Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất mía nguyên liệu ở quy mô nông hộ trên địa bàn xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.21 KB, 99 trang )

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Đ ề tài:
Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất mía
nguyên liệu ở quy mô nông hộ trên địa bàn xã
Châu Hội, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An
1
MỤC LỤC
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP 1
Đề tài: 1
Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất mía nguyên liệu ở quy mô nông hộ
trên địa bàn xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An 1
MỤC LỤC 2
PHẦN I 11
ĐẶT VẤN ĐỀ 11
1. Sự cần thiết của đề tài 11
2. Mục tiêu nghiên cứu 12
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
4. Phương pháp nghiên cứu 12
PHẦN II 13
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 13
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 13
1.1 Cơ sở lý luận 13
1.1.1 Khái quát chung về hộ nông dân 13
1.1.1.1 Khái niệm về hộ nông dân 13
1.1.1.2 Đặc điểm của hộ nông dân 14
1.1.2 Hiệu Quả kinh tế 14
1.1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế 14
1.1.2.2 Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế 16
1.1.2.3 Phân loại hiệu quả kinh tế 18
1.1.2.4 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế 19
1.1.2.5 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế 20


1.1.3 Đặc điểm kinh tế - Kỹ thuật cây mía nguyên liệu 21
1.1.3.1 Đặc điểm sinh học của cây mía 21
1.1.1.3.2 Yêu cầu sinh thái của cây mía 22
1.1.3.3 Kỹ thuật gieo trồng 23
1.1.3.4 Giá trị kinh tế của cây mía 25
1.1.1.3.5 Một số nhân tố ảnh hưởng đến năng suất mía 26
1.1.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 27
1.1.4.1 Các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất mía của các hộ điều tra: 27
1.1.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất mía 28
1.1.4.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất mía 28
1.2 Cơ sở thực tiễn 29
1.2.1 Thực trạng mía đường thế giới 29
Bảng 1: Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía của các khu vực trên thế giới 20
1.2.2 Tình hình sản xuất mía ở Việt Nam 21
1.2.4 Tình hình sản xuất mía ở huyện Quỳ Châu 25
Chương 2: 26
2
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 26
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 26
2.1.1.1 Địa hình, vị trí địa lý và đất đai 26
2.1.1.2 Đặc điểm thời tiết – khí hậu 26
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 27
2.1.2.1 Tình hình phân bố và sử dụng đất 27
2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động (LĐ) 30
2.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng 32
2.1.2.4 Tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã 33
2.1.2.5 Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế của xã 36
2.2.1 Tình hình sản xuất mía trên địa bàn 37
2.2.1.1 Tình hình sản xuất mía nguyên liệu của xã 37
Bảng 7: Kết quả sản xuất mía của xã qua 3 năm 38

2.2.1.2 Thực trạng về giống mía 38
2.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất mía của các nông hộ 39
2.2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của các nhóm hộ điều tra 39
2.2.2.1.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của các nhóm hộ 39
2.2.2.1.2 Nguồn lực đất đai 41
2.2.2.1.3 Tình hình trang bị vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất 42
Qua bảng 10 cho thấy mức chênh lệch về TLSX giữa 2 nhóm hộ: Nhóm DT Kinh
có sự trang bị tương đối đầy đủ hơn so với nhóm hộ DT Thái. Tuy nhiên, trang bị
còn lạc hậu, thô sơ. Muốn đầu tư thâm canh phát triển theo chiều sâu, đòi hỏi các
hộ phải đầu tư lớn hơn nữa về trang bị vật chất kỹ thuật. Quá trình điều tra thực
tế 60 hộ sản xuất mía cho thấy TLSX của các hộ ngoài sức kéo trâu bò thì chỉ là
những vật dụng rẻ tiền mau hỏng. Người trồng mía không hề đầu tư xe cải tiến
cũng như máy cày. Sản xuất mía từ bao đời vẫn sử dụng cách làm thủ công cổ
truyền, chỉ mộ số ít là có thuê máy cày để cày đất. Khi sử dụng phương pháp thủ
công sẽ làm cho đất chai cứng, không được tơi xốp. Do vậy, mía sẽ kém phát
triển, ảnh hưởng rất nhiều tới NS mía. Do chi phí máy cày không có nên chi phí
đầu tư công LĐ làm đất đầu chi kỳ kinh doanh lớn 43
Bảng10: Mức độ trang bị tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất mía 43
(Tính bình quân cho 1 hộ) 43
Chỉ tiêu 43
ĐVT 43
BQ 43
Dân tộc Kinh 43
Dân tộc Thái 43
3
SL 43
Giá trị 43
SL 43
Giá trị 43
SL 43

Giá trị 43
Tổng Giá trị 43
1000đ 43
43
5503 43
43
6211,3 43
43
4794,6 43
Cày, bừa 43
Cái 43
2,15 43
144,7 43
2,1 43
148,2 43
2,2 43
141,2 43
Trâu, bò 43
Con 43
1,15 43
5176,7 43
1,2 43
5880,3 43
1,1 43
4473,0 43
4
Xe cải tiến 43
Cái 43
0 43
0 43

0 43
0 43
0 43
0 43
Bình phun thuốc 43
Cái 43
0,8 43
58,9 43
0,9 43
67,7 43
0,7 43
50,0 43
Nông cụ 43
Cái 43
5,2 43
122,7 43
5,3 43
115,1 43
5,1 43
130,4 43
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điiều tra,2010 ) 44
Như vậy, để phục vụ sản xuất hiệu quả hơn, hộ cần đầu tư vốn mua sắm các loại
tư liệu quan trọng như máy cày bừa, máy bơm nước. Do đặc điểm của những loại
tư liệu này khá đắt tiền do vậy các hộ nên hợp tác chung vốn để đầu tư thì hiệu
quả sẽ cao hơn. Ngoài ra, nhà máy đường nên có chính sách đầu tư, cần hỗ trợ
người trồng mía đưa máy cơ giới vào khâu làm đất, chăm sóc mía để nâng cao
5
HQKT và giảm chi phí cho người trồng mía. Sử dụng các loại máy như máy cày
ngầm, máy xới bón, máy băm lá, máy phun thuốc sâu và máy bơm nước loại lớn.
44

2.2.2.2 Quy mô sản xuất mía của các hộ được điều tra 44
Trong điều kiện không đầu tư kỹ thuật thâm canh thì quy mô đất đai có ảnh
hưởng không nhỏ đến sản lượng mía của mỗi hộ nông dân. Nhìn chung, DT trồng
mía của các hộ là tương đối thấp. Số hộ có DT nhỏ hơn 0,5ha là 21 hộ (chiếm
35%), nhiều nhất là các hộ có DT trồng mía từ 0,5 – 1 ha (chiếm 46,7% trong
tổng số hộ được điều tra), thấp nhất là số hộ trồng mía có DT lớn hơn 1,5 ha (4 hộ
chiếm 6,6%) 44
Bảng11: Quy mô sản xuất mía của các hộ được điều tra 44
Phân loại theo quy mô 44
(ha) 44
Số hộ 44
Tỷ lệ 44
(%) 44
DT BQ 44
(ha/hộ) 44
I. < 0,5 44
21,00 44
35,00 44
0,30 44
II. 0,5 – 1 44
28,00 44
46,70 44
0,64 44
III. 1 – 1,5 44
7,00 44
11,70 44
1,15 44
6
IV. > 1,5 44
4,00 44

6,60 44
1,63 44
(Nguồn: số liệu điều tra 2010 ) 45
Như vậy, nhìn chung quy mô sản xuất mía của các hộ được điều tra tương đối
thấp, trong khi hầu hết các hộ không đầu tư thâm canh trên đất trồng mía. Chính
vì vậy mà trong những năm qua sản lượng mía có tăng nhưng tăng rất chậm 45
2.2.2.3 Chi phí sản xuất mía của các hộ được điều tra 45
Trong nông nghiệp, chi phí sản xuất được phân thành chi phí vật chất dịch vụ
mua ngoài (Chi phí trung gian IC) và chi phí tự có của gia đình 45
2.2.2.3.1 Chi phí vật chất trung gian 45
Trong thực tế, hầu phần lớn các hộ đều lưu gốc đến năm thứ 3, vì vậy trong đề tài
này, người nghiên cứu đánh giá mức độ đầu tư của các hộ sản xuất mía theo chu
kỳ 3 năm. 45
. Qua điều tra, trong toàn bộ chi phí trung gian thì phân HCVS là loại chi phí
chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm tới 44,94% trong tổng chi phí sản xuất năm thứ
nhất; 65,05% tổng chi phí năm thứ 2 và 57,08% tổng chi phí năm thứ 3 ). Tuy
nhiên giá cả phân HCVS rất cao, mức độ đầu tư loại phân này được khuyến cáo
bón khoảng 50 – 100kg/sào và nên bón thêm phân chuồng để đầu tư cải tạo đất.
Thế nhưng thực tế tại địa bàn xã, mức độ đầu tư phân HCVS trung bình của các
hộ trồng mía là khoảng 2 tạ/sào. Chính vì vậy đã đẩy chi phía sản xuất mía của
các nông hộ lên khá cao 45
Trong sản xuất mía nông dân phải chịu một khoản chi phí sản xuất mía khá lớn
về cước phí vận chuyển. Ngoài ra, nông hộ còn đầu tư thêm về thuốc trừ sâu, vôi
và công LĐ là những loại chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí đầu tư 45
Nhìn chung, chi phí đầu tư giữa 3 năm là có sự khác biệt đáng kể. Trong năm
thứ nhất do các hộ phải chị chi phí về giống (19,06%) và chi phí làm đất (10,37%)
do vậy mà chi phí đầu tư cho năm thứ đầu là cao nhất. Chi phí sản xuất mía bình
quân của hộ là khảng 960 nghìn đồng đối với mía tơ, 719 nghìn đồng đối với mía
gốc 1 năm và 784 nghìn đồng đối với mía gốc 2 45
7

Bảng12: Chi phí trung gian của các hộ trồng mía (tính cho 1 sào) 45
Xét về mức độ đầu tư giữa 2 nhóm hộ DT Kinh và dân tộc Thái ta thấy có sự
khác biệt lớn. Đối với nhóm hộ DT Kinh, mức độ đầu tư để sản xuất mía cao hơn
so với nhóm hộ DT Thái. Chi phí BQ của một hộ DT Kinh là 1055 nghìn đồng đối
với mía tơ, 867 nghìn đồng đối với mía gốc 1 và 800 nghìn đồng đối với mía gốc 2.
Trong khi đó, chi phí BQ của một hộ DT Thái là 902 nghìn đồng đối với mía tơ,
784 nghìn đồng đối với mía gốc 1 và 773 nghìn đồng đối với mía gốc 2. 47
2.2.2.3.2 Chi phí sản xuất tự có của hộ 47
Trong hoạt động sản xuất mía thì chiếm phần lớn trong tổng chi phí là chi phí
trung gian (IC), chi phí tự có của hộ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Chi phí tự có của hộ
bao gồm công lao động của hộ, chi phí phân chuồng và chi phí giống 47
Bảng14: chi phí tự có phân theo nhóm hộ 47
(Tính cho BQ cho 1 sào ) ĐVT: 100đ 47
Chỉ tiêu 47
Dân tộc Kinh 47
Dân tộc Thái 47
Mía tơ 47
Mía gôc1 47
Mía gốc2 47
Mía tơ 47
Mía gốc1 47
Mía gốc2 47
Tổng chi phí 47
208,59 47
80,26 47
80,26 47
189,48 47
70,02 47
70,02 47
Giống 47

8
128,33 47
0,00 47
0,00 47
119,46 47
0,00 47
0,00 47
Phân chuồng 47
40,00 47
40,00 47
40,00 47
35,57 47
35,57 47
35,57 47
Công lao động 47
40,26 47
40,26 47
40,26 47
34,45 47
34,45 47
34,45 47
(Nguồn: số liệu điều tra, 2010 ) 48
Nếu so sánh giữa chi phí sản xuất trung gian và chi phí tự có trong hoạt động
sản xuất mía của nông dân xã Châu Hội thì chi phí tự có thấp hơn rất nhiều lần
so với chi phí trung gian. Trong 2 nhóm DT được điều tra thì nhóm DT Kinh bỏ
ra chi phí tự có lớn hơn so với nhóm DT Thái. Nếu như BQ/sào người Thái BQ
người Thái bỏ ra 189 nghìn đồng đối với mía tơ, 70 nghìn đồng đối với mía gốc 1
và gốc 2 thì người Kinh bỏ ra 208 nghìn đồng đối với mía tơ, 80 nghìn đồng đối
với mía gốc 1 và gốc 2. Qua điều tra cũng cho thấy, công LĐ gia đình bỏ ra nhiều
hơn so với công lao động thuê mướn, điều này cho thấy rõ, hầu hết công LĐ thuê

9
mướn là phục vụ làm đất và thu hoạch còn công chăm sóc mía phần lớn là LĐ gia
đình tham gia lúc rảnh rỗi 48
2.2.2.4 Kết quả và hiệu quả sản xuất mía của hộ 48
Bảng15: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất mía của nông hộ
50
(Nguồn: số liệu điều tra, 2010 ) 50
2.2.2.5 So sánh hiệu quả cây mía với cây trồng trên đất có thể trồng mía 51
2.2.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất mía 52
2.2.2.6.1 Ảnh hưởng của quy mô đất đai 52
2.2.2.6.2. Ảnh hưởng của trình độ lao động 55
2.2.2.6.3 Ảnh hưởng của mức độ đầu tư (IC) 55
2.2.2.6.4 Ảnh hưởng của giá bán và giá cả đầu vào 56
2.2.2.6.5 Ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu 56
2.2.2.6.5 Ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả sản xuất mía qua phiếu điều tra 57
2.2.2.7 Thị trường tiêu thụ mía nguyên liệu 58
2.2.2.8 Vai trò của mía đối với việc phát triển kinh tế nông hộ 59
2.2.2.9 Nhận thức của các hộ điều tra trong sản xuất mía nguyên liệu 60
2.2.2.10 Nhu cầu của các hộ được điều tra 61
Chương 3: 62
3.1 Một số khó khăn, tồn tại trong sản xuất và tiêu thụ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của
cây mía nguyên liệu 62
3.2 Định hướng phát triển sản xuất mía nguyên liệu của xã 63
3.3 Một số giải pháp phát triển vùng mía nguyên liệu 65
3.3.1 Giải pháp tạo vốn cho nông dân đầu tư thâm canh sản xuất mía 65
3.3.2 Giải pháp về giống và kỹ thuật canh tác 66
3.3.3 Giải pháp về hệ thống thủy lợi cho vùng mía 69
3.3.4 Giải pháp về bảo vệ thực vật 69
3.3.5 Giải pháp cho tiêu thụ 69
3.3.6 Tổ chức khuyến nông vùng mía nguyên liệu 70

3.3.7 Giải pháp trong vấn đề hợp tác sản xuất 72
Phần III 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
1. Kết luận 73
2. Kiến nghị 74
10
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong thời kỳ hội nhập cùng với những chuyển biến tích cực của nền kinh tế
Việt Nam thì ngành nông nghiệp luôn được coi là ngành quan trọng hàng đầu. Nhà
nước ta đã chú trọng đầu tư và quan tâm nhiều hơn tới nông nghiệp. Song nông nghiệp
đang gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn như khả năng cạnh tranh so với các nước
trong khu vực, gặp nhiều rủi ro, bất lợi do thời tiết, thị trường, thể chế chính
sách Những rủi ro bất lợi này tác động rất lớn tới người nông dân. Xét một cách toàn
diện người nông dân luôn là những người chịu nhiều thiệt thòi và luôn gặp khó khăn
nhất trong cuộc sống.
Đối với nông dân Việt Nam hiện nay thu nhập của họ chủ yếu từ những cây
trồng, vật nuôi phù hợp và dễ phát triển trên vùng đất của mình. Ngày xưa cây mía tạo
ra thu nhập (TN) cho người nông dân với các sản phẩm mật mía, đường mía thì ngày
nay, cây mía và ngành mía đường tại Việt Nam được xác định không chỉ là ngành kinh
tế với mang lại lợi nhuận mà còn là một ngành kinh tế xã hội do nó có ảnh hưởng quan
trọng đến đời sống của hàng nghìn người nông dân. Trong những năm qua Chính Phủ
đã triển khai nhiều chương trình, quyết định liên quan đến phát triển mía đường như
“Chương trình quốc gia 1 triệu tấn đường”, Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về việc tiêu
thụ nông sản thông qua hợp đồng. Quyết định 28/2004/QĐ-TTg về việc tổ chức lại và
thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với các nhà máy, công ty đường và
người trồng mía. Ngoài ra, Chính Phủ ban hành quyết định số 26/2007/QĐ-TTg phê
duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với
tổng diện tích trồng mía 300.000 ha; sản lượng 19,5 triệu tấn/năm. Các chương trình

quyết định nhằm tạo việc làm cho lao động nông nghiệp và lao động công nghiệp
trong các nhà máy đường, các nhà máy cơ khí đường, góp phần xóa đói giảm nghèo
(XĐGN) cho các vùng nông thôn, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân ở
11
vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa. Qua đó thấy được vai trò của cây mía đối với người
nông dân và nền kinh tế Việt Nam ngày một quan trọng.
Châu Hội với đơn vị hành chính bao gồm 13 thôn, hầu hết nông dân sống dựa
vào nông nghiệp là chủ yếu. Trong những năm gần đây thì cây mía trở thành cây chủ
đạo trong công tác XĐGN và nâng cao TN cho nông dân trong xã. Tuy nhiên, người
trồng mía nguyên liệu vẫn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất do điều kiện thời tiết khí
hậu của vùng khắc nghiệt, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, giá cả thị trường không
ổn định và giá cả vật tư nông nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất mía tương đối cao.
Do đó, người nông dân không dám mạnh dạn đầu tư thâm canh dẫn đến hiệu quả sản
xuất mía thấp. Xuất phát từ thực tế đó, việc xem xét tình hình sản xuất mía của địa
phương, đánh giá chính xác HQKT của cây trồng là một trong những cơ sở để đưa ra
những giải pháp nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất mía để giúp nông hộ sản
xuất mía có hiệu quả hơn. Đó là lý do chính mà người nghiên cứu chọn đề tài “Đánh
giá hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất mía nguyên liệu ở quy mô nông hộ trên địa
bàn xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa lý luận về HQKT hoạt động sản xuất mía nguyên liệu; Phân tích
thực trạng sản xuất, tiêu thụ mía nguyên liệu của xã Châu Hội, qua đó đánh giá HQKT
cây mía ở địa bàn nghiên cứu; Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao HQKT cây mía
nguyên liệu tại địa bàn xã.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các hộ sản xuất mía nguyên liệu trên địa bàn xã Châu
Hội
- Phạm vi nghiên cứu: Do năng lực và điều kiện nên người nghiên cứu chọn
điều tra 2 thôn tại xã là Bản Lè và Việt Hương.
4. Phương pháp nghiên cứu.

− Phương pháp điều tra chọn mẫu: trong tất cả các thôn có tiến hành trồng
mía trên địa bàn xã thì Việt Hương và Bản Lè là hai thôn tiêu biểu trong hoạt động sản
xuất mía chiếm diện tích lớn hơn so với các thôn khác.
− Phương pháp thống kê kinh tế: Từ số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được,
xây dựng hệ thống bảng biểu để phân tích, đánh giá tình hình sản xuất mía của thế
giới, Việt Nam, cũng như tình hình sản xuất mía của xã Châu Hội
12
− Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh kết quả và hiệu quả
sản xuất mía của các hộ nông dân trên góc độ so sánh kết quả và hiệu quả sản xuất mía
của 2 nhóm hộ dân tộc Kinh và Thái.
PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái quát chung về hộ nông dân
1.1.1.1 Khái niệm về hộ nông dân
Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát
triển nông thôn. Có rất nhiều định nghĩa về hộ nông dân:
Theo giáo sư Frank Ellis Trường Đại học Cambridge (1988): “Hộ nông dân là
các nông hộ, thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động
gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về
cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với
một trình độ hoàn chỉnh không cao” [1].
Lý thuyết của Tchayanov coi hộ nông dân là một doanh nghiệp không dùng lao
động làm thuê, chỉ sử dụng lao động gia đình. Do đó, các khái niệm kinh tế thông
thường không áp dụng được cho kiểu doanh nghiệp này. Do không thuê lao động nên
trong hộ nông dân không có khái niệm tiền lương và tiếp theo là không thể tính được
lợi nhuận, địa tô và lợi tức. Hộ nông dân chỉ có thu nhập chung của tất cả các hoạt
động kinh tế gia đình, đó là sản lượng hàng năm trừ đi chi phí. Mục tiêu của hộ nông
dân là có thu nhập cao, không kể thu nhập ấy có nguồn gốc nào: trồng trọt, chăn nuôi

hay ngành nghề dịch vụ. Đó là kết quả chung của lao động gia đình[2].
Hộ nông dân là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinh tế. Các nguồn lực
đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động được góp thành vốn chung, cùng
chung một ngân sách; cùng chung sống dưới một mái nhà, ăn chung, mọi người đều
hưởng phần thu nhập và mọi quyết định dều dựa trên ý kiến chung của các thành viên
là người lớn trong hộ gia đình.
13
1.1.1.2 Đặc điểm của hộ nông dân
Theo tạp chí ngân hàng số 75/2003, quan điểm của giáo sư Frank Ellis và quan
điểm của Giáo sư Đào Thế Tuấn thì hộ nông dân có những đặc điểm sau:
- Hộ nông dân là một đơn vị khinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là
một đơn vị tiêu dùng.
- Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ tự
cung tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hoàn toàn. Trình độ này quyết định quan
hệ giữa hộ nông dân với thị trường.
- Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt động
phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau, khiến cho khó có giới hạn thế nào là một
hộ nông dân.
- Khả năng của hộ nông dân chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu tái sản xuất giản đơn
nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất nhất là ruộng đất và lao động.
- Sản xuất kinh doanh chịu nhiều rủi ro, nhất là rủi ro khách quan trong khi khả
năng khắc phục lại hạn chế.
- Người nông dân với ruộng đất chính là một yếu tố hơn hẳn các yếu tố sản xuất
khác vì giá trị của nó; nó là nguồn đảm bảo lâu dài đời sống cho gia đình nông dân
trước những thiên tai.
- Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là một đặc tính nổi bật của hộ nông
dân. Người “lao động gia đình” là cơ sở của các nông trại, là yếu tố phân biệt chúng
với các doanh nghiệp tư bản.
- “Người nông dân làm công việc của gia đình chứ không phải làm công việc
kinh doanh thuần túy” (Woly, 1966)

1.1.2 Hiệu Quả kinh tế
1.1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế
HQ là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp đến nền kinh tế sản
xuất hàng hóa. HQ là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án
hành động. HQ được xem xét dưới nhiều giác độ và quan điểm khác nhau: HQ tổng
hợp, HQKT, HQ chính trị xã hội, HQ trực tiếp, HQ gián tiếp, HQ tương đối và HQ
tuyệt đối Ngày nay, khi đánh giá HQ đầu tư của các dự án phát triển, nhất là những
14
dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, đòi hỏi phải xem xét HQKT trên nhiều
phương diện.
Theo GS.TS Ngô Đình Giao: “HQKT là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi sự lựa
chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước”[3].

Còn theo P.samuelson và W.Nordhaus: “HQ sản xuất diễn ra khi xã hội
không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng của một loại
hàng hóa khác. Một nền kinh tế có HQ nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của
nó”[4]. Thực chất của hai quan điểm này đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả
các nguồn lực của doanh nghiệp, cũng như nền sản xuất xã hội. Trên giác độ này rõ
ràng phân bổ các nguồn lực kinh tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên
đường giới hạn khả năng sản xuất thì sản xuất có HQ.
Theo Farell (1957) và một số nhà kinh tế học khác thì chúng ta chỉ tính được
HQKT một cách đầy đủ theo nghĩa tương đối: “HQKT là một phạm trù kinh tế trong
đó sản xuất đạt được cả HQ kỹ thuật và HQ phân phối”.
HQ kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu
vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay
công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Như vậy HQ kỹ thuật liên quan đến
phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất
đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
HQ phân phối (hiệu quả giá) là chỉ tiêu HQ trong đó các yếu tố giá sản phẩm và

giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí
thêm về đầu vào. Khi nắm được giá của các yếu tố đầu vào, đầu ra, người ta sẽ sử
dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt được lợi nhuận tối đa. Thực
chất của HQ phân phối, chính là HQ kỹ thuật có tính đến giá của các yếu tố đầu vào và
đầu ra, hay chính là HQ về giá.
Theo TS Nguyễn Tiến Mạnh: "HQKT là phạm trù kinh tế khách quan phản ánh
trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định". Mục tiêu ở đây có
thể tùy vào từng lĩnh vực sản xuất, tùy vào từng doanh nghiệp. Tuy nhiên mục tiêu cao
nhất của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Để làm được điều này doanh nghiệp cần
15
phải sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết
bị, nguyên vật liệu, vốn ).
Như vậy, mặc dù còn có nhất nhiều những quan điểm khác nhau về khái niệm
HQKT nhưng chung quy lại chúng ta có thể hiểu: HQKT chính là phạm trù phản ánh
mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn
lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, tiền vốn) trong quá trình tiến
hành các hoạt động kinh doanh của DN để tối đa hoá lợi nhuận.
1.1.2.2 Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
Trong nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường đang
khuyến khích mọi ngành, mọi lĩnh vực sản xuất tham gia sản xuất kinh doanh để tìm
kiến cơ hội với yêu cầu, mục đích khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là tìm kiếm
lợi nhuận. Nhưng làm thế nào để có HQKT cao nhất, đó là sự kết hợp các yếu tố đầu
vào và các yếu tố đầu ra trong điều kiện sản xuất, nguồn lực nhất định. Ngoài ra còn
phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu khoa học kỹ thuật và việc áp dụng vào trong sản
xuất, vốn, chính sách quy luật khan hiếm nguồn lực trong khi đó nhu cầu của xã hội
về hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng và trở nên đa dạng hơn, có như vậy mới nâng cao
được HQKT.
Quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và yếu tố đầu
ra, là biểu hiện mối quan hệ giữa kết quả và HQ sản xuất. Kết quả là một đại lượng vật
chất được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung tùy thuộc vào từng điều kiện

cụ thể. Khi xác định HQKT không nên chỉ quan tâm đến hoặc là quan hệ so sánh
(phép chia) hoặc là quan hệ tuyệt đối (phép trừ) mà nên xem xét đầy đủ mối quan hệ
kết hợp chặt chẽ giữa các đại lượng tuyệt đối. HQKT Ở đây được biểu hiện bằng giá
trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
HQKT trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu do hai quy luật chi phối:
- Quy luật cung - cầu
- Quy luật năng suất cận biên giảm dần.
HQKT là một đại lượng để đành giá, xem xét đến hiệu quả hữu ích được tạo ra
như thế nào, có được chấp nhận hay không. Như vậy, HQKT liên quan trực tiếp đến
yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất.
16
Việc vận dụng các chỉ tiêu đánh giá HQKT trong sản xuất nông nghiệp là rất đa
dạng vì ở một mức sản xuất nhất định cần phải làm thế nào để có chi phí vật chất, lao
động trên một đơn vị sản phẩm là thấp nhất. Việc đánh giá phần lớn phụ thuộc vào quy
trình sản xuất là sự kết hợp giữa các yếu tố đầu vào và khối lượng đầu ra, nó là một
trong những nội dung hết sức quan trọng trong việc đánh giá HQKT. Tùy thuộc vào
từng ngành, quy mô, đặc thù của ngành sản xuất khác nhau thì HQKT được xem xét
dưới góc độ khác nhau, cũng như các yếu tố tham gia sản xuất. Xác định các yếu tố
đầu ra: các mục tiêu đạt được phải phù hợp vời mục tiêu chung của nền kinh tế quốc
dân, hàng hóa sản xuất ra phải được trao đổi trên thị trường, các kết quả đạt được là:
Khối lượng, sản phẩm, lợi nhuận Xác định các yếu tố đầu vào: đó là những yếu tố chi
phí về vật chất, công lao động, vốn
Phân tích HQKT trong sản xuất nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị
trường việc xác định các yếu tố đầu vào, đầu ra gặp các trở ngại sau:
- Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu vào: Tính khấu hao, phân bổ chi
phí, hạch toán chi phí Yêu cầu này phải chính xác và đầy đủ.
- Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu ra: Việc xác định các kết quả về
mặt xã hội, môi trường sinh thái, độ phì của đất không thể lượng hóa được.
Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã
hội là thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về vật chất, tinh thần của mọi cá nhân, tổ chức

trong xã hội. Muốn như vậy thì quá trình sản xuất phải phát triển không ngừng cả về
chiều sâu và chiều rộng như: Vốn, kỹ thuật, tổ chức sản xuất sao cho phù hợp nhất để
không ngừng nâng cao HQKT của quá trình sản xuất.
Để hiểu rõ phạm trù HQKT chúng ta cần phân biệt rõ ranh giới giữa hai phạm
trù kết quả và HQ:
Kết quả là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình kinh doanh
hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó [5]. Như vậy kết quả có thể biểu hiện
bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị. Các đơn vị hiện vật cụ thể được sử dụng tùy
thuộc vào đặc trưng sản phẩm mà quá trình kinh doanh tạo ra, nó có thể là tấn, tạ, kg,
m
2
, m
3
, lít… các đơn vị giá trị có thể đồng, triệu đồng, ngoại tệ…
17
Trong khi đó HQ là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản
xuất.Trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất không thể đo lường bằng các đơn vị
hiện vật và đơn vị giá trị mà nó mang tính tương đối. Ta có thể tính toán trình độ lợi
dụng nguồn lực bằng số tương đối: Tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực.
Chênh lệch giữa kết quả và chi phí luôn là số tuyệt đối: Phạm trù này chỉ phản
ánh mức độ đạt được về một mặt nào đó nên cũng mang bản chất là kết quả của quá
trình kinh doanh không bao giờ phản ánh được trình độ lợi dụng nguồn lực sản xuất.
1.1.2.3 Phân loại hiệu quả kinh tế
Hoạt động sản xuất của nền kinh tế - xã hội được diễn ra ở các phạm vi khác
nhau, đối tượng tham gia vào các quá trình sản xuất và các yếu tố sản xuất càng khác
nhau thì nội dung nghiên cứu HQKT càng khác nhau. Do đó, để nghiên cứu HQKT
đúng cần phân loại HQKT.
Có thể phân loại HQKT theo các tiêu chí sau:
* Phân loại theo phạm vi và đối tượng xem xét. HQKT được phân theo các khía
cạnh sau:

- HQKT quốc dân: là HQKT tính chung cho toàn bộ nền sản xuất xã hội của
một quốc gia.
- HQKT ngành: là HQKT tính riêng cho từng ngành sản xuất vật chất nhất định
như công nghiệp, nông nghiệp
- HQKT theo lãnh thổ: Tính riêng cho từng vùng, từng địa phương.
- HQKT của từng quy mô tổ chức sản xuất – kinh doanh: Doanh nghiệp nhà
nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình
- HQKT từng biện pháp kỹ thuật, từng yếu tố đầu vào sản xuất.
* Phân loại hiệu quả theo bản chất, mục tiêu:
- HQKT phản ánh mối quan hệ tương quan giữa kết quả hữu ích về mặt kinh tế
và chi phí bỏ ra, nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế của hoạt động kinh tế mang lại.
- HQ xã hội: phản ánh mối tương quan giữa kết quả của các lợi ích về mặt xã
hội do hoạt động sản xuất mang lại.
18
- HQ kinh tế - xã hội: phản ánh mối tương quan giữa kết quả tổng hợp về mặt
kinh tế - xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó như bảo vệ môi trường, lợi
ích công cộng
- HQ phát triển và bền vững: là HQ kinh tế - xã hội có được do tác động hợp lý
để tạo ra nhịp độ tăng trưởng tốt nhất và bảo đảm những lợi ích kinh tế - xã hội lâu dài.
* Nếu căn cứ vào các yếu tố cơ bản của sản xuất các nguồn lực và hướng tác
động vào sản xuất thì chia HQKT thành:
- HQ sử dụng đất đai.
- HQ sử dụng lao động.
- HQ sử dụng các yếu tố tài nguyên như năng lượng, vốn
- HQ việc áp dụng khoa học – kỹ thuật như HQ làm đất, HQ bón phân [6]
1.1.2.4 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế
Trong khi các nguồn lực sản xuất xã hội là một phạm trù khan hiếm: Càng ngày
người ta càng sử dụng nhiều các nguồn lực sản xuất vào các hoạt động sản xuất phục
vụ cho nhu cầu khác nhau của con người. Trong khi các nguồn lực càng giảm thì nhu
cầu của con người càng đa dạng và tăng không giới hạn. Điều này phản ánh quy luật

khan hiếm buộc người sản xuất phải trả lời chính xác ba câu hỏi: Sản xuất cái gì? sản
xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Vì thị trường chỉ chấp nhận các doanh nghiệp nào
sản xuất đúng loại sản phẩm với chất lượng và số lượng phù hợp, giá cả hợp lý.
Mặt khác, kinh doanh trong cơ chế thị trường, mở cửa và ngày càng hội nhập DN
phải chấp nhận và đứng vững trong cạnh tranh. Muốn chiến thắng trong cạnh tranh
DN cần phải luôn tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh: Chất lượng và sự khác biệt hoá,
giá cả và tốc độ cung ứng. Để duy trì lợi thế về giá cả, DN phải tiết kiệm các nguồn
lực sản xuất hơn các doanh nghiệp khác. Chỉ trên cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu
quả cao, DN mới có khả năng đạt được điều này.
HQKT là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn
lực sản xuất xã hội nên là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài của DN.
HQ kinh doanh càng cao, càng phản ánh việc sử dụng tiết kiệm nguồn lực sản xuất. Vì
vậy, nâng cao HQKT là đòi hỏi khách quan để DN thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu
dài là tối đa hoá lợi nhuận.
19
1.1.2.5 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Phương pháp xác định HQKT bắt nguồn từ bản chất HQKT, đó là mối tương
quan so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, hay nó là
mối quan hệ giữa các yếu tố đầu ra và đầu vào. Mối tương quan đó cần so sánh cả về
giá trị tuyệt đối và tương đối giữa hai đại lượng. Có thể biểu hiện chỉ tiêu hiệu quả
bằng 4 công thức sau:
* Công thức 1: H = Q - C
Trong đó H: HQKT
Q: Kết quả thu được
C: Chi phí bỏ ra
Chỉ tiêu này thường được tính cho một đơn vị chi phí bỏ ra như tổng chi phí,
chi phí trung gian, chi phí lao động…chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả càng cao. Tuy
nhiên ở cách tính này quy mô sản xuất lớn hay nhỏ chưa được tính đến, không so sánh
được HQKT của các đơn vị sản xuất có quy mô khác nhau. Hơn nữa chỉ tiêu này chỉ
cho biết quy mô của HQ chứ không chỉ rõ được mức độ HQKT, do đó chưa giúp cho

các nhà sản xuất có những tác động cụ thể đến các yếu tố đầu vào để giảm chi phí
nguồn lực, nâng cao HQKT.
* Công thức 2: H = Q/C hoặc ngược lại H = C/Q
Khi so sánh HQ thì việc sử dụng số tương đối là cần thiết bởi nó nói lên mặt
chất lượng của hiện tượng. Cách tính này có ưu điểm là phản ánh được mức độ sử
dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực mang lại kết quả là bao
nhiêu. Vì vậy, nó giúp cho việc đánh giá HQKT của các đơn vị sản xuất một cách rõ
nét. Tuy nhiên, Cách tính này cũng có nhược điểm là chưa thể hiện được quy mô
HQKT vì trên thực tế những quy mô khác nhau nhưng lại có hiệu suất sử dụng vốn
như nhau.
Trong thực tế khi đánh giá HQKT người ta thường kết hợp giữa công thức 1 và
công thức 2 để chúng bổ sung cho nhau, qua đó sẽ đánh giá được HQKT một cách sâu
sắc và toàn diện.
* Công thức 3: H = ∆Q - ∆C
Trong đó H: HQKT tăng thêm
20
∆Q: Kết quả tăng thêm
∆C: Chi phí tăng thêm
Chỉ tiêu này càng lớn thì HQ càng cao. Công thức này thể hiện rõ mức độ HQ
của đầu tư thêm và nó được dùng kết hợp với công thức 4 để phản ánh toàn diện
HQKT hơn.
* Công thức 4: H = ∆Q/∆C Hoặc ngược lại H =∆C/∆Q
Công thức này thể hiện rõ HQKT của việc đầu tư thêm hay tăng thêm chi
phí, nó thường được sử dụng để xác định HQKT theo chiều sâu hoặc của việc áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tỷ suất này giúp cho các nhà sản xuất xác định
được điểm tối đa hóa lợi nhuận để đưa ra những quyết định sản xuất tối ưu nhất.
Tuy nhiên, chỉ tiêu này chưa phân tích được tác động, ảnh hưởng của các yếu tố tự
nhiên như đất đai, khí hậu…
Trong thực tế sản xuất khi đánh giá HQKT ta thường kết hợp các công thức lại
với nhau để chúng bổ sung cho nhau. Như vậy, việc đánh giá HQKT sẽ chính xác và

toàn diện hơn. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà ta lựa chọn chỉ tiêu cho phù hợp với
điều kiện của sản xuất.
1.1.3 Đặc điểm kinh tế - Kỹ thuật cây mía nguyên liệu
1.1.3.1 Đặc điểm sinh học của cây mía
Mía có tên khoa học là Sacharumof feiniruml, là nghành có hạt, lớp 1 là mầm,
thuộc họ hoa thảo, chu kỳ sinh trưởng của cây mía từ hom đến thu hoạch kéo dài 1
năm. Trường hợp đặc biệt là 2 năm như ở Hawoai (Mỹ). Thời gian sinh trưởng mía
kéo dài 5 giai đoạn: nảy mầm, đẻ nhánh, vươn cao, chín công nghiệp và giai đoạn treo
cờ. Mía có một số đặc điểm sinh học cụ thể như sau:
- Mía có chỉ số diện tích lá lớn và khả năng lợi dụng cao ánh sáng mặt trời.
Trong thời gian 10 – 12 tháng, 1ha mía có thể cho năng suất hàng trăm tấn mía cây và
một khối lượng lớn lá xanh, gốc rễ để lại trong đất.
- Mía có khả năng lưu gốc được nhiều năm: Tức một lần trồng thu hoạch được
nhiều vụ và giảm chi phí sản xuất.
21
- Cây mía có khả năng thích ứng rộng: Có thể trồng trên nhiều vùng sinh thái
khác nhau (khí hậu, đất đai, khô hạn hoặc úng ngập…), chống chịu tốt với các điều
kiện khắc nghiệt của tự nhiên và môi trường.
1.1.1.3.2 Yêu cầu sinh thái của cây mía
- Nhiệt độ: Nhiệt độ bình quân thích hợp nhất cho cây mía sinh trưởng là 25
0
C
– 26
0
C. Cây mía sinh trưởng chậm khi nhiệt độ thấp hơn 21
0
C và ngừng sinh trưởng ở
13
0
C, dưới 5

0
C cây bị hại.
- Ánh sáng: Cây mía có bộ lá xanh lớn, khả năng tích lũy chất khô cao. Trong
quá trình sinh trưởng và phát triển, cây mía cần có cường độ ánh sáng mạnh. Thiếu
ánh sáng, cây sẽ phát triển yếu, hàm lượng đường thấp, dễ bị sâu bệnh. Trong suốt chu
kỳ, cây mía cần từ 2000 – 3000 giờ chiếu sáng, tối thiểu là 1200 giờ.
- Lượng mưa: Mía là cây cần nhiều nước, nhưng sợ úng nước.Cây mía yêu cầu
lượng mưa hữu hiệu trong năm là 1500mm tức tổng số lượng mưa phải từ 2000–
2500mm/năm. Ở giai đoạn sinh trưởng cây mía yêu cầu 100–170mm/tháng; Khi chín
yêu cầu khô ráo, mía thu hoạch sau một khoảng thời gian khô ráo khoảng 2 tháng sẽ
cho trữ đường cao.
- Độ cao: Độ cao có liên quan đến cường độ chiếu sáng cũng như mức chênh
lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, do đó ảnh hưởng đến khả năng tích tụ đường trong
mía. Giới hạn về độ cao cho cây mía sinh trưởng và phát triển ở vùng xích đạo là
1600m, ở vùng nhiệt đới là 700-800m
- Đất trồng: Mía là loại cây công nghiệp khoẻ, dễ tính, không kén đất, vậy có
thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau, từ 70% sét đến 70% cát. Đất thích hợp
nhất cho mía là những loại đất xốp, tầng canh tác sâu, có độ phì cao, giữ ẩm tốt và dễ
thoát nước. Có thể trồng mía có kết quả trên cả những nơi đất sét rất nặng cũng như
trên đất than bùn, đất hoàn toàn cát, đất chua mặn, đất đồi, khô hạn ít màu mỡ. Yêu
cầu tối thiểu với đất trồng là có độ sâu, độ thoáng nhất định, độ PH không vượt quá
giới hạn từ 4-9, độ PH thích hợp là 5,5-7,5. Độ dốc địa hình không vượt quá 15
0
, đất
không ngập úng thường xuyên. Những vùng đất đai bằng phẳng cơ giới vận tải tương
đối thuận lợi đều có thể bố trí trồng mía. Ngoài ra, người ta có thể canh tác mía ở cả
những vùng gò đồi có độ dốc không lớn lắm ở vùng trung du miền núi. Tuy nhiên, ở
22
những vùng địa bàn này cần bố trí các rãnh mía theo các đường đồng mức để tránh xói
mòn đất. Ngành trồng mía chỉ có thể cho HQKT cao khi hình thành những vùng

chuyên canh có qui mô lớn.
- Gió: Mía sợ gió mạnh và khô. Gió bão làm cây đổ ảnh hưởng đến năng suất
và chất lượng của cây mía, đồng thời tăng thêm chi phí thu hoạch.
- Giống mía: Giống mía đóng vai trò quan trọng trong sản xuất mía, giống mía
có thể sử dụng phần ngọn của cây mía khi thu hoạch hoặc sử dụng toàn bộ cây mía để
làm giống. Giống mía tốt là giống cho năng suất cao, hàm lượng đường nhiều, thích
hợp với điều kiện sinh thái, trồng trọt và chế biến của từng vùng. Yêu cầu này thể hiện
ở các tiêu chuẩn chung là năng suất cao, tốc độ sinh trưởng nhanh, tỷ lệ đường cao,có
khả năng chống chịu sâu bệnh, thích hợp với điều kiện sinh thái và đất đai của từng
vùng, để gốc tốt, không hoặc ít ra hoa, thích hợp với điều kiện chế biến của mỗi nơi.
Hiện nay, nhờ tiến bộ kỹ thuật, nước ta đã sản xuất ra các loại giống mía mới cho năng
suất và chất lượng cao.
Giai đoạn từ những năm 2000 tới nay, công tác nghiên cứu, chuyển giao giống
mía và biện pháp thâm canh tiếp tục được nhà nước, các Bộ, ngành mía đường, các địa
phương, các doanh nghiệp mía đườngvà người trồng mía quan tâm. Trong những năm
qua, trung tâm nghiên cứu và phát triển mía đường Việt Nam đã lai tạo và đưa được
nhiều loại giống mía có năng suất cao và cho trữ lượng đường với tỷ lệ cao như: Giống
mía VN84-422, ROC10, MI, F156, VN85-1427, DLM24, MI55-14, K84-200, VN84-
1437…những giống này có NS cao, ổn định và có HQKT cao. Cho đến năm 2008, trên
toàn quốc đã đưa vào sử dụng nhiều giống mía phù hợp với từng địa phương [7].
1.1.3.3 Kỹ thuật gieo trồng
- Thời vụ gieo trồng: Thời vụ trồng mía có thể kéo dài từ tháng 9 năm trước
đến 30/03 năm sau.
- Xử lý giống: Hom giống nên trồng ngay khi hom giống còn tươi, chỉ xử lý
hoặc ngâm ủ đối với vùng trồng có nhiệt độ thấp, hoặc bị nấm bệnh.
- Mật độ, khoảng cách trồng: Khoảng cách trồng mía và số lượng hom giống
thay đổi tùy theo điều kiện khí hậu, đất đai, giống, trình độ tập quán canh tác từng nơi.
23
Khoảng cách trồng mía dao động từ 0,9m đến 1,2m; Lượng hom trồng biến động từ 4
đến 8 tấn/ha.

- Cách trồng: Trên rãnh đặt hom trồng thành một hàng hay hai hàng so le, đặt
mầm mía nằm ra hai bên, lấp đất dày mỏng tùy đất khô hay ẩm, nhiệt độ cao hay thấp
(khô, rét lấp đất dày; ẩm lấp đất nông; trồng vụ thu chỉ cần lấp kín hom).
- Làm đất trồng mía: Chuẩn bị đất trồng mía là khâu kỹ thuật đầu tiên rất quan
trọng. Làm đất trồng mía có 2 bước: Cày bừa và hót luống (rạch hàng)
Cày, bừa: Phải đảm bảo 2 tiêu chuẩn cơ bản là độ sâu và độ mịn. Cày được
càng sâu càng tốt, vì bộ rễ mía ăn sâu đến 50 – 60cm.
Hót luống: Rãnh trồng mía phải sâu 25cm, đáy rãnh có một lớp đất xốp 5cm –
10cm.
- Chăm sóc:
Bón phân: Nguyên tắc là đất xấu bón nhiều phân, đất tốt thì bón ít phân, đất
nghèo loại phân gì thì bón loại phân ấy.
Phân hữu cơ: Bón từ 8 đến 20 tấn/ha bón lót toàn bộ
Phân tổng hợp sinh học: Bón từ 1500 - 2000kg/ha, bón lót 50%, bón thúc khi
mía kết thúc đẻ 50%.
Đạm urê: Bón lót từ 300kg đến 450kg, cá biệt có thể bón đến 550kg, bón lót
50%, bón thúc lúc mía kết thúc đẻ 50%.
Phân lân: Bón từ 400kg đến 600kg/ha, cá biệt có thể bón 1000kg/ha, bón lót
toàn bộ.
Kali: Bón lót từ 200 đến 300kg/ha, bón lót toàn bộ hoặc bón lót 50% và bón
thúc 50%.
Vôi: Bón từ 500kg đến 1200kg/ha, đất quá chua phải bón liên tục cho nhiều
năm để đưa độ pH lên xấp xỉ 6.
- Diệt cỏ, phá váng, cày xới, dặm mầm, bóc bẹ già:
Từ khi trồng đến trước khi mía giao tán phải thường xuyên diệt sạch cỏ dại
bằng cuốc, bằng cày hoặc bằng thuốc trừ cỏ.
Từ khi trồng đến trước khi mía đẻ nhánh, nếu mưa to phải xới phá váng, nếu
thiếu mầm phải dặm kịp thời.
24
Từ khi mía đẻ đến trước khi giao tán phải thường xuyên cày xới đất giữa 2 hàng

mía, sau đó có điều kiện thì bóc bớt bẹ khô, bẹ già.
- Phòng trừ sâu bệnh: Mía bị rệp hại nặng sẽ hỏng ngọn, hỏng gốc và mất
đường. Dùng OFATOX pha với nước tỷ lệ 1/700 - 1/1100 phun diệt rệp triệt để từ khi
mới chớm phát sinh.
- Thu hoạch: Khi thu hoạch phải chặt sát gốc và không được làm dập gốc,
không được thu hoạch vào lúc đất quá ướt để khỏi ảnh hưởng xấu đến vụ lưu gốc.
1.1.3.4 Giá trị kinh tế của cây mía
Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường.
Đường là một loại thực phẩm cần có trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhiều quốc
gia trên thế giới, cũng như là loại nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành sản suất
công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng như bánh kẹo…
Về mặt kinh tế chúng ta nhận thấy trong thân mía chứa khoảng 16–18% đường.
Vào thời kỳ mía chín già người ta thu hoạch mía rồi đem ép lấy nước. Từ nước dịch
mía được chế lọc và cô đặc thành đường
Ngoài sản phẩm chính là đường những phụ phẩm chính của cây mía bao gồm:
bã mía chiếm 25-30% trọng lượng mía đem ép. Trong bã mía chứa trung bình 49% là
nước, 48% là xơ (trong đó chứa 45-55% xenlulo) 2,5% là chất hòa tan (đường). Bã
mía có thể dùng làm nguyên liệu đốt lò, hoặc làm bột giấy, ép thành ván dùng trong
kiến trúc, cao hơn là làm ra Furfural là nguyên liệu cho ngành sợi tổng hợp. Trong
tương lai khi mà rừng ngày càng giảm nguồn nguyên liệu làm bột giấy, làm sợi thì mía
là nguyên liệu quan trọng để thay thế.
Mật gỉ chiếm 3-5% trọng lượng đem ép. Thành phần mật gỉ trung bình chứa
20% nước, đường saccaro 35%, đường khử 20%, tro 15%, protein 5%, sáp 1%, bột 4%
trọng lượng riêng. Từ mật gỉ cho lên men chưng cất rượu Rhums, sản xuất men các
loại. Một tấn mật gỉ cho một tấn men khô hoặc các loại axit axetic, hoặc có thể sản
xuất được 300 lít tinh dầu và 3800 lít rượu. Từ một tấn mía tốt người ta có thể sản xuất
ra 35-50 lít cồn 95
0
, 1ha với kỹ thuật hiện đại của thế kỷ 21 có thể sản xuất 7000-8000
lít cồn để làm nhiên liệu. Vì vậy mà khi nguồn nhiêu liệu lỏng ngày càng cạn kiệt thì

người ta đã nghĩ đến việc thay thế năng lượng của thế kỷ 21 là lấy từ mía.
25

×