Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Béo phì, Tiểu đường và Hội chứng Biến dưỡng potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.68 KB, 5 trang )

Béo phì, Tiểu đường và Hội chứng Biến dưỡng

Dầu sao chúng ta cũng nên bắt đầu nói chuyện này, nhất là Việt Nam trên đà phát
triển. Khi nền kinh tế phát triển, cuộc sống con người trở nên dư thừa vật chất, ít
vận động chân tay (sử dụng thang máy, đi xe hơi, tất cả mội việc gần như tự động,
không đụng tay mở cửa, nằm xem TV vừa ăn chips, thậm chí đi toilet cũng không
dùng tay để dội cầu )
A. Thế nào là béo phì:
Cơ thể trở nên béo phì khi năng lượng mang vào nhiều hơn năng lượng cần thiết.
Tất cả các con đường biến dưỡng năng lượng dư thừa đều đưa đến sự tích tụ mỡ.
Ở người không mập, sự dư mỡ có thể đến 15% trọng lượng cơ thể ở nam, 21% ở
nữ. Tích tụ mỡ ở nam phần lớn nằm tại phần bụng trên, còn ở nữ nằm tại phần
bụng dưới.
Muốn biết người nào mập hay quá cân, người ta tính BMI (Body Mass Index) dựa
vào chiều cao và cân nặng theo 2 cách:
BMI = cân nặng(kg)/bình phương của chiều cao (m)
BMI = 703 lần cân nặng (pound) / bình phương của chiều cao (inches)
Ví dụ: cân nặng = 170 lbs, chiều cao = 5.6''= (5 x 12) + 6 = 66 inches
BMI = (703 x 170) / (66 x 66) = 119510 / 4356 = 27,44
Kết quả cho ta xếp loại BMI như sau:
19.8 và dưới là thiếu cân.
19.9 - 24.9: thể trọng bình thường.
25 - 29.9: thừa cân (overweight)
30 trở lên: béo phì (obesity).
Bên cạnh chỉ số BMI, người ta còn đo vòng bụng (Waist Circumference)

B. Hội chứng biến dưỡng:
Để chẩn đoán hội biến dưỡng (metabolic syndrome, syndrome X, or Insulin
resistant syndrome) cần phải có ít nhất 3 trong 5 tiêu chuẩn sau:
1. Vòng bụng ≥ 31 inches (80cm) ở nữ
≥ 33 inches (85cm) ở nam người Á châu


≥ 37 inches (94cm) ở nam người da trắng.
(Mặc dù chỉ số BMI dễ xem xét, nhưng người ta tin rằng số đo vòng bụng rất
quan trọng trong việc chẩn đoán hội chứng biến dưỡng).
2. Huyết áp = , >130/85
3. Đường huyết lúc đói > 110 mg/dL,
ngày nay người ta còn đưa tiêu chuẩn nay xuống > 100 mg/dL.
4. Triglyceride ≥ 150 mg/dL.
5. HDL < 40 mg/dL ở nam , < 50 mg/dL ở nữ.

Vài lí giải về cơ chế của Hội chứng biến dưỡng:
Cho dù ta ăn bất cứ nguồn thực phẩm nào (chất đạm, chất bột, hay chất béo,
năng lượng dự trữ cuối cùng sẽ là triglycerides (gồm 3 phân tử acid béo tự do +
glycerol) được lưu giữ ở gan, và vùng mỡ dự trữ.
Có lí thuyết cho rằng sự gia tăng acid béo tự do đi qua tĩnh mạch cửa vào gan
đưa đến sự gia tăng sản xuất VLDL bên cạnh sự gia tăng sản xuất cortisol, và sự
kháng insulin (do mô mỡ bài tiết Leptin, TFN, và acid béo tự do đưa đến hiện
tượng kháng insulin). Leptin được xem nhu thủ phạm gây nên các tổn thương nội
mô (endothelium) của mạch máu và sự đọng vôi (calcification). Cytokines cũng
được bài tiết từ mô mỡ gây nên trạng thái tiền viêm (proinflammatory state) đưa
đến rối loạn hoạt động của tế bào nội mô (endothelial dysfunction).
Insulin là chất điều hoà biến dưỡng của chất đường, chất đạm và chất béo. Bất
cứ sự tổn thương nào của hoạt động Insulin sẽ đưa đến rối loạn về biến dưỡng. Sự
kháng insulin có thể ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thành động mạch, giảm sự
đáp ứng vận mạch (vasoactive stimuli) và thúc đẩy hấp thụ muối ở thận.
Khoảng 20% những người có hội biến dưỡng sẽ bị bệnh tiểu đường loại 2.

Tóm lại, những người béo phì sẽ đưa đến tiểu đường loại 2, gan hóa mỡ, và có
nguy cơ cao về bệnh tim mạch.

C. Phòng ngừa.

- Cắt giảm calorie mang vào cơ thể (giảm chất ngọt, chất béo)
- Gia tăng sự tiêu thụ calorie bằng cách tập thể dục hoặc vận động cơ thể tùy theo
từng trường hợp.
Chọn một chế độ ăn thích hợp cho từng người và chương trình tập luyện để xuống
cân trong vòng 6 tháng trước khi nghĩ đến việc dùng thuốc.

×