Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tổng quan về thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.38 KB, 28 trang )

1
GVHD: Trương Minh Hòa
Nhóm: Sushi
MỤC LỤC
I. Tổng quan về thương mại điện tử
1. Khái niệm về TMĐT:
Hiểu theo nghĩa hẹp
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thương mại điện
tử trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử,
nhất là qua Internet và các mạng viễn thông.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm
việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và
thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả
các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng
Internet".
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương (APEC), "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến
hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số".
Hiểu theo nghĩa rộng
Có hai định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm vi hoạt động của Thương
mại điện tử:
2
GVHD: Trương Minh Hòa
Nhóm: Sushi
Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương
mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại [commerce]
cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi
quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan
hệ mang tính thương mại commercial bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các
giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa
hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác


hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư
vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm;
thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác
công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng
đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ".
Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của thương mại điện tử
rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động
mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong thương mại
điện tử.
2. Một số lợi ích của TMĐT:
Lợi ích chung:
• Hoàn thiện và phát triển TMĐT
• Tăng quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa
• Hiện đại hóa hệ thống thanh toán
Đối với ngân hàng và doanh nghiệp
• Tăng chất lượng dịch vụ khách hàng
Sử dụng các tiện ích của TMĐT doanh nghiệp có thể nhanh chóng cung cấp
cho khách hàng các catalogue, brochure, bảng giá, hợp đồng một cách gần
như tức thời. Bên cạnh đó với Website bán hàng của mình doanh nghiệp tạo
điều kiện cho khách hàng có cơ hội lựa chọn sản phẩm phù hợp với đầy đủ
thông tin mà không cần thiết phải tới tận tay trụ sở hay xưởng sản xuất của
doanh nghiệp. Sau khi bán hàng, doanh nghiệp cung cấp hàng sử dụng các
tiện ích của TMĐ để triển khai các dịch vụ chăm sóc khách hàng một cách
nhanh chóng và tức thời. Các hỗ trợ cho khách hàng về sử dụng sản phẩm,
dịch vụ có thể được tiến hành trực tuyến trên mạng giúp giảm thiểu thời gian
và chi phí của cả doanh nghiệp và khách hàng.
Tăng doanh thu: Do một trong những đặc trưng của TMĐT là thị trường
không biên giới nên chính vì thế giúp cho doanh nghiệp có cơ hội quảng bá
thông tin sản phẩm, dịch vụ của mình ra thị trường toàn cầu qua đó giúp tăng
số lượng khách hàng và tăng doanh thu.

Bên cạnh đó với các tiện ích và công cụ hiệu quả của TMĐT sẽ giúp cho
doanh nghiệp không còn thụ động ngồi chờ khách hàng đến mà sẽ chủ động
3
GVHD: Trương Minh Hòa
Nhóm: Sushi
trong việc tìm kiếm khách hàng qua đó góp phần thúc đẩy nhanh doanh thu
của doanh nghiệp
• giảm chi phí tăng hiệu quả kinh doanh
• Cung cấp dịch vụ thuận tiện cho khách hàng
• Mở rộng thị trường thông qua Internet
• Đa dạng hóa dịch vụ và sản phẩm
 Giảm chi phí sản xuất, bán hàng, tiếp thị và giao dịch
TMĐT giảm chi phí sản xuất, trước hết là chi phí văn phòng. Các văn phòng
không giấy tờ (paperiess office) chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí
tìm kiếm chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần (trong đó khâu in ấn hầu như
được bỏ hẳn).
TMĐT giúp giảm thấp chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị. Bằng phương tiện
Iternet/Web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều
khách hàng, catalogue điện tử trên Web phong phú hơn nhiều và thường
xuyên cập nhật so với catalogue in ấn chỉ có khuôn khổ giới hạn và luôn luôn
lỗi thời.
TMĐT qua Internet/Web giúp người tiêu thụ và các doanh nghiệp giảm đáng
kể thời gian và chi phí giao dịch (giao dịch được hiểu là từ quá trình quảng
cáo, tiếp xúc ban đầu, giao dịch đặt hàng, giao dịch thanh toán). Thời gian
giao dịch qua Internet chỉ bằng 7% giao dịch qua Fax, và bằng khoảng 0,5
phần nghìn thời gian giao dịch qua Bưu điện chuyển phát nhanh, chi phí
thanh toán điện tử qua Internet chỉ bằng 10% đến 20% chi phí thanh toán theo
lối thông thường.
Trong những yếu tố cắt giảm, yếu tố thời gian là đáng kể nhất, vì việc nhanh
chóng làm cho thông tin hàng hoá tiếp cận người tiêu thụ (mà không phải qua

trung gian) có ý nghĩa sống còn đối với buôn bán và cạnh tranh buôn bán.
Ngoài ra, việc giao dịch nhanh chóng sớm nắm bắt được nhu cầu của thị
trường, điều này đặc biệtcó ý nghĩa đối với việc kinh doanh hàng rau quả,
hàng tươi sống, là thứ hàng có tính thời vụ, đòi hỏi phải có “thời gian tính”
trong giao dịch.
 Nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo nét riêng trong kinh doanh: Nếu như
không có TMĐT thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ và rất nhỏ sẽ rất khó khăn
trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn vì khoảng cách về vốn, thị
trường, nhân lực, và khách hàng. Khi ứng dụng TMĐT khoảng cách này sẽ bị
4
GVHD: Trương Minh Hòa
Nhóm: Sushi
thu hẹp lại do bản thân doanh nghiệp đó có thể cắt giảm nhiều chi phí. Hơn
thế nữa với lợi thế của kinh doanh trên mạng sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo ra
bản sắc riêng về một phương thức kinh doanh mới khác với hình thức kinh
doanh truyền thống. Chính những điều này sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ thậm chí là rất nhỏ trong cuộc canh tranh với đối thủ của mình.----Thực
hiện chiến lược toàn cầu hóa
 Xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu toàn cầu
 Có được thông tin phong phú: : Với việc tham gia vào môi trường điện tử
toàn cầu, doanh nghiệp được tiếp cận với nguồn thông tin đa dạng và khổng
lồ, qua đó có cơ hội lựa chọn các thông tin phù hợp nhất cho hoạt động kinh
doanh của mình
Đối với khách hàng
• Tiết kiệm được chi phí
• Tiết kiệm được thời gian
• Có thể liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất
II. Các phương pháp TTĐT:
Hiện nay, trên thế giới có các hình thức thanh toán phổ biến: trả tiền mặt khi

giao hàng, gửi tiền bưu điện, chuyển khoản qua ngân hàng, mở tài khoản ở
nước ngoài để nhận tiền trả bằng thẻ tín dụng, chuyển qua hệ thống chuyển
tiền quốc tế, phát hành thẻ trả trước...
1. Cơ sở ra đời của TTTT:
Từ khi ra đời tmdt trở thành nơi trao đổi thông tin, quảng cáo sản phẩm của
các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Cùng với làn sóng phát triển về công
nghệ thông tin đang ngày càng lan rộng khắp toàn cầu, việc thúc đẩy, cải tiến
các hình thức tmdt trở thành một xu thế tất yếu để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của người tiêu dùng. Việc công nghệ hóa đời sống biến mội giao dịch
hàng ngày đều được thực hiện qua Internet.
Chính vì thế Internet với lượng dân cư ngày càng đông đảo trở thành mảnh
đất màu mỡ cho các doanh nghiệp có thể tiêu thụ sản phẩm của mình một
cách nhanh chóng. Chính nhu cầu đó đã làm xuất hiện các giao dịch mua bán
qua mạng, và điều tất yếu xảy ra là sự xuất hiện của các hình thức thanh toán
điện tử, trong đó tttt phát triển nhanh chóng để hỗ trợ cho sự phát triển ngày
càng cao của tmdt.
5
GVHD: Trương Minh Hòa
Nhóm: Sushi
Với một món hàng lớn, cồng kềnh thì việc xem mẫu hàng trên trang web,
khách thường đến trực tiếp nơi bán để xem tận mắt, sờ tận tay và để kiểm
nghiệm độ tin tưởng đồng thời thanh toán đơn hàng ngày bằng tiền mặt.
Nhưng với những món hàng nhỏ - đặc biệt là các hàng hóa thuộc dạng thông
tin như download bài hát, tải hình ảnh, hosting, domain thì việc khách hàng
đến tận nơi mua bán là không hiệu quả về mặt kinh doanh, thời gian và cả
tiền bạc cho cả bên mua va bên bán.Đây chính là mảnh đất màu mỡ để tttt ra
đời.
2. Khái niệm TTTT:
Thanh toán trực tuyến là hành động thực hiện thanh toán cho các giao dịch
thương mại điện tử, như giao dịch trên internet, điện thoại. Mô hình thanh

toán trực tuyến hoạt động theo hình thức:
-Người mua sẽ trả cho người bán 1 khoản tiền theo như thỏa thuận, thông qua
dịch vụ ví điện tử hoặc một số hình thức thanh toán trực tuyến khác.
-Người bán sau khi đã xác nhận thanh toán của người mua, người bán sẽ
chuyển hàng đến cho người mua theo như thỏa thuận.

III. Các hình thức và dịch vụ TTTT phổ biến trên thế giới:
1. Các hình thức TTTT phổ biến trên thế giới:
Thanh toán bằng thẻ tín dụng
Trong thanh toán B2C qua mạng, đại đa số người mua dùng thẻ tín dụng để
thanh toán. Thẻ tín dụng là loại thẻ Visa, MasterCard... có tính quốc tế, chủ
thẻ có thể dùng được trên toàn cầu. Tên gọi là tín dụng vì chủ thẻ dùng trước
tiền của ngân hàng để chi trả, đến cuối tháng chủ thẻ mới phải thanh toán lại
cho ngân hàng.
Ở Việt Nam, cá nhân hay tổ chức có thể đăng ký làm thẻ tín dụng với các
ngân hàng như ACB, Vietcombank... Trên thẻ có các thông số sau: hình chủ
sở hữu thẻ, họ và tên chủ sở hữu thẻ, số thẻ (Visa Electron và MasterCard đều
có 16 chữ số), thời hạn của thẻ, mặt sau thẻ có dòng số an toàn (security
code) tối thiểu là ba chữ số, và một số thông số khác cùng với các chip điện
tử hoặc vạch từ (magnetic stripe). Chủ thẻ cũng được cung cấp PIN Code
(Personal Information Number – Mã số cá nhân) để khi rút tiền từ máy, chủ
thẻ phải nhập đúng PIN Code này thì máy mới xử lý yêu cầu rút tiền.
Trong thanh toán trực tuyến, chủ sở hữu thẻ không cần quét thẻ cũng như
không cần cung cấp thông tin về PIN Code. Vậy làm sao để đảm bảo an toàn
6
GVHD: Trương Minh Hòa
Nhóm: Sushi
cho chủ thẻ không bị người khác sử dụng trái phép thẻ của mình? Một thông
số khác có thể được sử dụng bổ sung: thông tin về địa chỉ nhận hóa đơn thanh
toán việc sử dụng thẻ do ngân hàng gửi cho chủ thẻ. Những thông tin về thẻ

tín dụng người mua phải khai báo khi thực hiện việc mua qua mạng gồm:
• Số thẻ (16 chữ số được in trên mặt trước thẻ)
• Họ tên chủ sở hữu in trên thẻ
• Thời hạn hết hạn của thẻ, cũng in trên mặt trước thẻ
• Mã số an toàn (security code) là ba chữ số cuối cùng in trên mặt sau của
thẻ. Thông số này không bắt buộc phải cung cấp, tùy website có yêu cầu
hay không.
• Địa chỉ nhận hóa đơn thanh toán việc sử dụng thẻ do ngân hàng gửi cho
chủ thẻ. Thông số này cũng không bắt buộc phải cung cấp, tùy website có
yêu cầu hay không.
Phương pháp chuyển tiền bằng điện tử và thanh toán bằng séc điện tử
(EFT và e-check)
• Thanh toán bằng séc điện tử và chuyển tiền bằng điện tử có khác nhau. EFT
khấu trừ tiền thanh toán từ tài khoản ngân hàng của một doanh nghiệp hoặc
của cá nhân và tiền được kiểm tra trước khi chấp thuận phương pháp EFT.
Không cần tài khoản ngân hàng đặc biệt (merchant account) nhưng bạn cần
có một nhà cung cấp phương pháp chuyển tiền bằng điện tử
• E-check phát sinh một loại séc bằng giấy mà theo đó người mua phải đặt cọc
vào tài khoản tiền gửi của người bán một khoản tiền và bất cứ một séc tiêu
chuẩn nào cũng phải thông qua quá trình này. Giống như séc bằng giấy, séc
điện tử có thể quay trở lại khi trong quỹ không đủ tiền để thanh toán, trong
khi đó phương pháp EFT cần kiểm tra trước khi quá trình thanh toán hoàn
thành. Thông thường e-check không yêu cầu bất cứ một cái gì khác ngoài tài
khoản tiền gửi. Đây chính là phương pháp thanh toán tuyệt vời cho các giao
dịch B2B.
• Nhìn chung, phương pháp EFT được coi là phương pháp nhanh hơn và đáng
tin cậy hơn phương pháp thanh toán bằng e-check. Phương pháp EFT tự động
kiểm tra tiền gửi và ngay lập tức chuyển sang tài khoản của bạn. Sử dụng e-
check vẫn phát sinh trường hợp rút quá tiền bất kể séc điện tử hay séc bằng
giấy. Nếu như tiền trong tài khoản tiền gửi của bạn không còn để trả bằng e-

check thì người bán cần phải thông qua các bước bắt buộc để thanh toán lại
bằng séc tiêu chuẩn. Khách hàng có thể phải trả tiền rút quá ở ngân hàng và
tiền phạt.
7
GVHD: Trương Minh Hòa
Nhóm: Sushi
• Redicheck và RediEFT là hai phương tiện thanh toán thông qua tài khoản tiền
gửi. Để chấp nhận phương pháp thanh toán e-check hay EFT, bạn và khách
hàng của bạn không cần sử dụng phần cứng hay phần mềm. Mã số được tích
hợp vào hệ thống trang web của bạn và nối khách hàng với máy chủ bảo mật.
Một khi làm được điều này thì những hệ thống này sẽ cung cấp những thông
tin tài khoản ngân hàng cần thiết và như vậy bắt đầu phương pháp EFT và
phương pháp thanh toán e-check. Người bán và người mua ngay lập tức nhận
được tờ kiểm tra đơn đặt hàng và người bán nhận được tên, địa chỉ, điện
thoại, địa chỉ email, đơn đặt hàng và số lượng hàng của khách hàng. Khi sử
dụng dịch vụ này tức là bạn thực hiện hệ thống EFT qua đường điện thoại
hoặc fax. Bạn – người bán - đơn giản chỉ thu thập thông tin từ khách hàng và
sau đó đưa thông tin vào phần mềm EFT của bạn và liệu nó có hoạt động trên
máy tính cá nhân của bạn, điểm đến kinh doanh hay tự động thông qua web.
• Nhiều nhà cung cấp merchant account (MAP) chấp nhận thanh toán bằng thẻ
tín dụng đã đưa ra phương pháp thanh toán EFT và e-check. Charge.com –
một trong những dịch vụ của MAP sẽ cung cấp hệ thống cài đặt e-check miễn
phí khi bạn yêu cầu một merchant account.
2. Các dịch vụ thanh toán phổ biến quốc tế:
-Thanh toán tiền hàng qua chứng từ xuất nhập khẩu:
• thanh toán bằng Thư tín dụng (L/C)
• Nhờ thu D/A (Nhờ thu theo hình thức chấp nhận thanh toán giao chứng thu
• Nhờ thu D/P (Nhờ thu theo hình thức thanh toán giao chứng từ)
• Nhờ thu D/OT (Nhờ thu giao chứng từ theo điều kiện khác)
• Hoặc chuyển tiền đi

- Thanh Toán các loại hóa đơn: hoá đơn điện thoại, hóa đơn tiền điện,
hóa đơn mua sắm
- Chuyển kiều hối
- Chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng và rút tiền
- Mở tài khoản tiết kiệm trực tuyến
- Nộp thuế
3. Qui trình thanh toán trực tuyến:
Hiện giao thức thanh toán qua mạng được sử dụng là SET (Secure Electronic
Transaction – Giao dịch điện tử an toàn) do Visa và Master Card phát triển
năm 1996. Hình sau minh họa cách thức xử lý thanh toán qua mạng.
8
GVHD: Trương Minh Hòa
Nhóm: Sushi
Hình 1 : Quy trình xử lý thanh toán trực tuyến
Nguồn: Richard Jewson. E-Payments: Credit Cards on the Internet.
Giải thích quy trình:
o Người mua đặt lệnh mua trên website của người bán sau khi đã
chọn hàng hóa. Sau đó người mua khai báo thông tin thẻ tín dụng
của mình.
o Thông tin thẻ tín dụng của người mua được chuyển thẳng đến ngân
hàng của người bán (trong trường hợp người bán có Merchant
Account – xem giải thích bên dưới) hoặc chuyển thẳng đến nhà
cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng (gọi là Third Party –
Bên thứ ba, xem giải thích bên dưới) mà người bán đã chọn. Thông
tin thẻ tín dụng không được lưu trên server của người bán, do đó,
hạn chế khả năng bị hacker đánh cắp thông tin.
o Ngân hàng của người bán hoặc Bên thứ ba này sẽ kiểm tra tính hợp
lệ của thẻ với ngân hàng nơi phát hành thẻ, thông qua giao thức
SET. Việc kiểm tra này được thực hiện tự động rất nhanh, trong
vòng vài giây.

o Ngân hàng phát hành thẻ sẽ phản hồi (được mã hóa theo quy định)
cho ngân hàng của người bán hoặc bên thứ ba về tính hợp lệ của
thẻ.
o Sau đó thông tin này được giải mã và gửi về cho người bán.
o Người bán dựa trên thông tin phản hồi này quyết định bán hay
không bán. Nếu bán thì sẽ gửi email xác nhận cũng như hóa đơn và
các văn bản cần thiết khác cho người mua, đồng thời xử lý đơn
9
GVHD: Trương Minh Hòa
Nhóm: Sushi
hàng. Nếu không bán thì giao dịch coi như kết thúc, người bán
cũng gửi thông điệp cho người mua, nêu rõ lý do không bán.
Sự khác biệt giữa người bán có Merchant Account và không có:
o Người bán có Merchant Account: việc xin được Merchant Account
không phải dễ dàng, đòi hỏi người bán phải đa phần phải là ở Mỹ,
phải có ký quỹ cho ngân hàng, phải có bằng chứng đảm bảo uy tín
kinh doanh trên mạng... vì trường hợp này họ được truy cập trực
tiếp vào cơ sở dữ liệu của các ngân hàng để kiểm tra tính hợp lệ
của thẻ.
o Người bán không có Merchant Account: không phải người bán nào
cũng có thể xin được Merchant Account, nhưng nhu cầu bán hàng
qua mạng thì rất cao, từ đó có nhiều công ty xin Merchant Account
để cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng cho các doanh
nghiệp khác. Những công ty này được gọi là Third Party (Bên thứ
ba) hoặc Online Payment Processor (Nhà xử lý thanh toán qua
mạng).
Rủi ro trong thanh toán qua mạng
Nếu người mua dùng thẻ tín dụng của người khác trái phép để mua hàng qua
mạng, khi chủ thẻ phát hiện và khởi kiện với ngân hàng phát hành thẻ và đưa ra
bằng chứng mình không hề thực hiện giao dịch đó, thì thiệt hại cuối cùng thuộc

về người bán. Người bán không những không được thu tiền mà còn bị mất từ 10
– 30 dollar Mỹ cho chi phí “điều tra”, chi phí này được gọi là phí charge-back,
thường được nêu rõ trong mục điều khoản khi người bán xin Merchant Account
hoặc mua dịch vụ của Third Party.
Tỷ lệ gian lận thẻ tín dụng ngày càng giảm vì công nghệ xử lý thanh toán qua
mạng ngày càng tiến bộ hơn. Đây là điều rất tốt củng cố lòng tin của người mua
hàng qua mạng trong TMĐT B2C.
IV. Điều kiện và qui trình TTTT tại Việt Nam
1. Các điều kiện tham gia TTTT quốc tế tại Việt Nam
1.1 Đối với người sử dụng dịch vụ:
• Đăng kí các loại thẻ thanh toán điện tử của các ngân hang
• Sử dụng thẻ này để thanh toán với bên bán hang, thuê bao dịch vụ
1.2 Đối với doanh nghiệp bán hàng:
có phương tiện thực hiện thanh toán điện tử.
1.3 Đối với người bán là các doanh nghiệp kinh doanh trên website:
Các website này sẽ có các module liên kết với các ngân hàng sở hữu các thẻ
của người bán.
3. Qui trình thực hiện thanh toán:
10
GVHD: Trương Minh Hòa
Nhóm: Sushi
Cách phổ biến nhất trong thanh toán trực tuyến hiện nay là sử dụng thẻ tín
dụng Credit card của các hãng Visa, Master, American Express, JBC…được
các ngân hàng phát hành (Issuer). Trước hết, nếu bạn là người bán (merchant),
bạn phải tạo lập một tài khoản bán hàng trên mạng (Internet merchant
account). Tài khoản bán hàng này bạn có thể đăng ký với Ngân hàng của bạn
nếu ngân hàng có dịch vụ này hoặc với các dịch vụ cung cấp phần mềm xử lý
quá trình thanh toán trực tuyến như Cybercash, Paymentnet,
Merchantwarehouse…Các ngân hàng hoặc nhà cung cấp dịch vụ khi cấp cho
bạn Merchant account sẽ được gọi là Acquirer, chịu trách nhiệm xử lý thông

tin thẻ trong quá trình thanh toán
Thanh toán qua thẻ quốc tế:
Quy trình thanh toán thẻ tín dụng qua Planet Payment
Quá trình giao dịch
• Giao dịch được chuyển từ website của người bán tới máy chủ của Planet
Payment.
• Planet Payment chuyển giao dịch sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng
quốc tế.
• Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế sẽ hỏi ý kiến cơ sở dữ liệu phát
hành thẻ tín dụng.
• Đơn vị phát hành thẻ sẽ khước từ hoặc chấp nhận giao dịch và chuyển kết
quả / mã số hợp pháp ngược trở lại cho trung tâm thanh toán thẻ tín dụng.
• Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế sẽ chuyển kết quả giao dịch sang
cho Planet Payment.
• Máy chủ Planet Payment luu trữ kết quả và chuyển trở lại cho khách hàng/
người bán
• Trung bình các buớc này mất
khoảng 3-4 giây.
Quá trình thanh toán thẻ tín
dụng
• Máy chủ Planet Payment tự
động chuyển các đợt giao dịch
sang trung tâm thanh toán thẻ
tín dụng quốc tế.
• Trung tâm thanh toán thẻ tín
dụng quốc tế gửi tới cơ sở dữ
liệu đơn vị phát hành thẻ tín
dụng.
11
GVHD: Trương Minh Hòa

Nhóm: Sushi
• Đơn vị phát hành thẻ tín dụng xác minh giao dịch, chuyển kết quả, tiền sang
trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế.
• Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế sẽ chuyển kết quả quá trình giao
dịch và tiền sang Planet Payment.
Planet Payment chuyển kết quả giao dịch tới người bán và chuyển tiền tới
tài khoản ngân hàng của người bán.
Có thể tóm tắt quy trình thanh toán qua TTD quốc tế như sau:
• Khai báo thông tin TTD: khi khách hàng chấp nhận sản phẩm hay dịch vụ của
công ty và muốn thanh toán, khách hàng se cung cấp các thông tin như số thẻ,
loại thẻ, ngày hết hạn, số tiền khách đồng ý trả và gửi các thong tin này đến hệ
thống thanh toán TTD.
• Kiểm tra TTD: hệ thống thanh toán sẽ tự động kiểm tra thẻ có hợp lệ và còn
đủ chi trả cho món hàng hoặc dịch vụ định mua hay không.
• Chuyển tiền vào tài khoản TMĐT: nếu các thông số đều thỏa mãn, tổ chức tín
dụng cung cấp thẻ sẽ gửi một mã số xác nhận đồng ý chi trả cho doanh nghiệp
kèm theo các thông số về đơn đặt hàng. Đồng thời khi thông tin thanh toán
được chuyển về trung tâm xử lí TTD và được kiểm tra hợp lệ, số tiền khách
hàng thanh toán sẽ được chuyển ngay vào TK TMĐT cua DN.
• Chuyển tiền từ TK TMĐT về TK của công ty: sau khi hàng hóa dịch vụ được
cung cấp, công ty thông báo cho NH nơi công ty đăng ký TK TMĐT để NH
chuyển tiền về tài khoàn của công ty. Lưu ý, công ty sẽ chịu mọi khoản phí
cho giao dịch này.
Thanh toán qua VDC-OPG
• Thanh toán qua TTD quốc tế có ưu điểm là mạng lưới rộng khắp toàn cầu,
thanh toán online bất cứ nơi nào, bất kỳ lúc nào nhưng lại khó khăn cho VN
vì vẫn còn khá xa vời với đại bộ phận người dân.
• Một tin vui cho doanh nghiệp trong nước muốn tham gia bán hàng qua mạng
là VDC đã phối hợp với NH cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến tại việt
nam gọi là hệ thống thanh toán VDC-OPG. Đây là hệ thống thanh toán phối

hợp giửa VDC và NH Cổ Phần Thương Mại Á Châu ABC.
• Tổ chức cá nhân đều có thể sử dụng hệ thống trực tuyền này làm kênh thanh
toán hàng hóa, dịch vụ của mình. Khách hàng là người sử dụng thẻ thanh toán
được ACB chấp nhận cho thanh toán trên hệ thống VDC OPG.
• Để tham gia DVC-OPG, tổ chức cá nhân cần: có website cung cấp hàng hóa,
dịch vụ trên internet; được ACB chấp nhận là đại lý thanh toán thẻ trực tuyến,
được VDC cho quyền sử dụng dịch vụ; cài đặt chứng thực điện tử VDC, ACB
cấp.
4. Một số cổng thanh toán tại Việt nam:

×