảo
hiến ở Việt Nam hiện nay. Đối tượng mà chúng tôi hướng đến chủ yếu là các bạn
sinh viên như chúng tôi. “Bàn về cơ chế bảo hiến ở Việt Nam hiện nay”, chúng
tôi mong muốn được góp ý kiến trao đổi về vấn đề này, để cùng nhau đi đến một
sự đồng thuận, cùng đi tìm và xây dựng cơ chế bảo hiến thích hợp nhất ở nước ta.
Để có được sản phẩm thực sự khoa học, chúng tôi đã bỏ ra thời gian tập trung
nghiên cứu nhất định. Mong muốn có được kết quả tốt nhất, trên cơ sở khả năng
của mình, chúng tôi đã vận dụng, kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác
nhau. Về cơ sở phương pháp luận, đó là phương pháp chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Về phương pháp nghiên cứu cụ thể, đó là các
phương pháp: tổng hợp, phân tích, tổng-phân-hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch…
“Bàn về cơ chế bảo hiến ở Việt Nam hiện nay” thì có rất nhiều vấn đề để “bàn”.
Có những vấn đề đòi hỏi sự nghiên cứu chuyên sâu, lâu dài. Với kiến thức còn hạn
hẹp của mình, chúng tôi chỉ có thể nghiên cứu một vài vấn đề nhất định mang tính
cơ bản, dễ tiếp cận mà thôi. Trên tinh thần đó, bài viết này nghiên cứu về các vấn
đề sau đây, cũng là cấu trúc của bài viết:
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ chế bảo hiến - nhu cầu tất yếu
Tại Hội nghị đại biểu tòan quốc giữa nhiệm kỳ, khóa VII, năm 1994, Đảng cộng

sản Việt Nam đã chính thức đề cập đến vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Tại Hội nghị, Đảng ta nêu ra nhiệm vụ: “Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước
phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền Việt Nam
được xây dựng trên cơ sở tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy
liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng,
do Đảng ta lãnh đạo”. Từ đó, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, trường kỳ.
Tư tưởng đó được phát triển tại các kỳ Đại hội Đảng tiếp theo và chính thức trở
thành một vấn đề Hiến định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân”[1]. Như phần mở đầu chúng tôi đã có đề cập, một trong những đặc
trưng chung nhất của Nhà nước pháp quyền là tính tối cao của Hiến pháp, pháp
lụât, trước hết là vị trí tối thượng của Hiến pháp. Hiến pháp và Nhà nước pháp
quyền, đó là hai yếu tố không thể tách rời nhau, không thể có cái này mà không có
cái kia. “Lý thuyết về Hiến pháp (Chủ nghĩa lập hiến) đồng thời cũng là lý thuyết
về Nhà nước pháp quyền. Nội dung, yêu cầu của Hiến pháp cũng chính là nội
dung, yêu cầu của Nhà nước pháp quyền Nói cách khác, nội dung của Hiến pháp
điều chỉnh những vấn đề thuộc về nội dung, yêu cầu của Nhà nước pháp
quyền”[2]. Vì vậy, Hiến pháp, tính tối thượng của Hiến pháp trở thành một đòi hỏi
không thể tách rời Nhà nước pháp quyền.”Nhưng sự hiện diện của Hiến pháp chỉ
là yếu tố cần chứ chưa phải là đủ của một chế độ dân chủ, của một Nhà nước pháp
quyền, nếu như các cơ quan công quyền thực thi quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp vượt quyền, lạm quyền, vi phạm thẩm quyền được Hiến pháp ghi nhận, ban
hành các văn bản họăc thực hiện các hành vi trái Hiến pháp có khả năng hoặc thật
sự đã gây thiệt hại cho công dân, cho các tổ chức xã hội. Vì vậy, để chế độ Hiến
pháp được tôn trọng và bảo đảm trên thực tế, cần phải có cơ chế hữu hiệu bảo vệ
và khôi phục trật tự hiến định”[3]. Để đảm bảo tính tối thượng của Hiến pháp thì
nó cần phải được bảo vệ. Hiến pháp, tính tối thượng của Hiến pháp không thể bị

xâm phạm vì bất kỳ lí do gì. Do đó, chúng ta cần phải có một cơ chế bảo hiến - cơ
chế bảo vệ Hiến pháp. Chúng ta xây dựng Nhà nước pháp quyền cho nên cơ chế
bảo hiến trở thành một đòi hỏi tất yếu. Nếu không có cơ chế bảo hiến hoặc có
nhưng cơ chế không hiệu quả thì sẽ dẫn đến tính hiệu lực của Hiến pháp bị xâm
hại, đặc trưng của Nhà nước pháp quyền không được đảm bảo và chúng ta sẽ
không có được Nhà nước pháp quyền!
Hơn nữa, ngày nay, trong hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới đều
công nhận rằng Hiến pháp là đạo luật cơ bản của quốc gia. Bởi vì Hiến pháp xác
lập một cách tập trung nhất, đầy đủ nhất và cao nhất ý chí của nhân dân, sự lựa
chọn chính trị của nhân dân.Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước do cơ
quan đại diện có thẩm quyền thông qua hoặc do nhân dân trực tiếp thông qua;
trong đó quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của chế độ chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và họat động
của các cơ quan Nhà nước then chốt, thể hiện một cách tập nhất, mạnh mẽ nhất ý
chí và lợi ích của lực lượng cầm quyền trong xã hội - ở nước ta, đó là toàn thể
nhân dân vì nhân dân là chủ thể của quyền lực Nhà nước. Sự hiện diện của Hiến
pháp là điều kiện quan trọng nhất bảo đảm sự ổn định xã hội và sự an tòan của
người dân. Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của một đất nước, nó
bao gồm các chế định về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân. Vì lẽ đó, Hiến pháp cần phải ở vị trí tối thượng vì nó là ý chí
phổ biến và đầy đủ nhất của nhân dân. Bảo vệ Hiến pháp là bảo vệ chủ quyền
Nhà nước, bảo vệ ý chí nhân dân.Chính vì điều này mà chúng ta cần thiết phải có
một cơ chế bảo hiến hoàn chỉnh vì có liên quan mật thiết đến tính dân chủ của một
Nhà nước, một chế độ, một xã hội và đến sự tồn vong của một thể chế. Tính tối
cao của Hiến pháp được quy định trong Hiến pháp nước ta như sau (Điều 146,
Hiến pháp 1992): “Hiến pháp nước Cộng Hòa xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là đạo
luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất. Mọi văn bản pháp luật
khác phải phù hợp với Hiến pháp”. Tính tối cao (tối thượng) của Hiến pháp không
phải chỉ được khẳng định trên văn bản bằng những con chữ mà chúng ta cần phải
có cơ chế đảm bảo nó được thực hiện trong thực tế. Do đó, đòi hỏi tất yếu ở đây là

cần có cơ chế bảo vệ.
Không những vậy, cơ chế bảo hiến còn là một đòi hỏi, một nhu cầu mang tính
nguyên tắc. Đó chính là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. “Pháp chế xã hội
chủ nghĩa được hiểu là chế độ tuân thủ nghiêm chỉnh, chính xác hiến pháp và luật
của mọi chủ thể của các quan hệ pháp luật. “Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 1992” quy định tại điều 12 “Nhà nước quản lí xã hội
bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Nguyên
tắc này cũng được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước ở Việt Nam. Trong hoạt động lập pháp, hành pháp và
tư pháp, cần triệt để tôn trọng, thi hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải bảo đảm tính thống nhất của
pháp chế, bảo đảm tính tối cao của hiến pháp và luật, bảo đảm và bảo vệ các
quyền và tự do cơ bản của công dân đã được pháp luật quy định, ngăn chặn kịp
thời và xử lí nhanh chóng, công minh mọi hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm sự
thống nhất giữa pháp chế và tính hợp lí, công bằng”[4]. Như vậy, nguyên tắc này
đã khẳng định tính tối cao của Hiến pháp. Đã là nguyên tắc thì phải được tuân thủ
nghiêm ngặt. Nhưng trên thực tế, khó tránh khỏi nguyên tắc này bị vi phạm. Do
đó, để ngăn ngừa và xử lí việc vi phạm, một nhu cầu tất yếu là phải có biện pháp
bảo vệ. Cơ chế bảo hiến đáp ứng được nhu cầu đó.
Trên đây là một vài lý do để có một cơ chế bảo hiến. Chúng tôi cho rằng đó là
những lý do hết sức thuyết phục để có một cơ chế bảo hiến hữu hiệu ở nước ta. Và
những lý do đó cũng là những đòi hỏi khách quan, tất yếu về một cơ chế bảo hiến.
Bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng
là lý do để có cơ chế bảo hiến. Đến lượt mình, cơ chế bảo hiến trở thành đòi hỏi tất
yếu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì nó đảm bảo đặc trưng
của mô hình Nhà nước này, đảm bảo được dân chủ.
Tuy nhiên, chúng ta cũng lưu ý rằng, cơ chế bảo hiến chỉ đặt ra đối với Hiến
pháp cương tính. Vì Hiến pháp cương tính mới đòi hỏi hiến pháp ở vị trí tối
thượng, có hiệu lực pháp lý cao nhất và thủ tục sửa đổi phải tuân thủ nghiêm ngặt
những trình tự phức tạp. Đối với Hiến pháp nhu tính thì không có đòi hổi đó, Hiến

pháp nhu tính chỉ có vị trí như thường luật và thủ tục sửa đổi dễ dàng. Nếu một
đạo luật được ban hành trái với Hiến pháp (nhu tính), thì nó được xem là sửa đổi
điều khỏan của Hiến pháp. Chính vì vậy, không đặt ra cơ chế bảo hiến đối vơi
Hiến pháp nhu tính. Có thể nói, Hiến pháp cương tính là cơ sở để có cơ chế bảo
hiến[5].
Lịch sử lập hiến Việt Nam
2. Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam
2.1. Khái lược lịch sử lập hiến Việt Nam[6]
Trước khi tìm hiểu cơ chế bảo hiến ở Việt Nam. Thiết nghĩ, chúng ta nên nhìn lại
sơ lược về lịch sử lập hiến Việt Nam. Chúng ta phải có một nền lập hiến, có
Hiến pháp thì mới đặt vấn đề bảo hiến. Tư tưởng lập hiến Việt Nam xuất hiện
vào những năm đầu của thế kỷ XX. Trong quá trình đấu tranh yêu nước, nhiều sĩ
phu, trí thức tiến bộ có cơ hội tiếp xúc tư tưởng của “đại cách mạng” Pháp 1789,
ảnh hửơng của cách mạng Tân Hợi (Trung Hoa) 1911 và chính sách Duy tân mà
Thiên hòang Minh Trị áp dụng ở Nhật Bản…Tư tưởng lập hiến Việt Nam đã xuất
hiện từ những ảnh hưởng đó.
Tư tưởng lập hiến lúc đó chia thành hai khuynh hướng:
Khuynh hướng thứ nhất: thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Việt Nam dưới
sự bảo hộ của Pháp, cầu xin Pháp ban bố cho Việt Nam một bản Hiến pháp trong
đó bảo đảm : quyền của thực dân Pháp vẫn được duy trì, quyền của Hoàng đế Việt
Nam cần hạn chế và quyền của “dân An nam” về tự do, dân chủ được mở rộng.
Đại diện cho xu hướng này là Bùi Quang Chiêu (người sáng lập ra Đảng lập hiến
năm 1923) và Phạm Quỳnh.
Khuynh hướng thứ hai: chủ trương đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân
tộc và sau khi giành được độc lập sẽ xây dựng bản Hiến pháp của Nhà nước
độc lập đó. Không có độc lập dân tộc thì không thể có Hiến pháp thực sự dân chủ.
Đại diện cho chủ trương này là cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Chu Trinh, nhà yêu
nước Nguyễn Ái Quốc.Thực tiễn cách mạng Việt Nam và lịch sử lập hiến ở nước
ta đã chứng minh chủ trương thứ hai là hoàn toàn đúng đắn.
Hiến pháp đầu tiên của nước ta ra đời trong bối cảnh nước ta đã giành được độc

lập. sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, ngày 02/09/1945, Chủ tịch
Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản "Tuyên ngôn độc lập" của
nhân dân ta, dân tộc ta, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa - Nhà
nước công nông đầu tiên ở đông Nam châu Á. Ngày 03/09/1945, tại phiên họp đầu
tiên của Chính phủ, Hồ Chủ Tịch đã đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ,
trong đó có nhiệm vụ lập ra một Hiến pháp dân chủ: "Trước chúng ta đã bị chế độ
quân chủ cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta
không có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do, dân chủ. Chúng
ta phải có một Hiến pháp dân chủ". Ngày 20/9/1945 Chính phủ lâm thời ban hành
Sắc lệnh số 34 thành lập Ban dự thảo Hiến pháp gồm 7 người, do Chủ tịch Hồ Chí
Minh đứng đầu. Tháng 11/1945 bản Dự thảo Hiến pháp đầu tiên được công bố để
nhân dân đóng góp ý kiến. Ngày 9/11/1946 tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa I
(do cuộc tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 bầu) đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên
của nước ta.
Nền độc lập dân tộc vừa mới giành được lại bị đe dọa vì Thực dân pháp quay lại
xâm lược. Với niềm tin "Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi" dưới sự lãnh
đạo của đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc ta làm nên chiến thằng Điện Biên Phủ
lịch sử. Thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/07/1954), miền Bắc được
giải phóng nhưng đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền. Nhiệm vụ cách mạng
trong giai đoạn mới này là: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh
thống nhất nước nhà. Hiến pháp năm 1946 “đã hoàn thành sứ mệnh của nó. Nhưng
so với tình hình mới và nhiệm vụ cách mạng mới hiện nay thì nó không thích hợp
nữa. Vì vậy, chúng ta phải sửa đổi Hiến pháp ấy”. (Hồ Chí Minh: Báo cáo về Dự
thảo Hiến pháp sửa đổi năm 1959). Ngày 23/1/1957 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội
khóa I đã ra nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp và thành lập Ban sửa đổi Hiến
pháp đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 1/4/1959 Dự thảo Hiến pháp sửa
đổi công bố để nhân dân thảo luận, đóng góp ý kiến. Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội
khóa I, ngày 31/12/1959 Hiến pháp sửa đổi được thông qua và ngày 1/1/1960 Chủ
tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh công bố Hiến pháp này.
Thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975 đã mở ra một

giai đoạn phát triển mới trong lịch sử cách mạng nước ta nói chung, lịch sử lập
hiến Việt Nam nói riêng. Đó là thời kỳ cả nước độc lập, thống nhất, cùng thực
hiện hai nhiệm vụ chiến lược chung là: xây dựng CNXH trong phạm vi cả nước và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Cuộc tổng tuyển cử ngày 25/4/1976 cử tri cả
nước đã bầu ra Quốc hội thống nhất. Tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất
(25/6/1976 đến 3/7/1976), Quốc hội đã thông qua những nghị quyết quan trọng,
trong đó có nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp 1959 và thành lập Uỷ ban dự
thảo Hiến pháp gồm 36 vị do Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội Trường Chinh
làm Chủ tịch. Sau hơn một năm chuẩn bị khẩn trương, Dự thảo Hiến pháp đã được
lấy ý kiến, thảo luận trong cán bộ và nhân dân. Ngày 8/12/1980 tại kỳ họp thứ 7
Quốc hội khóa VI đã chính thức thông qua Hiến pháp mới. Hiến pháp 1980 được
xây dựng và thông qua trong hoàn cảnh đất nước chan hoà khí thế lạc quan, hào
hùng của Đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước ta sạch bóng quân xâm lược.
Trên thế giới, Hiến pháp của các nước XHCN được ban hành vào cuối những năm
60-70 đã khẳng định đây là thời kỳ xây dựng CNXH phát triển, đang thịnh hành
cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp và phổ biến quan điểm giáo điều, giản
đơn về CNXH. Điều này đã để lại dấu ấn trong nội dung của Hiến pháp 1980 và là
một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế-xã hội của đất nước.
Để đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, đi dần vào thế ổn định và
phát triển, Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã đề ra đường lối đổi mới trên tất
cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, chính sách đối ngoại…, đặc biệt là đổi
mới về kinh tế. Nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách về đổi mới chính sách đối ngoại,
tháng 12/1988 Quốc hội thông qua nghị quyết sửa đổi Lời nói đầu Hiến pháp
1980, bỏ hết những câu chữ chỉ đích danh từng tên thực dân, từng tên đế quốc…để
thực hiện phương châm "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai" với những nước
vốn là kẻ thù xâm lược và đã từng gây tội ác đối với nhân dân ta. Tiếp theo, để dân
chủ hóa đời sống chính trị, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường vị
trí và vai trò của các cơ quan dân cử ở địa phương, ngày 30 tháng 6/1989 tại kỳ
họp thứ 5 nhiệm kỳ khóa VIII, Quốc hội đã thông qua nghị quyết sửa đổi 7 điều
Hiến pháp 1980 để quy định thêm công dân có quyền tự ứng cử làm đại biểu Quốc

hội, đại biểu HĐND; quy định việc thành lập cơ quan thường trực HĐND từ cấp
huyện trở lên. Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội ra nghị quyết thành lập Uỷ ban sửa
đổi Hiến pháp để sửa đổi một cách cơ bản, toàn diện Hiến pháp 1980 nhằm đáp
ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Ngày 15 tháng 4 năm 1992 tại kỳ họp
thứ 11 Quốc hội khóa VIII đã thông qua Hiến pháp mới thay thế Hiến pháp 1980.
Sau gần một thập kỷ tồn tại, đất nước có nhiều đổi mới, phát triển. Để phù hợp với
tình hình mới, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa X (12/2001), Quốc hội đã thông
qua Nghị quyết 51/2001/QH10, sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992.
2.2. Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam
Nhìn lại lịch sử lập hiến Việt Nam, chúng ta nhận thấy rằng dù chưa lâu đời nhưng
chúng ta đã có được một nền lập hiến dân chủ. Ngay từ đầu, ngay từ bản Hiến
pháp đầu tiên, chúng ta đã để cao vai trò của Hiến pháp. Trên thực tế, mặc dù Hiến
pháp 1946 không được ban hành rộng rãi trong nhân dân vì hoàn cảnh chiến tranh
nhưng Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.Chính vì ngay từ đầu chúng ta đã
đề cao tính tối cao của Hiến pháp nên đã sớm hình thành cơ chế bảo hiến. Tuy
nhiên, trong thời gian đầu cơ chế này không thể hoàn thiện hay đầy đủ được cũng
như chưa đáp ứng trọn vẹn về mặt ngữ nghĩa của cụm từ này. Cơ chế là cách thức
theo đó một quá trình được thực hiện. Theo nghĩa rộng: cơ chế bảo vệ hiến pháp là
tổng thể những cách thức và phương tiện pháp lý khác nhằm bảo đảm sự tuân thủ
nghiêm chỉnh hiến pháp của mọi cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân trong xã
hội. Theo nghĩa hẹp: cơ chế bảo hiến được hiểu là một thiết chế được tổ chức và
hoạt động theo những nguyên tắc xác định của pháp luật để thể hiện các biện pháp
nhằm bảo đảm cho Hiến pháp được tôn trọng, giữ đúng vai trò của nó trong đời
sống nhà nước, đời sống xã hội và chống lại mọi sự xâm phạm có thể xảy ra; được
hiểu là hoạt động được thể hiện bởi một cơ quan nhằm gìn giữ cho Hiến pháp
không bị xâm phạm, đặc biệt là từ trong hoạt động ban hành và thực thi các đạo
luật, bảo vệ Hiến pháp thuờng gắn liền với việc cơ quan có thẩm quyền xem xét và
ra quyết định về tính hợp hiến của các đạo luật do cơ quan lập pháp, hành pháp, tư
pháp hoặc cũng có thể là cơ quan tư pháp ban hành đồng thời xét xử các hành vi vi

phạm hiến pháp của các cơ quan hành pháp quyết định. Cơ chế bảo hiến ở nước ta
trong thời gian đầu chính là được hiểu theo nghĩa rộng của từ này. Nó đảm bảo
Hiến pháp không bị xâm phạm, không được thay đổi tùy tiện.
Để hiểu rõ hơn về cơ chế bảo hiến ở nước ta, sau đây chúng tôi sẽ đề cập đến vấn
đề này lần lượt qua các bản Hiến pháp.
2.2.1. Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam qua các bản Hiến pháp 1946, 1959 và 1980.
Nhìn chung, cơ chế bảo hiến được quy định trong các bản Hiến pháp chính là cơ
chế giám sát giữa các nhánh quyền lực trong lĩnh vực ban hành văn bản quy phạm
pháp luật. đó còn là việc khẳng định vị trí tối thượng của Hiến pháp, khẳng định
hiệu lực pháp lý tối cao của Hiến pháp. Quy định cụ thể, nghiêm ngặt trình tự và
yêu cầu, sửa đổi Hiến pháp.
Trong bản Hiến pháp đầu tiên, Hiến pháp 1946, việc bảo hiến nói chung quy định
chưa nhiều, chỉ có một vài điều mà thôi. sở dĩ như vậy là vì đây là bản Hiến pháp
đầu tiên, là bản Hiến phá đi tiên phong cho nền lập hiến Việt Nam. Chính vì đầu
tiên cho nên vẫn có những hạn chế nhất định. Hơn nữa, Hiến pháp ra đời trong bối
cảnh nước ta mới giành được độc lập thì lại phải chống Thực dân Pháp quay lại
xâm lược. Rõ ràng, chúng ta không có điều kiện thật sự thuận lợi để chú ý xây
dựng một bản hiến pháp. Tuy nhiên, đây là bản Hiến pháp có nhiều điểm tiến bộ
đáng quý, là bản Hiến pháp dân chủ. về bảo hiến, Hiến pháp này có những ghi
nhận sau:
Điều 21: “Nhân dân có quyền phúc quyết về hiến pháp và những việc quan hệ đến
vận mệnh quốc gia, theo điều 32 và 70”
Điều 32: “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc
quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý. Cách thức phúc quyết sẽ do luật
định”
Điều 70: “Sửa đổi hiến pháp phải theo cách thức sau đây:
a) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu.
b) Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi.
c) Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân
phúc quyết.”

Vấn đề bảo hiến ở đây chính là vấn đề sửa đổi Hiến pháp. Hiến pháp ghi nhận một
cơ chế sửa đổi để bảo vệ Hiến pháp không bị xâm phạm, thay đổi tùy tiện. Ở đây,
việc sửa đổi Hiến pháp có thủ tục bắt buộc là đưa ra "tòan dân phúc quyết". đây là
một trong những đặc điểm thể hiện tính dân chủ của Hiến pháp này, và là một
trong những biện pháp nhằm mục đích bảo hiến, bảo vệ ý nguyện của nhân dân.
Cơ chế bảo hiến trong Hiến pháp 1959: Chúng ta thấy rằng, dù Hiến pháp 1946,
có quy định việc sửa đổi Hiến pháp nhưng chưa khẳng định hiệu lực pháp lý của
Hiến pháp. Hiến pháp năm 1959 cũng chưa khẳng định điều này. Tuy nhiên, qua
những gì được ghi trong Hiến pháp này thì tính tối cao của Hiến pháp cũng đã
gián tiếp được thừa nhận. Hiến pháp này quy định:
- Điều 50: “Quốc hội có những quyền hạn sau:
1- Làm hiến pháp sửa đổi hiến pháp
2- Làm pháp luật
3- Giám sát việc thi hành hiến pháp.
……………… ”
Những điều trên đã hạn chế quyền lực của quốc hội trong một định khung, tức là
Hiến pháp đã gián tiếp thể hiện tính tối cao của mình đối với cơ quan quyền lực tối
cao nhất trong bộ máy nhà nước.
- Điều 112: “Chỉ có quốc hội mới có quyền sửa đổi hiến pháp.Việc sửa đổi phải
được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu quốc hội biểu quyết tán thành”.
- Điều 73: “Hội đồng chính thể căn cứ vào hiến pháp, pháp luật và pháp lệnh mà
quy định những biện pháp hành chính, ban bố những nghị định, nghị quyết, chỉ thị
và kiểm tra việc thi hành những nghị định , nghị quyết và chỉ thị ấy”.
- Điều 105: “Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc hội đồng chính phủ, cơ
quan nhà nước và công dân.Các viện kiểm sát nhân dân địa phương và viện kiểm
sát nhân địa phương và viện kiểm sát quân sự có quyền kiểm sát trong phạm vi do
luật định".
Như vậy, Hiến pháp 1959 đã đề cập đến vấn đề bảo hiến một cách đầy đủ hơn
Hiến pháp 1946. Đã có nhiều chủ thể tham gia bảo hiến, đã có cơ chế giám sát văn

bản quy phạm pháp lụât.
Cơ chế bảo hiến trong Hiến pháp 1980:Kế thừa nhứng gì đã quy định trong hiến
pháp 1959, Hiến pháp 1980 tiếp tục có được những quy định nhăm mục đích bảo
hiến. Một cơ chế bảo hiến theo mô hình giám sát dần dần hình thành qua các bản
Hiến pháp Việt Nam. Hiến pháp này quy định chi tiết như sau:
- Điều 4: “Đảng cộng sản Việt nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của
giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang vào bằng học thuyết Mác-Lênin, là
lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội, là nhân tố chủ yếu quyết
định mọi thắng lợi của cách mạng Việt nam.
Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt nam.
Các tổ chức của đảng hoạt động trong khuôn khổ của hiến pháp”
Ngay Điều 4 đã khẳng định tính tối cao của Hiến pháp. Dù đảng lãnh đạo Nhà
nước và xã hội nhưng đảng không lớn hơn Hiến pháp, không đứng trên Hiến pháp.
Hiến pháp là tối cao.
- Điều 82: “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân,cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất của nước cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội
là cơ quan duy nhất quyền lập hiến và lập pháp.
Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, những mục
tiêu phát triển kinh tế và văn hoá, những quy tắc chủ yếu về tổ chức và hoat động
của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của nhân dân.
Quốc hôi thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt dộng của nhà
nước.”
- Điều 83: "Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.
2- Làm luật và sửa đổi luật.
3- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật"
- Điều 98: "Hội đồng Nhà nước là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của
Quốc hội, là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội
đồng Nhà nước thực hiện những nhiệm vụ và sử dụng những quyền hạn được Hiếp
pháp, các luật và nghị quyết của Quốc hội giao cho, quyết định những vấn đề

quan trọng về xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, giám sát việc thi
hành Hiếp pháp, các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội và của Hội đồng
Nhà nước, giám sát hoạt động của bộ máy Nhà nước".
- Điều 100: "Hội đồng Nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

3- Công bố luật.
4- Ra pháp lệnh.
5- Giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh.
6- Quyết định việc trưng cầu ý kiến nhân dân.
7- Giám sát công tác của Hội đồng bộ trưởng, của Toà án nhân dân tối cao và của
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
8- Đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết, nghị định,
quyết định của Hội đồng bộ trưởng trái với Hiến pháp, luật và pháp lệnh.

10- Sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết không thích đáng của các Hội đồng
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương; giải tán các
Hội đồng nói trên trong trường hợp các Hội đồng đó làm thiệt hại nghiêm trọng
đến quyền lợi của nhân dân.

16- Phê chuẩn hoặc bãi bỏ những hiệp ước quốc tế, trừ trường hợp xét thấy cần
trình Quốc hội quyết định".
- Điều 107: "Hội đồng bộ trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật.

22- Tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật
trong nhân dân.
23- Đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông
tư không thích đáng của các bộ và các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng.
24- Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng của các Hội đồng
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương, đồng thời đề

nghị Hội đồng Nhà nước sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết đó.
25- Đình chỉ việc thi hành và sử đổi hoặc bãi bỏ những quyết định và chỉ thị
không thích đáng của Uỷ ban nhân dân các cấp".
- Điều 115: "Hội đồng nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh
ở địa phương; quyết định các biện pháp thi hành chính sách của Nhà nước và
nhiệm vụ do cấp trên giao cho.

10- Sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của Uỷ ban nhân dân
cùng cấp hoặc của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp".
Cơ chế bảo hiến ở đây chính là việc quy định các cơ quan nhà nước phải làm việc
theo hiến pháp và phát luật. Cơ chế bảo hiến theo hình thức giám sat đã hình thành
với nhiều chủ thể cùng giám sát lẫn nhau, để đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp.
Tuy nhiên, trong nội tại bản Hiến pháp này vẫn có những điểm chưa hợp lí, không
đảm bảo được cơ chế bảo hiến đã định ra. Vì trong Hiến pháp có quy định Quốc
hội có quyền định ra quyền cho mình hay cho những cơ quan khác, khi thấy cần
thiết. Đây là một khiếm khuyết lớn của bản Hiến pháp này vì đã không trung thành
với tính tối cao của Hiến pháp.
2.2.2. Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam qua Híên pháp 1992[7] - cơ chế bảo hiến
hiện nay
Cơ chế bảo hiến ở nước ta hiện nay được thể hiện cụ thể qua bản Hiến pháp 1992
hiện hành. Đó là cơ chế giám sát tương đối tòan diện. Người ta gọi cơ chế bảo
hiến theo việc giám sát như thế này là mô hình Quốc hội vì Quốc hội thực hiện
quyền giám sát tối cao. Quốc hội thực hiện chức năng giám sát tối cao đối vơi toàn
bộ họat động của Nhà nước và giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật,
nghị quyết của Quốc hội. bên cạnh đó, các cơ quan khác cũng thực hiện chức năng
giám sát việc tuân theo Hiến pháp và giám sát các văn bản quy phạm pháp luật
khác để nó không trái với nội dung cũng như tinh thần của Hiến pháp. Cụ thể, cơ
chế giám sát đó được thể hiện chi tiết qua những quy định sau đây trong Hiến
pháp:

- Điều 83: "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền
lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà
nước".
- Điều 84: "Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định
chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
2- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết
của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc
hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

9- Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao
trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội;

13- Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước
quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế
khác đã được ký kết hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước;"
- Điều 91: "Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

3- Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;

5- Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,
nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ,
Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đình chỉ việc thi hành
các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và
trình Quốc hội quyết định việc huỷ bỏ các văn bản đó; huỷ bỏ các văn bản của

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
6- Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ các nghị
quyết sai trái của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; giải
tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp
Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân"
- Điều 94, 95 quy định Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội giám sát việc
thi hành pháp luật trong lĩnh vực mà mình phụ trách.
- Trong các chế định Chủ tịch nước, chính phủ, tòa án nhân dân và viện kiểm sát
nhân dân, hiến pháp cũng quy định Chủ tịch nước, chính phủ, tòa án nhân dân,
viện kiểm sát nhân dân bảo vệ Hiến pháp thông qua việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của mình.
Không những vậy, pháp luật hiện hành có quy định cơ chế giám sát và bảo vệ
Hiến pháp thông qua việc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy
phạm pháp luật - một trong những nội dung quan trọng nhất của cơ chế bảo hiến.
Theo đó, Quốc hội thực hiện quyền giám sát văn bản quy phạm pháp luật của chủ
tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, chính phủ, thủ tướng chính phủ, tòa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và có quyền bãi bỏ căn bản của
các cơ quan này nếu văn bản đó được ban hành trái với với Hiến pháp, Luật, Nghị
quyết của quốc hội. Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát văn bản quy phạm pháp
luật của chính phủ, thủ tướng chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát
nhân dân tối cao, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và có quyền đình chỉ
văn bản của những cơ quan này nếu trái Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc
hội. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của quốc hội có trách nhiệm bảo đảm tính hợp
Hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật đối với cá dự án luật,
pháp lệnh khi trình Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua. Thủ tướng có
việc đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, Ủy ban nhân dân và chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái Hiến pháp,
đình chỉ thi hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nếu nó trái Hiến
pháp. Hội đồng nhân dân giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân

dân cùng cấp và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và có quyền

×