Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

ĐIỀU TRỊ VA THEO DÕI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 2 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.3 KB, 33 trang )

ĐIỀU TRỊ VA THEO DõI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
LOẠI 2-(DIABETE DE TYPE 2)


I- Tổng quát:
Bệnh tiểu đường type 2 là một bệnh biến dưỡng mãn tính, biểu hiện bởi lượng
đường máu cao.
Là một trong những bệnh nội khoa có tầm quan trọng hàng đầu vì những lí do:
1-Số người mắc bệnh trên toàn thế giới hiện nay và sự lan tràn nhanh chóng của
nó: Các con số sau đây của Cơ Quan Y Tế quốc tế (OMS) đủ để thuyết phục các
cơ quan hữu trách Y tế ở mọi cấp bậc: Theo Tổ Chức Y tế thế giới (OMS) có 30
triệu bệnh nhân vào năm 1985, con số nầy tăng lên 135 triệu vào năm 1995 và lên
đến 195 triệu năm 2003 trong đó 2/3 là bệnh nhân ở những quốc gia trên đà phát
triển.
2-Nguy cơ trầm trọng cho sức khoẻ của bệnh nhân vì nó có thể đưa đến tàn phế
(mù loà, cưa chân), và tử vong nếu không được điều trị hiệu quả.
3-Tiến triển Y khoa ngày nay cho phép phòng ngừa và chửa trị bệnh một cách
hiệu quả. Yếu tố quyết định cho phép các phương pháp điều trị đạt được kết quả
tốt tùy thuộc vào quyết tâm của tập thể (xã hội qua đường lối, chánh sách y tế) và
quyết tâm của chính bệnh nhân.
Bệnh tiểu đưòng được chia làm 2 loại:
1-Tiểu đường type 1:
Có tính di truyền cao, thường xảy ra ở trẻ em hoặc bệnh nhân trẻ (<40 tuổi). Tế
bào bêta Langerhans cuả tuyến tụy tạng bị phá hủy do tự miển nhiễm
(autoimmune) nên không còn khả năng tiết ra insuline. Bệnh thưòng được phát
hiện bởi những triệu chứng như: gầy ốm, mệt mỏi, tiểu nhiều, uống nhiều, ăn
nhiều. Điều trị bệnh tiểu đường type 1 chủ yếu dựa vào cung cấp insuline bằng
cách tiêm nhiều lần trong ngày.
2-Bệnh tiểu đường type 2: Chiếm khoảng 90% bệnh tiểu đường. Thường xảy ra
ở bệnh nhân lớn tuổi (>40), tuy nhiên khuynh hướng xảy ra ở bệnh nhân trẻ và trẻ
em càng ngày càng gia tăng. Sự xuất hiện bệnh tiểu dường type 2 có liên quan mật


thiết với lối sống nhàn cư và cách ăn uống quá giàu năng lượng,
II- Những nguy cơ sinh bệnh:
Hiện diện càng nhiều những yếu tố sau đây càng gia tăng nguy cơ bị bệnh tiểu
đường type 2:

1- Béo phì: Nếu bệnh nhân có chỉ số cân nặng của cơ th
ể lớn
hơn 30 (IMC >30) , nguy cơ xuất hiện bệnh tiểu đư
ờng tăng
gấp 10 lần so với ngưòi có cân nặng bình thường, nhất l
à
những người mập vùng bụng (androide).

2- Yếu tố di truyền: nếu cha hoặc mẹ bị tiểu đường, nguy cơ xuất hiện bệnh tăng
gấp 2.
3- Tuổi: càng về già càng dể bị bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường type 2 thường
xuất hiện sau 40 tuổi.
4- Mang thai: Khoảng 3% phụ nữ mang thai b
ị bệnh tiểu
đường, thường xuất hiện vào tu
ần thứ 24 cuả thai kỳ. Bệnh sẽ
hết sau khi sinh, tuy nhiên sự kiện nầy cho biết ngư
ời mẹ có
nhiều nguy cơ bị bệnh tiểu đư
ờng sau nầy. Sinh con nặng
hơn 4 kg cũng cho biết sản phụ dể bị bệnh tiểu đư
ờng sau
nầy.

5- Hội chứng biến dưỡng: Khái niệm về hội chứng biến dưỡng đã được biết khá

lâu. Là tổng hợp một số rối loạn biến dưỡng, những người có hội chứng biến
dưỡng có nhiều nguy cơ bị bệnh tiểu đường và biến chứng tim-mạch. =>Click vào
đây để xem bài Hội chứng biến dưỡng - Bài viết cuả BS Võ Ngọc Luyện
III-Dịch tể:
Bệnh tiểu đường type 2 được so sánh như một bệnh dịch trên toàn thế giới
(épidémie) gắng liền với các thay đổi về lối sống và sự sống thọ của con người.
Theo Tổ Chức Y tế thế giới (OMS) có 30 triệu bệnh nhân vào năm 1985, con số
nầy tăng lên 135 triệu vào năm 1995 và lên đến 195 triệu năm 2003 trong đó 2/3 là
bệnh nhân ở những quốc gia trên đà phát triển.
Cũng theo Tổ Chức Y tế thế giới, hiện nay khu vực Đông Nam Á có tốc độ bệnh
tiểu đường type 2 tăng nhanh nhất thế giới, vượt xa châu Âu nơi vốn được xem là
ổ bệnh. Và theo nguồn Diabetes Atlas 2003. hiện 3% dân só VN bị bệnh tiểu
đường (15-25% dân số trên 50 tuổi ?).
Nguyên nhân của sự gia tăng nầy là vì chế độ dinh dưỡng truyền thống từ lúa gạo,
rau, quả đang dần thay đổi qua dinh dưỡng lối tây phương giàu chất béo và đường,
lối sống càng ngày càng thiếu vận động, luyện tập cơ thể. Đáng lo ngại là sự gia
tăng nhanh chóng bênh béo phì ở trẻ em cho phép dự đoán tiềm năng phát triển
bệnh nhanh trong tương lai.
Bệnh có thể dẫn tới mù loà, tổn thương bàn chân, hệ thần kinh, hệ tim mạch, suy
thận. Đây là những biến chứng nghiêm trọng, có thể gây tàn phế, tử vong, và để
duy trì sự sống, bệnh nhân phải giải phẩu, ghép thận hoặc phải chạy thận nhân tạo
định kỳ rất tốn kém.
Tuy nhiên bệnh nhân bị tiểu đường có thể duy trì lâu dài cuộc sống bình thường
nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị hợp lí.
IV- Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán bệnh:
Một trong những đặc điễm cuả bệnh tiểu đường type 2 là phát triển một cách thầm
lặng. Trong giai đoạn đầu kháng insuline của bệnh, lượng insuline còn đủ để kiểm
soát lượng đường máu trong thời gian khá lâu (5-10 năm) vì vậy bệnh nhân không
cảm thấy có triệu chứng gì và không biết là mình bị bệnh. Nhưng khi bệnh tiến
triển qua giai đoạn thiếu insuline, bệnh nhân có thể có những triệu chứng sau đây:

khát nhiều, tiểu nhiều, suy yếu, gầy ốm nhanh chóng. Trước bệnh cảnh nầy, cần
phải tư vấn BS và đo lượng đường máu là xét nghiệm quan trọng nhất.
Một số trường hợp khác, bệnh tiểu đường chỉ được phát hiện vào những dịp tư vấn
BS vì những bệnh khác: nhiễm trùng đường tiểu, mụn nhọt (furoncles), bệnh nấm
(mycoses), vết thương lâu lành
Đôi khi bệnh chỉ được phát hiện khi đã có biến chứng như rối loạn nhãn quang,
suy yếu tình dục, bệnh tim mạch, rối loạn tri giác
Chẩn đoán bệnh: Tiêu chuẩn định bệnh dựa vào xét nghiệm máu và theo OMS:
coi như bị bệnh tiểu đường nếu có 2 lượng đường máu cao hơn 1,20 mg/dL (7
mmol/ lít) ở bệnh nhân nhịn ăn 8 giờ.
V-Sinh ly bệnh:
Bệnh tiểu đường type 2 có liên quan mật thiết sự dinh dưỡng (ăn uống quá độ và
nhiều đường, mỡ) và lối sống hàng ngày ( nhàn rỗi, thiếu vận đông). Bệnh cũng có
tính di truyền tuy nhiên ít rõ hơn bệnh tiểu đường type 1.
Không nên nhầm lẫn bệnh tiểu đường type 2 với các bệnh tiểu đường thứ phát
trong các bệnh hémochromatose hoặc do dùng lâu ngày một số thuốc (như các
thuốc thuộc loại stéroides).
Bệnh tiểu đường type 2 tiến triển qua 2 giai đoạn: giai đoạn đầu, hiện tượng kháng
insuline giữ vai trò quan trọng. Tuyến tụy tạng điều tiết bình thường tuy nhiên các
tế bào ít nhạy cảm với insuline, không đưa được glucose từ máu vào nội bào và
đường máu có khuynh hướng tăng cao. Đường máu cao kích thích tụy tạng gia
tăng tiết insuline để duy trì lượng đường máu ở mức bình thường. Sau một thời
gian làm việc quá độ (5-10 năm) tuyến tụy tạng trở nên suy yếu, tiết insuline càng
ngày càng ít và không cung cấp đủ insuline để đáp ứng nhu cầu.
VI- Thuốc trị bệnh tiểu đường:
Thuốc uống: gồm có 5 nhóm chính:
1- Biguanides: tác dụng chống lại sự đối kháng insuline và giảm sản xuất glucose
ở gan.
2- Sulfamides giảm đường máu: tác dụng bằng cách kích thích tụy tạng tiết thêm
insuline (insulinosécréteurs).

3- Glinides: cũng là thuốc kích thích sản xuất insuline (insulinosécréteurs).
4- Inhibiteurs des alpha-glucosidases là những thuốc giảm hấp thụ đường
(glucides complexes).
5- Thiazolidinediones (còn goi là glitazones) tác dụng gia tăng nhạy cảm với
insuline và gia tăng sản xuất insuline.
Thuốc tiêm = Insuline:
Bệnh tiểu đường type 2 có thể cần insuline trong một giai đoạn ngắn như trường
hợp bệnh tiểu đường ở phụ nữ có thai, tiểu đường ở giai đoạn nhiễm trùng.
Hoặc trở nên cần thiết cho điều trị lâu dài, nếu thuốc uống không thể cân bằng
đường máu, dùng insuline kết hợp với thuốc uống.
Hiện nay khuynh hướng dùng insuline càng ngày càng mở rộng.
Thuốc mới = incrétines và incrétino-mimétiques:
Incrétines là một kích thích tố GLP1 (Glucagon-Like Peptide 1), tiết từ những tế
bào đoạn đầu của ruột non do thực phẩm khi ăn kích thích. Incrétines có tác dụng
kích thích sản xuất insuline, giảm sản xuất glucose ở gan, giữ thực phẩm nằm lâu
ở dạ dày nên làm giảm cảm giác đói. Tuy nhiên incrétines bị biến dưỡng quá
nhanh nên không thể trực tiếp dùng trong điều trị mà chỉ giúp để chế tạo ra 2
nhóm thuốc mới:
-incrétino-mimétiques còn gọi analogues du GLP-1: có tác dụng chống men
DPP-4 (emzyme), do đó giúp giữ thăng bằng đường máu và tốt cho bệnh nhân tiểu
đường mập.
-inhibiteurs de DPP-4 : tác dụng gia tăng thời gian tác dụng của GLP-1 bằng
cách làm chậm sự thoái biến của men nầy.
VII- Điều trị bệnh tiểu đường type 2 ở bệnh nhân mập (obésité):
Cần phải kết hợp 3 phương pháp: dinh dưỡng, thể thao thể dục và chỉ trong trường
hợp thất bại của 2 phương pháp trên mới kết hợp với dùng thuốc.
Mục đích của điều trị là tránh hoặc trì hoãn lâu dài sự xuất hiện các biến chứng do
tiến triển mãn tính của bệnh, bằng cách duy trì đường máu càng gần càng tốt với
đường máu bình thường.
Điều trị càng sớm càng tốt, và tùy theo những đặc biệt từng cá nhân như tuổi, mức

độ quá cân, mức độ đường máu, cholestérol máu, mức độ tiến triển của bệnh mà
xác định một chế độ dinh dưỡng cân đối, hoạt động thể thao thể dục thích nghi và
dùng thuốc hợp lí.
1-Chế độ dinh dưỡng nghèo calorie:
Đây là biện pháp điều trị quan trọng của bệnh tiểu đường type 2 nặng cân, cho
phép làm giảm cân và kiểm soát đường máu.
Tổng số năng lượng cần thiết hàng ngày được qui định tùy theo mỗi cá nhân: tùy
theo hoạt động, mức độ quá cân. Dựa vào tổng số năng lượng qui định mà ước
tính lượng thực phẩm cần thiết của mổi nhóm để có một chế độ dinh dưỡng cân
đối .
Với các đơn vị đo lường (phần) như sau:
*Một phần nhóm glucides # 1/2 chén cơm, 1 lát bánh mì 1 ounce (30 gr)# 80
calories.
*Một phần trái cây # 1 quả táo # 50 calories.
*Một phần nhóm rau # 1 dĩa đầy rau tươi, # 1/2 chén rau luột = 15 calories.
*Một phần nhóm chất đạm # 30 gr # 60 calories. Tùy theo lượng mỡ trong thịt, 30
gr thịt heo ba chỉ #100 calories.
*Một phần sửa # 1 ly sửa lấy hết chất béo # 60 calories.
*Một phần chất béo # 1 muỗng café dầu bắp # 35 calories.
Để dể thực hiện kế hoặch ăn giảm cân, thức ăn có th

chia làm 6 nhóm:
*Nhóm glucides (cơm, bún, mì, phở, bánh m
ì) *Nhóm
trái cây *Nhóm rau *Nhóm sửa *Nhóm thịt, cá, tr
ứng
(chất đạm) *Nhóm chất béo.

Sau đây là vài ước tính dinh dưỡng tùy theo nhu cầu năng lượng cần thiết cho
1 ngày:


Thức ăn 1200calories/ngày

1500calories/ngày

1800calories/ngày

2000calories/ngày

Nhóm
tinh bột
5 phần 7 phần 8 phần 9 phần
Nhóm
trái cây
3 phần 3 phần 4 phần 4 phần
Nhóm
rau
2 phần 2 phần 3 phần 4 phần
Nhóm
sữa
2 phần 2 phần 3 phần 3 phần
Nhóm
đạm
4 phần 5 phần 6 phần 7 phần
Nhóm
chấtbéo
2 phần 3 phần 3 phần 4 phần
Một cách tổng quát: nên ăn nhiều loại thức ăn khac nhau, hạn chế đường (bánh,
kẹo, nước ngọt ), hạn chế muối, ăn nhiều chất xơ (rau, trái cây), ăn ít chất béo
nhất là mỡ động vật, tôn trọng giờ giấc 3 bữa ăn chính, thêm 1, 2, 3 bửa ăn dặm.

3-Dùng thuốc (médicaments) ở bệnh tiểu đường type 2 và mập:
-Thuốc uống:
Metformine: Là thuốc uu tiên dùng đầu tiên ở bệnh nhân tiểu đường và mập vì
metformine không tăng sản xuất insuline do đó không gây tăng ký và không gây
biến chứng thấp đường máu. Thuộc nhóm biguanide, metformine chống cao
đường máu bằng cách tăng nhạy cảm của các tế bào gan đối với insuline, làm giảm
sản xuất đường ở gan.
Cách dùng: thuốc viên, tối đa 3000mg chia uống 2 - 3 lần /ngày, vào lúc ăn hoặc
sau bửa ăn.
GLUCOPHAGE 500mg - 850mg - 1000mg
STAGID 700mg
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Suy thận. Suy gan. Suy tim.
Nhồi máu cơ tim.
Thận trọng khi dùng thuốc: theo dõi créatinine máu, nhất là ờ người già.Ngừng
thuốc 3 ngày trước khi làm X-quang có chất cản quang chứa Iode.
Tác dụng phụ:
*Nhiễm toan lactique, thường xuất hiện ở bệnh nhân già và suy thận, phải ngừng
thuốc và thực hiện xét nghiệm ion đồ và đo lường lactate máu ngay nếu bệnh nhân
than phiền yếu mệt và bị co giật, cứng đau ở các bắp cơ (crampes musculaires).
*Rối loạn tiêu hoá: ói, mửa, tiêu chảy, đau vùng bụng: nên uống thuốc vào lúc ăn,
hoặc sau bửa ăn.
Inhibiteurs de l'alphase-glucidase:
Thường dùng trong trường hợp không dùng được metformine. Nhóm thuốc nầy có
tác dụng giảm hấp thụ đường ở ruột, do đó gây giảm đường máu sau các bửa ăn.
Cách dùng: thuốc viên, bắt đầu 50mg trước mỗi bửa ăn. Tối đa 300mg/ ngày.

GLUCOR (Acarbose) 50 - 100mg
DIASTABOL (Miglitol) 50 - 100mg

Chống chỉ định: Bệnh đường tiêu hoá.

Tác dụng phụ: cảm thấy nặng bụng, phân lõng hoặc có thể tiêu chảy. Đôi khi gây
tăng transaminases.
Glitazones:
Nhóm thuồc nầy có tác dụng gia tăng nhạy cảm với insuline ở các cơ (muscles) và
mô mỡ (tissu adipeux).
Cách dùng Thuốc viên, uống 1 lần trong ngày, trước bửa ăn. Không bao giờ dùng
một mình, chỉ dùng kết hợp với metformine hoặc với nhóm inhibiteurs de
l'alphase-glucidase khi các thuốc nầy đã dùng liều tối đa mà vẫn không hạ đường
máu xuống mức độ mong muốn.

ACTOS: viên 15mg - 30mg 1 hoặc 2 viên/ mỗi ngày
AVADIA: viên 2 - 4 - 8mg 8mg tối đa/ mỗi ngày

Chống chỉ định: Suy thận. Suy gan. Suy tim. Bệnh nhân dưới 18 tuổi. Phụ nữ
mang thai hoặc trong giai đoạn nuôi con bằng sửa mẹ.
Phản ứng phụ: Lên cân. Giữ mước và muối trong cơ thể nhất là ở bệnh nhân suy
thận.
b-Thuốc tiêm-Insulines:
Dưới dạng dung dich, mỗi 1 ml chứa 100 UI, được phân biệt tùy theo nguồn gốc
(người, bò, heo) và theo thời gian tác dụng (rất nhanh, nhanh, trung bình, chậm),
chứa trong lọ (flacon), hoặc cây viết (stylo, pen). Insuline dung dịch chứa trong lọ,
loại tác dụng rất nhanh và nhanh có thể tiêm bắp, tĩnh mạch hoặc dưới da, loại tác
dụng chậm thường chỉ tiêm dưới da. Insuline trong các cây viết dùng để tiêm dưới
da.
Một số cẩn thận cần thiết khi dùng insuline: ngoài việc thận trọng về liều lượng,
tôn trọng giờ giất lúc tiêm, bảo quản nơi lạnh, nên chú ý thay đổi chổ tiêm mỗi lần
trên những vùng theo sơ đồ (nếu không sẽ đễ lại những vết teo thiếu thẫm
mỹ).
Vài insuline thường dùng:
Insuline rất nhanh (ultrarapides):


HUMALOG - Insuline Lọ 10 ml - 100 UI/ ml Bắt đầu tác dụng 10 phút
gốc người. Tiêm bắp, tĩnh
mạch, dưói da
sau khi tiêm. Thời gian
tác dụng=3 - 4 giờ.
HUMALOG Pen -
Insuline gốc người
Hộp 5 cây viết (pen) -
100UI/ml
Bắt đầu tác dụng 10 phút
sau khi tiêm. Thời gian
tác dụng=3 - 4 giờ.

NOVORAPID - Insuline
gốc người. Tiêm bắp, tĩnh
mạch, dưói da
Lọ 10 ml - 100 UI/ ml Bắt đầu tác dụng 10 phút
sau khi tiêm. Thời gian
tác dụng=3 - 4 giờ.
NOVORAPID Flexpen
NOVORAPID Penfill
Hộp 5 cây viết (pen) -
100UI/ml
Bắt đầu tác dụng 10 phút
sau khi tiêm. Thời gian
tác dụng=3

Insulines nhanh (rapides):


ACTRAPID, gốc người,
tiêm bắp, tĩnh mạch, dưới
da
Lọ 10 ml - 100 UI/ ml Tiêm 20 phút trưóc bửa
ăn, tác dụng trong 6 - 8
giờ.
ACTRAPID Penfill viết (pen) -100UI/ml Tiêm 20 phút trưóc bửa
ăn, tác dụng trong 6 - 8
giờ.

UMULINE RAPIDE Lọ 10 ml - 100 UI/ ml Tiêm 20 phút trưóc bửa
ăn, tác dụng trong 6 - 8
giờ.
HUMAPEN viết (pen) -100UI/ml Tiêm 20 phút trưóc bửa
ăn, tác dụng trong 6 - 8
giờ.

Insuline thời gian tác dụng trung bình:

INSULATARD, gốc
biogénétique, tiêm dưới
da 1 hoặc 2 lần/ ngày
Lọ 10 ml - 100 UI/ ml Tác dụng 1,5 giờ sau khi
tiêm, trong vòng 24 giờ.
INSULATARD Flexpen viết (pen) -100UI/ml Tác dụng 1,5 giờ sau khi
tiêm, trong vòng 24 giờ.

Insulines chậm:

LANTUS, gốc

biogénétique, tiêm dưới
da 1 lần/ ngày
Lọ 10 ml - 100 UI/ ml Tác dụng 1,5 giờ sau khi
tiêm, trong vòng 24 - 36
giờ.
LANTUS Optiset viết (pen) -100UI/ml Tác dụng 1,5 giờ sau khi
tiêm, trong vòng 24 - 36
giờ.

2-Họat động thể dục (exercice physique):
Nguyên tắc là điều độ, từ từ tăng về cường độ và thời gian. Đi bộ nhanh là phương
pháp dễ thực hành nhất. Xe đạp hoặc bơi lội cũng là phương pháp tốt. Tập ít nhất
3 lần trong tuần, mỗi lần khoảng 30 phút. Thời gian được tính từ lúc nhịp tim đạt
tới mức cần thiết (60% của 220-tuổi). Từ từ đạt đến tập luyện thường xuyên hàng
ngày là tốt nhất.
Nếu thực hiện tốt: hai phương pháp chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể dục đủ
để làm xuống cân bệnh nhân và cho phép hạ đường máu xuống mức bình thường ở
bệnh nhân tiểu đường type 2 và quá ký. Nếu sau 2-3 tháng thực hành nghiêm túc
ăn kiên và thể dục mà bệnh nhân vẫn không ốm, đường máu vẫn cao và chỉ trong
trường hợp nầy mới bắt đầu dùng thuốc viên trị tiểu đường.
c-Tiến hành trị liệu:
Bắt đầu điều trị bằng 1 thuốc (monothérapie) với metformine tiến dần đến liều tối
đa, sau đó nếu vẫn không kiểm soát được bệnh thì:* thêm thuốc thứ 2 (bithérapie)
với inhibiteurs de l'alpha-glucosidase,* hoặc ngừng metformine, đổi qua
inhibiteurs de l'alpha-glucosidase (monothérapie). Nếu vẫn không kiểm soát được
bệnh thì dùng 3 thuốc (trithérapie): metformine + inhibiteurs de l'alpha-
glucosidase + glitazones.
Chỉ định dùng insuline trong điều trị bệnh tiểu đường type 2 (quá cân hoặc
cân bình thường):
1- Cần thêm insuline vào buổi tối (loại tác dụng trung bình hoặc chậm), nếu:

*Vẫn không kiễm soát được đường máu với 2 hoặc 3 thuốc uống với liều tối đa.
Sau 2 xét nghiệm đường máu hémoglobine glyquée (HbA1c) > 7% (xét nghiệm
mỗi 3 tháng).
*Bệnh đã tiến triển hơn 2 năm.
*Xuất hiện biến chứng ở mạch máu nhỏ (microangiopathie): thường phải dùng
insuline nhiều lần trong ngày để kiễm soát tốt đường máu.
2- Dùng insuline nhiều lần trong ngày, kết hợp với thuốc uống nếu insuline buổi
tối (kết hợp với thuốc uống) vẫn làm không hạ đường máu.
3- Dùng đơn thuần insuline, nhiều lần trong ngày với liều cần thiết nếu có nguy cơ
tiến triển qua nhiễm toan xêtôn, với xuất hiện các triệu chứng như:
-Gầy ốm nhanh chóng.
-Mất cơ (fonte musculaire).
-Xêtôn trong nưóc tiểu.
VIII- Điều trị bệnh tiểu đường type 2 ở bệnh nhân cân nặng bình thường
(IMC<25 kg/m2):
Thưòng thấy ở bệnh nhân dưói 50 tuổi, có tiền căn gia đình về tiểu đường, thường
đã tiến triển hơn 5 năm khi bệnh được phát hiên, tuyến tụy tạng suy yếu không bài
tiết đủ cho nhu cầu.

1- Chế độ dinh dưỡng:Nguyên tắc tổng quát của chế độ dinh dưỡng với bệnh
nhân có cân nặng bình thường là dinh dưỡng với lượng calories bình thường, phù
hợp với hoạt động của bệnh nhân, tôn trọng tỷ lệ các thành phần thực phẩm: nhóm
glucides 50% tổng số năng lượng cần thiết, nhóm chất béo 30%, nhóm chất đạm
20%. Giảm lượng chất béo nguồn gốc động vật và đưòng ngọt từ bánh, kẹo, nước
soda, coke Đường hoá học rất hữu ích cho việc giảm nhu cầu về chất ngọt.
2- Thuốc uống:
Chế độ dinh dưỡng thường không đủ để hạ đường máu và phải bắt đầu ngay thuốc
uống kích thích sản xuất insuline dựa vào hai nhóm thuốc: nhóm sulfamides hạ
đường huyết và nhóm glizides.
Sau đây là những thuốc thường dùng:

Sulfamides hạ đường máu (sulfamides hypoglycémiants): Hiện nay chỉ còn
dùng những sulfamides hạ đường huyết thế hệ thứ 2, có thời gian tác dụng không
quá 24 giờ.
Được phân loại dựa vào thời gian tác dụng ngắn, trung bình hoặc lâu:
- Thuốc có thời gian tác dụng ngắn như GlIBINESE.
- Thuốc có thời gian tác dụng trung binh như: DAONIL, GLUTRIL.
- Thuốc có thời gian tác dụng trung lâu như: AMAREL, DIAMICRON, OZIDIA.
Tất cả những sulfamides hạ đường huyết đều thải qua đường thận, vì vậy không
được dùng ở bệnh nhân suy thận. Thuốc có thể gây tăng mập khoảng 2 - 3 Kg và
nguy cơ gây thấp đường máu (hypoglycémie) nhất là ở người gìà.
Các thuốc DIAMICRON, DAONIL, GlIBINESE, GLUTRIL có độ mạnh giống
nhau, liều tối đa là 3 viên/ mỗi ngày, bắt đầu bằng liều nhỏ, tăng lên từ từ, không
được vượt quá liều tối đa.
Thuốc có thời gian tác dụng ngắn và trung bình chia uống 3 lần trước các bửa ăn.
Thuốc có thời gian tác dụng lâu uống 1 lần trong ngày, trước bửa ăn sáng, có
nhiều nguy cơ gây thấp đường máu (hypoglycémie) so với các sulfamides khác.
Glinides:
Cơ chế tác dụng giống các sulfamides nhưng nhanh hơn, ngắn hạng hơn và không
thải qua đường thận nên có thể dùng ở bệnh nhân suy thận. Hiện nay ở Pháp chỉ
dùng NOVONORM, uống trước các bửa ăn.
3-Tiến hành trị liệu:
Nếu thuốc sulfamides không đủ để hạ đường máu, kết hợp thêm thuốc hạ đường
máu thứ 2 thuộc nhóm khác, ưu tiên dùng metformine. Nếu 2 thuốc (bithérapie)
không đủ, kết hợp thuốc thứ 3 thuộc nhóm khác, ưu tiên dùng glitazone hoặc
inhibiteurs de l'alpha-gluosidase.
IX- Theo dõi bệnh:
Sau khi định bệnh và tiến hành các phương pháp điều trị, bệnh nhân phải được
theo dõi điều đặng:
1- Tái khám bệnh nhân mỗi 3 - 4 tháng để theo dõi sự tiến triển của bệnh:
- Diễn biến về cân nặng và phân phối vùng mập (bụng, mông ).

- Đo huyết áp.
- Nghe tim và bắt mạch, khám xét các động tĩnh mạch.
- Khám xét các phản xạ và cảm giác ở chân và bàn chân.
- Phân tích kết quả xét nghiệm đừờng HbA1c (mỗi 3 tháng). Xét nghiệm nầy cho
biết tình trạng đường máu cuả 2 tháng vừa qua, giữa 4% và 6% nếu điều trị có
hiệu quả tốt.
2- Mỗi năm một lần:
- Xét nghiệm máu đo lường chát mỡ: cholestérol, HDL, LDL, triglycérides.
- Tìm albumine trong nước tiểu (microalbuminurie).
- Đo lường créatinine máu, tính cléreance cuả créatinine để thẩm định tình trạng
chức năng cuả thận.
- Khám nhản quang: Fond d'oeil.
- Bilan tim mạch: điện tâm đồ (ECG).
- Bilan răng hàm.
X- Biến chứng bệnh:
Tiểu đường loại 2 là một bệnh nghiêm trọng, thưòng phát triển thầm lặng
trong thời gian lâu trước khi được định bệnh. Biến chứng bệnh có thể là cấp
tính hoặc mãn tính, có thể đưa đến tàn phế hoặc tử vong nếu điều trị không
hiệu quả do lượng đường máu quá cao và duy trì trong thời gian lâu dài gây
tổn thương các mạch máu lớn (macroangiopathie) và các mạch máu nhỏ
(microangiopathie) cuả các cơ quan sau:
1- Hệ thống tim mạch:
Nguy cơ bị bệnh tim mạch tăng gấp 3 lần ở bệnh nhân tiểu đường so với
người khoẻ mạnh:
-Bệnh động mạch vành tim với các biểu hiện như: cơn đau ngực (angor), nhồi
máu cơ tim.
-Tai biến mạch máu não.
-Viêm động mạch cuả 2 chi dưới.
2- Nhãn quang:
Biến chứng tắc nghẽn các mạch máu đưa đến thiếu máu (ischémie) hoặc chảy

máu (hémorragie) vùng rétine. Bệnh vùng rétine (rétinopathie) là nguyên
nhân chính gây mù mắt hiện nay trên thế giới. Các theo dõi ước lượng sau 15
năm bị bệnh, khoảng 2% bệnh nhân bi mù, 10% bị suy yếu

×