Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

Làm thế nào để khuyến khích và kiểm soát nông hộ sản xuất rau quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 17 trang )



Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng tăng
cao, chính vì vậy nhu cầu cuộc sống cũng tăng cao hơn, chất lượng hơn, an toàn
hơn. Trước kia chúng ta chỉ cần ăn no, mặc ấm nhưng ngày nay thì muốn ăn ngon
mặc đẹp, đặc biệt là khi chúng ta đang gia nhập AFTA và tổ chức thương mại
quốc tế (WTO) yêu cầu lớn nhất trong thời đại hiện nay của chúng ta là sản xuất
và bán ra những thực phẩm an toàn đáp ứng được nhu cầu cao của trong nước
và thế giới.

Đứng trước thực trạng trên, người sản xuất, người cung ứng sản phẩm phải thật
sự chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm, thay đổi phương thức canh tác, chăm
sóc, bảo vệ thực vật cho cây trồng theo hướng an toàn, không để lại dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật , không để vi sinh vật có hại hiện diện trên rau, quả làm
cho rau quả đạt chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng. Để thực hiện được
những việc này thì sản xuất rau, quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP là hướng
tất yếu mà người sản xuất phải hướng đến.

Muốn sản xuất rau quả có hiệu quả, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và có
khả năng xuất khẩu thì sản xuất phải đảm bảo theo quy trình sản xuất nông
nghiệp tốt ( GAP)
Cả nước hiện có khoảng 776.000 ha cây ăn trái,năng suất cây ăn
quả của nước ta nhìn chung đã được cải thiện đáng kể trong
những năm gần đây, tuy nhiên năng suất nhiều loại cây ăn quả còn
thấp và không ổn định so với bình quân chung của thế giới cũng
như một số nước trong khu vực. Năm 2007, năng suất cây ăn quả
bình quân cả nước ước đạt 10,0 tấn/ha, tăng trên 40% so với năm
2002 (7 tấn/ha). Tuy nhiên năng suất quả của nước ta vào loại thấp
so với khu vực và thế giới: bình quân năng suất cam, bưởi chỉ bằng
55- 60 % so với Thái Lan, Ấn Độ; năng suất dứa chỉ bằng 56% so với
Thái Lan, 66% so với Trung Quốc, 35 % sới Phillippin; năng suất


chuối chỉ bằng trên 60% so với Trung Quốc, Ấn Độ…
Sản lượng quả cả nước cũng tăng lên nhanh chóng, hiện ước đạt
hơn 7 triệu tấn, tăng hơn 55% so năm 2002 (4,5 triệu tấn). Trong
đó chuối có sản lượng lớn nhất với gần 1,4 triệu tấn (chiếm khoảng
20% tổng sản lượng), tiếp đến là cam quýt, nhãn, dứa (mỗi loại
trên 500 nghìn tấn), xoài, vải (300-400 nghìn tấn mỗi loại)…
2.Tình hình xuất khẩu rau quả:
Đến nay, hàng rau quả xuất khẩu Việt Nam đã có mặt tại 50
quốc gia và vùng lãnh thổ. Về giá trị xuất khẩu, năm 2001 là
năm xuất khẩu rau quả đạt giá trị cao, với 344,3 triệu USD;
sau khi sụt giảm vào năm 2002 (221,2 triệu USD, giảm 36% so
năm 2001) và tiếp tục giảm mạnh năm 2003 (151,5 triệu USD,
giảm 31% so năm 2002, 56% so năm 2001), từ năm 2003 giá
trị xuất khẩu rau quả liên tục tăng, đạt 390 triệu USD năm
2008 (tăng 13,3% so năm 2001).
Các loại quả được xuất khẩu phổ biến là: dứa, thanh long,
chuối, chôm chôm, nhãn, vải, xoài, măng cụt, sầu riêng….
Trong 5 năm liên tục gần đây từ 2004 – 2008 lượng quả xuất
khẩu (chính ngạch) đạt bình quân 260 nghìn tấn/năm, kim
ngạch xuất khẩu 75 triệu USD/năm (Phụ lục 2).
Các thị trường xuất khẩu lớn được mở rộng, từ 13 thị trường
trên 1 triệu USD năm 2004 – 2006 lên 16 thị trường năm
2007 và 17 thị trường năm 2008. Các thị trường chủ yếu chủ
yếu là Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Singapore,
Hà Lan, LB Nga, Nhật, Mỹ, Úc...
Trung Quốc là thị trường tiềm năng, hiện cũng là thị trường tiêu thụ quả lớn
nhất của Việt Nam. Sau khi Trung quốc ký Hiệp định ưu đãi thuế quan cho rau
quả với Thái Lan, xuất khẩu quả Việt Nam thua kém vì mức thuế cao hơn,
năm 2004 sau khi gia nhập WTO, Trung quốc quy định mặt hàng rau quả tươi
nhập khẩu phải có hạn ngạch và đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực phẩm…

nên đã ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu quả từ Việt Nam, tuy nhiên thị phần
Trung Quốc vẫn là chủ yếu, năm 2008 Trung Quốc chiếm 41% giá trị kim
ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam, tiếp đến là Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông
2.Tình hình xuất khẩu rau quả:
3.Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến sản xuất
rau, quả theo Viet GAP.

Quyết định s ố 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 về một số chính sách hỗ
trợ phát triển sản xuất, chế biến tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến 2015.

Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2008 ban hành quy trình
thực hành SXNN tốt cho rau, quả tươi an toàn (VietGAP rau, quả).

Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ngày 28/7/2008 ban hành Quy chế chứng
nhận quy trình thực hành SXNN tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn.

Quyết định số 99/2008/ QĐ-BNN ng ày 15/10/2008 ban hành quy định
quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn.

Chỉ thị 4136/CT-BNN-TT ngày 15/12/2009 chỉ thị về việc phát động phong
trào thi đua áp dụng VietGAP trong sản xuất rau, quả, chè .

Thông tư 32/2010/TT-BNNPTNT ng ày 17/6/2010 Quy định về chỉ định và
quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ
chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón .

×